Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS part 9 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.18 KB, 8 trang )

65
kinh ngoại biên, thiếu máu, sỏi thận, đái máu, loạn dưỡng mỡ v.v trường
hợp quá mẫn nặng có thể xuất hiện Hội chứng Steven Jonhson. Các tác
dụng phụ không mong muốn này ảnh hưởng rất lớn đến sự tuân thủ của
người bệnh, làm người bệnh sợ phải dùng thuốc, không tin tưởng vào sức
khỏe của mình dẫn đến bỏ thuốc hoặc dùng thuốc không đều đặn.
 Thiếu hỗ trợ (gia đình, bè bạn, cán bộ y tế): sự hỗ trợ của cán bộ y tế, người
thân trong gia đình và bạn bè của người bệnh là yếu tố quan trọng đảm bảo
việc tuân thủ của người bệnh. Việc chia xẻ, an ủi và động viên cũng như
nhắc nhở hoặc giúp đỡ người bệnh uống đủ số lượng thuốc, đủ liều và đúng
giờ sẽ làm cho sự tuân thủ của bệnh nhân được tốt vì nhiều bệnh nhân
không thể tự giác nhớ được cách sử dụng đúng các thuốc theo chỉ định của
thày thuốc.
 Gánh nặng về tài chính: quá trình mắc bệnh kéo dài, phải chi phí cho cuộc
sống cũng như theo dõi điều trị, trong khi bệnh nhân không có khả năng tạo
ra thu nhập (do sức khỏe hoặc bị thất nghiệp) sẽ là gánh nặng tài chính
không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho cả những người khác trong gia đình
bệnh nhân. Những khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày sẽ
không đảm bảo cho sức khỏe thể chất và dễ làm cho bệnh nhân có những
sang chấn về tinh thần dẫn đến chán nản và tuyệt vọng.
 Những hạn chế về chế độ ăn liên quan đến sử dụng thuốc: do mỗi thuốc có
cách sử dụng khác nhau liên quan đến chế độ ăn như: có thuốc phải uống
khi no, có thuốc phải uống xa bữa ăn, có thuốc phải kiêng dùng bia - rượu
v.v điều này cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định làm bệnh nhân
nhiều khi sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn do bệnh nhân không nhớ hoặc
phải ngừng các thói quen như sử dụng bia rượu (ở những người bệnh nghiện
những đồ uống này).
11.4. Các biện pháp giúp bệnh nhân tuân thủ:
 Động viên và tạo mọi điều kiện để bệnh nhân đi khám và theo dõi sức khoẻ
đều đặn tại cơ sở y tế để được củng cố về tầm quan trọng của sự tuân thủ điều
trị.


 Cung cấp đầy đủ thông tin về điều trị ARV cho bệnh nhân: phác đồ điều trị,
loại thuốc, số viên thuốc, cách uống, cách bảo quan, tác dụng phụ của thuốc,
giá thuốc v.v
 Bệnh nhân phải nắm vững được tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, giúp
họ chủ động đưa ra kế hoạch để đảm bảo sự tuân thủ.
66
 Giúp bệnh nhân xây dựng được thời gian biểu dùng thuốc hợp lý và đúng
cách: gợi ý về giờ của các bữa ăn trong ngày, chỉ ra giờ dùng thuốc của các
loại thuốc phù hợp với giờ ăn.
 Động viên bệnh nhân nói về các rào cản sự tuân thủ của họ, giúp họ tìm
được cách khắc phục các rào cản này.
 Đối với bệnh nhân nghiện rượu và nghiện ma tuý: cần giúp đỡ họ cai
nghiện, giúp họ có được cuộc sống ổn định, có người hỗ trợ và giám sát điều
trị, nếu có điều kiện thì cung cấp chế độ điều trị theo phương pháp giám sát
trực tiếp (DOT).
 Vận dụng các nguồn lực để đảm bảo thuốc được cung cấp miễn phí, giúp
bệnh nhân giảm được gánh nặng về tài chính.
 Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, nhóm hỗ trợ cả về tinh thần và
vật chất, tạo niềm tin và lạc quan giúp bệnh nhân tuân thủ.
 Sản xuất các dạng thuốc phối hợp hai hay nhiều thành phần thuốc trong 1
viên để giảm gánh thuốc: điều này sẽ giúp bệnh nhân dễ nhớ giờ sử dụng thuốc
và không sợ phải uống quá nhiều thuốc.
12. Chăm sóc Hỗ trợ và giảm nhẹ cho bệnh nhân HIV/AIDS
12.1. Định nghĩa.
“Chăm sóc giảm nhẹ là chăm sóc toàn diện, tích cực những bệnh nhân mắc các
bệnh không thể điều trị khỏi. Kiểm soát các cơn đau và các triệu chứng khác,
kiểm soát các vấn đề về tâm lý, xã hội và tinh thần có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ là đạt được chất lượng cuộc sống tốt
nhất cho người bệnh và gia đình họ.”
12.2. Các nguyên tắc chung về chăm sóc hỗ trợ:

