Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỨA TUỔI MẪU GIÁO potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.82 KB, 18 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tốt công tác cải cách
quản lý hành chính nhà nước, đưa đất nước sang một tầng cao mới và hướng tới
mục tiêu: Chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường, định hướng
xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của nhà nước. Để đảm bảo cho mục tiêu trên đạt
hiệu quả cao đặt ra cho nền kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành hàng loạt
chính sách cải cách hành chính và biện pháp lớn trên mọi lĩnh vực.
Một trong những biện pháp có hiệu lực hiệu quả cao nhất đó là quản lý nhà nước
về cán bộ, công chức và công vụ. Trong quản lý nhân tố quyết định cho hoạt động
quản lý tiến hành thành công hay thất bại là nhân tố con người (cán bộ, công
chức). Vì vậy để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có
trình độ, năng lực và tận tụy với công việc phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ
Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 28/4/2000 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã
thông qua pháp lệnh sửa đổi bổ sung pháp lệnh cán bộ, công chức. Trong pháp
lệnh đã có những điểm quy định tương đối cụ thể về quyền, nghĩa vụ của cán bộ
công chức và người sử dụng cán bộ công chức, các tiêu chuẩn tuyển dụng, các
nguyên tắc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, trong thực tế quản lý cán bộ công chức, trong đời sống xã hội hiện nay
còn có nhiều trường hợp xảy ra mà người quản lý và sử dụng lao động không ngờ
tới, khó mà đưa ra quyết định quản lý đơn phương.
Bản thân tôi đã được học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương
trình chuyên viên được tổ chức tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Với những kiến
thức đã được học tập, nghiên cứu và qua tìm hiểu tình hình thực tế về lao động,
việc làm tại một số cơ quan, tôi nhận thấy đây là một trong những vấn đề đang
được quan tâm của nhiều cơ quan và những người lao động. Để hiểu rõ về vấn đề
này tôi đã chọn tiểu: "Tình huống giải quyết vấn đề lao động, việc làm của cán bộ,
công chức trong cơ quan nhà nước".
Để hoàn thành tiểu luận tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu một số các quy định của Nhà
nước về chế độ chính sách đối với người lao động như: Chế độ chính sách về tiền
lương Bộ Lao động – Thương binh xã hội, quy định mới về chế độ, chính sách tiền
lương, phụ cấp, trợ cấp, khen thưởng trong các đơn vị. Thực hiện thông tư liên tịch


số 02/2011/TTLT-BYT-BNV ngày 20-1-2011 của Bộ lao động và thương binh xã
hội quy định điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập đối với người lao động,
thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động tiền
lương…
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, về kiến thức cũng như trình độ khả năng hiểu biết
của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp
của các thầy cô và đồng nghiệp.
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Bùi Thị Thu Hà kĩ sư Lâm nghiệp là bạn rất thân với tôi từ nhỏ. Chúng tôi đã cùng
nhau lớn lên học tập và trưởng thành., sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học cả
hai chúng tôi thi đỗ vào Trường đại học Lâm nghiệp. bạn tôi khi ra trường đã về
công tác tại Sở Nông nghiệp &PTNT. Vừa qua, chúng tôi tình cờ gặp nhau tại Hà
Nội, sau một hồi hàn huyên tâm sự, được biết tôi đang chuẩn bị viết tiểu luận kết
thúc lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên được tổ
chức tai Trường Đai học Lâm nghiệp. Bạn tôi vừa cười vừa nói “Thế thì Bạn xem
xét tình huống này nhé. Ở cơ quan tôi (Sở Nông nghiệp &PTNT) có anh Nguyễn
Văn L là kĩ sư địa chất, ngày 20/02/2005 sau khi nghỉ phép năm 2004 anh L có
đơn xin thôi việc, hưởng chế độ trợ cấp 1 lần với lí do hoàn cảnh gia đình gặp khó
khăn không thể tiếp tục công tác được. Sau khi xem xét đơn và gặp trực tiếp anh
L, lãnh đạo Sở đã mời đại biểu Ban chấp hành công đoàn, phòng Tổ chức cán bộ
họp trao đổi bàn bạc về việc xét cho anh L thôi việc như đơn đã đề nghị. Đáp ứng
với đề nghị của anh L, lãnh đạo Sở đã đồng ý giải quyết cho anh L thôi việc theo
quyết định 25/QĐ-SNN-TCCB ngày 27/9/2005. Song song với quyết định cho
thôi việc, Sở Nông nghiệp &PTNT đã ra quyết định số 27/QĐ-SNN-TCCB ngày
01/10/2005 trợ cấp cho anh L một khoản tiền theo chế độ hiện hành, đồng thời
phòng Tổ chức cán bộ làm các thủ tục hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ
thôi việc cho anh L.
