Tải bản đầy đủ (.ppt) (122 trang)

Chương V HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.54 KB, 122 trang )


Chương V
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ
THẶNG DƯ

I
I
. SỰ CHUYỂN HÓA TIỀN
. SỰ CHUYỂN HÓA TIỀN
THÀNH TƯ BẢN
THÀNH TƯ BẢN

1. Công thức chung của tư bản
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng
thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư
bản lúc đầu đều thể hiện dưới hình thái một số tiền nhất
định.
Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là
tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản.
- Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền được coi là
thông thường vận động theo công thức: H – T – H (hàng –
tiền – hàng),
Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến
thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng
được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Nghĩa là sự chuyển hóa của hàng thành tiền, rồi tiền lại
chuyển hóa thành hàng hóa, ở đây tiền tệ không phải là tư
bản, mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó.


- Còn tiền được coi là tư bản vận động theo công thức:
T – H – T (tiền – hàng – tiền),
+ So sánh công thức H -T – H và công thức T – H – T:
* Những điểm giống nhau:
Cả hai sự vận động đều do hai giai đoạn đối lập nhau là
mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân
tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có
quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.
Nhưng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức.
Tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hàng
hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền.
Đây là công thức lưu thông của tư bản.

* Giữa hai công thức đó có những điểm khác
nhau về chất:
§. Lưu thông hàng hóa giản đơn (H -T – H) bắt đầu bằng
việc bán (H – T) và kết thúc bằng việc mua (T – H).
§. Ngược lại, lưu thông của tư bản (T – H – T )bắt đầu
bằng việc mua (T – H) và kết thúc bằng việc bán (H – T).
Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình này đều là
hàng hóa (H), còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian.
Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá
trình, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian;
tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra
rồi thu về.

§. Còn mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá
trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm.
§. Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử
dụng để thỏa mãn nhu cầu, nên các hàng hóa trao đổi phải

có giá trị sử dụng khác nhau.
Nên công thức vận động đầy đủ của lưu thông hàng hóa
giản đơn là H – T – H’. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn
thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng
mà người đó cần đến.
Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số ứng ra, nên công
thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T’, trong đó:
T’ = T + ΔT.
Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra (ΔT), C.Mác gọi là
giá trị thặng dư (ký hiệu là m). Số tiền ứng ra ban đầu đã
chuyển hóa thành tư bản.
Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá
trình vận động trở nên vô nghĩa.

Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích lưu
thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự
vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá
trị là không có giới hạn.
C.Mác gọi công thức T – H – T’ là công thức chung của tư bản.
Vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông
dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản
công nghiệp hay tư bản cho vay.
Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức
vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra với giá
đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên.
Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng cũng không
thể tránh khỏi những giai đoạn T – H và H – T’.
Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉ là
công thức trên được rút ngắn lại T – T’.
C.Mác chỉ rõ: “Vậy T – H – T’ thật sự là công thức chung của tư

bản, đúng như nó xuất hiện trong lưu thông”.

2. Mâu thuẫn của công thức chung
Bản chất của công thức T – H – T’ là giá trị đẻ ra giá trị
thặng dư. Trong công thức T – H – T’. Trong đó:
T’ = T + ΔT.
- Phải chăng giá trị thặng dư đẻ ra trong lưu thông?
Trong lưu thông chúng ta xem xét ở hai trường hợp:
+ Trường hợp trao đổi ngang giá
+ Trường hợp trao đổi không ngang giá:
Có thể có ba trường hợp xảy ra, đó là:
* Giả định rằng có một nhà tư bản nào đó có hành vi bán
hàng hóa cao hơn giá trị 10% chẳng hạn.
* Giả định rằng lại có một nhà tư bản nào đó có hành vi
mua hàng hóa thấp hơn giá trị 10%, để đế khi bán hàng
hóa theo giá trị anh ta thu được 10% là giá trị thặng dư.
Nhưng giá trị thặng dư (ΔT) do đâu mà có?

* Giả định rằng, trong xã hội tư bản lại có một số kẻ giỏi bịp
bợp, lừa lọc, bao giờ hắn cũng mua được rẻ và bán được đắt.
Như vậy, trong lưu thông dù người ta trao đổi ngang giá hay
không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng
không tạo ra giá trị thặng dư.
- Phải chăng giá trị thặng dư đẻ ra ngoài lưu thông?
Ngoài lưu thông chúng ta xem xét ở hai trường hợp:
* Ở ngoài lưu thông, nếu người trao đổi vẫn đứng một mình với
hàng hóa của anh ta, thì giá trị của những hàng hóa ấy không hề
tăng lên một chút nào.
* Ở ngoài lưu thông, nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm
giá trị mới cho hàng hóa, thì phải bằng lao động của mình.

