Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

221 Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.62 KB, 35 trang )

Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Lời mở đầu
Cùng với tiến trình của loài ngời, xã hội ngày càng phát triển và kéo theo nó
là sự ra đời của hàng loạt các ngành nghề khác nhau. Cuộc phân công lao động lần
thứ nhất ngành chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, cuộc phân công lao động lần thứ hai
ngành thủ công nghiệp tách khỏi ngành nông nghiệp và cuộc phân công lao động
lần thứ ba ngành công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sang thế kỉ XX cùng với sự
phát triển nh vũ bão của khoa học công nghệ thì những ngành nghề thơng mại dịch
vụ phát triển cha từng thấynh: ngân hàng, bảo hiểm,du lịch ...Kiểm Toán cũng
là một ngành dịch vụ - hình thành, ra đời trên thế giới vào đầu những năm 30 sau
khủng hoảng tài chính 1929-1933 và vào Việt Nam khoảng những năm 90. Với
đặc trng nghề nghiệp cần tính độc lập và trung thực cao nên chủ thể của hoạt đông
kiểm toán - các kiểm toán viên - không những phải có năng lực chuyên môn tốt,
có đạo đức nghề nghiệp cao mà còn phải am hiểu pháp luật.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, con đờng biện chứng của nhận thức là
đi từ hiện thực khách quan đến t duy trừu tợng. Kiểm toán viên đóng vai trò nh
bên thứ ba giám định, thẩm tra tất cả đối tợng cần đợc kiểm toán về tính trung thực
và hợp lý của chúng. Nhng hiện thực khách quan có thể ở dạng vật chất hoặc phi
vật chất. Nếu ở dạng vật chất, kiểm toán viên đã có các phơng pháp kỹ thuật đặc
thù của nghề nghiệp; nếu ở dạng phi vật chất, kiểm toán viên sẽ nhận thức hiện
thực khách quan thông qua giao tiếp với đối tợng. Đồng thời cũng do đặc thù nghề
nghiệp các kiểm toán viên thờng phải làm việc theo nhóm, giao tiếp với nhiều đối
tợng nên kỹ năng giao tiếp cũng đóng một vai trò quan trọng ngang tầm với các kỹ
năng nghề nghiệp khác.
Nhận thức đợc tầm quan trọng của vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên và cụ
thể trong các mối quan hệ cơ bản, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên. Để nghiên
cứu một cách sâu sắc nhất các hiện tợng trong quá trình giao tiếp, không thể
không sử dụng phơng pháp nhận thức khoa học.Phép biện chứng duy vật, khoa học
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
1
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
về những mối liên hệ, những quy luật chung nhất của sự tồn tại và t duy, là cơ sở
của việc nghiên cứu khoa học xã hội.Vì vậy, phơng pháp nghiên cứu đề tài là ph-
ơng pháp duy vật biện chứng.
Cũng nh các đề tài nghiên cứu khoa học khác, đề tài Các mối quan hệ cơ
bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên về mặt ý nghĩa lý luận hớng tới chức
năng nhận thức. Chức năng này yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá các kỹ năng
giao tiếp chung nhất của kiểm toán viên, cũng nh phải cụ thể các kỹ năng giao tiếp
trong các mối quan hệ của kiểm toán viên. Việc nghiên cứu đề tài giúp cho ngời
đọc có cái nhìn tổng quan hơn trên con đờng đi đến sự thành công của kiểm toán
viên. Với các nhà nghiên cứu nó có thể gợi mở một hớng nghiên cứu mới mẻ, đặc
biệt với các kiểm toán viên đề tài cung cấp cho họ phơng pháp t duy khoa học về
vấn đề giao tiếp trong nghề nghiệp của mình.
Do cha đợc tiếp xúc nhiều với thực tiễn và cha có nhiều kinh nghiệm
Cho nên chúng em nghiên cứu đề tài này thuần tuý về mặt lý luận. Nội dung của
đề tài đợc trình bày làm bốn phần nh sau:
I. Vấn đề giao tiếp trong đời sống xã hội.
II. Kiểm toán viên và vấn đề giao tiếp trong nghề nghiệp.
III. Các mối quan hệ cơ bản của kiểm toán viên.
IV. Phơng hớng cải thiện, duy trì, phát triển các mối quan hệ cơ bản và nâng
cao kĩ năng giao tiếp của kiểm toán viên.
Để hoàn thành đề taì nghiên cứu này chúng em xin chân thành cảm ơn sự h-
ớng dẫn tận tình của thầy giáo!
Nhóm sinh viên thực hiện :
Đặng Thuý Anh Nguyễn Thị Lê Thanh
Nguyễn Thị Hải Hà Đỗ Quốc Tuyển.
Đặng Thuý Phợng


