Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN NHANH CHỒI IN VITRO CÂY SÂM CA pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.35 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
523
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN NHANH CHỒI IN VITRO CÂY SÂM CAU
(CURCULIGO ORCHIOIDES GAERTN)
THE EFFECT OF PHYTOHORMONE ON MULTIPLE SHOOTS IN VITRO
OF CURCULIGO ORCHIOIDES GAERTN

SVTH: Nguyễn Thị Út, Nguyễn Thị Xuân Tâm, Từ Thị Tú
Lớp 06CSM, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: Võ Châu Tuấn
Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm

TÓM TẮT
Cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) thuộc họ Thuỷ tiên (Amaryllideaceae) là cây
dược liệu với đặc tính chống ung thư có nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, vấn đề bảo tồn loài này rất
cần thiết. Ở đây chúng tôi trình bày kết quả ảnh hưởng của 6-benzyl adenine (BA), Kinetin (Kn),
BA + Kn đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây Sâm cau từ chồi đỉnh. Số chồi phát sinh cao
nhất trên môi trường MS bổ sung tổ hợp 1.0 mg/l BA + Kn.
ABSTRACT
Curculigo orchioides Gaertn is an endangered medicinal plant with anticancer properties
belonging to Amaryllideaceae. Therefore, the need for conservation of this plant is crucial. Here, we
describe effect of 6-benzyl adenine (BA), Kinetin (Kn), BA + Kn on the multiple shoot in vitro of C.
orchioides from shoot tip explant Maximum number of shoot buds induction on MS medium
supplemented with BA + KN (each at 1.0 mg/l).
1. Mở đầu
Ngành Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật ra đời hằng năm mang lại lợi ích lớn
cho nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh việc khắc phục nhược điểm của biện pháp nhân
giống truyền thống, nó còn thể hiện ưu điểm vượt trội: tạo ra lượng lớn cây giống sạch
bệnh, đồng nhất về mặt di truyền trong thời gian ngắn; tạo sinh khối tế bào làm nguyên liệu
cho công nghiệp và y dược.


Cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) là loài dược thảo quý hiếm. Theo y
học cổ truyền Ấn Độ và cục dược lí Trung Quốc, rễ cây Sâm cau có tác dụng trị một số
bệnh như ung thư, vàng da, hen suyễn, bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh, người già… Do
khai thác quá mức và không kiểm soát nên Sâm cau có nguy cơ tuyệt chủng. Trong bài báo
cáo này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả
năng nhân nhanh chồi in vitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn ) nhằm tìm ra
môi trường nuôi cấy tối ưu cho việc nhân nhanh chồi in vitro làm cơ sở cho xây dựng quy
trình nhân nhanh loài cây dược liệu quý này.
2. Nội dung
2.1. Vật liệu và phương pháp
2.1.1. Vật liệu
Chồi đỉnh của cây Sâm cau ngoài tự nhiên và đỉnh sinh trưởng của chồi in vitro sau
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
524
8 tuần tái sinh.
2.1.2. Phương pháp
Chồi đỉnh của cây Sâm cau nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung BA (1 - 4 mg/l)
Đỉnh sinh trưởng của chồi in vitro nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung BA (0.5 -
4 mg/l), Kn (0.5 - 4 mg/l), BA + Kn (0.5 - 4 mg/l).
Các mẫu cấy được nuôi trong môi trường MS bổ sung 30 g/l đường Sacarose, agar
8.0 g/l, than hoạt tính 1.0 g/l, pH = 5.8, điều kiện ánh sáng 2000 - 2500 lux, nhiệt độ 25 ±
2
0
C.
2.2. Kết quả và thảo luận
2.2.1. Ảnh hưởng của BA đến khả năng tái sinh chồi in vitro
Chồi đỉnh sau thời gian 8 tuần nuôi cấy, kết quả được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của BA đến khả năng tái sinh chồi in vitro
BA (mg/l)
Tỷ lệ mẫu bật

chồi không
nhiễm(%)
Số chồi/mẫu cấy
Chiều cao chồi (cm)
1,0
83,33
1,00 ± 0,00
3,90 ± 0,18
1,5
66,67
1,00 ± 0,00
4,36 ± 0,12
2,0
50,00
1,00 ± 0,00
4,86 ± 0,08
2,5
83,33
1,00 ± 0,00
4,98 ± 0,18
3,0
83,33
1,00 ± 0,00
5,13 ± 0,35
3,5
50,00
1,00 ± 0,00
5,20 ± 0,23
4,0
100,00