Sau khi Sở Nông nghiệp &PTNT ra quyết định thôi việc và trợ cấp thôi việc cho
anh L thì ngày 07/11/2005 Sở công nghiệp lại nhận được đơn của anh L xin trở lại
cơ quan tiếp tục công tác.

Vậy theo Bạn, với tình huống đặt ra như vậy, Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp
&PTNT giải quyết như thế nào? Chập nhận hay không chấp nhận đơn xin tiếp tục
trở lại công tác của anh L.
Bạn tôi cho biết thêm: “ Trong thời gian nghỉ phép ở nhà anh L bị ốm nặng phải đi
cấp cứu ở bệnh viện, anh đã được các y bác sỹ chăm sóc theo dõi bệnh tình. Sau
mấy ngày khám, xét nghiệm các bác sỹ cho biết anh L bị bệnh nan y khó có thể
qua khỏi được. Trước tình huống đó anh L quyết định làm đơn xin thôi việc để
hưởng chế độ trợ cấp một lần. Bởi vì mục tiêu của anh L lúc này là làm thế nào để
giải quyết những khó khăn trước mắt về kinh tế cho gia đình. Nếu không xin thôi
việc, chẳng may vì bệnh trọng mà qua đời cơ quan giải quyết chế độ Tử tuất thì
tổng số tiền giải quyết chế độ tuất được ít hơn nhiều so với giải quyết theo chế độ
thôi việc. Nhưng sau một thời gian chuẩn bị thủ tục giấy tờ, bệnh tình và sức khoẻ
anh L tốt hơn lên, gia đình chuyển anh lên bệnh viện tuyến trên của Trung ương
khám, xét nghiệm lại kết quả cho thấy không phải bệnh nan y như bệnh viện địa
phương chuẩn đoán, anh L quyết định làm đơn xin trở lại cơ quan công tác.”
II. MỤC TIÊU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
Với tình huống đưa ra như ở phần trên, theo tôi các quyết định quản lý đưa ra phải
nhằm các mục tiêu sau:
- Tăng cường hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước và quản lý và sử dụng
cán bộ công tác trong điều kiện hiện nay.
- Bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người cán bộ công chức.
- Các quyết định đưa ra không được trái với pháp lệnh cán bộ công chức và với
các văn bản pháp luật hiện hành.
- Động viên cán bộ công chức trong toàn cơ quan cống hiến hết khả năng, tích cực
lao động thực hiện quảnl ý có hiệu lực, hiệu quả các hoạt động công vụ trong cơ
quan, xây dựng cơ quan ngày một vững mạnh góp phần xây dựng đất nước đạt
mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh.”
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG:
Thực chất lý do xin thôi việc của anh L không phải như trong đơn xin thôi việc

của anh, mà do bị ốm và bác sỹ khám cho anh biết anh L bị bệnh nan y không thể
qua khỏi nên mới xảy ra việc anh L xin nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp 1 lần. Sau
khi cơ quan đã ra quyết định thôi việc và quyết định trợ cấp thôi việc cho anh L,
sở Nông nghiệp &PTNT đã hoàn tất hồ sơ để gửi lên Bảo hiểm xã hội. Trong thời
gian đó anh L thấy tình hình sức khoẻ bản thân khá dần lên, bệnh viện tuyến trên
khám lại và cho kết quả không bị mắc bệnh nan y như kết luận của bệnh viện địa
phương, anh L quyết định làm đơn xin trở lại cơ quan tiếp tục công tác.
Qua diễn biến trên chúng ta thấy sai lầm chính ở đây là do anh L và gia đình quá
vội vàng, chưa suy nghĩ thật chín chắn, chưa xem xét một cách cụ thể việc ốm đau
của mình mà đã làm đơn xin thôi việc. Lẽ ra khi anh L bị ốm phải khám xét một
cách đầy đủ, kiên trì điều trị bệnh của mình. Nếu thấy tình hình bệnh tật ngày một
xấu đi với kết luận của Bác sỹ như vậy, anh và gia đình cần bình tĩnh đề nghị với
bệnh viện địa phương cho chuyển lên điều trị ở bệnh viện tuyến trên khám xét lại,
đợi có kết quả cụ thể sau đó mới có quyết định chính thức làm đơn xin thôi việc
hay không.
