Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.97 KB, 2 trang )
Giới thiệu một số đặc tính sinh trưởng và
phát triển của cây măng cụt
Măng cụt là loại cây lâu năm, thời gian sinh trưởng và phát triển dài, cây
trồng từ hột đến khi có trái có thể từ 8 – 10 năm.
Đặc điểm: cây măng cụt con không chịu được ánh nắng trực tiếp nên cần
được che mát 4-5 năm đầu. Có thể trồng xen măng cụt với chuối hoặc xen
dưới tán dừa để che mát, nhất là những vùng mùa khô kéo dài. Ở vườn trồng
thuần măng cụt, có thể trồng xen những cây ngắn ngày để tăng thu nhập.
Măng cụt trồng xen trong vườn dừa không cần trồng xen thêm những cây
khác. Chấm dứt xen khi cây đã trưởng thành. Sau khi ngưng trồng xen, cần
che phủ đất bằng những cây họ Đậu, nhất là trong mùa khô để giảm bốc hơi
nước (tránh ít nhất ở 30cm xung quanh gốc đến tán cây).
Giai đoạn cây con rất quan trọng nếu cây không được che mát trong giai
đoạn đầu dễ gây ra cháy lá, cây không phát triển, khô héo và chết. Do đó việc
che mát cho cây hay trồng xen với những cây có khả năng che mát sẽ giúp
cây phát triển tốt.
Rễ măng cụt không có lông hút nên tiếp xúc với đất kém, khó hút nước, vì
vậy cần tưới và chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bị ngập cây sẽ chết,
do đó trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
Cắt tỉa: Lúc đầu có thể cắt bỏ những cành yếu, cành vượt để cây mọc tốt.
Khi cây cao 8-10m, cắt ngọn để giảm chiều cao, tạo tán ngang giúp cây dễ
phát triển.
Ngoài ra cây còn bị một số sâu bệnh gây hại như: sâu ăn lá, sâu vẽ bùa,
rệp dính…Đặc biệt là bệnh nứt thân chảy nhựa trên cây con dễ làm chết cây.
Nguyên nhân là do cây không được chống đỡ khi trồng, dễ bị tổn thương do
gió bão làm dập thân, chảy nhựa dẫn đến thân cây bị khô và chết. Hoặc do
cây bị sâu bệnh gây hại như: sâu đục thân hoặc do nấm gây bệnh chảy nhựa
thân. Có thể phun ngừa sâu bệnh bằng các loại thuốc thông dụng như: