Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Những dấu hiệu lạ khi bầu bí pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.96 KB, 11 trang )

Những dấu hiệu lạ khi bầu bí
Bạn chỉ có 9 tháng 10 ngày để chăm sóc và giữ gìn
thai nhi trong bụng chính vì vậy, bất cứ dấu hiệu nào
bất thường cũng cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Khát nước liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu
đường khi mang thai (google image)
Cảm thấy không thoải mái

Nếu bạn không chắc chắn về triệu chứng mình đang
mắc phải mà chỉ cảm thấy khó chịu trong người, có
những dấu hiệu bất thường hãy gọi ngay cho bác sĩ
hoặc nữ hộ sinh để được kiểm tra. Nếu có vấn đề gì
bạn sẽ được điều trị ngay lập tức còn nến không thì
bạn cũng về nhà với tâm lý yên tâm. Đây là điều bình
thường vì trong thời gian mang thai cơ thể bạn có rất
nhiều thay đổi mà chỉ có bác sĩ mới giải thích rõ cho
bạn được.

Đau giữa hoặc trên bụng bầu

Nếu cơ thể bạn xuất hiện những cơn đau vùng giữa
hoặc trên bụng cộng với triệu chứng buồn nôn hoặc
nôn ói, có nghĩa là bạn đang có vấn đề gì đó. Nguyên
nhân có thể là do chứng khó tiêu nghiêm trọng, có
vấn đề về dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm. Dù vậy,
trong trường hợp nguy hiểm nó có thể là dấu hiệu của
bệnh tiền sản giật. Bạn cần gọi bác sĩ ngay lập tức.

Đau bụng dưới


Xuất hiện những cơn đau lạ ở một hoặc cả hai bên
bụng dưới có thế xuất phát từ những nguyên nhân
dưới đây bạn cũng cần đặc biệt chú ý:

- Giãn dây chằng (không mấy nguy hiểm)
- Mang thai ngoài tử cung (nguy hiểm)
- Sảy thai (nguy hiểm)
- Sinh non (nguy hiểm)
- Thoái hóa u xơ tử cung và chảy máu âm đạo (nguy
hiểm)
- Đứt nhau thai (nguy hiểm)

Sốt

Nếu nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên trên 37,5 độ C
không đi kèm bệnh sốt hoặc các triệu chứng cảm lạnh
thì cần gọi cho bác sĩ để được tư vấn. Nếu nhiệt độ cơ
thể tăng lên trên 39 độ, phải đến bệnh viện ngay lập
tức vì rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng hoặc một
căn bệnh lạ gì đó. Sốt ở nhiệt độ cao kéo dài có thể
gây hại cho thai nhi.

Rối loạn tầm nhìn

Nếu bỗng nhiên tầm nhìn của bạn giảm, nhìn mờ, hoa
mắt trong 2 giờ liền, phải gọi ngay cho bác sĩ vì rất
có thể đây là triệu chứng của bệnh tiền sản giật.

Sưng phù toàn thân


Sưng hoặc phù nề bàn tay, bàn chân, mặt, mắt cũng
khá phổ biến ở bà bầu giai đoạn cuối nhưng đôi khi
nó lại là dấu hiệu của bệnh tật. Khi triệu chứng bệnh
xuất hiện bất ngờ và ở tình trạng nghiêm trọng kèm
theo đau đầu, hoa mắt thì rất có thể bạn sắp bị tiều
sản giật. Ở trường hợp này cần gọi ngay cho bác sĩ.

Đau đầu dữ dội kéo dài

Nếu xuất hiện những cơn đau đầu dự dội kéo dài hơn
2 hoặc 3 giờ cùng với chứng rối loạn thị lực, sưng
phù cơ thể, cần báo ngay cho bác sĩ. Đây cũng là
triệu chứng của bệnh tiền sản giật vô cùng nguy
hiểm.

