Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

thị truờng nội địa dệt may doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.34 KB, 46 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Dệt - May thành phố Đà Nẵng là ngành kinh tế mũi nhọn của
công nghiệp thành phố Đà Nẵng những năm qua , có vai trò quan trọng trong
việc giải quyết việc làm cho ngườilao động , tăng nguồn thu ngân sách … sự
phát triển của ngành đã đóng góp to lớn vào công việc phát triển kinh tế nói
chung và công nghiệp thành phố Đà Nẵng nói riêng, thúc đẩy quá trình Công
Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá.
Thực tế hội nhập kinh tế khu vực và xu thế hội nhập nền kinh tế thế
giới , ngành Dệt - May Đà Nẵng càng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức ,
cơ hội là sản phẩm của ta với bàn tay khéo léo của lực lượng lao động dồi
dào, có khả năng cạnh tranh và phát triển cao . Tuy nhiên chúng ta gặp nhiều
thách thức về uy tín nhãn hiệu hành hoá , khả năng sáng tác mẫu mốt , thời
trang và cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước .
Những năm qua hầu hết các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng đang
chạy đôn chạy đáo để mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng chúng ta chưa chú
trọng đầu tư các hệ thống đại lý và phát triển thương hiệu kinh doanh của
mình trên thị trường nội địa để đáp ứng các sản phẩm nhanh , rẻ , đẹp , bền ,
chất lượng cao , mẫu mã phù hợp . Vì thế các doanh nghiệp Dệt - May Đà
Nẵng buộc phải nhường lại sân nhà ở thị trường Đà Nẵng và trong thị trường
cả nước cho các doanh nghiệp ở các địa phương khác và nước ngoài lấn lướt ,
thao túng . Do đó đã làm cho các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng gặp nhiều
khó khăn trong sản xuất kinh doanh của mình . Đồng thời , không tạo ra được
chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp lui về khi thị trường xuất khẩu có
nhiều biến động và cạnh tranh rất khó khăn với các sản phẩm của các nước đã
tham gia WTO .
Nhận được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên , với mong muốn một
phần giúp cho các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng chiếm lĩnh thị trường
nội địa , chủ động hội nhập , nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội , thực hiện tốt
chủ trương của Đảng và Nhà nước , làm thế nào để người tiêu dùng Việt Nam
quen dần với việc sử dụng hàng Dệt - May Đà Nẵng và bớt đi tâm lý sính


hàng ngoại , khi mà cuộc chiến cạnh tranh đang trở nên khốc liệt và gay gắt
hơn của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang đến gần , em đã
lựa chọn và xây dựng đề tài :
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA NGÀNH DỆT MAY THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
Nội dung đề tài chia làm 3 phần :
Phần I : Cơ sở lý luận
Phần II : Thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ
nội địa của ngành Dệt - May thành phố Đà Nẵng .
Phần III : Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa của ngành công
nghiệp Dệt - May thành phố Đà Nẵng
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 1 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
Tuy đã có nhiều nỗ lực , cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng
vì kiến thức và số liệu có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
trong việc thoã mãn tất cả các yêu cầu đặt ra . Em rất mong sự đóng góp bổ
sung của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú thuộc Sở Công
Nghiệp Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp này .
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 2 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I> Thị trường
1. Khái niệm
Thị trường là nơi mà người mua và người bán hiện có , sẽ có tự tìm đến
với nhau để trao đổi , thăm dò và tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên
cần .Thông qua thị trường người bán quyết định sản xuất cái gì , cho ai , số
lượng bao nhiêu còn người mua quyết định chọn hàng nào để thoã mãn nhu
cầu.

2. Quan hệ giữa thị trường và phát triển công nghiệp
Thị trường có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp và
hoạt động kinh doanh công nghiệp . Trong cơ chế thị trường , giữa phát triển
công nghiệp củng như các tế bào của nó có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
Tác động của thị trường tới phát triển công nghiệp thể hiện : nó chỉ ra xu
thế phát triển công nghiệp , chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm công
nghiệp , nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất kinh doanh.Tác động trở
lại của phát triển công nghiệp tới thị trường thể hiện : tạo nguồn hàng hóa cho
lưu thông trên thị trường , giải quyết quan hệ cung cầu mở rộng và quyết định
khả năng tham gia thương mại quốc tế của một quốc gia.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thoã mãn
các nhu cầu của thị trường , kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và nâng
cao chất lượng nhu cầu.Tuy nhiên trong cơ chế thị trường , thị trường có vai
trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Thị
trường vừa là động lực , là điều kiện , là thước đo kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Có nhiều cách phân loại thị trường , song cách phân loại cơ bản nhất là
chia thị trường thành thị trường trong nước hay thị trường nội địa và thị trường
ngoài nước.
3. Vai trò của thị trường đối với việc tiêu thụ sản phẩm và phát triển
ngành
Thị trường có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân , thông qua
cân đối cung cầu để phân phối các nguồn lực sản xuất có giới hạn để sản xuất
ra đúng những hàng hoá dịch vụ mà xã hội có nhu cầu , giúp cho doanh nghiệp
có những phương án kinh doanh phù hợp.
Trong cơ chế thị trường ngày nay , tiêu thụ sản phẩm là một quá trình
bao gồm nhiều khâu từ nguyên cứu thị trường , xác định nhu cầu của khách
hàng , đặt hàng và tổ chức sản xuất , xúc tiến tiêu thụ hàng hoá nhằm đạt hiệu
quả cao nhất.
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động sản

xuất kinh doanh , nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp trong
tương lai.
Tiêu thụ sản phẩm là một chỉ tiêu đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của
doanh nghiệp , giúp cho nhà sản xuất thu thập thông tin về các phản ứng của
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 3 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp , từ đó đề ra chiến lược
Marketing phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của khách hàng , tạo mối quan hệ
mật thiết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
4. Nguyên cứu và phát triển thị trường
Để triển khai sản phẩm đến thị trường thì các doanh nghiệp cần phải
nguyên cứu thị trường . Nội dung của nguyên cứu thị trường bao gồm :
Nguyên cứu đặc điểm , thị phần , dự báo tiềm băng thương mại của thị
trường ; sự phân bố thị trường theo lãnh thổ , tác động của các yếu tố đến
chiều hướng biến động của thị trường.
Nguyên cứu khách hàng hay người tiêu dùng như động cơ, quan điểm,
thị hiếu, thái độ, phản ứng và tiến trình quyết định mua hàng của họ.
Nguyên cứu sản phẩm như cách thức sử dụng , tập quán và sự ưa
chuộng của người tiêu dùng để thiế kế, cải tiến sản phẩm, những khác biệt
hoặc những lợi thế so với sản phẩm cạnh tranh, chiều hướng phát triển sản
phẩm.
Nguyên cứu phân phối như các kênh phân phối và cấu trúc kênh, các
loại trung gian và các phương thức phân phối sản phẩm, kết câấuchi phí giá
thành sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá và điều chỉnh giá cả.
Nguyên cứu quảng cáo và hoạt động bán hàng, nguyên cứu và dự báo
xu hướng thay đổi và phát triển của môi trường và doanh nghiệp.
Để nguyên cứu thị trường chúng ta cần thực hiện 3 bước sau :
• Thu thập thông tin : đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định ho các bước
sau, thông tin được thu thập dựa vào các phương pháp thu thập thông
tin qua băng hình , tài liệu, bằng phiếu điều tra, phỏng vấn, điều tra

chọn mẫu…
• Xử lý thông tin : nhằm đáp ứng một số thông tin mà doanh nghiệpcần
như số lượng , chất lượng , hành vi và tiêu dùng để làm căn cứ xây
dựng chiến lược thị trường của doanh nghiệp.
• Ra quyết định xây dựng chiến lược king doanh :trên thị trườngbên mua
và bên bán đều có những hàng động của họ đối với thị trường để tối đa
hoá lợi nhuận trong từng tình huống kinh doanh. Thông qua những
phương thức ứng xử của người tham gia thị trường, doanh nghiệp xây
dựng chiến lược kinh doanh đối với khách hàng với đối thủ cạnh tranh
trong từng tình huống trên thị trường để tối đa hoá lợi nhuận.
Nguyên cứu thị trường là công việc phức tạp, đòi hỏi tính chuyên sâu
nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhằm giải quyết xác
định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, thị phần của doanh nghiệp trên
các thị trường, đề ra các biện pháp, chiến lược, chính sách để mở rộng và tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
*) Các phương pháp nguyên cứu thị trường
Những dữ liệu sơ cấp có thể thu thập theo 4 cách :
Cách 1: Nguyên cứu quan sát
Những dữ liệu mới có thể thu thập bằng cách quan sát các đối thượng
nguyên cứu và khung cảnh tương ứng.
Cách 2: Nguyên cứu nhóm tập trung
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 4 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
Nhóm tập trung là một cuộc họp mặt từ 6 đến 10 người được mời đến
trong một vài giờ để cùng với một người chủ trì khôn khéo trao đổi với nhau
về sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hay một thực thể khác.Cuộc trao đổi đợc ghi lại
dưới hình thức biên bản hay băng ghi âm, ghi hình để sau này nghiên cứu tìm
hiểu niềm tin, thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Đây là một bước thăm
dò bổ ích được tiến hành trước khi thiết kế một cuộc điều tra quy mô lớn.Nó
giúp nhìn sâu hơn mức độ nhận thức, thái độ và sự thoã mãn của người tiêu