1- Giảm sự đau đớn và các triệu chứng đau một cách năng nổ và có kế
hoạch rõ ràng
2- Nâng cao nhân phẩm và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đến mức tối
đa
3- Bảo vệ bệnh nhân khỏi các điều trị y khoa ngoài ý muốn và không thích
đáng như các việc điều trị để kéo dài cuộc sống một cách không chính đáng.
4- Các hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội giúp cho bệnh nhân có một cuộc sống
tích cực và để chuẩn bị cho cái chết.
67
5- Các hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội giúp gia đình bệnh nhân đương đầu
trong hoàn cảnh đau yếu của bệnh nhân và trong sự ra đi của bệnh nhân.
6- Lường trước được các triệu chứng sẽ xảy ra và các vấn đề tâm lý xã
hội giúp đảm bảo cho bệnh nhân không phải bị đau đớn.
7- Có thể áp dụng sớm trong tiến trình mãn tính hoặc các bệnh đe dọa đến
tính mạng, song song với các điều trị đặc hiệu như các loại thuốc kháng
retrovút.
8- Tăng phần quan trọng khi các điều trị đặc hiệu trở nên không thích hợp,
thiếu hiệu quả, hoặc không khả thi.
9- Thường có thể cung cấp tại gia do các y tá hoặc các nhân viên y tế cộng
đồng
10- Thỉnh thoảng cần phải nhập viện để được điều trị một cách năng nổ cho
sự đau đớn khốc liệt hoặc các triệu chứng khác.
Bảng - Các thuốc dùng trong chăm sóc hỗ trợ để điều trị các triệu chứng
thường gặp trong HIV/AIDS
Triệu chứng

Các thuốc hỗ trợ

Liều khởi đầu thường dùng


Khó thở morphine (hoặc opioid khác)
lorazepam
5-10 mg uống hoặc TB/TM
0,5-2 mg uống hoặc TB/TM
Mệt mỏi/ kiệt

sức
methylphenidate
prednisone
testosterone
5-10 mg hai lần một ngày
10-40 mg ngày một lần
100-200 mg TB 2-4 tuần một lần

Chán ăn/ sụt

cân
megestrol acetate
oxandrolone
prednisone
dronabinol
400-800 mg/ngày (dạng dịch)
10-20 mg/ngày (chia liều nhỏ)
10-40 mg ngày một lần
2,5-5 mg 2-3 lần một ngày

Táo bón
lá cây keo
docusate
lá cây keo + docusate

bisacodyl

lactulose
sữa magie
8,6 mg (=một viên) 1-2 viên 2-3 lần/ngày
50-100 mg 3 lần một ngày
1-2 viên 2-3 lần một ngày
viên đặt hậu môn 1 v / đêm
viên 5 mg 1v / đêm
15-30 ml 1-3 lần một ngày
30 ml uống buổi tối hoặc ban đêm

Tiêu chảy
kaolin/ pectin
loperamide
diphonxylate + atropine Hcl
dung dịch paregoric (0,4 mg

morphine/ml)
1 thìa canh / đêm
2 v / đêm tới 4 lần / ngày
2,5-5 mg 2-3 lần / ngày
5-10 ml 1-3 lần một ngày
Buồn nôn
/
haloperidol 0,5-2 mg 3-4 lần một ngày
68
nôn prochloperazine

promethazine

metoclopramide
ondansetron

meclizine
scopolamine

lorazepam
dexamethasone (hoặc

cortecosteroid tương đương)
5-10 mg 3 lần/ngày, uống hoặc TB/tĩnh

mạch, hoặc đặt hậu môn
12,5-25 mg 3 lần/ngày uống hoặc TB/TM
5-10 mg TB/TM 3 lần/ngày
8 mg uống có thể tới 3 lần/ngày, 10 mg TM

có thể tới 3 lần một ngày
12,5-25 mg uống 3 lần/ngày
0,5 mg miếng dán da 72 giờ một lần
hoặc 0,1-0,2 mg/m
2
/ 6-8 giờ
0,5-2 mg uống, tới 3 lần/ngày
1-4 mg uống 4 lần/ ngày
Sốt acetaminophen
choline magie trisalicylate
ibuprofen
rofecoxib
dexamethasone