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
nội dung
Kiểm toán một công việc không còn mới mẻ trong đời sống xã hội Việt
Nam, ngày nay nó đã và đang đi vào tiềm thức của mỗi ngời, đặc biệt là những ng-
ời làm công tác tài chính kế toán. Đội ngũ kiểm toán viên đợc tuyển chọn từ
những cán bộ làm công tác tài chính kế toán ở nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác
nhau. Vì vậy, phong cách giao tiếp của họ cũng rất đa dạng và phong phú, nhng
rồi cũng sẽ hoà quyện vào nhau để có một màu sắc riêng của kiểm toán viên - đặc
trng cho ngành nghề kiểm toán.
Khi bàn về giao tiếp trong công tác kiểm toán, trớc hết nhóm chúng tôi
muốn đề cập đến vấn đề giao tiếp trong đời sống xã hội.
I. Vấn đề giao tiếp trong đời sống xã hội :
1. Giao tiếp và hành vi giao tiếp :
1.1. Định nghĩa giao tiếp:
Giao tiếp là một hoạt động gắn bó máu thịt với cuộc sống. Con ngời ta từ
khi sinh ra, lớn lên và trởng thành đều phải giao tiếp, nhng ít ai biết đợc định nghĩa
cụ thể của giao tiếp. Có nhiều nhà tâm lý học đã nghiên cứu, tìm hiểu về giao tiếp
và từ đó cũng xuất hiện một số định nghĩa giao tiếp khác nhau, nhng tựu chung lại,
có thể hiểu: Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều ngời, thông qua
đó con ngời trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, nhận thức; ảnh hởng lẫn
nhau, dựa vào phơng tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, diễn ra trong những tình
huống cụ thể, nhằm thực hiện mục đích của một hoạt động nhất định.
Nếu hai tiếng giao tiếp theo nghĩa của một số ngời là tay bắt mặt mừng của
ngời giả dối mà vì lí do nào đó vẫn tỏ vẻ niềm nở với kẻ mình thù địch thì nó đáng
chỉ trích. Nhng giao tiếp chỉ có nghĩa đơn sơ là sự tơng giao giữa xã hội thì khi

nào trên mặt đất này còn hai ngời, chỉ hai ngời thôi, thì giao tiếp vẫn còn cần thiết.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
3
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Bởi vì con ngời có xu hớng xã hội. Từ trong đờng gân ống tuỷ, con ngời đã mang
xã hội tính. Nói con ngời là nói sống với, sống cùng, sống nhờ kẻ khác.
Trong đời sống hàng ngày không thể coi thờng những quan hệ giao tiếp giữa
con ngời với con ngời vì nó là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến sự
thành công hay thất bại của công việc. Giao tiếp là sự thể hiện cách ứng xử có tính
văn hoá trong các mối quan hệ xã hội, thể hiện vai trò của truyền thống, sự giáo
dục, học vấn và trí tuệ. Quan hệ xã hội là những cái hoàn toàn không có sẵn mà nó
đợc hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của con ngời, nhng cũng
không thể có một mẫu hình chung cho tất cả mọi ngời trong ứng xử và giao tiếp,
mà nó đợc thể hiện linh động ở mỗi thành viên trong cộng đồng rất đa dạng và
phong phú, có những nét chung giống nhau đồng thời cũng bao hàm những sự
khác biệt, đặc thù ở mỗi con ngời và mỗi nghề nghiệp, mỗi môi trờng khác nhau.
Kết quả trong quan hệ giao tiếp chính là sự phản ánh vào mỗi ngời thông qua lăng
kính ý thức - đó chính là hành vi giao tiếp của cá nhân mỗi ngời.
1.2. Hành vi giao tiếp:
Hành vi giao tiếp của mỗi ngời bao giờ cũng hiện ra nh tổng hợp của các
nhân tố trí tuệ, trí thức, tình cảm, kinh nghiệm và hoạt động của họ.
Hành vi giao tiếp là sự thống nhất cái phổ biến, cái đặc thù trong cái đơn
nhất do đó thờng mang tính đặc trng nhân cách của mỗi ngời, nó không tồn tại đơn
độc mà thờng trở thành một hệ thống hành vi tuân theo những hệ tiêu chuẩn phù
hợp với t tởng quan điểm truyền thống nhất định. Mỗi ngời có một hành vi giao
tiếp riêng biệt, nó thể hiện nét đặc thù của mỗi ngời. Nét đặc thù đó đợc hình
thành từ những cái chung của xã hội. Ví nh, phong cách giao tiếp và hành vi giao
tiếp của ngời Phơng Tây thoải mái tự do hơn ngời Phơng Đông chúng ta. Nhng

