Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÍNH THIỆT HẠI KINH TẾ DO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở KCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.69 KB, 6 trang )

TÍNH THIỆT HẠI KINH TẾ DO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở KCN
TS. Nguyễn Thế Chinh, Đinh Đức Trường
Khoa kinh tế - quản lý môi trường và đô thị.
Đại học kinh tế quốc dân
Bộ giáo dục và đào tạo
Thiệt hại do ô nhiễm môi trường bởi các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
mọi lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp nặng đang được nhiều nhà kinh
tế, môi trường quan tâm. Các nghiên cứu trước đây thường mới chỉ dừng lại
ở đánh giá định tính của tác động môi trường, ít có những nghiên cứu cụ thể
về kinh tế do ô nhiễm môi trường. Dựa trên cơ sở khoa học và phương pháp
luận xác định thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường, tác giả đã đưa ra 3
phương thức tính toán thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường ở 1 khu công
nghiệp được lựa chọn - Khu gang thép Thái Nguyên. Hy vọng bài viết sẽ giúp
các nhà sản xuất, quản lý tham khảo vào hoàn cảnh cụ thể trong công việc
của mình.
Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 27-12-1993 và bắt
đầu có hiệu lực từ ngày 10-1-1994. Trong luật này tại điều 30 thuộc chương III
quy định " Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt
động khác làm suy thóai môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi
trường phải...... , có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luật". Việc bồi thường thiệt hại như thế nào và với mức đền bù bao nhiêu xét về
mặt giá trị, đòi hỏi phải có cơ sở khoa học để xem xét và tính toán, đồng thời
phải được cả bên gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại chấp thuận. Đây là vấn đề
không hề đơn giản.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước,
định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục,
có sự đóng góp rất quan trọng của các doanh nghiệp công nghiệp, trong đó có
ngành công nghiệp nặng như công nghiệp gang, thép. Nhiều nghiên cứu trước
đây cũng đã có những đánh giá về tác động môi trường, nhưng phần lớn các
nghiên cứu đó chỉ mới dừng lại ở đánh giá kỹ thuật của tác động môi trường, ít
có những nghiên cứu đầy đủ về đánh giá kinh tế, đặc biệt là đánh giá thiệt hại


kinh tế của tác động môi trường.
Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là xây dựng một qui trình dựa trên các cơ
sở khoa học và phương pháp luận đã có để xác định thiệt hại kinh tế do ô nhiễm
môi trường của một trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở
Việt Nam:
a)Xem xét, lựa chọn phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học
phù hợp để đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra
b) Xây dựng một mô hình tính toán cụ thể đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm
môi trường gây ra bởi 1 khu công nghiệp cụ thể.
c) Điều tra khảo sát tại địa bàn khu vực, sử dụng mô hình tính toán và các số
liệu thu thập liên quan, tiến hành đánh giá chi phí kinh tế do ô nhiễm môi
trường của khu công nghiệp vào 1 thời gian cụ thể (năm 2001).
d) Đề xuất một số các kiến nghị và giải pháp sau khi đã có các kết quả tính toán
về mức thiệt hại tại địa điểm nghiên cứu nhằm hướng tới phát triển sản xuất có
tính bền vững.
Để có thể tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện, cần sử dụng những
nguyên tắc cơ bản của kinh tế và quản lý môi trường áp dụng vào những điều
kiện cụ thể ở Việt Nam. Nguyên tắc kinh tế về sử dụng tài nguyên giả định
rằng quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một mặt tạo ra hàng
hoá và dịch vụ nhưng mặt khác nó cũng tạo ra những ngoại ứng đối với môi
trường, sự cần thiết phải tính tới chi phí xã hội trong các hoạt động sản xuất
hàng hoá và dịch vụ. Bởi lẽ trong quá trình sản xuất, các nhà sản xuất, các
doanh nghiệp thường chỉ quan tâm và chạy theo lợi nhuận cục bộ mà bỏ qua
chi phí xã hội, trong đó bao gồm cả chi phí môi trường. Vì vậy những ngoại
ứng môi trường do hoạt động sản xuất tạo ra nhất thiết phải được tính toán và
xem xét như là một phần quan trọng trong tổng chi phí sản xuất của sản phẩm.
Cách tiếp cận của nghiên cứu mang tính liên ngành vì nó liên quan đến mọi
hoạt động kinh tế trong khu vực nghiên cứu, những số liệu cụ thể trong thực tế
đòi hỏi phải có sự điều tra thu thập, kết hợp nhiều hình thức khác nhau tạo độ
tin cậy cao trong điều kiện cho phép.