Một điểm nữa mà chúng ta nhận thấy là bản thân anh chưa nhận thức được đầy đủ
nội dung của Pháp lệnh cán bộ công chức và Nghị định 96/1998/NĐ - CP ngày
17/11/1998 của Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, công chức. Cho nên đang
trong thời gian bị ốm lại làm đơn xin thôi việc là không hợp lệ.
Điều đáng trách ở đây nữa là anh L không dám nói sự thật sự việc, giấu cơ quan về
bệnh tật của mình để làm đơn xin thôi việc. Từ đó dẫn tới việc cơ quan quyết định
cho anh L thôi việc là chưa hợp lý, hợp tình.
Căn cứ Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày
26/01/1995 của Chính Phủ, Sở Nông nghiệp &PTNT đã hoàn tất hồ sơ thủ tục
chuẩn bị gửi lên Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho anh L.
Đồng thời căn cứ điều 4 Nghị định 96/1998/NĐ - CP: “ Cán bộ công chức có
nguyện vọng thôi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì được hưởng
chế độ thôi việc cứ mỗi năm làm việc được tính 1/2 tháng lương hiện hưởng và
phụ cấp nếu có”. Và được hưởng quyền lợi quy định tại các khoản 2 và khoản 3
điều III của Nghị định 96 của Chính phủ.

Sở Nông nghiệp &PTNT đã có quyết định trợ cấp thôi việc cho anh L theo quyết
định 27 QĐ - CN ngày 1/10/2005 là phù hợp với các văn bản pháp luật. Trường
hợp ở đây là trong khi hoàn tất thủ tục, thời gian giải quyết chế độ thôi việc kéo
dài nên phát sinh vấn đề anh L làm đơn xin trở lại cơ quan công tác.
Qua sự việc trên chúng ta thấy hậu quả giải quyết thôi việc đối với anh L như sau:
Do không xem xét kĩ, điều tra xác minh đầy đủ sự việc lí do xin thôi việc của anh
L, cơ quan quản lý đã quyết định cho anh L thôi việc dẫn đến việc đưa ra khỏi lực
lượng cán bộ công chức của Nhà nước một người có trình độ lao động cao vẫn còn
khả năng cống hiến. Để có được một người có trình độ đại học Nhà nước phải chi
phí một khoản tiền và công sức không nhỏ để đào tạo. Hơn 20 năm công tác là
một cán bộ có trình độ đại học anh L đã tích luỹ được một số vốn kiến thức này
cống hiến có hiệu quả cho đất nước. Anh L là một cán bộ có năng lực giàu kinh
nghiệm do vậy rất cần thiết phải tạo điều kiện cho anh L có thể tiếp tục cống hiến
cho đất nước. Tại khoản 2 điều 130 Bộ luật lao động đã ghi rõ: “ Người lao động
có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu
đãi, tạo điều kiện thuận lợi để không ngừng phát huy tài năng có lợi cho đất nước.
Những ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao không
bị coi là phân biệt đối xử trong lao động”.
Lý do ghi trong quyết định thôi việc theo đơn của anh L là do hoàn cảnh gia đình
khó khăn nhưng thực tế không phải như vậy, thực chât là giải quyết chế độ thôi
việc cho anh L xảy ra trong thời điểm anh L đang bị ốm, đang nghỉ có lý do, được
người sử dụng lao động cho phép. Tại điều 9 của Nghị định 96/1998/NĐ- CP của
Chính Phủ về chế độ thôi viêc đối với cán bộ công chức đã quy định: Cơ quan tổ
chức không được cho cán bộ, công chức thôi việc quy định tại điều 2 của Nghị
định của trường hợp này trong các quy định sau:
1. Cán bộ, công chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường
hợp nghỉ khác được người đứng đầu tổ chức, cơ quan cho phép.
2. Cán bộ, công chức ốm đau và bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị tại các
bệnh viện theo quyết địng của thầy thuốc”.
Trong trường hợp này, anh L chủ động làm đơn trước xin thôi việc nhưng việc

quyết định cho thôi việc trong khi anh L đang bị ốm nặng là không hợp lý. Trong
giai đpạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong
những chính sách của Nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực là chú
trọng đến hệ thống giáo dục, đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực có văn hoá có trình
độ chuyên môn, tay nghề cao. Quyết định cho thôi việc một người có trình độ đại
học như anh L là không phù hợp với chính sách trên.