chúng ta tự hào vì những tục lệ, phong tục rất riêng, rất đặc trng, rất truyền thống
mà chỉ ngời Phơng Đông ta mới có đợc, đó là những phẩm hạnh, vị tha, nét dịu
hiền của ngời phụ nữ... Mỗi ngời Phơng Đông ta lại có những nét riêng tiêu biểu
đại diện cho từng đất nớc, từng dân tộc, từng dòng họ, từng gia đình... Mỗi con ng-
ời sẽ ăn sâu vao tiềm thức những gì cha mẹ đã dạy dỗ từ khi còn là một đứa trẻ,
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
4
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
đến khi trởng thành hoà nhập vào hệ thống giao tiếp xã hội. Tất cả đó là một hệ
thống giao tiếp của mỗi ngời.
Vì vậy, khi xem xét hành vi giao tiếp của mỗi ngời không chỉ căn cứ vào
một hành vi nhất định mà còn quan tâm đến tính hệ thống của các hành vi giao
tiếp của ngời đó, nó thể hiện một cách liên tục từ những hành vi này đến những
hành vi khác, từ đơn giảm đến phức tạp nh lời chào, sự cảm ơn đến thái độ trình
bày một vấn đề nào đó. Ngời có hành vi giao tiếp tốt dù không đồng nhất về quan
điểm, chính kiến của ngời khác nhng vẫn ôn tồn phân tích lý giải một cách khách
quan, khoa học và lịch sự. Điều quan trọng là trong các hành vi giao tiếp ấy, bản
chất về đạo đức giao tiếp của họ thể hiện ra nhiều hay ít. Vấn đề cơ bản là trong
mỗi tình huống giao tiếp khác nhau mỗi ngời phải biết cách ứng xử nh thế nào cho
phù hợp nhất.
2. Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp:
2.1. Mục đích của giao tiếp:
Ngay từ phần khái niệm về giao tiếp cũng đã cho chúng ta thấy rất rõ mục
đích của giao tiếp. Chúng ta giao tiếp là để đạt đợc một mục đích cụ thể của mình.
Có thể là mục đích trò chuyện, trao đổi thông tin, mục đích học hỏi lẫn nhau, hoặc
có thể chỉ để tăng thêm tình cảm, để hiểu về nhau. Nói một cách khoa học, mục
đích của giao tiếp là nghệ thuật làm xúc động đối tợng giao tiếp, tác động vào
nhận thức, tình cảm của đối tợng giao tiếp để dẫn dắt đối tợng giao tiếp đi theo ý

mình.
Muốn làm đợc điều này, chủ thể giao tiếp phải có kĩ năng điều khiển đợc
chính bản thân mình cũng nh điều khiển đợc đối tợng giao tiếp.
2.2. Kĩ năng điều khiển chủ thể giao tiếp:
Thực tế cho thấy, trong quá trình tiếp xúc với đối tợng giao tiếp, chủ thể
giao tiếp phải biết đặt nội dung cụ thể cho phù hợp với mục đích giao tiếp cụ thể
của mình. Cho nên, khi tiếp cận với đối tợng giao tiếp, chủ thể chủ động điều
khiển quá trình giao tiếp theo kế hoạch đã định. Họ thờng chuẩn bị trớc tâm thế và
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
5
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
định hớng trớc nội dung giao tiếp. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch giao tiếp
không phải lúc nào cũng diễn ra hoàn toàn thuận lợi. Trong quá trình giao tiếp, đối
tợng giao tiếp thờng có những biến đổi về trạng thái tâm lý và hành vi... Lúc này,
đòi hỏi chủ thể giao tiếp phải làm chủ bản thân, gạt bỏ đợc những ảnh hởng không
tốt đối với mục tiêu giao tiếp. Để làm chủ đợc bản thân, chủ thể giao tiếp phải:
2.2.1. Hiểu bản thân mình và biết tự kiềm chế:
Chủ thể giao tiếp phải tự nhận thức đợc đặc điểm tâm lý cá nhân của mình
và biết tự kiềm chế cảm xúc của mình trớc những tác động không có lợi cho giao
tiếp cũng nh những phản ứng của đối tợng giao tiếp.
Muốn điều khiển đợc bản thân, ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ, chủ thể giao tiếp phải thờng xuyên rèn luyện trong thực tiễn trong
quá trình giao tiếp để đạt đợc mục đích giao tiếp của mình.
2.2.2. Thu hút đ ợc sự chú ý của đối t ợng giao tiếp:
Chủ thể giao tiếp ngay từ đầu phải thu hút đợc sự chú ý của đối tợng về
phía mình, buộc đối tợng phải tham gia vào đề tài giao tiếp của mình. Nh vậy đòi
hỏi chủ thể giao tiếp phải tạo ra sự chú ý đặc biệt, tạo đợc những sóng cần thiết
để thu hút đối tợng về phía mình, đa đối tợng vào tình huống giao tiếp cụ thể. Nh-