dùng, nhờ vậy có thể xác đinh vấn đề nghiên cứu một cách đúng đắn.
Cách 3 : Nguyên cứu điều tra
Nghiên cứu điều tra nằm giữa một bên là nghiên cứu quan sát nhóm tập
trung và một bên là nghiên cứu thực nghiệm. Các phương pháp quan sát và
nhóm tập trung phù hợp với các cuộc nghiên cứu thăm dò, còn nghiên cứu
điều tra lại thích hợp nhất với nghiên cứu nguyên nhân. Các công ty tiến hành
để nắm được trình độ hiểu biết, niềm tin, sở thích, mức độ thoã mãn,… của
công chúng và lợng định các đại lượng đó . Ví dụ những người nghiên cứu
công ty có thể điều tra xem có bao nhiêu người biết về công ty này , vv…
II> Thị trường nội địa và sự cần thiết phải phát triển thị
trường nội địa
1. Thị trường nội địa
Thị trường nội địa có thể hiểu là thị trường giới trong phạm vi lành thổ
quốc gia , thường chủ yếu là trên đất liền .Cũng có thể hiểu thị trường nội địa
là các giao dịch trong nước và quốc tế xảy ra trên lãnh thổ một nước ; hoặc đó
là thị trường các giao dịch giữa các tác nhân trong nước với nhau , không có
yếu tố nước ngoài.
Tuy nhiên , thực tế hiện nay cho thấy các giao dịch trên thị trường hiện
đại ngày nay càng có yêu cầu rất lớn về mặt pháp lý đối với các giao dịch đó ,
nhất là trong điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động của tổ chức thương mại thế
giới ( WTO ) , vì vậy có thể xác định là thị trường nội địa của một nước là các
giao dịch thị trường hoạt động trong phạm vi mà ở đó pháp luật nước đó ( ví dụ
như thuế xuất nhập khẩu , thuế thu nhập , quy chế quản lý hàng hóa , đăng ký
thương hiệu ) có hiệu lực hoàn toàn .
Như vậy về mặt phạm vi hoạt động , thị trường nội địa có thể không còn
giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia , mà còn có thể ở địa bàn khác ngoài
lãnh thổ quốc gia nếu pháp luật nước đó vẫn còn hiệu lực .Ví dụ : các giao dịch
thị trường ( mua bán ) trên máy bay , trên các tàu tại vùng biển nội thủy hay
quốc tế , tại các khu vực thương mại đặc biệc mà một nước đặt tại nước khác
2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa

Lý do để hướng trọng tâm chiến lược vào việc phát triển thị trường nội
địa ổn định và bền vững :
Trước tiên , mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đã khẳng định vai trò cốt
yếu và tích cực của mình trong nền kinh tế nhưng còn hạn chế về khả năng
cạnh tranh , nhất là ít kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường nội địa vì
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 5 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
phần lớn các doanh nghiệp này đều ở trong giai đoạn khởi nghiệp hoặc tiền
phát triển , với một quy mô ( vốn , sản xuất vì thị trường) còn hạn hẹp .
Việt Nam là một thị trường tiềm năng lý tưởng với 38 triệu người tiêu
thụ đủ các loại hàng hoá và dịch vụ . Sau một thập kỷ phát triển kinh tế ổn định
và đều đặn , một thị trường năng động nhiều tầng đã dần dần định hình với ba
tầng chuyên biệt : thu nhập cao , trung bình và thấp .Tuy có mức thu nhập
khác nhau , các nhóm tiêu dùng này đều có nguyện vọngcải thiện chất lượng
đời sống , tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng gia sản
xuất và đa dạng hoá sản phẩm.
Đa số mặt hàng xuất khẩu hiện nay từ Việt Nam đều được sản xuất hoặc
chế biến dưới dạng gia công , có hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp . Các thị
trường xuất khẩu nhắm đến được coi là khó tính , thường có đòi hỏi về chất
lượng và an toàn rất khắt khe .
Thị trường nội địa luôn có vai trò vị trí hết sức quan trọng trong quá
trình sản xuất và lưu thông hàng hoá . Nó là nơi khởi đầu và cũng là nơi kết
thúc đầu vào thành đầu ra cho sản xuất , đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của dân
cư trong nước . Chỉ khi sản xuất hàng hoá phát triển , phân công lao động xã
hội diễn ra vượt quá phạm vi biên giới quốc gia thì thị trường quốc tế mới phát
triển , quá trình tự do hoá thương mại mới diễn ra sâu rộng . Nói cách khác chỉ
khi thị trường nội địa phát triển mới có điều kiện thâm nhập nhanh vào thị
trường quốc tế . Vì vậy thị trường nội địa luôn có vai trò đặt biệt quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của mỗi
quốc gia , nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam , một nước có

dân số gần 80 triệu người , đang trong giai đoạn tiến tới hình thành đầy đủ và
đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường nội địa
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng và tác động đến thị trường nội địa củng
như sự phát triển của nó , có thể chia các nhân tố ảnh hưởng như sau:
Dân số : vì dân số tạo nên thị trường , khi phát triển thị trường nội địa
cần nắm rõ phân bố dân cư theo khu vực địa lý và mật độ dân cư , xu hướng di
dân , phân bố dân cư theo độ tuổi , tình trạng hôn nhân , tỷ lệ sinh đẻ , chủng
tộc , cấu trúc tôn giáo Có những xu biến đổi trong môi trường dân số có tác
động đặt biệt quan trọng đối với doanh nghiệp , do tác động đến lượng cầu về
sản phẩm và làm thay đổi hành vi của người mua : sự thay đổi về cơ cấu độ
tuổi dân cư , sự thay đổi về đặc điểm gia đình , những thay đổi trong phân bố
dân cư về địa lý , cơ cấu về trình độ học vấn của dân cư
Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của người
tiêu dùng và cách thức tiêu dùng , những ai muốn phát triển thị trường nội địa
phải lưu ý các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các động thái thay
đổi tiêu dùng của khách hàng . Các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ
yếu như thu nhập , tỷ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng , cơ cấu chi tiêu , tiền
tiết kiệm hay vay mượn có một tác động rất lớn trên thị trường.
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 6 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
Môi trường công nghệ : Sức mạnh mãnh liệt nhất tác động đến cuộc sống
con người là công nghệ , công nghệ đã tạo ra những điều kỳ diệu , các tiện ích ,
thái độ của một người đối với công nghệ tuỳ theo việc họ bị tác động bởi
những điều kỳ diệu của nó. Hiện nay các nhà khoa học đang tập trung nghiên
cứu nhiều công nghệ mới nhằm tạo ra một cuộc cách mạng đối với các sản
phẩm và quá trình sản xuất nhằm phục vụ cho cuộc sống của chúng ta . Trong
mọi trươờnghợp , thách thức không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả về mặt thương
mại , tưứclà phải phát triển được những sản phẩm hợp với số tiền của đa số
ngời tiêu dùng .

Nhân tố quan trọng nhất chính là bản thân các doanh nghiệp trong ngành,
năng lực quản lý điều hành sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường
trong nước , cũng như việc quảng bá xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của
mình trên sân nhà.
Để đảm bảo phát triển thị trường nội địa , việc phân tích những tác động
và xu hướng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô , như môi trường dân số
học, môi trường kinh tế , môi trường tự nhiên ( sự khan hiếmcác nguồn nguyên
liệu , mức độ ô nhiễm tăng lên , chi về năng lượng ngày càng tăn), môi trường
công nghệ ( xu hướng thay đổi theo nhịp gia tốc của công nghệ , các phát minh
và cải tiến sản xuất và sản phẩm … )
III> Một số kinh nghiệm trong việc phát triển thị trườngnộiđịa
*)Vinatex chăm lo tốt thị trường nội địa :
Để phát triển thị trường nội địa phải chú trọng phát triển thị trường nội
bộ ( liên kết dệt với dệt , dệt với may ) . Thành lập công ty kinh doanh thời
trang , mở các siêu thị bán hàng dệt may .
Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nhằm tăng tốc phát triển , tập trung khai thác
tối đa năng lực sản xuất , chú trọng công tác thị trường . Trong công tác thị
trường , tập trung phát triển các loại sản phẩm có giá trị cao , có nhu cầu thị
trường , mỗi doanh nghiệp phấn đấu tạo ra các sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh
tranh , có thương hiệu riêng để khẳng định vị thế của mình . Thu thập và xử lý
thông tin liên quan đến thị hiếu , mẫu mốt , giá cả , nhu cầu để phục vụ kinh
doanh , tổ chức các trung tâm tiêu thụ nội địa lớn và mạng lưới đại lý tại các
tỉnh , nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn hệ thống liên kết chặt chẽ giữa
các đơn vị sản xuất , các công xuất nhập khẩu , viện trường , củng cố phát triển
thị trường ngoài nước , hợp tác phân công sản xuất , khai thác năng lực của địa
phương.
Về đầu tư phát triển , tập trung cho nâng cao chất lượng sản phẩm từ
khâu nguyên liệu , đặc biệt là thực hiện các dự án trọng điểm về tơ tằm , len ,
dệt kim.Áp dụng các giải pháp đồng bộ trong tổ chức quản lý , lao động tiền
lương , đào tạo và giải quyết các vấn đề có tính xã hội.