650-1000 mg uống/đặt hậu môn 6 giờ/lần
500-1000 mg uống 2-3 lần/ngày
200-600 mg uống 6 giờ/lần
12,5-50 mg uống 2 lần/ngày
4-16 mg ngày 1 lần hoặc chia liều nhỏ

Vã mồ hôi

indomethacin
cimetidine

10-25 mg uống 3 lần/ngày
400-800 mg uống 2 lần/ngày
Mất ngủ lorazepam
zolpidem
trazodone
amitriptyline
0,5-2 mg uống buổi tối
5-15 mg uống buổi tối
25-400 mg uống buổi tối
10-100 mg uống buổi tối
Kích động
/
mê sảng
haloperidol
chlorpromozine
0,5-2 mg uống hoặc TB tới 4 lần/ngày
25-50 mg uống hoặc TB tới 4 lần/ngày
Bảng - Danh mục thuốc thiết yếu cho chăm sóc hỗ trợ HIV/AIDS
Các Thuốc Giảm đau


Các Thuốc Cơ bản

Các Thuốc Thay thế

Các thuốc giảm đau

không có opioid(đau nhẹ)

- acid acetylsalicylic (ASA)
- paracetamol
- ibuprofen
- indomethicin
- choline magnesium

trisalicylate
- diflunisal
- naproxen
- diclofenac
- celecoxib
- rofecoxib
Các thuốc giảm đau

opioid
(đau nhẹ-tới-vừa)

- codein - dihydrocodein
- hydrocodone
- oxycodone
- tramadol

Các thuốc giảm đau

opioid
(đau vừa-đến-nặng)
- morphine - hydromorphone
- oxycodone
- fentanyl
69
- methadone
- buprenorphine
- pethidine
Các thuốc đối kháng

opioid
- naloxone - nalorphine
Các thuốc chống trầm

cảm
(phối hợp điều trị giảm

đau)
- ammitriptyline
- trazodone
- imipramine
- paroxetine

Các thuốc chống co giật
(phối hợp điều trị giảm

đau)

- gabapentin
- carbamazepine
- acid valproic
Các thuốc chống nôn - prochlorperazine
- haloperidol
- metaclopromide
- ondansetron
- scopolamine
Các thuốc nhuận tràng - lá cây keo
- docusate natri
- dầu khoáng
- lactulose
- hydroxide magie
- cám
- bisacodyl
- sorbitol
Các thuốc chống ỉa chảy - loperamide
- diphenoxylate

HCI/atropine sulfate
- paregoric (chứa morphine

0,4 mg/ml)
Các thuốc kháng

histamine
- hydroxyzine
- diphenhydramine

Các thuốc chống loạn


thần
- chlorpromazine
- haloperidole

Các thuốc kích thích tinh

thần
- methylphenidate

Các thuốc chống lo âu - diazepam
- lorazepam
- midazolam
- clonazepam
- buspirone
Các thuốc corticosteroid - dexamethasone
- prednisone
- prednisolone


70
13. Các biện pháp chống lây nhiễm trong quá trình phục vụ người bệnh
AIDS
13.1. Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và thân nhân:
13.1.1. Người bệnh HIV/AIDS
- Buồng riêng
- Dụng cụ chuyên môn: Dùng riêng, dụng cụ dùng 1 lần, nếu sử dụng lại phải
đảm bảo khử trùng đúng cách để diệt được vi rút và các mầm bệnh kèm theo
khác.
- Người bệnh đang mắc cấp tính các bệnh nhiễm trùng cơ hội có nguy cơ lây

nhiễm cao cho người xung quanh (như lao phổi tiến triển BK(+) ) cần phải
cách ly và luôn đeo khẩu trang cho tới khi điều trị tới giai đoạn không còn khả
năng lây nhiễm.
- Sách báo, ti vi, điện thoại: không cần dùng riêng
- Không tự ý di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong khu vực buồng bệnh nếu
không được sự đồng ý của nhân viên y tế.
- Tuyệt đối chấp hành các hướng dẫn của nhân viên y tế trong khi làm thủ
thuật, lấy máu xét nghiệm, tiêm truyền, hoặc chăm sóc các vết thương lở loét ở
ngoài da.
13.1.2. Nhân viên y tế chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
- Nên phân công riêng: những nhân viên được phân công chăm sóc người bệnh
HIV/AIDS phải được tập huấn.
- Tăng cường quan hệ nhân viên với người bệnh, nhân viên với thân nhân
- Chăm sóc kết hợp với tư vấn
- Tiếp xúc máu, bệnh phẩm, dịch thể, chất thải: Đeo găng tay, thay găng mỗi
lần dùng và rửa tay ngay.
- DNT, dịch khớp, màng phổi, màng tim, màng bụng, màng ối: áp dụng như
trên
- Với mồ hôi, nước mắt, dịch mũi, chất nôn, phân nước tiểu: Không cần (trừ
khi có lẫn máu)
- Không cầm thẳng dụng cụ sắc nhọn (khi mổ, thủ thuật, tiêm chích)
71
- Khi bị xây sát hoặc nhiễm bệnh phẩm có máu vào da: Rửa xà phòng, dùng
cồn 90
0
, iode và báo cáo người phụ trách
- Khi mổ, đỡ đẻ, nhổ răng, làm thủ thuật có nguy cơ dính máu: Phải đủ găng,
áo choàng, khẩu trang, mũ kính. Có sẵn xà phòng, nước sát trùng.
- Cấm hồi sức miệng – miệng
- Rửa tay trước và sau khi khám bệnh hoặc làm thủ thuật, tiêm truyền cho bệnh