ng để thu hút đợc sự chú ý của đối tợng, ngay từ đầu, chủ thể giao tiếp phải tạo ra
một nội dung giao tiếp tạm thời để lôi kéo sự chú ý của đối tợng về phía mình.
Tuỳ đối tợng giao tiếp và tình huống giao tiếp cụ thể mà nói gì và làm gì lúc bắt
đâù giao tiếp, đồng thời biết thúc đẩy hoặc kìm hãm tốc độ giao tiếp khi cần thiết.
Hiểu những nhu cầu hứng thú của đối tợng và, nếu có thể, hớng nội dung giao tiếp
vào những nhu cầu hứng thú đó để kích thích đối tợng theo ý mình, làm chủ đợc
tình huống giao tiếp.
2.2.3. Chú ý lắng nghe đối t ợng giao tiếp:
Chủ thể giao tiếp nắm vai trò chủ động nhng không có nghĩa là giành hoàn
toàn quyền nói về phía mình. Chủ thể biết khuyến khích đối tợng giao tiếp với
mình bằng cách chú ý lắng nghe đối tợng trình bày ý kiến, tâm t, tình cảm của họ.
Chủ thể giao tiếp còn phải biết kết luận các ý kiến mà đối tợng đa ra, thống nhất
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
6
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
với họ những quan điểm chính, trên cơ sở t duy khoa học, t duy logic và tính quyết
đoán của nhân cách.
2.2.4. Nhạy cảm trong quá trình giao tiếp:
Trong quá trình giao tiếp, đòi hỏi chủ thể phải có sự tri giác tinh tế, nhạy
bén, có khả năng nhận biết và đọc đợc ý nghĩ bên trong của đối tợng giao tiếp.
Phải thông qua thái độ, cử chỉ, điệu bộ... của đối tợng, để đoán xem đối tợng đang
có tâm trạng nh thế nào? Họ có đồng tình với nội dung mình đa ra hay không?
Học có phản ứng nh thế nào?... Từ đó mà phát hiện chính xác và đầy đủ tâm trạng,
thái độ của đối tợng để đi đến quyết định có nên tiếp tục tiến hành giao tiếp hay
dừng lại. Muốn vậy, chủ thể giao tiếp phải rèn luyện kĩ năng phán đoán chính xác
nội tâm thông qua quan sát nét mặt, giọng nói, cử chỉ... bề ngoài của đối tợng. Cần
phải có kinh nghiệm nghề nghiệp và có khả năng giao tiếp tốt để xử lý nhanh nhạy
các tình huống cụ thể.

2.2.5. Linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp:
Trong quá trình tiến hành giao tiếp, đôi khi có những tình huống không nằm
trong dự kiến đã định của chủ thể giao tiếp, mà xảy ra trạng thái tâm lý, đặc điểm
tâm lý, hoàn cảnh khách quan... tác động vào quá trình giao tiếp. Do đó, chủ thể
giao tiếp phải xử lý nhạy bén, thích ứng kịp thời và ứng xử linh hoạt với tình
huống giao tiếp cụ thể. Linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp rất quan trọng. Nó
không những quyết định đến hiệu quả của cuộc giao tiếp mà nó còn quyết định
đến việc củng cố mối quan hệ giữa chủ thể với đối tợng giao tiếp, gây đợc ấn tợng
tốt với đối tợng giao tiếp, tạo thuận lợi cho những cuộc giao tiếp sau.
2.3. Kĩ năng điều khiển đối tợng giao tiếp:
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, nó bao gồm nhiều thành phần tâm lý
cùng tham gia. Để thực hiện thành công việc điều khiển quá trình giao tiếp, chủ
thể giao tiếp phải rèn luyện một số kĩ năng cơ bản. Đó là:
Biết thuyết phục đối t ợng giao tiếp:
Thuyết phục đối tợng thực hiện những gì mà mục đích giao tiếp đặt ra là
yêu cầu chính đối với chủ thể giao tiếp. Muốn vậy, họ phải biết tạo ra quan hệ với
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
7
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
đối tợng, phải biết trình bày rõ ràng, chính xác, hấp dẫn, mạnh mẽ và dễ hiểu
những điều cần trao đổi. Biết chọn và sử dụng từ hợp lý, phù hợp với trình độ nhận
thức và tình cảm của đối tợng để tạo đợc sự thông hiểu và đồng cảm trong giao
tiếp. Từ đó, thuyết phục đợc đối tợng theo mục đích đã định. Muốn vậy, đòi hỏi
ngời vận động phải có kiến thức rộng rãi, có vốn sống phong phú, có nhiều kinh
nghiệm trong giao tiếp.
Biết cân bằng nhu cầu của cá nhân với đối t ợng giao tiếp:
Trên cơ sở nắm đợc nhu cầu, nguyện vọng của đối tợng giao tiếp, chủ thể
giao tiếp hớng nội dung giao tiếp sao cho thích ứng với mong muốn của đối tợng,