*) Xu hướng mới: Đầu tư khai thác thương hiệu nước ngoài
Tập đoàn này có doanh thu mỗi năm trên 14,5 tỷ USD, sản phẩm có mặt trên 60
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 7 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
nước với trên 150 nhãn hiệu, và đây cũng chính là chủ nhân của thương hiệu bia
Miller
nổi tiếng thứ hai tại Mỹ
Liên doanh này có tỷ lệ vốn góp 50/50 để xây dựng một nhà máy sản xuất bia
trị giá 45 triệu USD, chủ yếu là loại bia nhẹ cho phụ nữ. Trước đó, Vinamilk cũng đã
liên doanh với Hãng Campina International Holding B.V của Hà Lan, một hãng sữa
nổi tiếng thế giới để sản xuất một số nhãn hiệu sữa cao cấp của Hà Lan nhằm cung cấp
cho phân khúc thị trường có thu nhập cao tại Việt Nam
Ngay cả Tổng công ty Rượu - Bia và Nước Giải khát (Sabeco) cũng đã ký hợp
đồng liên kết với một tập đoàn bia hàng đầu của Mỹ để tiếp nhận khai thác các kinh
nghiệm xây dựng hệ thống phân phối hiện đại tại thị trường trong nước, đưa sản phẩm
của Sabeco vào hệ thống tiêu thụ quốc tế của đối tác, từng bước tiến tới hợp tác sản
xuất một số nhãn hiệu bia nổi tiếng của Mỹ
Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn trong nước đang
nỗ lực tìm mọi cách mua nhãn hiệu cao cấp, hoặc liên doanh với các tập đoàn sở hữu
các nhãn hiệu nổi tiếng quốc tế để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất hàng cao
cấp, cách thức tổ chức, phân phối hệ thống và tiếp thị
Mới đây, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đã ra nghị quyết trong năm nay
phải mua 2-4 nhãn hiệu hàng nổi tiếng để sản xuất và phân phối trên thị trường nhằm
đẩy nhanh việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, qua đó khẳng định đẳng cấp sản xuất
của mình
Công ty Savico cũng vừa mua quyền sử dụng nhãn hiệu Pierre Cardin đối với
thời trang nữ và trẻ em để sản xuất và kinh doanh tại thị trường nội địa. Trước đó, An
Phước đã rất thành công khi từ một doanh nghiệp tư nhân nhỏ không mấy ai biết đến
đã mua lại thương hiệu Pierre Cardin đối với hàng thời trang nam, và đã biết phát triển
dòng sản phẩm riêng của An Phước song song với Pierre Cardin, chiếm lĩnh thị trường

thời trang cao cấp
Các hình thức đầu tư đi tắt để sản xuất hàng cao cấp đang là khuynh hướng đầu
tư mới hiện nay.
PHẦN II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA CỦA NGÀNH DỆT MAY THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
A/ Thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh của ngành dệt
may thành phố Đà Nẵng
I > Quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may thành
phố Đà Nẵng
1. Sự hình thành và phát triển của ngành :
+ Giai đoạn 1975 – 1990 :
Đối với ngành Dệt : là một ngành truyền thống của thành phố Đà Nẵng
sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ngành dệt được phục hồi , một số cơ
sở được thành lập như công ty Dệt May Việt Nam , công ty Dêtj May 29/3 đã
bước đầu sản xuất đáp ứng được nhu cầu cơ bản về sợi , vải , chăn , bông băng
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 8 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
y tế , khăn mặt cho nhân dân và lực lượng vũ trang phục vụ xây dựng đất
nước. Những sản phẩm này chất lượng còn thấp chưa phong phú.
Đối với ngành May : ngành này ra đời sau ngành Dệt nhưng có bước
phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất , hoạt động sản xuất gặp nhiều
thuận lợi.
Trong thời kỳ này Việt Nam là thành viên hội đồng tương trợ kinh tế nên
ngành dệt may thành phố Đà Nẵng vừa có thị trường cung cấp nguyên liệu là
các nước xã hội chủ nghĩa , vừa có thị trường tiêu thụ sản phẩm với khối lượng
lớn , chất lượng mẫu mã không đòi hỏi khắt khe , giá cả theo hiệp định dài hạn.
+ Giai đoạn từ 1990 - đến nay : quá trình sàng lọc với những yêu cầu
khắt khe của thị trường , tình hình thế giới và các nước trong khu vực có nhiều
biến động đặc biệy là sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa làm cho các

doanh nghiệp dệt may thành phố Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
Nhờ có sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và
địa phương làm cho ngành dệt may thành phố Đà Nẵng phát triển khá nhanh cả
chiều rộng lẫn chiều sâu .Sản phẩm của ngành phục vụ một phần nhu cầu trong
nước và đã thâm nhập vào một số thị trường khó tính như Mỹ , EU
2. Năng lực sản xuất của ngành :
Năng lực sản xuất của ngành Dệt May thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2001- 2005 :
• Sợi vải toàn bộ : 9.000 tấn / năm
• Khăn bông : 3.600 tấn / năm
• Màn tuyn : 350 tấn / năm
Tên ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
1/ Vải lụa thành phẩm 1000m2 4869 7131 9283 7554 7967
Trung ương 0 0 965 0
Địa phương 4560 6154 7506 6502 7340
Ngoài quốc doanh 309 977 812 1052 627
KV vốn đầu tư nước ngoài 0 0 0 0 0
2/ Quần áo may sẵn 1000m2 30238 21049 22059 27847 30672
Trung ương 2485 6031 8687 9896 11350
Địa phương 5702 6226 7288 5984 6586
Ngoài quốc doanh 2911 3115 1078 2700 2780
KV vốn đầu tư nước ngoài 19140 5677 5006 9267 9956
( Nguồn : Sở Công Nghiệp Đà Nẵng )
II > Đặc điểm các yếu tố sản xuất của ngành :
1. Số lượng cơ sở sản xuất
Số cơ sở 31/12/04 Số cơ sở 31/12/05
Tổng số
Trong đó :
- CN dệt

3.709
74
3.602
72
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 9 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
- CN trang phục 865 807
( Nguồn : Sở Công Nghiệp Đà Nẵng )
2. Tình hình máy móc thiết bị , công nghệ sản xuất
2.1 Đối với ngành Dệt :
Công nghệ dệt của thành phố Đà Nẵng đến nay ở trình độ trung bình tiên
tiến , mức độ tự động khoảng 35%
Về sản xuất sợi những năm gần đây đã có một số dây chuyền mới , sử
dụng công nghệ liên hợp tự động cao ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật tiến bộ về
vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và khống chế chất lượng sợi ,
nhờ vậy đã có sản phẩm sợi đạt chất lượng cao , tuy nhiên sản lượng còn ít ,
một số doanh nghiệp trong ngành có nhu cầu sợi chất lượng cao vẫn phải nhập
khẩu.
Đối với dệt vải khăn bông , thay thế dệt thoi bằng dệt kiếm và thổi khí ,
đã bước đầu phát huy tác dụng , góp phần nâng cao năng suất chất lượng và
phong phú về mẫu mã .
2.2 Đối với ngành May :
Biểu : trình độ kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp 2004
( ĐVT : % )
Mức độ Công ty Dệt
May Đà
Nẵng
Công ty Dệt
May 29/3
Công ty Dệt

May Hoà
Thọ
Công ty Dệt
May Vinatex
Tự động hoá 50 20
Bán tự động 22 30 100 60
Cơ khí 22 60 10
Bán cơ khí 6 5
Thủ công 5 10
( Nguồn : Sở Công Nghiệp Đà Nẵng )
Qua bảng số liệu ta thấy trình độ công nghệ và dây chuyền thiết bị cuat
toàn ngành ở mức trung bình thấp , hầu hết được chế tạo ở thập kỷ 60. Những
năm trước đây ngành May tổ chức may trên dây chuyền bằng các máy may đạp
chân , dần dần được trang bị máy may công nghiệp của Liên Xô , CHLB Đức ,
Hungary đồng thời bổ sung máy của Nhật để đảm bảo chất lượng hàng gia
công . Từ năm 1997 đến nay ngành may liên tục tiến hành đầu tư mở rộng sản
xuất , đổi mới thiết bị đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường ngày một
nâng cao ở tất cả các công đoạn cắt , may , hoàn tất sản phẩm.
Hiện nay hầu như các thiết bị may đã được đổi mới với khoảng 90% thiết
bị của Nhật và 10 % thiết bị của Đức về công nghệ may các dây chuyền được
bố trí vừa và nhỏ cở 25 – 26 máy , cơ động nhanh , mỗi khi thay đổi mẫu hàng
chỉ cần 2 ngày là có thể ổn định sản xuất , nhân viên kiểm tra được bố trí vào
các dây chuyền may , chấn chỉnh sai hỏng ngay từ khâu hoàn tất từng bước
được coi trọng vì đây là khâu tôn vẻ đẹp cho sản phẩm , khâu này được trang bị
các súng bắn nhãn , mác , máy dò kim , wash chống màu .
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 10 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
3. Về lao động :
Lao động là một trong những yếu tố sản xuất có vai trò quan trọng tạo ra
sản phẩm , lao động đóng góp vào giá trị sản phẩm thường chiếm tỷ lệ khá cao.