nhân.
13.1.3. Thân nhân ở lại chăm sóc
- Phải được sự đồng ý của Viện, khoa
- Được trang bị những kiến thức cơ bản về lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm
trùng cơ hội bệnh nhân có thể mang theo.
- Không tuỳ tiện thay đổi người chăm sóc.
- Đeo găng, khẩu trang khi chăm sóc
13.1.4. Nhân viên y tế và thân nhân chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
- Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS và người
nhà trông nom bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ HIV.
- Khi bị xây sát, dính máu: Kiểm tra ngay tình trạng HIV và xem xét điều trị
phơi nhiễm nếu cần thiết theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Nhân viên buồng mổ, buồng hồi sức, XN máu, Labo vi sinh: cũng cần được
định kỳ kiểm tra HIV.
13.2. Ngăn ngừa nguy cơ lan truyền HIV sang các người khác trong bệnh
viện.
13.2.1. Sử dụng máu:
- Hạn chế tối đa truyền máu: do các xét nghiệm sàng lọc máu vẫn là xét
nghiệm phát hiện kháng thể nên vẫn thể có xác xuất nhỏ là mẫu máu truyền lấy
ở trong thời kỳ cửa sổ. Vì vậy, cần chỉ định truyền máu hết sức chặt chẽ để làm
giảm nguy cơ lây nhiễm tuy chỉ với xác xuất nhỏ này.
- Kiểm tra HIV người bán máu, hiến máu.
- Cấm dùng máu, mô, cơ quan, tinh dịch của người nhiễm HIV.
72
- Cấm sản xuất thuốc, dược phẩm từ nhau thai, phủ tạng người nhiễm
HIV.
- Labo truyền máu: Ghi đầy đủ kết quả XN HIV (họ tên, địa chỉ, thời
gian, kết quả, kỹ thuật, người XN)
- Trong trường hợp cần truyền máu cấp cứu không có điều kiện thử
HIV: Dùng máu phù hợp của bố mẹ, anh chị em nhưng phải có ký kết tự

nguyện đồng ý
- Labo truyền máu ghi đầy đủ về truyền máu (họ tên người bệnh, thời
gian, loại máu, nhóm máu, Markers virus viêm gan, HIV, số ký hiệu, tên và địa
chỉ người cho máu).
13.2.2. Sử dụng dụng cụ trong chẩn đoán và điều trị:
- Khi lấy máu đầu ngón tay: Dùng kim riêng, cấm dùng bấm tự động.
Với người HIV (+): Dùng xong huỷ (đốt, chôn)
- Lấy máu TM: dùng kim riêng, sau hủy luôn.
- Cấm bỏ kim và bơm tiêm đã dùng vào chung xoong đang luộc
- Với các kim thủ thuật sử dụng lại, dùng xong phải ngâm vào dung
dịch sát khuẩn, sau đó thông kim và rửa bơm tiêm thật kỹ rồi đem
khử trùng bằng luộc, hấp hoặc bằng cách dung dịch tiệt khuẩn.
- Dùng bơm tiêm
- Với người bệnh nội trú: Dành riêng mỗi người bệnh 1 hộp bơm
tiêm
- Với người bệnh HIV/AIDS: Bắt buộc dùng loại 1 lần, dùng xong
đem đốt, chôn.
- Dụng cụ đặc biệt: Chữa răng, dụng cụ nội soi, chọc tuỷ sống, khử
khuẩn sau mỗi lần dùng.
- Ống thông dẫn lưu: Dùng 1 lần
- Khi châm cứu: Với người bệnh nội trú giao mỗi người 1 hộp kim. Với
người bệnh ngoại trú: để riêng hộp đã dùng và chưa dùng
- Dụng cụ mổ đẻ: Sau mỗi lần dùng mổ 1 người bệnh phải lau chùi và
khử trùng, tuyệt đối không dùng 1 dụng cụ cho 2 người bệnh

×