Chảy máu âm đạo nặng

Chảy máu âm đạo không đau đớn có thể là một dấu
hiệu bình thường của sự thụ thai. Tuy nhiên trong hầu
hết các trường hợp chảy máu âm đạo nặng lại không
phải do nguyên nhân trên gây ra. Vì vậy, bạn vẫn cần
phải hỏi ý kiến bác sĩ. Dưới đây là những biến chứng
nghiêm trọng do chảy máu âm đạo:

- Chảy máu âm đạo cùng với chứng đau bụng dữ dội
có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

- Chảy máu nặng cộng với chứng đau lưng kéo dài,
đau bụng có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc sinh non.


- Trong giai đoạn cuối thai kỳ, chảy máu âm đạo có
thể là nguyên nhân của chứng bệnh nhau tiền đạo,
đứt nhau thai hoặc sinh non.

Rò rỉ chất lỏng từ âm đạo (rò rỉ nước ối)

Rò rỉ chất lỏng từ âm đạo (rò rỉ nước ối) trước 37
tuần có thể là dấu hiệu của hiện tượng vỡ ối sớm. Lúc
này, bạn cần nhập viện để bác sĩ xác định xem đó có
phải là nước ối không và giúp bạn tránh nhiễm trùng
cũng như chuẩn bị tinh thần để sinh nở sớm. Nếu
triệu chứng này xuất hiện sau 37 tuần, thì có nghĩa là
bạn đã đến lúc lâm bồn. Hãy chuẩn bị sẵn sàng tư
trang để vào viện sinh nở bạn nhé.

Bà bầu nên đi khám nếu không thấy dấu hiệu chuyển
động của thai nhi (google image)

Xuất hiện những cơn khát đột ngột

Nếu bạn đột nhiên khát nước dữ dội hoặc liên tục
khát nước thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiểu
đường hoặc mất nước trong thai kỳ. Cả hai bệnh này
đều tăng nguy cơ biến chứng cho bạn và thai nhi.

Cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Một cảm giác đau rát và nóng buốt khi đi tiểu cùng
với triệu chứng đau lưng, nhiệt độ cơ thể cao có thể
là dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Trường hợp này không quá nghiêm trọng, bạn nên đi
khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị.

Chứng nôn ói nặng

Nôn ói nhiều lần trong ngày (trong trường hợp ốm
nghén) sẽ khiến bạn mất nước và làm suy yếu cơ thể,
tuy nhiên triệu chứng này lại không ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên trao đổi với
bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống khoa học và
hợp lý.

Tuy nhiên, nôn ói nhiều trong suốt thai kỳ, đi kèm
với triệu chứng đau ngay dưới xương sườn có thể là
dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Nôn ói kèm theo
chứng đau bụng, và nhiệt độ cơ thể tăng cao còn có
thể bị nhiễm trùng bộ phận nào đó. Dù rằng bạn đang
mắc bất cứ bệnh gì cũng nên đi khám bác sĩ ngay lập
tức.

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Chóng mặt hoặc ngất xỉu có thể là dấu hiệu bạn đang
quá đói hoặc trong trường hợp nguy hiểm là bệnh cao
huyết áp. Nếu bạn thường xuyên chóng mặt, hãy đến
gặp bác sĩ ngay lập tức.

Thai nhi không chuyển động

Trong trường hợp bạn không nhận thấy dấu hiệu

chuyển động của thai nhi (từ 21 tuần trở lên) trong
một ngày, rất có thể em bé của bạn đang gặp vấn đề.
Hoặc nếu em bé di chuyển ít hơn bình thường, bạn
nên đến bệnh viện để được khám kịp thời.

Ngứa ngáy cuối thai kỳ

Ngứa ngáy ở mức độ nặng trong những tháng cuối
thai kỳ có thể là dấu hiệu của bệnh gan hoặc chứng
bệnh sản khoa ứ mật. Nếu bạn bị sản khoa ứ mật, bạn
cũng sẽ bị vàng da, nước tiểu có màu đậm và phân
màu nhạt.

Ngứa cũng có thể do nguyên nhân rạn da khi bầu bí.
Tốt hơn hết, bạn nên đi khám để biết cách chữa trị
đặc biệt là triệu chứng này kéo dài và tồi tệ hơn vào
ban đêm, có liên quan đến lòng bàn chân, bàn tay.
Theo BC/Eva

×