1,50 ± 0,28
5,50 ± 0,14

Kết quả nghiên cứu cho thấy trên môi trường MS bổ sung BA 4.0 mg/l là tốt nhất
cho tái sinh chồi in vitro. Số chồi đạt được là 1.50 chồi/mẫu cấy với chiều cao trung bình
đạt 5.50 cm. Theo nghiên cứu của Purohit (1994), phần lớn các loài cây thuộc họ Thuỷ tiên
có khả năng tái sinh chồi tốt trên môi trường bổ sung BA ở nồng độ cao.
1

2
Hình 2.1. Ảnh chồi Sâm cau trên môi trường tái sinh
1: Mẫu bắt đầu nuôi cấy trên môi trường tái sinh
2: Chồi In vitro sau 8 tuần nuôi cấy
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
525
2.2.2. Ảnh hưởng của BA, Kn, BA + Kn đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây Sâm
cau.
Đỉnh sinh trưởng dài 1 cm, tách từ môi trường tái sinh tốt nhất được chuyển sang
môi trường nhân nhanh sau thời gian 8 tuần nuôi cấy. Kết quả được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của BA, Kn, BA + Kn đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây
Sâm cau sau 8 tuần nuôi cấy.
Chất kích
thích sinh
trưởng (mg/l)
Số chồi/mẫu cấy
Chiều cao chồi (cm)
BA


0,5

5,00 ± 0,41
2,58 ± 0,50
1,0
5,75 ± 1,25
2,65 ± 0,49
1,5
7,75 ± 1,11
1,43 ± 0,34
2,0
8,00 ± 0,41
0,69 ± 0,18
2,5
8,25 ± 1,03
0,25 ± 0,02
3,0
4,75 ± 0,48
0,23 ± 0,04
3,5
4,25 ± 0,48
0,23 ± 0,37
4,0
3,5 ± 0,65
0,20 ± 0,04
Kn


0,5
1,25 ± 0,25
2,57 ± 0,40
1,0

1,75 ± 0,48
3,30 ± 0,33
1,5
1,18 ± 0,12
2,91 ± 0,26
2,0
1,00 ± 0,40
2,30 ± 0,52
2,5
1,00 ± 0,40
2,21 ± 0,35
3,0
0,75 ± 0,25
2,15 ± 0,26
3,5
1,00 ± 0,00
1,10 ± 0,46
4,0
1,00 ± 0,00
0,50 ± 0,35
BA + Kn


0,5 + 0,5
7,00 ± 0,40
2,85 ± 0,08
1,0 + 1,0
15,75 ± 1,65
3,05 ± 0,06
1,5 + 1,5

10,05 ± 0,65
3,05 ± 0,13
2,0 + 2,0
9,00 ± 0,91
2,95 ± 0,23
2,5 + 2,5
8,00 ± 0,91
2,85 ± 0,15
3,0 + 3,0
7,50 ± 0,86
2,85 ± 0,10
3,5 + 3,5
5,75 ± 0,48
2,77 ± 0,09
4,0 + 4,0
5,00 ± 0,70
2,75 ± 0,16
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy môi trường MS bổ sung BA (0.5 – 4.0 mg/l) đều có
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
526
khả năng phát sinh cụm chồi, số chồi tăng dần từ 0.5 – 2.5 mg/l và có xu hướng ức chế
phát sinh cụm chồi từ 3.0 – 4.0 mg/l. Số chồi đạt cao nhất ở nồng độ 2.5 mg/l ( với 8.25
chồi/mẫu cấy sau thời gian 8 tuần). Tuy nhiên ở nồng độ 2.0 – 4.0 mg/l cụm chồi hầu như
không phân hoá mà có xu hướng tạo phôi . Theo nghiên cứu của Nagesh (2008), môi
trường MS bổ sung 2.0 mg/l là tốt nhất với số chồi đạt 5.9 chồi/mẫu.
Trên môi trường MS bổ sung Kn (0.5 – 4 mg/l) đều không có khả năng kích thích
phát sinh cụm chồi. Số chồi chỉ đạt cao nhất là 1.75 chồi/mẫu ở nồng độ 1.0 mg/l trong
thời gian 8 tuần. Như vậy cũng là cytokinin nhưng Kn hầu như không có khả năng kích
thích phát sinh cụm chồi đối với cây Sâm cau Tuy nhiên ở đối tượng khác như cây
Picrorhizo kurroa ở nồng độ 1.0 – 5.0 mg/l đều có khả năng phát sinh cụm chồi (Lal và cs,