(Tiền để trong két, hàng hóa để trong kho).
Chẳng hạn, người thợ giầy đã tạo ra một giá trị mới bằng cách
lấy da thuộc để làm ra giầy. Trong thực tế, đôi giầy có giá trị lớn
hơn da thuộc, vì nó đã thu hút lao động nhiều hơn, còn giá trị
của bản thân da thuộc vẫn y như trước, không tự tăng lên.

Ví dụ nữa: Chẳng hạn, người thợ may đã tạo ra một giá trị
mới bằng cách lấy vải để làm ra quần áo. Trong thực tế, quần
áo có giá trị lớn hơn vải, vì nó đã thu hút lao động nhiều hơn,
còn giá trị của bản thân tấm vải vẫn y như trước, không tự tăng
lên.
Đến đây có thể nhận thấy: “Vậy là tư bản không thể xuất
hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài
lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời
không phải trong lưu thông”.
Hay nói cách khác, giá trị thặng dư vừa sinh ra trong quá
trình lưu thông, lại vừa không thể sinh ra trong quá trình lưu
thông; vừa sinh ra ngoài lưu thông, lại vừa không sinh ra
ngoài lưu thông.
Đó chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của
tư bản. C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu
thuẫn đó bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.

3. Hàng hóa sức lao động
Nếu lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa làm cơ
sở thì sự tăng thêm giá trị của quá trình vận động T – H – T’
không thể phát sinh từ bản thân tiền tệ. Vì sao?
Vậy phải tìm sự sinh sôi nảy nở của giá trị trong bản thân
hàng hóa.
* Trước hết chúng ta hãy xem xét hành vi bán hàng

hóa (H – T):
Sự chuyển hóa đó, tức sự sinh sôi nảy nở không thể phát
sinh trong hành vi bán hàng hóa (H – T), vì sao?
Vì trong hành vi này giá trị của hàng hóa chỉ đơn thuần
chuyển từ hình thái tự nhiên của nó sang hình thái tiền tệ.
Vì trong việc mua bán hàng hóa, tiền tệ chỉ là phương tiện lưu
thông để thực hiện giá cả hàng hóa, nên trước sau giá trị của nó
vẫn không thay đổi.

* Bây giờ chúng ta hãy xem xét hành vi mua hàng
hóa (T – H):
Ta thấy có sự trao đổi giữa những vật ngang giá
và do đó hàng hóa không có nhiều giá trị trao đổi
hơn số tiền chuyển thành hàng hóa ấy.
Nhưng hàng hóa thông thường khi đem tiêu dùng
hay sử dụng, thì sau một thời gian tiêu dùng nhất
định cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó sẽ tiêu biến
theo thời gian.
Vậy là giá trị thặng dư không thể tìm thấy trong
giá trị trao đổi của hàng hóa vì trong trao đổi người
ta trao đổi những vật ngang giá. Vậy thì nó chỉ có
thể tìm thấy ở giá trị sử dụng của hàng hóa mà
thôi.

Do đó, hàng hóa đó không thể là hàng hóa thông
thường, mà nó phải là một thứ hàng hóa đặc biệt.
Thứ hàng hóa đặc biệt đó là sức lao động mà nhà
tư bản đã tìm thấy trên thị trường.
Ở giá trị sử dụng của thứ hàng hóa đặc biệt đó có
đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị, hơn nữa sinh

ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Như vậy, sức lao động biến thành hàng hóa là điều
kiện tiên quyết để tiền biến thành tư bản.

a. Sức lao động và điều kiện để sức lao
động trở thành hàng hóa
- Sức lao động
Theo C.Mác: “Sức lao động là toàn bộ các thể lực
và trí lực ở trong thân thể một con người, trong
nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí
lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản
xuất ra những vật chất có ích”.
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là
điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng không phải
bất kỳ điều kiện nào sức lao động cũng là hàng
hóa.