thu hút sự chú ý của đối tợng, tạo ra những cảm xúc tích cực cho đối tợng giao
tiếp, kích thích đợc đối tợng hành động để từ đó thực hiện đợc mục đích giao tiếp
đã đặt ra.
Tóm lại kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp bao gồm cả kĩ năng điều
khiển chủ thể giao tiếp lẫn kĩ năng điều khiển đối tợng giao tiếp. Mỗi kĩ năng lại
đòi hỏi ở chủ thể giao tiếp hàng loạt những phẩm chất tâm lý khác nhau. Bởi vậy
để thực hiện thành công mục đích giao tiếp, chủ thể giao tiếp phải trau dồi nhiều
kĩ năng, rèn luyện nhiều phẩm chất tâm lý cần thiết. Đây là một quá trình khó
khăn và lâu dài.
3. Giao tiếp vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật :
Giao tiếp là một môn khoa học nhng nó không phải là một môn khoa học
thuần tuý nh toán, lý hay hoá. Giao tiếp gồm nhiều kiến thức mà nếu ta không biết
nhất định ta sẽ không áp dụng đợc cho từng trờng hợp cụ thể riêng biệt. Ngời này
hơn ngời kia trong giao tiếp là ở chỗ biết những phơng cách thuyết phục sao cho
ngời ta trọng mình, mến mình, giúp đỡ mình, tha thứ mình, tuân phục mình và bị
ảnh hởng bởi ý tởng của mình.
Nhng đồng thời giao tiếp cũng là nghệ thuật. Chúng ta thờng nghe nói: biết
là một chuyện còn làm đợc lại là một chuyện khác. Khoa học giao tiếp có những
phơng cách mà ta phải biết. Nhng không phải ai đọc vài chục cuốn sách, báo hay
dự những lớp dạy giao tiếp rồi tự nhiên trở thành con ngời giỏi giao tiếp. Từ chỗ
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
8
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
hiểu biết khoa học giao tiếp đến chỗ áp dụng nó trong từng trờng hợp cụ thể là cả
một quãng đờng dài khó khăn. Nắm đợc mật pháp áp dụng đúng và linh hoạt trong
mọi trờng hợp là nắm đợc nghệ thuật giao tiếp.
Nghệ thuật giao tiếp trớc hết dựa trên chân thành, thiện chí. Theo Abraham
Lincoln, giả dối không bao giờ chinh phục đợc ai hết. Có thiện chí, muốn cởi mở,

trao đổi ý kiến, kính trọng quyền lợi của kẻ khác thì dù có c xử sơ sót chút gì ngời
ta cũng quý mến mình. Dựa trên hai căn bản đó, việc giao tiếp đợc gọi là nghệ
thuật khi ngời ta dùng đúng lúc, đúng nơi, tuỳ ngời, tuỳ việc mà làm thinh hay nói,
mà cơng hay nhu, mà rộng lợng hay hẹp hòi. Vì vậy giao tiếp vừa là khoa học, vừa
là nghệ thuật.
II. Kiểm toán viên và vấn đề giao tiếp trong
nghề nghiệp:
Trong công tác kiểm toán, vấn đề giao tiếp không chỉ là một phạm trù trong
ứng xử giao tiếp xã hội nói chung mà còn thực hiện những chức năng cơ bản đó là
chức năng trao đổi thông tin của kiểm toán viên với đối tợng kiểm toán, chức năng
định hớng và nhận thức điều chỉnh những vấn đề liên quan trong công tác kiểm
toán. Chính vì vậy kiểm toán viên mới nắm bắt đợc những vấn đề nảy sinh trong
công việc nhằm lựa chọn những thông tin phù hợp, tập trung, định hớng nghiên
cứu một vụ việc, tìm ra nguyên nhân của vấn đề khi xem xét, giải quyết đỡ mất
thời gian và công sức, thăm dò t tởng, tình cảm của từng đối tợng kiểm toán, nhận
thức đợc hiện tợng tâm lý mới xuất hiện của đối tợng là chức năng chủ yếu trong
giao tiếp. Làm tốt chức năng này, kiểm toán viên mới có thể đánh giá vụ việc một
cách khách quan và khoa học. Giao tiếp của kiểm toán viên ở đây nhằm mục đích
phân tích lý giải để điều chỉnh nhận thức của đối tợng theo những chuẩn mực quy
tắc nhất định và biến những nhận thức này thành hoạt động thực tiễn trớc những
vụ việc nhất định. Sự điều chỉnh nhận thức của các đối tợng là để làm cho nó gắn
bó mật thiết với chức năng nhận thức của đời sống con ngời. Thông qua nhận thức
điều chỉnh để con ngời phân biệt cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu thể hiện trong
từng vụ việc diễn ra trong quan hệ xã hội.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
9
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Từ những nhận thức trên, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu những chức