1988).
Trên môi trường bổ sung tổ hợp BA và Kn với tỉ lệ 1:1 (0.5 – 4.0 mg/l) đều có khả
năng phát sinh cụm chồi, số chồi tăng từ 0.5 – 1.0 mg/l, sau đó giảm dần từ 1.5 - 4.0 mg/l,
đạt cao nhất ở 1.0 mg/l với 15.75 chồi/mẫu sau 8 tuần nuôi cấy. Theo nghiên cứu của
Nagesh (2008) môi trường tối ưu cho nhân nhanh chồi là MS bổ sung tổ hợp BA + Kn 1.0
mg/l với số chồi đạt 9.96 chồi/mẫu cấy.

2
1
3
4
Hình 2.2. Chồi Sâm cau trên môi trường nhân nhanh
1. Mẫu bắt đầu chuyển sang môi trường nhân nhanh
2. Chồi in vitro trên môi trường 2.5 mg/l BA sau 8 tuần nuôi cấy
3. Chồi in vitro trên môi trường 1.0 mg/l Kn sau 8 tuần nuôi cấy
4. Chồi in vitro trên môi trường 1.0 mg/l BA + Kn sau 8 tuần nuôi cấy
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
527
3. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu đạt được chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Môi trường MS bổ sung 1.0 – 4.0 mg/l BA đều có khả năng tái sinh chồi in vitro
cây Sâm cau, tuy nhiên môi trường MS có bổ sung 4.0 mg/l BA là tốt nhất (đạt 1.50
chồi/mẫu và chiều cao trung bình 5.50 cm sau 8 tuần nuôi cấy).
- Môi trường MS bổ sung 30 g/l đường sacarose, 8.0 g/l agar, 1.0 g/l than hoạt tính,
1.0 mg/l tổ hợp BA + Kn là tối ưu cho nhân nhanh chồi in vitro cây Sâm cau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dương Công Kiên (2003), Nuôi cấy mô thực vật II, Nxb Đại học Quốc gia Thành ph
Hồ Chí Minh.

[2] Nguyễn Hoàng Lộc (2007), Giáo Trình Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học, Nxb Đại
Học Huế.
[3] Bhavisha B. Wala and Yogesh T. Jasrai (2003), “Micropropagation of an endangered
Medicinal plant: Curculigo orchioides Gaertn”, Plant Tissue Cult, 13(1), pp.13-19.
[4] Lal, N., P.S. Ahuja, A.K. Kukreja & B. Pandey (1988), “Clonal propagation of
Picrorhiza kurroa Royk ex Benth by shoot tip culture”, Plant Cell Rep, 7, pp. 202-
205.
[5] Murashige T, Skoog F (1962), “A revised medium for rapid growth and bioassays
with tobacco tissue cultures”, Physiol Plant, pp. 97-473.
[6] Nagesh K. J. and Shanthamma C (2008), “In vitro propagation and antioxidant
Cell.Dev.Biol – Plant, 43, pp.150 – 154.
[7] Purohit SD, Dave A and Gotam K (1994), “Micropropagation of safed musli
(Chlorophytum borivilianum), a rare Indian medicinal herb”. Plant cell tiss. Org. Cult,
39, pp. 93-96.

×