Hiện nay ngành dệt may thành phố Đà Nẵng là ngành có cơ cấu lao động
nhà nước phức tạp , bao gồm nhiều trình độ khác nhau .
Theo kết quả điều tra năm 2003 của Sở Công Nghiệp thành phố , trình độ
lao động của ngành dệt may thành phố như sau :
- Đại học , Cao đẳng : 3,4 %
- Trung cấp : 2,7 %
- Sơ cấp : 0,67%
- Công nhân bậc 4 trở lên : 18 %
- Công nhân khác : 75,23 %
Tỷ lệ lao động gián tiếp trong tổng số lao động thấp hơn lao động trực
tiếp , do đó có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất . Một đặc điểm cơ bản nữa là
số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động ngành dệt may
Biểu 2 : Năng suất lao động của các công ty dệt may Đà Nẵng
Giai đoạn 1999 – 2004 (ĐVT : Triệu đồng / người)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Chi nhánh Vinatex ĐN 61,02 55,97 60,09 62,12 61,75 61,94
Công ty Dệt ĐN 46,4 49,26 73,36 109,80 113,50 141,98
Công ty dệt may Hoà Thọ 30,0 29,06 25,47 29,49 30,15 30,19
Công ty dệt may 29/3 36,5 39,8 44,12 42,61 43,51 45,46
Công ty thảm may thêu 23,25 25,0 23,18
( Nguồn : Sở Công Nghiệp Đà Nẵng )
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng lao động của các công ty là
chưa hiệu quả , năng suất lao động vẫn còn thấp do trình độ lao động và chất
lượng lao động chưa cao , chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành
Dệt– May Đà Nẵng hiện nay .
4. Tình hình tài chính :
Tài sản và nguồn là một chỉ tiêu hết sức quan trọng , nó góp phần nâng
cao năng lực sản xuất và phản ánh trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty.
+ Về tài sản cố định : Tính đến năm 2004 tài sản cố định của ngành dệt

may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có :
- Ngành dệt : 2 chuyền sợi , 515 máy dệt và 150 thiết bị phụ trợ
- Ngành may : 133 chuyền với 4.619 máy , trong đó doanh nghiệp Trung
ương có 306 máy dệt và 40 chuyền may với 1320 máy , doanh nghiệp địa
phương có 209 máy dệt và 37 chuyền may với 1310 máy , doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài có 16 chuyền may với 503 máy , doanh nghiệp ngoài quốc
doanh cóp 40 chuyền may với 1.486 máy .
Tình hình sử dụng tài sản được tính theo công thức :
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 11 Lớp : 28K4
Năm
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng tài sản =
Nguyên giá TSCĐ
Biểu : tình hình sử dụng tài sản của các công ty
Công ty
2001 2002 2003 2004
Dệt May 29/3 1,986 1,373 1,9 1,994
May Nam Phương 1,36 1,875 2,075 2,10
Dệt May Hoà Thọ 0,966 0,698 0,88 1,12
Dệt May Thanh Sơn 1,361 0,618 0,886
Dệt Đà Nẵng 1,137 1,663 1,775 1,88
( Nguồn : Sở Công Nghiệp )
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng tài sản cố định của các doanh
nghiệp có hiệu suất sử dụng không cao , một số doanh nghiệp như công ty Dệt
May Hoà Thọ , thì chỉ tiêu này không được tốt , thậm chí có năm nhỏ hơn 1.
+ Về nguồn vốn :
Đây là vấn đề được mọi doanh nghiệp quan tâm vì nó gắn liền với hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị .
Nhìn chung , vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước rất nhỏ ,

chủ yếu kinh doanh bằng vốn vay . Do quy mô vốn quá nhỏ nhiều đơn vị đã
mất đi khả năng tự tài trợ và hoàn toàn không chủ động trong sản xuất kinh
doanh , một số doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn tạm thời để đầu tư TSCĐ do
nguồn vốn lưu động ròng quá nhỏ nên hiệu quả hạn chế .
Doanh nghiệp dân doanh có quy mô rất nhỏ , đồng thời việc vay vốn tại
các ngân hàng phục vụ sản xuất phải thế chấp nên hầu hết các doanh nghiệp
đều thiếu vốn .
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều ưu thế nhất là về
vốn do có những quan hệ rộng với các ngân hàng và các tổ chức kinh tế quốc
tế, đồng thời bản thân các nhà đầu tư nước ngoài phần đông đã có sẵn tiềm lực
về vốn nhưng do cơ chế thu hút đầu tư chưa thông thoáng của thành phố nên
cũng mới chỉ đầu tư ở quy mô vừa và nhỏ.
5. Tình hình đầu tư phát triển sản xuất :
Hoạt động đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng để tồn tại và phát
triển của các công ty , đặc biệt là các doanh nghiệp Dệt – May . Bởi vì , sản
phẩm của ngành mang tính thời trang , nó có thể thay đổi hàng ngày nếu không
có sự đầu tư để nâng cao chât lượng mẫu mã sản phẩm thì doanh nghiệp không
thể phát triển được.
Danh mục các DA ĐT phát triển ngành công nghiệp Dệt - May thành phố Đà
Nẵng
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 12 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
Tên DA ĐVT VĐT Côngsuất
Cơ quan
thực
hiện
ThờigianĐTƯ
PX dệt hiện đại tỷ đồng 50 7triệu m vải Danatex 2002
PX dệt hiện đại Tr.USD 35 12000 tấn sợi
20triệu m vải

Vinatex
Danang
2001
PX dệt hiện đại Tr.USD 30 2000 tấn sợi Hotexco 2001
PX dệt hiện đại tỷ đồng 15 5000 tấn sợi Liên
doanh
2004
PX dệt hiện đại tỷ đồng 67 15 triệu sp Các DN 2001
( Nguồn : Sở Công Nghiệp Đà Nẵng )
Nhìn chung , thời gian qua các doanh nghiệp dệt may thành phố Đà
Nẵng đã đầu tư khá tích cực , kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để có sự điều
chỉnh , bổ sung về thiết bị , đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe và thay đổi
nhanh chóng của khách hàng . Phần lớn các doanh nghiệp đã đầu tư đúng
hướng từng bước vững chắc nên đã phát huy được công suất thiết bị đã dầu tư ,
góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghhiệp hoá - hiện đại hoá thành phố , nhiều
đơn vị đầu tư đạt hiệu quả tốt như Công ty Dệt Đà Nẵng, Công ty Dệt May
29/3 Một số doanh nghiệp dân doanh mới ra đời cũng hoạt động tương đối
tốt.
Tóm lại qua sự phân tích các đặc điểm của các yếu tố sản xuất của
ngành dệt may thành phố Đà Nẵng ta thấy ngành đã đạt được các kết quả đáng
mừng như trình độ máy móc , khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến do các
doanh nghiệp đã chủ đọng lập dự án và đầu tư.Bên cạnh đó ngành dệt may
thành phố Đà Nẵng còn nhiều mặt hạn chế như nguồn vốn đưa vào đầu tư
không đúng tiến độ và những khó khăn về thủ tục làm kéo dài quá trình đầu
tư, dẫn đến công trình chậm được đưa vào sản xuất , trong nhiều trường hợp
làm mất cơ hội kinh doanh quan trọng , chưa có kế hoạch sản xuất kinh doanh
dài hạn , sử dụng tài sản chưa hiệu quả , thiếu nguyên liệu đầo vào.Về trình
độ công nghệ đã đổi mới một bước nhưng vẫn còn lạc hậu so với các nước
trong khu vực ( ngành Dệt ) , khâu hoàn tất chưa đồng bộ mới chỉ sản xuất
được những sản phẩm sợi , vải cấp thấp chưa đáp ứng được ngành may xuất

khẩu của thành phố cũng như khu vực Miền trung & Tây nguyên nên mức chủ
động trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế.Các nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên là do : trình độ năng lực của cán bộ quản lý trong ngành chưa cao
và chưa đồng đều giữa các doanh nghiệp , tay nghề của công nhân còn thấp
đặc biệt là công nhân kỹ thuật cao và công nhân lành nghề còn thiếu cả về số
lượng lẫn chất lượng. Các dự án đầu tư đổi mới công nghệ chú trọng rất ít vào
khâu nâng cao chất lượng ở khâu xây dựng dự án và cách thức lựa chọn công
nghệ . Các cơ quan quản lý chưa tạo được các cơ hội tốt để chuyển giao công
nghệ cho ngành , các doanh nghiệp do trung ương quản lý được sự ưu đãi hơn
so với các doanh nghiệp địa phươngkhi vay vốn . Các ngành dịch vụ , công
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 13 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
nghiệp hỗ trợ chưa được chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu,
thiết kế thời trang nên đầu vào cho sản xuất bị phụ thuộc lớn vào nước
ngoài , một số địa phương khác cả về số lượng lẫn chất lượng , giá cả Do
đó, chưa góp phần tạo ra bộ mặt mới cho sản xuất công nghiệp trên dịa bàn
thành phố . Trong những năm đến cần có biện pháp thích hợp để sử dụng có
hiệu quả các yếu tố trên .
III > Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành
1. Mức độ tăng trưởng của ngành :
Biểu : Giá trị sản xuất công nghiệp ngành Dệt May 1999 - 2004
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004
I.GTSX công
nghiệpĐà Nẵng
2906327 3371200 4037780 4818725 5754500 6824837
II. GTSX ngành Dệt-
May
216409 251935 368185 506028 543463 684220
A. Ngành Dệt
146987 168996 233185 312157 396326 567693