năng cần thiết trong giao tiếp kiểm toán:
1. Định hớng nhận thức và điều chỉnh hoạt động kiểm toán :
Đây là chức năng thăm dò t tởng tình cảm. Nhờ có giao tiếp các kiểm toán
viên mới định hớng công việc vào đâu, vào vấn đề nào là chủ yếu để xem xét tìm
ra nguyên nhân, kết luận nhanh chóng đỡ tốn công sức, tiền của và thời gian.
Trong công tác kiểm toán nhờ có giao tiếp mà kiểm toán viên có thể phán đoán đ-
ợc phần nào những suy nghĩ, khúc mắc của những ngời làm công tác quản lý tài
chính, trên cơ sở đó nắm đợc sự việc một cách đầy đủ để thu thập bằng chứng giúp
cho việc đánh giá kết luận một cách khách quan và đúng đắn. Nhờ có kĩ năng giao
tiếp tốt cộng với một trình độ chuyên môn cao mà mới chỉ ở giai đoạn tìm hiểu
khách hàng, qua giao tiếp với ban quản lý, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, các
kiểm toán viên sẽ xác định đợc có nên chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không,
hoặc khi đã chấp nhận rồi thì những phần nào đáng chú trọng cần đợc quan tâm
nhiều hơn, phần nào có thể chỉ kiểm toán sơ qua hoặc bỏ qua không thực hiện
kiểm toán. Từ đó, lập đợc một kế hoạch kiểm toán từ sơ bộ đến chi tiết, với khối l-
ợng công việc ít nhất, thời gian thực hiện nhanh nhất và đạt đợc kết quả cao nhất.
Để làm rõ thêm điều này, chúng tôi xin đa ra một ví dụ về việc tìm hiểu, đánh giá
bớc đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng. Khi đánh giá sơ bộ
về hệ thống này thì phỏng vấn đóng vai trò quan trọng. Qúa trình phỏng vấn các
nhân viên trong đơn vị đợc kiểm toán về tình hình nhân sự, tổ chức hoạt động, tình
hình thu mua hàng hoá, ký duyệt séc chi... giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn
chung nhất, khái quát nhất, hay là những nhận xét ban đầu về hệ thống kiểm soát
nội bộ của đơn vị. Qua đó, các kiểm toán viên có thể tìm ra những điểm yếu trong
vai trò của hoạt động kiểm soát đối với một số hoạt động, phần hành cụ thể, ví dụ
nh phần kí duyệt séc chi, thu mua hàng hoá. Điều này sẽ giúp kiểm toán viên định
hớng đợc những công việc cần tập trung trong khi thực hiện, các thủ tục kiểm toán
nào sẽ đợc áp dụng nhiều hơn, để từ đó đa ra nhận xét xác đáng về hệ thống kiểm
soát nội bộ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân

10
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Chức năng điều chỉnh hành vi là chức năng ứng xử trong giao tiếp để xây
dựng mối quan hệ giữa ngời với ngời sao cho đúng tình ngời, hợp với diễn biến
tâm lý của đối tợng nhằm thu thập các thông tin cần thiết. Qua giao tiếp tốt với
ban quản lý, kiểm toán viên sẽ đợc tạo mọi điều kiện thuận lợi để tìm kiếm bằng
chứng cần thiết cho cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên là chủ thể giao tiếp trong tr-
ờng hợp phỏng vấn trực tiếp. Kiểm toán viên cần có đợc kĩ năng điều khiển chủ
thể giao tiếp và kĩ năng điều khiển đối tợng giao tiếp, bằng thái độ nhẹ nhàng,
thân thiện tìm kiếm thông tin, chứ không đợc nóng vội, doạ nạt bực tức, không
đem lại kết quả gì lại gây khó khăn cho lần phỏng vấn sau.
2. Mục đích của giao tiếp kiểm toán :
Nh chúng ta đã biết, mục tiêu của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến
về đối tợng kiểm toán. Muốn đạt đợc mục tiêu này thì kiểm toán viên phải thu
thập đợc các bằng chứng đủ về chủng loại số lợng và đảm bảo về chất lợng tức
là chính xác, sát thực, có độ tin cậy cao để làm cơ sở cho việc đa ra kết luận
kiểm toán. Có nhiều phơng pháp kĩ thuật khác nhau để thu thập bằng chứng
kiểm toán. Một trong số đó là kĩ thuật phỏng vấn.
Phỏng vấn là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản
hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn những ngời hiểu biết về vấn đề kiểm toán
viên quan tâm. Nh vậy, phỏng vấn là biểu hiện của giao tiếp kiểm toán viên và
cũng có thể nói mục đích của giao tiếp kiểm toán là để thu thập bằng chứng
kiểm toán, để giải quyết đợc mục tiêu của kiểm toán. Phỏng vấn chỉ giúp kiểm
toán viên thu thập đợc các bằng chứng để củng cố cho các bằng chứng khác,
thu thập thông tin phản hồi để củng cố luận cứ của kiểm toán viên. Những bằng
chứng có đợc từ phỏng vấn chỉ mang tính chất định hớng, là bằng chứng phụ
trợ. Nó có tính tin cậy thấp. Mặc dù vậy, bằng chứng kiểm toán có đợc do
phỏng vấn rất quan trọng, độ tin cậy của nó phụ thuộc vào trình độ giao tiếp
của kiểm toán viên trực tiếp phỏng vấn. Nhờ có giao tiếp kiểm toán, kiểm toán