Trường hợp nếu Sở Nông nghiệp &PTNT huỷ bỏ quyết định thôi việc cho anh L
để anh L tiếp tục trở lại công tác sẽ dẫn đến những tình huống khó khăn sau:
Trong những năm qua cơ quan có không ít cán bộ đã được giải quyết chế độ thôi
việc, trong đó có một số người không còn khả năng lao động đáp ứng yêu cầu
chuyên môn của công việc mà cơ quan trong thực hiện. Những người đó có thể
nhân dịp này nộp đơn xin trở lại cơ quan công tác. Nếu không giải quyết thì mang
tiếng là phân biệt đối xử. Nếu giải quyết thì sẽ không thể bố trí công tác được.
Như vậy sẽ làm cho công tác tổ chức của cơ quan bị xáo trộn ảnh hưởng đến kết
quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Đồng thời nếu huỷ bỏ quyết định thôi việc của anh L thì phải tổ chức họp lại Ban
lãnh đạo cơ quan, Ban chấp hành công đoàn để tiếp tục quyết định nhận anh L trở
lại làm việc. Như vậy trong một thời gian ngắn ở Sở Nông nghiệp &PTNT đã có 2
cuộc họp cùng một thành phần dự họp và có 2 quyết định trái ngược nhau đối với
cùng một đối tượng. Điều này phần nào ảnh hưởng đến kỉ cương trật tự trong cơ
quan. Hơn nữa cùng với việc huỷ bỏ quyết định thôi việc của anh L phải có quyết
định thu hồi khoản tiền trợ cấp thôi việc mà Sở Nông nghiệp &PTNT đã giải quyết
cho anh L. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho các phòng ban chức năng. Nếu Sở
Nông nghiệp &PTNT đồng thời làm thủ tục cho anh L thôi việc rồi ngay sau đó lại
ra quyết định thu nhận anh L trở lại công tác. Như vậy thời gian công tác của anh
L được tính từ khi nhận trở lại, sẽ dẫn đến khi anh L đủ tuổi 60 cơ quan không thể
giải quyết chế độ hưu trí cho anh L được. Vì đó là trường hợp hết sức cá biệt khó
giải quyết cho cơ quan.
IV. CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Sự việc xảy ra như đã trình bày ở trên, việc giải quyết thôi việc đối với anh L là

hết sức phức tạp. Để giải quyết tình huống này, với những kiến thức đã học tôi xin
đưa ra một số phương án giải quyết sau:
* Phương án 1: Không chấp nhận đơn đề nghị của anh L xin được tiếp tục trở lại
cơ quan làm việc.
Nếu giải quyết theo phương án này thì lãnh đạo cơ quan không cần phải tổ chức
họp để xét đơn đề nghị của anh L. Như vậy không tạo nên những mâu thuẫn trong
các quyết định của lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT trong một thời gian ngắn với
cùng một đối tượng. Không tạo điều kiện cho những người có cơ hội nộp đơn xin
trở lại cơ quan. Song nếu quyết định như vậy sẽ dẫn đến việc làm mất đi trong đội
ngũ cán bộ công chức Sở một cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực. Như đã
nêu ở trên Sở Nông nghiệp &PTNT quyết định cho anh L thôi việc trong khi anh
đang bị ốm là chưa thật thoả đáng, mặc dù anh đã chủ động xin thôi việc. Hơn nữa
khi sở công nghiệp quyết định cho anh L thôi việc và giải quyết chế độ trợ cấp để
người xin thôi việc đỡ thiệt thòi.
Một vấn đề khác cần quan tâm ở đây là nếu quyết định không chấp nhận đơn xin
tiếp tục làm việc và giải quyết thôi việc cho anh L thì mới chỉ đạt được về mặt lý
còn về mặt tình còn có gì đó chưa ổn, lãnh đạo chưa thật sự quan tâm chăm lo đến
đời sống cán bộ công chức. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới việc động viên toàn
thể cán bộ công chức của cơ quan hoàn thành nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao
cho.
* Phương án 2: Cơ quan tiếp tục chuyển hồ sơ cuả anh L lên cơ quan Bảo hiểm xã
hội để giải quyết chế độ thôi việc. Sau một thời gian Sở mới nhận được đơn xin
trở lại làm việc của anh L và bố trí cho anh được tiếp tục làm việc.
Nếu quyết định theo phương án này cơ quan sẽ có những thuận lợi và khó khăn
sau:
Thuận lợi:
Cơ quan vẫn có được một cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Mặt khác cơ quan
đã giúp đỡ một con người đã từng nhiều năm gắn bó với cơ quan. Một con người
đã có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trở lại làm việc và phục vụ cho cơ quan góp
phần xây dựng đất nước.