Đáp ứng những mục tiêu và yêu cầu nói trên, chúng tôi lựa chọn địa bàn Khu
công nghiệp gang thép Thái Nguyên để điều tra và nghiên cứu.
1. Cơ sở khoa học của việc tính toán thiệt hại ô nhiễm.
Hoạt động kinh tế bao gồm có sản xuất và tiêu thụ, sản xuất chính là việc sử
dụng những dạng vật chất và năng lượng của tự nhiên biến đổi thành các dạng
khác có ích cho con người mà chúng ta gọi là hàng hóa. Kết quả cuối cùng của
sản xuất và tiêu thụ các dạng vật chất và năng lượng sẽ được hoàn trả về môi
trường dưới dạng chất thải. Ô nhiễm môi trường gây ra ngoại ứng tiêu cực, đó
là một tác động xảy ra trong sản xuất và gây ra thiệt hại cho các đối tượng khác
mà thiệt hại này không được tính đến trong giá cả hàng hoá trên thị trường. Khi
có ngoại ứng xảy ra thì cái được và cái mất của cá nhân khác với cái được và
cái mất của toàn xã hội. Hậu quả của hiện tượng này là giá hàng hoá không
phản ánh đầy đủ giá trị xã hội của hàng hoá, nói cách khác giá không nội hóa
các ngoại ứng để sản xuất hàng hoá. Một điểm mấu chốt nữa cũng hết sức cơ
bản đó là không có một cơ chế xác lập quyền sở hữu rõ ràng cho những yếu tố
môi trường như nước, không khí..., điều này quyết định tính phi kình địch của
bản thân nó trong nền kinh tế thị trường. Do đó, trên thị trường cũng dẫn tới sự
sai lệch về lượng sản xuất giữa mức hiệu quả cá nhân và mức hiệu quả xã hội,
vì thế nó gây ra một sự vô hiệu quả kinh tế do tổn thất phúc lợi xã hội.
Đánh giá kinh tế được xây dựng để tính toán các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm
gây ra, có rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng được chia thành hai loại
chính là các phương pháp đánh giá trực tiếp và các phương pháp đánh giá gián
tiếp. Các phương pháp trực tiếp được sử dụng để đánh giá thiệt hại vật chất hữu
hình và các thiệt hại đó thường có giá thị trường, đó là phương pháp thay đổi
năng suất, phương pháp chi phí sức khoẻ, phương pháp chi phí cơ hội, phương
pháp chi phí phòng ngừa, phương pháp chi phí thay thế. Các phương pháp đánh
giá gián tiếp thường được sử dụng để đánh giá các thiệt hại vô hình khó lượng
giá được trên thị trường. Hai phương pháp đánh giá gián tiếp được sử dụng
trong nghiên cứu này là: Phương pháp giá trị hưởng thụ và phương pháp đánh
giá ngẫu nhiên.

2. Đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra bởi Khu công
nghiệp gang thép Thái Nguyên.
Để có thể tính toán lượng hoá được tất cả các thiệt hại ô nhiễm môi trường là
rất khó khăn, vì thế trong phạm vi có thể, nghiên cứu chỉ cố gắng đưa ra mô
hình tính toán một số những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp chủ yếu do ô nhiễm
gây ra. Hoạt động kinh tế của Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên tác
động trực tiếp tới các thành phần môi trường: Không khí, nước, sinh vật, đất.
ảónh hưởng chính của những tác động này bao gồm: Giảm năng suất cây trồng
và vật nuôi, gây bệnh tật cho dân, gây tổn thất về thời gian làm việc của người
lao động, giảm giá đất của các hộ gia đình trong vùng bị ô nhiễm. Đồng thời
những nơi bị ô nhiễm, các hộ dân phải mất các chi phí phòng ngừa và khắc
phục ô nhiễm.
Trong nghiên cứu này, tổng thể nghiên cứu sẽ là toàn bộ các hộ dân ở phường
Cam Giá- Thái Nguyên vì Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên nằm hoàn
toàn ở phường này, đây cũng là nơi nhân dân tiếp cận với ô nhiễm nhiều nhất.
Trong đó các hộ gia đình được chọn mẫu điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên
theo các hướng và các khoảng cách khác nhau đến khu công nghiệp.
Mẫu điều tra được tính theo công thức:
n = t
2
x
δ

