Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PRONET VÀO BÌNH SAI LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG; ĐO VẼ CHI TIẾT CÁC KHU CHỨC NĂNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 29 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bản đồ là một bản vẽ biểu thị khái quát, thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc bề mặt
của một thiên thể khác trên một mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định.
Bản đồ là một phương tiện để học tập, giúp tìm đường đi, xác định được vị trí
địa lý một điểm nào đó trên mặt đất, biết được hình dạng và quy mô của châu lục
này so với châu lục khác.
Để xây dựng bản đồ một cách nhanh chóng, chính xác giải pháp hữu hiệu
nhất là ứng dụng công nghệ thông tin. Với sự ra đời của các thiết bị phục vụ cho
công tác nội nghiệp, ngoại nghiệp như máy toàn đạc điện tử, máy đo cao có độ
chính xác rất cao, các máy GPS ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu và các phần
mềm chuyên ngành như: Microstation, Famis, Pronet…đã cho phép tự động hóa
công tác đo đạc bản đồ, giảm ảnh hưởng của sai số đồ họa và sai số tính diện
tích. Việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành và máy toàn đạc điện tử đã
giúp cho quá trình đo vẽ và thành lập bản đồ được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Trường Đại học Nông lâm là một trường Đại học thành viên của Đại học
Huế có nhiều khu chức năng như giảng đường, phòng thí nghiệm, các phòng ban
chức năng...bố trí trên một khu vực rộng khoảng 6,5 ha. Đây là nơi làm việc,
công tác của các cán bộ, giảng viên trong trường cũng như là nơi học tập, gặp
gỡ, nghiên cứu, sinh hoạt của sinh viên trong trường.
Mật độ các công trình xây dựng khá cao nên cũng phần nào gây ra những
khó khăn cho tân sinh viên cũng như khách của trường khi đến liên lạc, công tác.
Từ những vấn đề nêu trên, và để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu
cũng như hiểu rõ hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thành lập bản đồ
dạng số, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm
Pronet vào bình sai lưới khống chế mặt bằng; đo vẽ chi tiết các khu chức
năng trường Đại học Nông Lâm Huế ”
1
1.2 Mục đích
Tìm hiểu khả năng ứng dụng của các phần mềm chuyên ngành quản lý đất
đai để thành lập bản đồ.


Sử dụng thành thạo phần mềm Microstation, Famis và Pronet.
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài.
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng ứng dụng các phần mềm
vào việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Tập làm quen và rút ra kinh nghiệm cho kỳ thực tập tốt nghiệp sắp tới.
1.3 Yêu cầu
Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên ngành dùng cho ngành quản
lý đất đai, đặc biệt là phần mềm Microstation, Famis.
Rèn luyện và nâng cao kỹ năng sử dụng máy toàn đạc điện tử và máy GPS
để đo đạc. Phương pháp thành lập, nội dung và ký hiệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT và
Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Bản đồ các khu chức năng phải cụ thể, chính xác và phản ánh đúng hiện
trạng của khu vực thành lập.
2
PHẦN II : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Xây dựng lưới khống chế phục vụ công tác đo vẽ
2.1.1. Khái niệm và yêu cầu kỹ thuật
2.1.1.1. Khái niệm lưới khống chế mặt bằng
Lưới khống chế trắc địa là hệ thống các điểm được chọn và đánh dấu mốc
chắc chắn trên mặt đất, chúng liên kết với nhau tạo thành các mạng lưới. Tiến
hành đo đạc các yếu tố cần thiết, xử lí số liệu và tính ra toạ độ của các điểm theo
một hệ thống toạ độ thống nhất.
Lưới khống chế mặt bằng là lưới xác định mặt bằng của các điểm của lưới
khống chế ( tức là xác định toạ độ X và toạ độ Y của các điểm khống chế), lấy
đó làm căn cứ để tiến hành đo đạc chi tiết trong khu vực đo vẽ.
Lưới khống chế mặt bằng được xây dựng trên nguyên tắc từ toàn diện đến
cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp.
Hiện nay lưới khống chế mặt bằng được phân loại như sau:

- Lưới khống chế mặt bằng nhà nước: Gồm các điểm tam giác hoặc đường
chuyền gồm 4 hạng : hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.
- Lưới khống chế mặt bằng khu vực:
Mật độ điểm của lưới nhà nước không đủ để đo vẽ, do đó phải tăng dày
điểm khống chế lên, nghĩa là xây dựng thêm lưới khống chế khu vực ở dạng giải
tích cấp 1 và cấp 2. Các lưới này bao gồm như lưới tứ giác trắc địa, đa giác trung
tâm, chuỗi tam giác nằm giữa hai cạnh cố định. Các lưới này được xây dựng dựa
trên các điểm khống chế của lưới nhà nước.
- Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ :
+ Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ gồm các điểm tam giác nhỏ và các điểm
đường chuyền cấp 1 và cấp 2.
+Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ làm cơ sở để đo vẽ trực tiếp các điểm chi
tiết, và nó cũng là cơ sở để chuyển các điểm thiết kế ra ngoài thực địa.
3
+ Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ thường được xây dựng ở dạng đường
chuyền kinh vĩ hở, đường chuyền kinh vĩ khép kín, đường chuyền điểm nút…
2.1.1.2. Các chỉ tiêu cơ bản của lưới đường chuyền
Chiều dài lớn nhất của đường chuyền đơn( [S] max)
Sai số trung phương đo góc( m ß”)
Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs/ [S]
Bảng 1: Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền
TT
Tỷ lệ BĐ
[S]max( m) m
β
” fs/[S]
KV1 KV2 KV1 KV2 KV1 KV2
1
KHU VỰC ĐÔ THỊ
1: 500 ;

1:1000 ; 1:20000
600 300 15 15 1:4000 1:4000
2
KHU VỰC NÔNG THÔN
1:1000 900 500 15 15 1:4000 1:2000
1:2000 2000 1000 15 15 1:4000 1:2000
1:5000 4000 2000 15 15 1:4000 1:2000
1: 10000; 1: 25000 8000 6000 15 15 1:4000 1:2000
( Nguồn: Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT).
Đối với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút,
giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài quy định ở bảng trên.
Chiều dài cạnh đường chuyền không vượt quá 400m và không ngắn hơn
20m. Riêng đối với đường chuyền cấp 2 ở khu vực đô thị cho phép cạnh ngắn
nhất không quá 5m.
4
Chiều dài của 2 cạnh liền nhau của đường chuyền không chênh lệch nhau
quá 2,5 lần. Số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cho tỷ lệ 1: 500 - 1: 5000
và không quá 25 cho tỷ lệ 1: 10000 - 1: 25000.
Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,015m.
Sai số khép góc trong đường chuyền không vượt quá đại lượng f
kh
= 2t
n
Trong đó : 2t là độ chính xác của máy.
n là góc trong đường chuyền.
 Các yêu cầu kỹ thuật của đường chuyền toàn đạc.
Mật độ các điểm trong lưới đường chuyền, kết hợp với các điểm trạm đo
xác định bằng phương pháp khác nhau phải đảm bảo cho việc tiến hành đo vẽ
chi tiết với các chỉ tiêu quy định ở bảng sau:
Bảng 2: Các yêu cầu kỹ thuật của đường chuyền toàn đạc

Tỷ lệ đo vẽ
Chiều dài lớn nhất của
đường chuyền( m)
Chiều dài lớn nhất
của cạnh( m)
Số cạnh tối đa
1:500 200 100 4
1:1000 300 150 6
1:2000 600 200 8
1:5000 1200 300 10
1:10000 3000 400 15
1:25000 5000 400 20
(Nguồn: giáo trình đo đạc địa chính của Nguyễn Trọng San)
Sai số định tâm máy không quá 3 mm, độ cao máy, độ cao gương phải
ngắm đến cm.
Khi đo lưới khống chế đo vẽ cần chú ý các điểm sau:
5
Góc của lưới khống chế đo vẽ phải được đo 2 lần bằng các loại máy có độ
chính xác nhỏ hơn 10”, giữa các lần đo thay đổi vị trí bàn độ đi 90
0
.
Nếu sử dụng máy có độ chính xác từ 1”- 5” thì góc của lưới khống chế đo
vẽ cấp 1, cấp 2 chỉ đo một lần đo.
Cạnh của lưới đường chuyền kinh vĩ, cạnh đáy trong lưới tam giác thường
đo bằng máy điện quang, máy toàn đạc điện tử. Cạnh đo 2 lần đo riêng biệt,
chênh lệch kết quả giữa các lần đo

2a ( a là hằng số của máy).
2.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các phương pháp xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất

2.2.1. Khái niệm và vai trò của bản đồ HTSDĐ
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất HTSDĐ là bản đồ thể hiện sự phân bố các
loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời
điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vi hành chính các cấp, vùng địa lí tự
nhiên - kinh tế và cả nước.
Bản đồ HTSDĐ dạng số là bản đồ được số hoá từ các bản đồ HTSDĐ đã có
hoặc được thành lập bằng công nghệ số.
Bản đồ HTSDĐ là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý nhà
nước về đất đai, lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cùng nhiều mục đích
chuyên ngành khác; cần thiết cho việc quản lý, định hướng phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh, quốc phòng. Đối với công tác quản lý đất đai, bản đồ HTSDĐ được
sử dụng làm căn cứ để giải quyết các bài toán tổng thể cần đến các thông tin hiện
thời về bề mặt thực phủ. Bản đồ HTSDĐ là nguồn dữ liệu đầu vào rất có giá trị
cho hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cho các ngành sử dụng nhiều đất như
nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, xây dựng… và nhiều vùng lãnh thổ,
cấp hành chính như xã, huyện, tỉnh, toàn quốc.
2.2.2. Các phương pháp thành lập BĐ HTSDĐ
Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc vệ tinh có độ phân giải cao
đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao.
6
Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước.
Trong đó phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ từ bản đồ địa chính được
sử dụng khá phổ biến.
“Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố liên quan,
lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt ”
Các bước thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử
dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở thể hiện qua sơ đồ sau
7