viên mới định hớng đợc công việc vào đâu và vào vấn đề nào là chủ yếu. Do
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
11
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
đó, kiểm toán viên thực hiện đợc nhanh chóng, tiết kiệm đợc thời gian, công
sức và chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng của cuộc kiểm toán.
Vì vậy, tuỳ theo mục đích khác nhau mà trong công việc kiểm toán viên
tiến hành gặp ai, trao đổi với ai, xem xét những tài liệu nào. Mỗi cuộc kiểm
toán đều có những tính chất riêng biệt khác nhau, để tìm ra những sai phạm,
một mặt, kiểm toán viên phải có đầy đủ những kiến thức về công tác tài chính
kế toán, chính sách, pháp luật, mặt khác khả năng thu đợc kết quả cao hay thấp
còn tuỳ thuộc vào nghệ thuật trong giao tiếp của mỗi kiểm toán viên. Đồng thời
tuỳ theo tính cách của đối tợng mà kiểm toán viên tiếp xúc để lựa chọn phong
cách giao tiếp và ngôn ngữ giao tiếp cho phù hợp.
Ngoài mục đích quan trọng nhất là phỏng vấn tìm kiếm bằng chứng, giao
tiếp kiểm toán còn có một số mục đích khác không kém phần quan trọng. Đó
là ban quản trị công ty kiểm toán thuyết phục khách hàng kí kết hợp đồng kiểm
toán, ngoài việc kí kết một hợp đồng kiểm toán thông thờng. Ví dụ đối với một
khách hàng kiểm toán, sau một thời gian tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, kiểm
toán viên nhận ra rằng vì một số lí do nào đó, chẳng hạn, hệ thống kiểm soát
nội bộ của khách hàng quá yếu đòi hỏi, nếu thực hiện kiểm toán, kiểm toán
viên phải thực hiện rất nhiều các cuộc thử nghiệm cơ bản ( thử nghiệm chi tiết)
nh thế sẽ rất tốn thời gian và tiền bạc, đòi hỏi phải tăng chi phí kiểm toán. Nh-
ng khách hàng không chấp nhận thực hiện kiểm toán với mức giá phí cao nh
vậy, nhất là điều kiện hiện nay, trong nền kinh tế thị trờng ngày càng phát
triển, có quá nhiều các công ty kiểm toán độc lập thực hiện dịch vụ kiểm toán,
họ cạnh tranh với ta cả về chất lợng dịch vụ cung cấp, cả về giá phí kiểm toán.
Chính vì vậy kĩ năng giao tiếp tốt của ban quản lí kiểm toán là rất cần thiết.

Các công ty kiểm toán độc lập cũng là các công ty kinh doanh, chuyên cung
cấp dịch vụ kiểm toán, do đó đối với họ vấn đề doanh thu, chi phí, lợi nhuận là
rất quan trọng.
Trong quá trình tiến hành kiểm toán, các kiểm toán viên thờng phải xem
xét hồ sơ kiểm toán của các kiểm toán viên tiền nhiệm. Nhng đối với một ngời
làm nghề kiểm toán, hồ sơ kiểm toán đợc coi là tài sản của kiểm toán viên. Vì
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
12
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
vậy, kiểm toán viên tiền nhiệm có quyền không cho chúng ta xem hồ sơ kiểm
toán của họ. Nhng đối với các kiểm toán viên đang thực hiện kiểm toán thì hồ
sơ kiểm toán của các kiểm toán viên tiền nhiệm là rất cần thiết và có thể đợc
coi nh không thể thiếu. Muốn có đợc thông tin trong hồ sơ kiểm toán viên tiền
nhiệm lại đòi hỏi các kiểm toán viên phải có kĩ năng giao tiếp tốt, thân thiện,
tạo niềm tin cho kiểm toán viên tiền nhiệm.
Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên có thể bị khách hàng
hoặc các bên thứ ba liên quan kiện vì một lí do nào đó, dù đúng hay sai, cứ bị
kiện là một bất lợi đối với kiểm toán viên. Các kiểm toán viên sẽ thuê các luật
s biện hộ cho mình. Nhng thế nào đi chăng nữa, dù luật s có giỏi biện hộ đến
đâu, tức là có tài giao tiếp đến đâu thì luật s cũng không thể hiểu cặn kẽ về
chuyên ngành kiểm toán. Trong khi biện hộ sẽ gặp không ít khó khăn. Chính vì
vậy, các kiểm toán viên đòi hỏi phải có trình độ giao tiếp, nói năng diễn đạt lu
loát để giải thích cụ thể bảo vệ mình trớc tòa. Nếu không sẽ có nhiều điều bất
lợi đặt ra buộc kiểm toán viên phải đối đầu, đó là sự mất uy tín, phải bồi thờng
thiệt hại bằng tiền, và cao hơn nữa có thể sẽ bị cấu thành trách nhiệm hình sự.
Kiểm toán viên cần phải có kĩ năng giao tiếp tốt để tự bảo vệ mình.
3. Công cụ giao tiếp chủ yếu của kiểm toán viên :
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ biểu cảm là hai công cụ giao tiếp chủ yếu của