- Điều kiện để sức lao động trở thành
hàng hóa
Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong
những điều kiện lịch sử nhất định sau:
* Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự
do về thân thể, làm chủ được sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao động của mình như
một hàng hóa.
* Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt
hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, họ trở
thành “vô sản”, để tồn tại buộc người đó phải bán
sức lao động của mình để sống.
Sự tồn tại đồng thời của hai điều kiện nói trên tất

yếu biến sức lao động thành hàng hóa.

b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
- Giá trị hàng hóa sức lao động
Giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.
Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với
hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần
và lịch sử.
Lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây
hợp thành
* Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần
cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản
thân người công nhân.
* Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
* Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần
thiết cho con cái người công nhân.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử
dụng như bất kỳ một hàng hóa thông thường nào. Giá trị sử
dụng của hàng hóa sức lao động, cũng chỉ thể hiện ra trong quá
trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của
người công nhân.
Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao động
khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường ở chỗ:
+ Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng
thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo
thời gian.
+ Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá

trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá
trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng
hóa sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà
nhà tư bản sẽ chiếm đoạt.

Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức
lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn
gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra
giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của
công thức chung của tư bản.
Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện
của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện
để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.

II
II
. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA
. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG
XÃ HỘI TƯ BẢN
XÃ HỘI TƯ BẢN

1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị
sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không
phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị. Hơn nữa, cũng
không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng
dư.

Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư trước hết nhà
tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó,
vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi và giá
trị thặng dư.
Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự
thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử
dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.

- Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá
trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất
mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm sau:
+ Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư
bản, lao động của anh ta thuộc về nhà tư bản giống như các
yếu tố khác của sản xuất và được nhà tư bản sử dụng sao
cho có hiệu quả.
+ Hai là, sản phẩm là do lao động của người công nhân tạo
ra, nhưng nó không thuộc về người công nhân mà thuộc
sở hữu của nhà tư bản.
- Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta
hãy lấy việc sản xuất sợi của một nhà tư bản làm ví dụ.
Nó là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử
dụng và quá trình lớn lên của giá trị hay là quá trình sản
xuất ra giá trị thặng dư.

Giả định để sản xuất 10 kg sợi, nhà tư bản cần 10 kg bông
và giá 10 kg bông là 10 $.
Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao
động trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 $.
Giá trị sức lao động trong một ngày là 3 $ và ngày lao động
là 12 giờ.

Giả định việc mua này đúng giá trị.Trong một giờ lao động,
người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới kết tinh vào
sản phẩm là 0,5 $.
Vậy, nhà tư bản phải ứng ra số tiền 10 $ để mua 10 kg
bông, 2 $ cho hao phí máy móc và 3 $ mua sức lao động của
công nhân điểu khiển máy móc. Tổng cộng là 15 $.

Với giả định như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân
lao động trong 6 giờ, thì nhà tư bản phải ứng ra 15 $.
Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, công nhân
sử dụng máy móc để chuyển 1 kg bông thành 1 kg sợi,
theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc cũng được
chuyển vào sợi; bằng lao động trìu tượng, mỗi giờ công
nhân tạo thêm một lương giá trị mới 0,5 $.
Giả định chỉ trong 6 giờ công nhân đã kéo xong 1 kg bông
thành 1 kg sợi, thì giá trị 1 kg sợi được tính theo các khoản
sau:
+ Giá trị 1 kg bông chuyển vào = 10 $
+ Hao mòn máy móc = 2 $
+ Giá trị mới tạo ra (trong 6 giờ lao động, phần này vừa
đủ bù đắp giá trị sức lao động)
6 giờ× 0,5 $ = 3 $
Tổng cộng = 15 $

Như vậy, nếu quá trình ngừng ở đây, tức quá trình lao
động chỉ kéo dài đến thời điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao
động (6 giờ), nghĩa là bằng thời gian lao động tất yếu thì
chưa có sản xuất giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến
thành tư bản.
Vì nhà tư bản đã ứng ra 15 $ và giá trị sản phẩm mới (10

kg sợi) mà nhà tư bản thu được cũng là 15 $.
Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm
đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và
và giá trị sức lao động đó có thể tạo ra cho nhà tư bản là
hai đại lượng khác nhau, mà nhà tư bản đã tính đến trước
khi mua sức lao động.
Nhà tư bản đã mua và trả tiền mua sức lao động trong một
ngày là 12 giờ chứ không phải 6 giờ. Việc sử dụng sức lao
động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư bản.

Trong 6 giờ lao động tiếp, nhà tư bản chi thêm 10 $ để mua
10 kg bông và 2 $ cho hao mòn máy móc và với 6 giờ lao
động sau, người công nhân vẫn tạo ra 3 $ giá trị mới
(nhưng không được trả).
Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động 12 giờ như đã
thỏa thuận, tức là:
Vậy nhà tư bản có thêm 10 kg sợi với giá trị phải bỏ ra chỉ
là 12 $
Điều đó thể hiện ở bảng sau:

×