- Trung ương
67719 79736 85422 128861 186954 240983
- Địa phương
79268 89260 147763 158253 182222 224133
+ Quốc doanh
64803 70640 119206 120789 139155 168447
+ Ngoài quốc doanh
14465 18620 28557 317464 43067 56547
Doanh nghiệp FDI
25043 25150 29430
B. Ngành May
69422 52929 135000 193871 147137 177477
- Trung ương
7975 10244 15860 7589 9061 9360
- Địa phương
46567 60812 92458 160000 103063 125840
+ Quốc doanh
22734 37847 66407 109141 81048 111360
+ Ngoài quốc doanh
23833 22965 26051 50959 22015 21595
Doanh nghiệp FDI
14880 11872 26682 26682 36013 44584
( Nguồn : Sở Công Nghiệp Đà Nẵng )
Qua phân tích số liệu cho thấy giai đoạn 1999-2004 ngành dệt may thành
phố có tốc độ tăng trưởng bình quân là 26% cao hơn mức tăng trưởng bình
quân toàn ngành công nghiệp thành phố , đưa tỷ trọng ngành dệt may từ 7,45%
lên 9,44% trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố .Trong đó:
Ngành Dệt tăng bình quân 28% năm 1999 chiếm 67,9 % và năm 2004
chiếm 82 % giá trị sản xuất của ngành Dệt - May thành phố .
Ngàh May tăng bình quân 20,6 % năm 1999 chiếm 32 % và năm 2004

chiếm 26 % giá trị sản xuất công nghhiệp của ngành dệt may thành phố .
Sự tăng trưởng của ngành dệt may Đà Nẵng qua các năm chứng tỏ ngành
dệt may Đà Nẵng đã lớn mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh cả chiều
rộng lẫn chiều sâu.
Về giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế .Trong lĩnh
vực dệt , kinh tế quốc doanh luôn đóng vai trò chủ đạo chiếm 29.67%
năm 2004 và có tốc độ tăng trưởng cao.Trong giai đoạn 1999-2004 kinh tế
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 14 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
trung ương tăng 28 %. Khu vực dân doanh chiếm gần 10 % có xu hướng tăng
nhanh qua các năm.Khu vực có vốn đầu tư đang có xu hướng tăng lên, và nhiều
dự án có vốn dầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng đối với ngành dệt may đang được
thành phố rà soát và sẽ triển khai trong thời gian đến.
Trong ngành May , kinh tế quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng tương đối
cao 62,75 % năm 2004 , đặc biệt là kinh tế quốc doanh địa phương có tốc độ
tăng trưởng trung bình cao 38% , còn doanh nghiệp do trung ương quản lý còn
gặp nhiều khó khăn trong sản xuất củng như tiêu thụ sản phẩm.Kinh tế dân
doanh chiếm 12,16 % đóp góp đáng kể trong giá trị sản xuất của ngành , tuy
nhiên quy mô từng đơn vị rất nhỏ bé . Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm 25,12 %, tăng bình quân 23,8 % bao gồm các doanh nghiệp có quy
mô vừa và nhỏ , tốc độ tăng không ổn định qua các năm.
Nhìn chung ngành dệt may Đà Nẵng những năm qua đạt mức tăng trưởng
khá cao . Tuy nhiên còn một số hạn chế , chưa có sự cân đối giữa các thành
phần kinh tế qua các năm nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của
ngành May nên làm giảm tốc độ tăng của ngành.
Do đó các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần tìm giải pháp khắc
phục khó khăn để ngành dệt may Đà Nẵng phát triển trong những năm đến.
2. Sản phẩm sản xuất và tiêu thụ :
Bảng : Sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu
( Nguồn : Sở Công Nghiệp Đà Nẵng )

B/ Thị trường tiêu thụ nội địa của ngành dệt may thành phố Đà
Nẵng
I > Tình hình tiêu thụ sản phẩm dệt may Đà Nẵng trên các thị
trường
Bảng : Giá trị tiêu thụ sản phẩm Dệt - May thành phố Đà Nẵng trong nước và
xuất khẩu
Năm
Chỉ tiêu
ĐVt 2000 2001 2002 2003 2004
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 15 Lớp : 28K4
Chỉ
tiêu
chủ
yếu
ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tốc
độ
bq
01-
05
KH
2006
Sản
phẩm
may
mặc
1000sp 18,108 19,980 22,500 28,407 29,500 33,000 12,8 37,791
Sợi tấn 2,461 2,414 3,233 4,228 4,000 5,000 15,2 5,743
Vải 1000m 5,637 6,010 8,053 9,785 12,000 20,000 28,8 22,369
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ

GT xuất khẩu
GTTD trong nước
Tỷ lệ
Tr.đồng
Tr.đồng
Lần
404163
89049
4,54
494729
106858
4,64
745829
144258
5,2
807627
162057
5,00
932394
190102
4,9
(Nguồn : Sở Thương Mại Đà Nẵng )
1. Đối với thị trường xuất khẩu :
Giai đoạn 2000-2004 giá trị xuất khẩu của hàng dệt may tăng bình quân
gần 18%.Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷ trong ngày càng lớn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành công nghiệp thành phố.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm may mặc , khăn bông, tơ
tằm tuy nhiên sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao , vẫn là gia công cho nước
ngoài , giá gia công không ổn định , tỷ lệ nguyên liệu trong nước rất thấp do đó
hiệu quả sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

2. Đối với thị trường trong nước :
Trong những năm qua nhờ có chính sách đối ngoại mở cửa của Nhà nước
cùng với sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ mà chất lượng sản
phẩm của ngành dệt may thành phố Đà Nẵng từng bước được nâng cao , nhờ đó
mà thị trường tiêu thụ chính của dệt may thành phố Đà Nẵng bao gồm cả nội
địa và xuất khẩu.
Đối với thị trường nội địa thì sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở Miền Bắc, Hà
Nội, vùng Duyên Hải Miền Trung & Tây Nguyên và một số tỉnh phía Nam. Sản
phẩm của ngành đang ngày càng tạo được chỗ đứng và được người tiêu dùng
chấp nhận nhưng lượng tiêu thụ ở thị trường nội địa còn thấp.
Sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước của ngành dệt may thành phố
Đà Nẵng là rất thấp so với lượng hàng xuất khẩu .Mặc dù tỷ lệ tiêu thụ trong
nước ngày càng tăng , các sản phẩm như khăn bông , dệt thảm quần áo may
sẵn, là những sản phẩm có thế mạnh của dệt may Đà Nẵng củng chỉ tiêu thụ
trong nước chưa tới 50% trên tổng sản lượng sản phẩm sản xuất.Chỉ có sản
phẩm của ngành dệt như sợi vải là tiêu thụ hoàn toàn tại thị trường trong nước
là do nguyên phụ liệu sợi vải cho ngành May của Đà Nẵng còn đang nhập
khẩu.
Các sản phẩm của ngành May tiêu thụ trong nước với tỷ lệ rất ít là do
trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất các doanh nghiệp dệt may thành phố
Đà Nẵng chỉ mới tập trung vào nâng cao năng lực khâu may , dệt vải cầp thấp ,
chưa đồng bộ ở các khâu . Còn khâu dệt vải cao cấp thì chỉ mới bắt đầu khởi
động vào đầu năm 2003 , lĩnh vực thiết kế thời trang chưa được chú ý nên đã
dẫn đến tình trạng chung là đầu tư bị động theo yêu cầu của khách hàng , chưa
chú trong quảng bá xây dựng mẫu mốt , thương hiệu cho riêng sản phẩm của
mình để định hướng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước , chưa có sự hợp tác
chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình đầu tư để nhằm
nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng các thiết bị chuyên dùng để sản xuất
ra các sản phẩm có chất lượng cao , mẫu mã đẹp , giá bán thấp.
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 16 Lớp : 28K4

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
Mặc khác các lĩnh vực cần thiết như sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành
may như các loại nút , hoá chất thì chưa có đơn vị nào đầu tư nên các sản
phẩm sợi , vải của thành phố chất lượng chưa cao , số lượng thì ít, chưa đáp
ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng cho ngành may Đà Nẵng.Do chưa chủ
động nguồn nguyên liệu nên không tiếp thêm nguồn sinh lực cho sự phát triển
bền vững của ngành dệt may thành phố .
Mặc dù đã đạt được những kết quả tương đối khả quan trong việc mở
rộng thị trường xuất khẩu nhưng hiện nay các doanh nghiệp dệt may thành phố
Đà Nẵng vẫn chấp nhận phụ thuộc về nguyên phụ liệu , vẫn tiếp tục chấp nhận
gia công qua trung gian thứ 3 với giá rẻ nên lượng tiêu thụ trong nước rất ít.
Một số doanh nghiệp chưa chú ý khai thác thị trường trong nước.
II > Thực trạng tiêu thụ trên thị trường nội địa của ngành dệt may
Đà Nẵng
1. Đặc điểm thị trường sản phẩm dệt may trong nước
Theo thống kê của chính phủ Việt Nam cũng như báo cáo và tài liệu của
các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB, UNDP, OECD, v.v. thì hiện nay thu
nhập bình quân là khoảng 430 USD mỗi đầu người Việt Nam.
Theo kết quả của một cuộc điều tra về thu nhập và chi tiêu thực hiện
bởi công ty tư vấn Taylor-Nelson-SOFRES thì ở thành phố HCM, 84% hộ gia
đình có thu nhập dưới 280 USD mỗi tháng nhưng có 60% hộ gia đình chi tiêu
dưới 450 USD mỗi tháng. Tại thủ đô Hà Nội có tới 93% hộ gia đình có thu
nhập ít hơn 280 USD mỗi tháng trong khi có 87% hộ gia đình có mức chi tiêu
dưới 450 USD mỗi tháng. Kết quả của cuộc điều tra mà Taylor-Nelson-
SOFRES thực hiện năm 2001 còn cho thấy ở Đà Nẵng, 95% hộ gia đình có
thu nhập dưới 280 USD mỗi tháng và 90% có mức chi tiêu dưới 450 USD mỗi
tháng. Sau cùng, tính chung cho các vùng nông thôn thì 80% hộ gia đình có
thu nhập dưới 75 USD mỗi tháng và 80% có mức chi tiêu thấp hơn 160 USD
mỗi tháng.
Trong khi đẩy mạnh xuất khẩu, xâm nhập và mở rộng thị trường nước

