QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ
TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
1.Kiến thức.
HS hiểu nội dung của quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc
quy
ền sở hữu của công dân.
2. Kĩ năng.
HS biết cách tự bảo vệ quyền sỡ hữu.
3.Thái độ.
Hình thành bồi dưỡng cho HS ý thức tôn trọng tài sản của mọi
người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sỡ hữu.
II.Chuẩn bị.
1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, bút dạ.
2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
Phương pháp diễn giải.
Phương pháp toạ đàm.
Phương pháp thảo luận.
IV.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
2.Kiểm tra bài cũ:
* Tác hại của tai nạn do vũ khí, cháy nổ và chất độc hại?(7
điểm)
- Mất tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội.
- Bị thương, tàn phế và chết người.
* Những loại, chất nào sau đây dễ gây tai nạn nguy hiểm cho con
người (đánh dấu X vào ô trống)(3 điểm)
-
Thốc nổ
-
Thuốc làm pháo
-
Dầu gội đầu
-
Xăng, dầu, ga
-
Cồn 90O
-
Thuốc trừ sâu
-
Thuốc diệt chuột, côn trúng
- Axít, thủy ngân
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học
GV: Cầm trong tay sách GDCD lớp 8 và
nói: “Cuốn sách này của tôi”. Tức là GV
đã khẳng định điều gì với quyển sách.
HS A: Cầm trong tay cái bút và nói: “Cái
bút này của em”. HS A đã khẳng định
điều gì với cây bút.
HS trả lời: GV là chủ sở hữu của quyền
sách.
HS A là chủ sở hữu của cái bút.
GV: Để hiểu thêm về vấn đề sở hữu,
chúng ta học bài hôm nay.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm
HS: Cử đại diện nhóm, thư ký
GV: Giao câu hỏi cho các nhóm.
Nhóm 1:
Câu 1: Những người sau đây có quyền
gì? (Em hãy chọn đúng các mục tương
ứng)
1)
Người chủ
chiếc xe máy
2)
Người được
giao, giữ xe
3)
Người mượn xe
a)
Giữ gìn bảo
quản xe
b)
Sử dụng xe để đi
c)
Bán, tặng, cho
người
Nhóm 2:
Câu 2: Người chủ xe máy có quyền gì?
(Em hãy chọn các mục tương ứng)
1)
Cất giữ trong
nhà
2)
Dùng để đi lại,
chở hàng
a)
Chiến hữu
b)
Sử dụng
c)
Định đoạt
I. Đặt vấn đề.
Đáp án :1-a,b,c
2-a
3-a,b
Đáp án:1-a; 2-b ;3-c
Đáp án: Bình cổ
3)
Bán, tặng, cho
mượn
Nhóm 3:
Câu 3:-Bình cổ ông An tìm được có
thuộc về ông An không? Vì sao?
-Ông An có quyền bán bình cổ không? Vì
sao?
HS: Các nhóm thảo luận.
HS: Cử đại diện nhóm trình bày.
HS: Cà lớp tranh luận.
GV: Nhận xét, giải đáp, đánh giá.
GV: Giải thích:
-Chiếm hưũ là chiếm giữ tài sản.
-Định đoạt là quyết định số phận tài sản.
-Sử dụng là dùng đúng mục đích.
GV: Kết luận, rút ra bài học.
Câu hỏi 1: Quyền sở hữu là gì?
Câu hỏi 2: Thế nào là quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt. Trong 3 quyền thì
quyền nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu hỏi 3: Công dân có các quyền sở hữu
nào? Ví dụ?
Câu hỏi 4: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của
công dân theo qui định của pháp luật? Ví
dụ?
Câu hỏi 5: Vì sao phải tôn trọng tài sản
của người khác. Nó thể hiện phẩm chất
đạo đức nào?
Câu hỏi 6: Nguyên tắc thực hiện quyền
sở hữu. Ví dụ?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Kết luận ý kiến HS.
GV: tóm tắt nội dung lên bảng hoặc chiếu
lên máy.