2
x N
E
2
xN+ t
2
x

δ

2
Trong đó: t: Phân vị chuẩn (thường =2 ở độ tin cậy 95%), (: Độ lệch chuẩn về
số hộ ở một cuộc điều tra đã có, E: Sai số chuẩn, N: Số hộ của tổng thể chung,
n: Số hộ của tổng thể mẫu.
Cũng có thể tính kích thước mẫu bằng 5% tổng số đơn vị của tổng thể chung.
Trong nghiên cứu vì chưa biết nên ta sẽ chọn cách 2 tức là kích thước mẫu sẽ
là: n= 0.05 x 2512= 125 hộ.
Các phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS và Excel. Trong 130 phiếu
phát ra, số phiếu thu về được là 100 (tỷ lệ 80%), tuy nhiên số phiếu hợp lệ để
có thể phân tích chỉ là 84 phiếu (tỷ lệ 69%). Mặc dù tỷ lệ này không cao nhưng
những thông tin thu về là có giá trị và được sử dụng trong các phân tích thống
kê và hồi qui kết hợp với các thông tin trong các dữ liệu gián tiếp khác.
Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra được tính bằng 3 phương
thức sau:
Thứ nhất: Đánh giá trực tiếp. Tổớng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm được tính
bằng tổng chi phí tính từ 6 loại: Chi phí thay đổi năng suất, chi phí sức khoẻ,
chi phí cơ hội, chi phí phòng ngừa, chi phí thay thế (khắc phục) và cuối cùng là
giá trị hưởng thụ.
Chi phí thay đổi năng suất tính thiệt hại kinh tế do giảm năng suất cây trồng vật
nuôi cụ thể. Chi phí sức khoẻ được tính chi phí trung bình vì thiệt hại cho 1 ca
bệnh dưới dạng tiền chữa bệnh đối với từng loại bệnh. Chi phí cơ hội tính sự
chênh lệch về thu nhập của người dân trong vùng ô nhiễm trước và sau khi mắc
bệnh (ở đây ta giả thiết là người dân bị thiệt hại thu nhập do phải nghỉ ngơi
điều trị bệnh). Chi phí phòng ngừa tính số tiền mà nhân dân phải bỏ ra hàng
năm để phòng ngừa ô nhiễm. Chi phí thiệt hại thay thế tính các chi phí để khắc
phục ô nhiễm hoặc sự cố môi trường do Khu công nghiệp gây ra. Tính giá trị
hưởng thụ trong nghiên cứu này, có một giả định là chất lượng môi trường
được coi như một yếu tố quyết định giá đất tại khu vực. Do có ô nhiễm nên giá

đất của một số các hộ dân sẽ giảm đi so với trường hợp không ô nhiễm, đánh
giá sự chênh lệch về giá này cho ta ước lượng sơ bộ được thiệt hại vô hình mà
ô nhiễm gây ra cho nhân dân.Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra năm
2001 ở bảng 1: (đơn vị: đồng)
Bảng 1



Chi phí giảm năng suất (T1) 0
Chi phí sức khỏe (T2) 12500000
Chi phí cơ hội(T3) 1600000
Chi phí phòng ngừa (T4) 106900000
Chi phí thay thế (T5) 20890000
Chi phí giá trị hưởng thụ (T6) 912250000
Tổng
T1+T2+T3+T4+T5+T6
105414 0000
Thiệt hại trung bình 1 hộ 420000
Thứ hai: Đánh giá gián tiếp. Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm tính theo
phương pháp WTA (bằng lòng chấp nhận).
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) dùng để tính toán mức độ sẵn sàng
chấp nhận trung bình của từng hộ dân trong khu vực nghiên cứu về số tiền mà
mỗi hộ kỳ vọng sẽ nhận được từ Khu gang thép trong 1 năm nếu được đền bù
thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Mức WTA này cũng chính là mức đánh
giá mức độ ô nhiễm mà khu công nghiệp gây ra cho mỗi gia đình. Kết quả tính
toán WTA được thể hiện ở bảng 2 (đơn vị: đồng).
Bảng 2

Số hộ điều tra
trong mẫu

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch
chuẩn
WTA 80 200000 12000000 2399900 2333800
Như vậy là trong 84 hộ được phỏng vấn có 4 hộ không trả lời câu hỏi này.
Trong 80 hộ còn lại chọn các mức WTA khác nhau, trong đó hộ muốn nhận
nhiều nhất là 12000000 đ/năm và hộ muốn nhận ít nhất là 200000 đ/năm.
Trung bình một hộ chấp nhận 2400000 đ/ năm. Tổng WTA của các hộ trong
tổng thể mẫu là 191000000 đ.

×