ngoài thì ngành Dệt may Việt Nam lại hầu như bỏ ngỏ thị trường nội địa, để
mặc cho sản phẩm của Trung Quốc và các nước láng giềng chiếm lĩnh từ thị
trường thành thị đến nông thôn.
Theo tính toán của các chuyên gia thương mại, nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày của thị trường trong nước tương đương 389 nghìn tấn sản phẩm dệt/năm
và mức tăng trưởng hàng năm sẽ khoảng 5%/năm. Tuy mức tiêu dùng còn nhỏ
như vậy nhưng xét về tương quan thì quy mô thị trường nội địa không quá
nhỏ bé so với thị trường xuất khẩu: năm 2000, tổng giá trị xuất khẩu dệt may
Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD thì tiêu thụ nội địa cũng khoảng 1 tỷ USD; năm
2002 con số tương ứng là 2,75 tỷ USD và 1,3 tỷ USD.
Ngoài đặc điểm là dung lượng thị trường khá lớn và tiềm năng tăng
trưởng khá, thị trường dệt may nội địa còn có yếu tố thuận lợi là khá "dễ
tính". Gọi là "dễ tính" bởi chỉ có một bộ phận dân cư thành thị, có thu nhập
cao mới đòi hỏi có sự lựa chọn kỹ càng cả về kiểu dáng, chất lượng và mẫu
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 17 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
mã còn đa số người dân nông thôn thì yếu tố "ăn chắc, mặc bền" lại được
đặt lên hàng đầu.
Đồng thời trong xu thế tiêu dùng hàng may mặc hiện nay, hàng may sẵn
đang có lợi thế bởi yếu tố nhanh gọn, đơn giản, tiện lợi, giá rẻ lại phong phú,
đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
Đáng chú ý nhất phải kể đến quần áo may sẵn và vải sợi chất liệu
cotton, visco. Dưới ảnh hưởng của thời tiết nắng và nóng, mùa bán năm nay
lại đột biến với nhu cầu tiêu thụ tăng vọt về vải, hàng may sẵn có thành phần
sợi thiên nhiên, độ thông thoáng và hút ẩm cao giúp chống nóng
Bà Nguyễn Thị Hương, giám đốc Vinatexmart nói thêm: "Xu hướng
mới đang xuất hiện trong tiêu dùng hàng may mặc mùa hè là khuynh hướng
trẻ và đồng bộ. Những người tuổi trung niên 40- 50 cũng thích mặc các kiểu
áo ngắn, quần lửng vải mỏng kiểu dáng mát mẻ. Họ chọn cả nón, khẩu trang
đồng bộ với trang phục như một kiểu làm đẹp cho riêng mình".

2. Sản lượng và giá trị tiêu thụ
Việt Nam với dân số trên 80 triệu người là thị trường đầy tiềm năng cho
việc tiêu thụ các loại hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng . Khi đời
sống của nhân dân ngày càng tăng thì việc chi tiêu cho các nhu cầu may mặc
cũng ngày càng tăng tương ứng.
Biểu : Giá trị tiêu thụ trong nước của sản phẩm dệt may thành phố Đà Nẵng
Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003 2004
GTGT
trong nước
- Tăng tuyệt
đối
- Tăng
tương đối
Tr.đồng
Tr.đồng
%
89049 106.858
17.809
20
144.285
37.427
35,02
162.057
17.772
12,31
190.012
27.955
17,25
220.584
30.572

16,08
( Nguồn : Sở Công Nghiệp Đà Nẵng )
Qua bảng số lượng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt may
thành phố Đà Nẵng ta thấy giá trị tiêu dùng trong nước của ngành dệt may Đà
Nẵng qua các năm đều tăng ở mức cao . Từ 89.049 triệu đồng vào năm 1999 đã
tăng lên 220.584 triệu đồng vào năm 2004 , đạt tốc độ gia tăng bình quân thời
kỳ là 21%.
Tuy nhiên , giá trị tiêu dùng trong nước qua từng năm có nhiều biến
động không ổn định . Cụ thể năm 2001 tốc độ tăng tương đối là 19,99% giảm
xuống còn 12,34 % năm 2002 nhưng tốc độ này lại tăng lên vào năm 2003 là
17,52% và giảm xuống còn 16,08 % vào năm 2004 .Do năm 2001, trên thế giới
có nhiều biến động về kinh tế , chính trị xã hội nên đã ảnh hưởng đến thu nhập
của người dân nên làm cho sức mua có phần giảm đi . Cụ thể năm 2000 lượng
tăng tuyệt đối giá trị tiêu dùng trong nước của sản phẩm dệt may thành phố Đà
Nẵng là 17.809 triệu đồng so với 37.427 triệu đồng vào năm 2001 củng ở chỉ
tiêu này .
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 18 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
Nhìn chung , mức tiêu thụ thực tế của sản phẩm dệt may thành phố Đà
Nẵng ở thị trường trong nước vẫn còn thấp , một phần là do thu nhập bình quân
đầu người chưa cao , giá cả , mẫu mã , chất lượng không phù hợp với thị
hiếu tiêu dùng của một số khách hàng.Nếu so với giá trị sản lượng hàng hoá
xuất khẩu thì giá trị hàng hoá tiêu dùng trong nước của ngành dệt may thành
phố Đà Nẵng mang lại rất thấp. Do vậy , trong những năm đến cùng với việc
mở rộng gia tăng giá trị xuất khẩu ngành dệt may thành phố Đà Nẵng xác định
cơ cấu mặc hàng sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh để củng cố và đẩy
mạnh , đần dần chiếm lĩnh thị trường nội địa.
3. Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ và thị trường tiêu thụ
Biểu : Phân tích thị trường tiêu thụ của một số sản phẩm chủ yếu của ngành
dệt may thành phố Đà Nẵng năm 2004

Danh mục sản phẩm Thị trường tiêu thụ ( % )
Đà Nẵng MT & TN Tỉnh khác
Vải thành phẩm các loại 10 05 85
Vải mộc các loại 15 20 65
Vải màn tuyn 10 30 60
Thảm len 100
Sợi các loại 25 75
Khăn bông 30 20 50
Màn tuyn may sẵn 50 50
Quần áo may sẵn các
loại
100
( Nguồn : Sở Công Nghiệp Đà Nẵng )
Qua bảng phân tích thị trường tiêu thụ trong nước của một số sản phẩm
dệt may Đà Nẵng cho chúng ta thấy tại thị trường Đà Nẵng hầu hết các sản
phẩm chủ yếu tiêu thụ rất ít , ngoại trừ sản phẩm màn tuyn may sẵn tiêu thụ ở
mức 50% và quần áo may sẵn là 100% , còn các sản phẩm khăn bông do công
ty dệt may 29/3 sản xuất có sự nâng cao đáng kể về chất lượng , phong phú về
mẫu mã , chủng loại từ những chiếc khăn nhỏ đơn giản để lau mặt cho đến các
loại khăn tắm khôt lớn . Nhưng các sản phẩm này ít được người tiêu dùng Đà
Nẵng đón nhận , sản phẩm tiêu thụ rất ít chỉ có 30% sản lượng tiêu thụ trong
nước.
Tại thị trường Miền Trung – Tây Nguyên và các tỉnh khác lượng tiêu thụ
sản phẩm dệt may Đà Nẵng tương đối khá , các loại vải do công ty Dệt Đà
Nẵng sản xuất và một số sản phẩm sợi của thành phố do công ty Dệt Hoà Thọ
sản xuất gồm sợi : cotton , FE , peco đã từng bước có khả năng cạnh tranh so
với các loại vải , sợi ở trong nước sản xuất chiếm trên 60% tỷ lệ tiêu thụ trong
nước.
Nhìn chung , các sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may Đà Nẵng tiêu thụ
trong nước ngày càng được nâng cao lên về chất lượng , số lượng, số lượng

tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu là ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và các
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 19 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
địa phương khác . Còn tại thị trường Đà Nẵng thì rất thấp.Điều đó làm cho các
doanh thu thu được ở thị trường Đà Nẵng sẽ không cao mặc dù chúng ta có lợi
thế như chi phí vận chuyển , am hiểu thị trường
III > Các chính sách phát triển thị nội địa của ngành dệt may Đà
Nẵng
1. Chính sách sản phẩm
Về chất lượng sản phẩm : Hiện nay chỉ có công ty Dệt May 29/3 và Dệt
May Hoà Thọ đã có sự đầu tư lớn về dây chuyền kéo sợi , dây chuyền may và
các máy dệt thiết bị phụ trợ với trình độ tự động hoá cao để nâng cao chất
lượng sản phẩm , đã đạt đủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO còn lại hầu
hết các doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng chưa áp dụng hệ rhống quản lý chất
lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO và chưa xây dựng cho mình một chiến
lược phát triển chất lượng lâu dài. Do đó làm giảm chất lượng sản phẩm , tăng
chi phí , giảm năng suất lao động và đặc biệt làm tăng nguy cơ mất khách hàng.
Về nhãn hiệu sản phẩm : Hiện nay các doanh nghiệp hầu hết đã có nhãn
hiệu sản phẩm của riêng mình như Hotexco , Hachiba , Danatex và rất chú
trọng đến công tác quảng bá thương hiệu . Bởi vì nhãn hiệu có ý nghĩa rất lớn
trong việc định vị sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường.
Trong cơ chế thị trường của thời hội nhập , thương hiệu được coi là một
tài sản quý giá cho doanh nghiệp và là một công cụ cạnh tranh trên thị trường.
Các doanh nghiệp ngày càng nhận ra một nhu cầu bức bách là phải có thương
hiệu mạnh để củng cố vị trí và sức mạnh trên thị trường. Các doanh nghiệp
Dệt- May hiện nay vẫn chưa có thương hiệu đang rà soát kế hoạch hoặc chiến
lược xây dựng nhãn hiệu cho riêng mình . Các doanh nghiệp đặc biệt chú ý
phân tích , chọn lựa nhãn hiệu sao không trùng với nhãn hiệu của doanh nghiệp
khác và xác định lãnh thổ cần đăng ký, không đăng ký tràn lan gây tốn kém,

chỉ cần đăng ký ở thị trường trong nước và thị trường các nước xuất khẩu như :
Nhật , Đài Loan, Châu Âu …Các doanh nghiệp đang nghiên cứu 2 nhóm nhãn
hiệu của Việt Nam hiện nay là nhãn hiệu “ thuần Việt “ và “ tiếng Việt mới ” ,
tuân theo xu hướng sáng tạo và sử dụng nhãn hiệu dựa trên khách quan, có cơ
sở, dựa vào các nghiên cứu về thị trường và chiến lược.
Thời gian qua các doanh nghiệp đặc biệt chú ý đến cải tiến bao bì , kiểu
dáng sản phẩm sao cho đáp ứng các yêu cầu của quá trình bảo quản , vận
chuyển vừa có hình thức đẹp hấp dẫn người tiêu dùng.
Về tình hình đầu tư phát triển sản phẩm mới : những năm qua sản phẩm
dệt may công nghiệp Đà Nẵng đã có những thay đổi đáng kể từ chỗ chỉ may
quần áo bảo hộ lao động , quần áo thường dùng ở nhà đến nay đã có những sản
phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước như quần áo
thể thao áp Jaket , quần áp Jean , màn tuyn Tuy nhiên các sản phẩm chưa
phong phú , đa dạng , chủ yếu được thay đổi màu sắc , kiểu dáng mẫu mã trên
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 20 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
cơ sở cải tiến các sản phẩm cũ . Do đó , việc hoàn thiện cải tiến sản phẩm và
phát triển sản phẩm mới vẫn là một bài toán lớn đòi hỏi phải giải quyết.
2. Chính sách giá cả
Để có khả năng cạnh tranh về giá thì các doanh nghiệp phải có chính
sách hạ giá thành sản phẩm để điều chỉnh được giá xuống thấp hơn giá bán của
các sản phẩm cùng loại.
Bất kỳ giá cả nào do công ty xác định dù thế nào cũng ảnh hưởng đến
nhu cầu hàng hoá . Do vậy , giá cả là một yếu tố rất quan trọng , ảnh hưởng đến
lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay chủ yếu các doanh nghiệp Dệt – May thành phố Đà Nẵng xác
định giá bán cho các sản phẩm ở thị trường trong nước tại công ty theo giá
thành sản phẩm tức là :
Giá cả sản phẩm = giá thành sản phẩm + mức phụ giá (%) x giá thành
sản phẩm.

Căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm để xác định giá bán cho các sản
phẩm ở thị trường trong nước , phương pháp này giúp cho việc tính toán đơn
giản và các công ty có thể định giá thấp nhất là bằng giá thành sản phẩm để
làm yếu tố cạnh tranh .
Đối với các doanh nghiệp Dệt – May thành phốĐà Nẵng thuộc khu vực
kinh tế quốc doanh áp dụng cho các đại lý theo giá gốc cùng với chi phí vận
chuyển đếntừng khu vực. Còn lại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh thì áp dụng giá bán tại các đại lý không có quy định chặt chẽ, chủ
yếu dựa trên giá gốc tại công ty và được định đoạt linh hoạt tuỳ thộc vào kinh
nghiệm và tài chào hàng của người bán , thái độ của người mua , giá một mã
hàng có thể chênh lệch nhau tới vài chục thậm chí vài trăm phần trăm giữa các
khách hàng khác nhau.
Nhìn chung , các doanh nghiệp Dệt – May thành phố Đà Nẵng có phương
pháp định giá cho sản phẩm tiêu thụ trong nước là rất đơn giản , dễ tính nhưng
thiếu sự linh hoạt thay đổi trong phương pháp tính giá nên chỉ biết nhiều về chi
phí hơn là về nhu cầu thị trường , giá bán tại nhiều đại lý được thả nổi , giá cả
ít liên quan gì đến chất lượng. Do đó không phát huy được khả năng vượt trội
là sự hiểu biết khách hàng tại thị trường Đà Nẵng và trong cả nước.
Về các dịch vụ hậu mãi , thời gian qua các doanh nghiệp Dệt – May Đà
Nẵng phần lớn áp dụng các biện pháp điều chỉnh giá sau :
+ Chiết khấu giảm giá theo khối lượng : Chính sách này được thể hiện
khi khách hàng mua với khối lượng lớn thì sẽ được giảm giá.
+ Chiết khấu giảm giá trong thanh toán : Nghĩa là khách hàng thanh toán
sớm cho công ty thì sẽ được giảm giá.
Tuy nhiên biện pháp điều chỉnh giá theo hình thức trên vẫn chưa khuyến
khích được khách hàng trong việc thanh toán và đểy mạnh tiêu thụ . Do vậy các
doanh nghiệp cần xây dựng chính sách giá sao cho phù hợp để đẩy mạnh tiêu
thụ sản phẩm ở thị trường trong nước.
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 21 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ

3. Chính sách phân phối
Theo quan điểm kinh doanh hiện đại , kênh phân phối là một trong
những công cụ cạnh tranh phi giá cả đầy sức mạnh giúp cho doanh nghiệp có
lợi thế cạnh tranh bền vững trên thương trường.
Các doanh nghiệp Dệt – May Đà Nẵng phân phối sản phẩm của mình ở
trong nước chủ yếu theo hệ thống phân phối sau :
Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm Dệt - May Đà Nẵng tại thị trường trong
nước
Hệ thống kênh tiêu thụ trong nước có cơ cấu như sau :
+ Kênh không cấp ( người sản xuất đến người tiêu dùng ) : chiếm 12 –
13 %
+ Kênh cấp I ( người sản xuất đến trung gian và đến người tiêu dùng ) :
30 – 37 %
+ Kênh cấp II ( người sản xuất đến trung gian 1 đến trung gian 2 và đến
người tiêu dùng ) : 55 – 60 %
Nhìn vào tỷ lệ phân chia cơ cấu hệ thống kênh phân phối của sản phẩm
Dệt – May Đà Nẵng ta thấy các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng kênh phân phối
cấp II là kênh phân phối chủ chốt của ngành. Sản lượng tiêu thụ trên kênh này
thường lớn chiếm từ 60 – 65 % sản lượng tiêu thụ trong nước hàng năm đối với
các sản phẩm như khăn bông , màn tuyn , quần áo may sẵn . Khi sử dụng kênh
phân phối này các doanh nghiệp Đà Nẵng gặp thuận lợi ; các khách hàng là
người bán buôn và các công ty mua đi bán lại với số lượng lớn ; khách hàng
trải dài ở khắp cả nước , có nhiều kinh nghiệm về thị trường , góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường phù hợp với các doanh nghiệp
Dệt – May Đà Nẵng có quy mô chưa lớn , nguồn tài chính chưa đủ mạnh để tổ
chức phân phối hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.Tuy nhiên các doanh nghiệp
gặp khó khăn về tính kiểm soát hàng hoá không cao , phụ thuộc vào nhà bán
buôn về giá cả . Đồng thời khó có thể kiểm soát được lượng vận hành,tình
hình tiêu thụ trên các khu vực thị trường cũng như lượng tồn kho , thông tin
phản hồi chậm .

SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 22 Lớp : 28K4
Ng
ười
s ản
xu ất
Ng ư
ời ti
êu
d ùng
Đại lý
Siêu thị
Người bán lẻNgười bán buôn
Người bán lẻ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
Đối với kênh cấp I thì lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm trong nước
chiếm từ 30 – 32 % , chủ yếu là các loại vải , khăn bông . Hình thức phân phối
này chủ yếu được thông qua người bán lẻ trước khi đến người tiêu dùng còn
các sản phẩm của ngành được giới thiệu và bán thông các qua đại lý tiêu thụ
rất ít do giá cả chưa hấp dẫn , các doanh nghiệp có sản phẩm nào thì giới thiệu
sản phẩm đó nên rất nghèo nàn và đơn điệu . Sử dụng hình thức này các doanh
nghiệp gặp thuận lợi là có thể giới thiệu được các sản phẩm mới của mình đến
các đại lý , siêu thị , người mua với khối lượng tương đối lớn , cung cấp thông
tin phản hồi nhanh . Tuy nhiên khách hàng là những người không sẵn sàng về
phương tiện vận chuyển , không ổn định về số lần mua.
Đối với kênh không cấp thì lượng tiêu thụ qua kênh này chủ yếu là các
loại sợi , vải từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác hay từ bộ phận dệt
sang bộ phận may trong cùng một doanh nghiệp nên sử dụng hình thức này các
doanh nghiệp có được sự thuận lợi về giảm chi phí lưa thông , thông tin phản
hòi nhanh , các sản phẩm ít bị hư hỏng hao hụt , đảm bảo về chất lượng . Bên
cạnh đó cũng phát sinh các chi phí như trả lương cho công nhân viên , thêu mặt

bằng , các doanh nghiệp phải có tài chính mạnh mới phát huy được tính ưu việt
của hình thức này.
Nhìn chung hệ thống kênh phân phối hiện nay của các doanh nghiệp
Dệt– May Đà Nẵng sử dụng nhiều hệ thống khác nhau nhưng vẫn nặng về hình
thức phân phối cho các nhà bán buôn và bán lẻ nên khó kiểm soát được giá
bán, bên cạnh đó các doanh nghiệp chưa đủ khả năng tài chính để hổ trợ cho
các đại lý và giới thiệu hàng của mình ở siêu thị , công tác nguyên cứu kênh
phân phối cho từng thị trường trong nước chưa được chú ý .
4. Chính sách quảng bá sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp Dệt – May thành phố Đà Nẵng thời gian qua
những chương trình quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại
chúng như ra các số báo , đài truyền hình , thời gian tài trợ cho các hoạt động
văn hoá xã hội , thời gian hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao đã có những
biện pháp để khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động tích cực trong
việc tiêu thụ sản phẩm để tuyên truyền về sản phẩm của mình . Tuy nhiên do
những khó khăn về tài chính mà các hoạt động này diễn ra không thường
xuyên .
IV > Đánh giá những thành công và hạn chế trong việc phát
triển thị trường nội địa
1. Những thành công
Trong những năm qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm Dệt – May Đà Nẵng
ở thị trường trong nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng sau :
Giá trị tiêu thụ sản phẩm qua các năm đều tăng , thị trường tiêu thụ được
mở rộng đến các tỉnh phía Nam , các sản phẩm của ngành dệt như sợi , vải tiêu
thụ trong nước 100% , sản phẩm may sẵn khoảng 15 – 20% , khăn bông khoảng
50 % , phục vụ chủ yếu cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên và một số địa
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 23 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
phương trong nước . Một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao so với các
sản phẩm cùng loại ở trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu như khăn bông , màn

tuyn . Đạt được những kết quả đó là do những năm qua ngành đã đầu tư đổi
mới máy móc trang thiết bị và công nghệ , chất lượng sản phẩm được nâng cao,
số lượng mẫu mã sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng.
Các doanh nghiệp Dệt – May Đà Nẵng , đặc biệt là các doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế quốc doanh đã chú trọng đầu tư về tài chính , luôn
luôn tuyển chọn và nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý thị trường nhờ đó
mà mạng lưới tiêu thụ ngày càng được hình thành và mở rộng ra cả nước , các
sản phẩm đến tay người tiêu dùng được chấp thuận không những về kiểu dáng ,
tính năng , giá cả phù hợp mà còn phù hợp về văn hoá , tập quán của những
vùng khác nhau .
Các doanh nghiệp đã rất quan tâm đến công tác đầu tư nguyên cứu , tìm
hiểu thị trường trong nước để xác định nhu cầu , thị hiếu và sức mua của người
tiêu dùng trong nước , đã xác định thị trường miền Trung – Tây Nguyên là thị
trường trọng điểm , thị trường Hà Nội và phía Bắc là triển vọng , còn thị
trường tiềm năng chưa được khai thác là thị trường các tỉnh phía Nam .
2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao , cơ cấu chủng loại sản phẩm
ít có sự thay đổi và nhất là trong ngành dệt , chưa đáp ứng yêu cầu của thị
trường trong nước . Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong quá trình
đầu tư , các doanh nghiệp Dệt – May thành phố Đà Nẵng đã không có sự đầu
tư, phát triển kết hợp giữa các sản phẩm mũi nhọn với các sản phẩm phổ biến ,
đầu tư kết hợp giữa các thiết bị tầm trung của Hàn Quốc , Ấn Độ với công nghệ
cao cấp của Châu Âu và Nhật Bản , phần lớn các doanh nghiệp chưa chú trong
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 , ISO
14000 , SA 8000 . Mà các doanh nghiệp Dệt – May Đà Nẵng chỉ tập trung đầu
tư chiều sâu , đầu tư mới nhằm trước mắt ổn định chủng loại sản phẩm sản
xuất, nâng dần chất lượng sản phẩm để duy trì khách hàng . Một số doanh
nghiệp trong ngành do không nắm bắt thông tin nên đã đầu tư các dây chuyền
thiết bị công nghệ máy móc củ kỹ , dây chuyền không đồng bộ và đã qua sử
dụng thuộc những năm 60 -70 của thế kỷ XX như dây chuyền kéo sợi của công

ty Dệt – May Hòa Thọ , dây chuyền thiết bị dệt của công ty dệt Đà Nẵng với
trình độ cơ khí 60% . Các dây chuyền có công nghệ tự động hoá và bán tự động
rất ít . Do đó , chỉ sản xuất được những sản phẩm sợi , vải cấp thấp còn nghèo
nàn về mẫu mã ,chất liệu kỹ thuật xử lý còn lạc hậu không đảm bảo chất lượng
nên gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường .
Bên cạnh đó , các cơ quan quản lý ngành Dệt - May thành phố cùng các
doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng và có kế hoạch ; chương trình đào tạo
một cách có hệ thống , đảm bảo số lượng , chất lượng lao động cho ngành Dệt -
May . Hiện nay còn thiếu rất nhiều về công nhân lành nghề , các cán bộ điều
hành như tổ trưởng , chuyền trưởng , cán bộ kỹ thuật , kỹ sư chuyên ngành hoá
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 24 Lớp : 28K4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Ninh Thị Thu Thuỷ
nhuộm , cơ dệt nhà thiết kế thời trang . Chưa xây dựng được cơ chế ưu đãi về
thu nhập , nhà ở , điều kiện học tập sinh hoạt … thích hợp để động viên ,
khuyến khích , giữ và thu hút nhân tài về cho ngành Dệt – May kể cả cán bộ
quản lý , cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có tay nghề cao .
Các doanh nghiệp chưa chủ động trong công tác nguyên cứu thu thập
thông tin từ các thị trường trong nước , số lượng chuyên gia nguyên cứu và dự
đoán thị trường còn ít , nắm bắt thông tin còn hạn chế như những thông tin về
thay đổi mẫu mã , khuynh hướng thời trang mới trong nước cho từng lứa tuổi ,
tầng lớp , địa vị nghề nghiệp của mỗi người . Nguyên nhân chính là do :
Đà Nẵng nằm trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên là khu vực có
đặc thù xuất phát điểm phát triển kinh tế xã hội thấp hơn so với hai đầu đất
nước , là nơi thường xuyên diễn ra thiên tai lũ lụt , tình trạng giao thông không
thuận lợi cả về đường không , đường bộ , đường biển cước phí vận chuyển qua
cảng cao , cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn làm hạn chế việc thu hút vốn .
Do lãi suất cao , vốn thu hút từ công nhân , nhân dân không nhiều mà
việc đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả không cao dẫn đến
các cá nhân , doanh nghiệp không mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển ngành
Dệt – May.

Nguồn vốn có tính chất ưu đãi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu , thủ tục rườm
rà , thời gian giải quyết kéo dài làm mất cơ hội kinh doanh .
Tình trạng phân biệt đối xử của ngân hàng khi các doanh nghiệp trung
ương vay vốn gặp nhiều thuận lợi hơn các doanh nghiệp địa phương và tư
nhân, cùng với ngân sách địa phương còn hạn hẹp đã ảnh hưởng rất nhiều đến
khả năng tài chính các doanh nghiệp.
Tất cả các nguyên nhân trên đã làm cho tình hình tài chính của các doanh
nghiệp Dệt – May Đà Nẵng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn để đầu tư
nghiên cứa thị trường .
Việc huy động để đầu tư sản xuất , mở rộng thị trường trong nước gặp
nhiều khó khăn , trong khi đó việc sử dụng vốn đầu tư chưa được tốt , hiệu suất
sử dụng vốn của một số doanh nghiệp nhỏ hơn 1 . Công tác nghiên cứu các
nhân tố trong nước ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường chưa được chú ý
cũng như các yếu tố thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam thực hiện hội nhập
khu vực năm 2006 và tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO .
Giá thành sản phẩm cao đã làm ảnh hưởng đến cạnh tranh sản phẩm và
khả năng phản ứng nhanh , xoay chyển tình thế ở thị trường trong nước .
Nguyên nhân chính là do trình độ máy móc thiết bị , công nghệ còn lạc hậu do
đó dẫn đến sự yếu kém của ngành cung ứng nguyên , phụ liệu cho ngành May ,
chúng ta phải nhập khẩu nguyên liệu nên giá thành sản phẩm cao .
Giá bán của một số sản phẩm ngành Dệt – May thành phố Đà Nẵng cao
hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường , tốc độ tăng giá qua từng năm lớn
hơn tốc độ tăng giá của các sản phẩm cùng loại , điều này làm giảm khả năng
cạnh tranh về giá của các sản phẩm trên thị trường trong nước.Vậy phải có
SVTH : Nguyễn Văn Châu Trang 25 Lớp : 28K4

×