HS: Ghi bài vào vở.
không thuộc về ông
An vì bình cổ thuộc về
nhà nước. Ong An
không có quyền bán vì
chủ sở hữu mới có
quyền bán
II. Nội dung bài học.
1. Quyền sở hữu của
công dân là quyền của
công dân đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của
mình.
2. Quyền sở hữu tài sản
gồm:
-Quyền chiềm hữu: trực
tiếp nắm giữ, quản lý tài
sản.
-Quyền sử dụng: Khai
thác giá trị tài sản và
hưởng lợi từ giá trị sử
dụng tài sản.
-Quyền định đoạt: quyết
định đối với tài sản như
mua, tặng, cho.
3. Công dân có các
quyền:
-Thu nhập hợp pháp.
- Của cải để dành
-Sở hữu nhà ở
-Sở hữu tư liệu sinh hoạt
-Sở hữu vốn và tài sản
trong các doanh nghiệp.
GV: Nhắc nhở HS học kỹ nội dung.
GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi liên hệ
thực tế.
-Gia đình em có loại tài sản gì? (những
thứ đáng giá)
-Bác Hùng xin góp tiền vốn để nuôi Tôm.
Bác có quyền gì?
-Chú An mua máy xay xát để sản xuất.
Quyền tài sản của chú An là gì?
-Cô Hạnh có người bà con gửi biếu tiền,
cô có được sở hữu tiền này không?
HS: Nhận xét, tranh luận.
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV: Chiếu lên máy, hoặc viết lên bảng
phụ điều 58 Hiến pháp năm 1992. Điều
175 của Bộ luật Hình sự.
GV khẳng định lại nội dung bài học.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK
trang 46 (bài 1, 5).
GV: Phát phiếu học tập.
HS: Chia 2 khu vực, nhận câu hỏi.
Bài 1: Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi
với em đang lấy trộm tiền của một người
nào đó, em sẽ là gì? Vì sao em làm như
vậy?
Bài 5: Em hãy tìm một số câu ca dao, tục
ngữ có nội dung về tôn trọng tài sản của
người khác.
HS: Suy nghĩ cá nhân.
HS: Trả lời nhanh vào phiếu rồi lên bảng
trình bày.
HS: cả lớp nhận xét.
GV: Chữa bài tập và đánh giá.
4. Công dân có nghĩa vụ
tôn trọng quyền sở hữu
của người khác:
-Nhặt được của rơi trả
lại.
-Khi vay nợ phải trả đầy
đủ đúng hẹn.
-Khi mượn giữ gìn cẩn
thận, sử dụng xong phải
trả cho chủ sở hữu. Nếu
làm hỏng phải sửa chữa
và bồi thường tương ứng
giá trị tài sản.
-Nếu gây thiệt hại về tài
sản thì phải bồi thường
theo qui định.
III. Bài tập.
Đáp án:
Bài tập 1:
-Em sẽ làm động tác để
người có tài sản biết
mình bị mất cắp và sau
đó giải thích và khuyên
bạn.
-Vì người có tài sản phải
lao động vất vả để có
tiền, không nên vi phạm
tài sản của họ và hành vi
đấy là không thật thà và
tội đó là tội ăn cắp sẽ bị
pháp luật trừng trị.
Bài tập 5:
Cha chung không ai
khóc.
Của mình thì giữ bo bo.
Của người thì để cho bò
nó ăn.
4. Củng cố và luyện tập.
GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai (nếu còn thời gian).
GV: Đưa ra các tình huống (bài tập 2 SGK).
HS: Xây dựng kịch bản phân vai và lời thoại.
HS: nhận xét tiểu phẩm và rút ra bài học.
GV: Nhận xét, giải đáp.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài cũ:
-Học bài kết hợp SGK trang 45 .
-Làm bài tập còn lại SGK trang 46,47 .
Bài mới:
Chuẩn bị bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước
và lợi ích công cộng.
- Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 47.
- Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK trang 48.
- Xem bài tập SGK trang 49.