PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI(2 TIẾT)
1.Kiến thức.
- Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.
- Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ
nạn xã hội.
- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống
tệ nạn xã h
ội.
2. Kĩ năng.
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ
nạn xã hội.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà
trường, địa phương tổ chức.
- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng,
chống các tệ nạn xã hội.
3. Thái độ.
Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã
hội.
II.Chuẩn bị.
1.Giáo viên:Tranh về tệ nạn xã hội, bảng nhóm ghi câu hỏi thảo
luận,
2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
-Thảo luận nhóm.
- Phân tích tình huống.
- Sắm vai.
- Tìm hiểu liên hệ thực tế, bản thân.
IV.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
2.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
GV Cho HS quan sát, nhận xét tranh
về tệ nạn xã hội .
HS quan sát, trả lời câu hỏi:
1.Những hình ảnh các em vừa xem nói
lên điều gì?
2. Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội?
3. Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà
em biết?
GV nhận xét, dẫn vào bài học.
Chuyển ý:Xã hội ta đang đứng
trướcmột thách thức lớn, đó là các tệ
nạn xã hội, tệ nạn nguy hiểm nhất đó là
ma tuý, mại dâm , cờ bạc. Ba tệ nạn
I. Đặt vấn đề.
này đang làm băng hoại đến xã hội nói
chung và tuổi trẻ học đường nói riêng.
Vậy pháp luật có những quy định như
thế nào về phòng chống tệ nạn xã hội,
hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trong
bài học này.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK trang 34.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3
phút):
Nhóm 1,2: Em có đồng tình với ý kiến
của An không? Vì sao?Em sẽ làm gì
nếu các bạn lớp em cũng chơi như vậy?
TL: ý kiến của An là đúng. Vì lúc đầu
các em chơi tiền ít, sau đó thành quen,
ham mê sẽ chơi nhiều. Mà hành vi chơi
bài ăn tiền là hành vi đánh bạc, là hành
vi vi phạm pháp luật. Nếu các bạn
trong lớp chơi thì em sẽ ngăn cản hoặc
nhờ cô giáo can thiệp.
Nhóm 3,4: Theo em, P, H, và bà Tâm
có vi phạm pháp luật không và phạm
tội gì? Họ sẽ bị xử lí như thế nào?
TL: P vàH vi phạm pháp luật về tội cờ
bạc, nghiện hút. Bà Tâm vi phạm pháp
luật vì tội tổ chức bán ma tuý. Pháp luật
sẽ xử họ theo quy định, riêng P và H xử
theo tội của vị thành niên.
Nhóm 5,6: Qua 2 ví dụ trên các em rút
ra được bài học gì? Theo em cờ bạc,
ma tuý, mại dâm có liên quan đến nhau
hay không? Vì sao?
TL: Không chơi bài ăn tiền dù là ít,
không nghe kẻ xấu để nghiện hút….ba
tệ nạn này có liên quan mật thiết với
nhau và dẫn đến HIV/S
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm
báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ
sung.
GV nhận xét, giải thích rõ mối quan hệ
giữa cờ bạc, ma tuý, mại dâm, chuyển
sang phần hai .
GV đặt câu hỏi:
- Tệ nạn xã hội là gì? Cho ví dụ.
II. Nội dung bài học.
1. Tệ nạn xã hội là gì?
Là hiện tượng xã hội bao
gồm hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội, vi
phạm đạo đức, pháp luật,
gây hậu quả xấu về mọi
mặt đối với đời sống xã
hội. Có nhiều tệ nạn xã
hội nhưng nguy hiểm
nhất là cờ bạc, ma tuý,
mại dâm.
2. Tác hại:
- Nêu tác hại của tệ nạn xã hội đối với
xã hội, đối với gia đình, đối với bản
thân. Chứng minh.
HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận
xét, bổ sung.
GV nhận xét, diễn giải, đưa ra số liệu
cụ thể và kết luận nội dung bài học.
- Ảnh hưởng xấu: Sức
khoẻ, tinh thần, kinh tế,
hạnh phúc gia đình,
giống nòi, trật tự xã hội.
- Gây đại dịch AIDS, dẫn
đến cái chết.
4. Củng cố và luyện tập.
* Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai?
a. Gia đình. c. Nhà trường e. Cả 4 ý trên
b. Xã hội. d. Bản thân
. * Đáp án: e.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài kết hợp SGK trang 34,35.
- Làm bài tập 1,2,3 SGK trang 36.
- Xem phần bài học còn lại: Quy định của pháp luật và trách
nhiệm của chúng ta về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Xem trước bài tập 4,5,6 SGK trang 36,37.
- Tìm nguyên nhân và biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Chuẩn bị sắm vai tình huống: Miêu tả cuộc sống của gia đình
người nghiện.