kiểm toán viên.
3.1. Ngôn ngữ nói:
Tuỳ theo đối tợng và thái độ của đối tợng giao tiếp, và còn tuỳ nơi, tuỳ
chỗ mà kiểm toán viên lựa chọn những ngôn từ và giọng điệu cho thích hợp.
Nhìn chung kiểm toán viên nên sử dụng những ngôn từ thông dụng, dễ hiểu và
lịch thiệp nhng phải phù hợp với truyền thống và phong tục Việt Nam, dùng
các đại từ nhân xng tơng ứng với tuổi tác của từng ngời để chứng tỏ vừa thân
mật, vừa tôn trọng nhân cách của ngời đang giao tiếp. Kiểm toán viên nên sử
dụng các ngôi cho phù hợp để giữ đúng t thế của mình, nếu giao tiếp trong
công việc hay hội họp thì nên xng tôi vì lúc này kiểm toán viên trên cơng vị đại
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
13
Đề tài: Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
diện cho kiểm toán Nhà nớc. Khi giao tiếp không chính thức hay ngoài công
việc mà mình đang giải quyết thì tuỳ từng đối tợng mà xng anh, em, cháu... cho
phù hợp lứa tuổi tạo sự gần gũi thân mật. Từ xa xa ông cha ta đã nói:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Trong bất cứ hình thức giao tiếp nào kiểm toán viên nên bình tĩnh nói
nhỏ nhẹ, êm ái, dõng dạc không nên tạo không khí căng thẳng nhất là khi tranh
luận vấn đề gây cho đối tợng cảm giác mạnh dẫn đến kết cục không tốt đẹp. Sự
ngọt ngào bao giờ cũng làm cho đối tợng phải dịu dọng và làm hài lòng dù cho
họ có tức giận đến mấy. Ngọt ngào là liều thuốc an thần cho con ngời, là ngọn
lửa sởi ấm bầu không khí giao tiếp đợc êm thấm, thân mật và sẽ mang lại hiệu
quả cao. Tuy nhiên không phải lúc nào, ở đâu kiểm toán viên cũng thể hiện nh
vậy mà có những trờng hợp kiểm toán viên cần phải thể hiện sự kiên quyết,
cứng rắn để đi đến một kết luận dứt khoát.
3.2. Ngôn ngữ biểu cảm:

Ngôn ngữ biểu cảm là sự hỗ trợ cho ngôn ngữ nói, giúp cho kiểm toán
viên diễn tả tình cảm đối với đối tợng. Sự biểu cảm tốt, đúng lúc sẽ giúp cho
công việc kiểm toán đạt kết quả cao.
Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy kiểm toán viên cũng cần phải biết
cách sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm trong ứng xử. Lời nói nụ cời biểu lộ niềm
vui trong giao tiếp, phải thận trọng thể hiện sự chân thật, tôn nghiêm, thân thiết
sao cho đúng chỗ, đúng lúc. Không bao giờ đợc đùa cợt, khinh thờng đối tợng
khi giao tiếp, làm sao luôn thể hiện sự khiêm tốn, giữ mức độ thân thiết nhng
không suồng sã để đối phơng coi thờng; lễ phép nhng lại không tỏ ra sợ sệt;
nghiêm túc nhng không quá lạnh nhạt. Với ngời nhiều tuổi và cấp trên bao giờ
cũng thể hiện sự tôn kính; với cấp dới, ngời ít tuổi, ta đối xử hoà nhã, lịch sự.
Tuy vậy, đôi khi cũng cần phải biết nén những xúc cảm, những suy t để tránh
sự lợi dụng hay lạm dụng. Hết sức cảnh giác khi đối tợng có quà cáp, biếu xén
và thái độ nịnh bợ, nếu không sẽ dễ bị lợi dụng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kiểm toán 42A -Khoa Kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
14

×