( Hình 1: Sơ đồ thành lập bản đồ HTSDĐ dựa vào bản đồ địa chính )
2.3 Giới thiệu các phần mềm sử dụng để thành lập bản đồ HTSDĐ
2.3.1 Giới thiệu phần mền Pronet
Phần mềm Pronet là phần mềm xử lý số liệu trắc địa, phục vụ công tác lập
lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình. Phần mềm Pronet được nghiên
cứu và phát triển từ năm 1995. Đây là phần mềm chuyên dụng để tự động hoá
8
Điều tra, thu thập,
đánh giá , xử lý số
liệu
Kiểm tra, nghiệm thu
và giao nộp sản phẩm
Viết thuyết minh quá
trình thành lập bản đồ
HTSDĐ
Trình bày bố cục nội
dung bản đồ HTSDĐ
Thu bản đồ địa chính
về tỷ lệ của bản đồ
HTSDĐ cùng cấp
Điều tra, thu thập,
đánh giá , xử lý số
liệu
Bản đồ địa chính
Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước
Số liệu thống kê diện tích đất đai
Các tài liệu khác
Ranh giới các khoanh đất

Ranh giới khu dân cư nông thôn, khu đô thị,
khu kinh tế, khu CN cao, nông lâm trường
Thu tỉ lệ bản đồ địa chính về tỷ lệ bản đồ
HTSĐ
Tổng hợp các yếu tố nội dung
công tác xử lý số liệu trắc địa trên máy tính, đặc biệt với số lượng lớn. Ngoài ra
Pronet còn cung cấp nhiều tiện ích khác cho người sử dụng như: Uớc tính độ
chính xác của lưới, xử lý điểm đo chi tiết.
Hình 2: Thanh menu của phần mềm Pronet.
Trong menu này có 2 môđun quan trọng là bình sai lưới mặt bằng và bình
sai lưới độ cao. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ sử
dụng môđun bình sai lưới mặt bằng mà thôi, bởi lẽ khu vực nghiên cứu ( Trường
Đại học Nông lâm Huế) có địa hình bằng phẳng.
Để bình sai được bằng phần mềm Pronet chúng ta phải sử dụng một file số
liệu đầu vào được soạn thảo trên Notepad có định dạng là Tênfile.sl. Sau khi bình
sai xong phần mềm sẽ cho ra 4 file khác có định dạng và ý nghĩa như sau.
- Tênfile.bs đây là file chứa kết quả bình sai.
- Tênfile.err đây là file báo lổi, trong quá trình nhập dữ liệu nếu sai khuôn
dạng dữ liệu thì Pronet sẽ báo lỗi..
- Tênfile.kl đây là file chứa kết quả tính khái lược.
- Tênfile.xy là file chứa kết quả toạ độ gần đúng của các điểm trong lưới.
2.3.2. Phần mềm MicroStation
Phần mềm Microstation là phần mềm về đồ hoạ và thiết kế rất mạnh,chạy
trong môi trường Windown 95, 98, NT. Đây cũng là phần mềm đồ hoạ cho các
công cụ của công nghệ integraph hiện đang sử dụng rộng rãi trong các ngành như:
số hoá và biên tập bản đồ, xử lý ảnh số, hệ thống thong tin địa lý GIS, quy hoạch.
Microstation cho phép xây dựng , quản lý các đối tượng đồ hoạ, thể hiện các
đối tượng trên BĐĐC. Các đối tượng đồ hoạ này được phân lớp (level) và có
thuộc tính thể hiện tương ứng với các đối tượng trên bản đồ.Các lớp thông tin
chính của BĐĐC bao gồm:

Ranh giới thửa đất
Ranh giới hệ thống thủy văn
9
Ranh giới hệ thống giao thông
Địa danh
………….
2.3.3 Phần mềm famis
“Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadstral
Mapping Intergrated Software – FAMIS)” là một phần mềm nằm trong hệ thống phần
mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
Famis có khả năng xử lý số liệu cho ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản
lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại
nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản
đồ địa chính số kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ
liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất.
 Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo.
- Quản lý khu đo.
- Thu nhận số liệu trị đo.
- Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo, để hiển thị, tra cứu và sữa
chữa trị đo.
- Công cụ tích toán: Famis cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính
toán: Giao hội( thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, đóng hướng,
cắt cạnh thửa…
- Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy
in. máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác
nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR.
- Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ.
 Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.
- Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Từ cơ sở dữ liệu trị đo.

10
+ Từ các hệ thống GIS khác.
+ Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số.
- Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn. Famis cung cấp bảng
phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính.
- Tạo vùng, tự động tính diện tích. Tự động sữa lổi.
- Gán thông tin địa chính ban đầu.
- Thao tác trên bản đồ địa chính: Các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản
đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động
- Tạo hồ sơ thửa đất: Hồ sơ kĩ thuật thửa đất, trích lục, GCN.
- Xử lý bản đồ: Nắn bản đồ, tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu, vẽ nhãn
bản đồ từ trường số liệu.
- Liên kết với cơ sở dữ liệu Hồ sơ địa chính.
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
11

×