Khó khăn: Nếu cơ quan đã quyết định cho anh L thôi việc hưởng trợ cấp một lần,
sau đó lại quyết định nhận trở lại làm việc. Như vậy nó xảy ra khó khăn khó giải
quyết:
+ Khi anh L đủ 60 tuổi xin nghỉ chế độ thì cơ quan giải quyết như thế nào?
Về tuổi đời của anh L là đủ theo quy định nhưng số năm đóng bảo hiểm là chưa đủ
(mới đóng được khoảng 12 – 13 năm). Theo quy định tại mục A khoản 1 và 2 điều
154 Bộ luật lao động thì anh L không đủ điều kiện để giải quyết theo chế độ hưu
trí hàng tháng. Như vậy lúc này lại phải giải quyết theo chế độ thôi việc hưởng trợ
cấp 1 lần. Một người trong quá trình công tác 2 lần được hưởng trợ cấp 1 lần là
không hợp lý. Nếu khi anh L đủ 60 tuổi lại giải quyết chế độ hưu trí cũng không
hợp pháp, vi phạm điểm a khoản 2 điều 145 Bộ luật lao động quy định: “Người
lao động đủ điều kiện tuổi đời quy định tại điểm a khoản 1 điều 145 mà chưa đủ
20 năm đóng Bảo hiểm xã hội nhưng ít nhất có đủ 15 năm đóng Bảo hiểm xã hội”.
Hoặc nếu khi anh L đủ 60 tuổi mà không giải quyết chế độ gì cả cho anh thì qúa
thiệt thòi cho anh L.
Hơn nữa nếu cơ quan quyết định cho anh L thôi việc sau đó nhận lại sẽ dẫn đến
tình trạng như đã trình bày ở trên là có thể có một số người cơ hội đã được cơ
quan giải quyết thôi việc từ lâu nhân lúc này làm đơn xin trở lại cơ quan công tác.
Điều này làm cho công tác tổ chức cán bộ của cơ quan thêm rối ren khó giải quyết,
tạo nên những mâu thuẫn không đáng có trong cơ quan, buông lỏng kỉ cương trật
tự của cơ quan Nhà nước.
* Phương án 3: Sở Nông nghiệp &PTNT vẫn hoàn tất hồ sơ giải quyết chế độ thôi
việc cho anh L. Đồng thời tiến hành kí hợp đồng lao động ngắn hạn với anh L với
lương theo thoả thuận để anh L đảm bảo cuộc sống không bị thiệt thòi.
Nếu thực hiện phương án này sẽ có những thuận lợi sau:
- Hạn chế được những mâu thuẫn trong quyết định quản lý hành chính của lãnh
đạo đơn vị.
- Tạo điều kiện cho anh L được tiếp tục công tác và quá trình công tác này vẫn
đảm bảo cuộc sống cho anh L với mức lương được thoả thuận giữa đơn vị và anh
L.

- Động viên cho bản thân anh L làm cho toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan
thấy lãnh đạo cơ quan giải quyết sự việc có tình có lý, có cái thâm chăm lo thực sự
đến đời sống cán bộ công chức. Đồng thời khích lệ toàn thể cán bộ công chức
trong cơ quan tích cực cố gắng đem hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Qua đây chúng ta thấy nếu Sở Nông nghiệp &PTNT quyết định theo phương án
này thì sẽ tránh được tình trạng: Một số cán bộ trước đây cơ quan đã giải quyết
cho thôi việc nay không có cơ hội làm đơn xin trở lại cơ quan công tác. Vì ở đây
trường hợp của anh L được cơ quan giải quyết áp dụng theo khoản 2 Điều 130 Bộ
luật lao động.
Giải quyết theo phương án này tránh được hiện tượng giải quyết 2 lần chế độ thôi
việc cho một người và anh L sẽ kết thúc quá trình công tác của mình theo đúng
nguyện vọng của bản thân.
Quyết định theo phương án này là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay về phát triển nguồn nhân lực, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong công cuộc đổi mới đất nước.
Tuy vậy, nếu quyết định theo phương án này sẽ gặp những khó khăn sau: Nếu
trong Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT không thống nhất quan điểm, nhất là
giữa lãnh đạo cơ quan và Công đoàn không thống nhất thì không thể giải quyết
được. Đặc biệt nếu trong lãnh đạo cơ quan không thống nhất, không giải thích rõ
ràng đầy đủ với toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan sẽ tạo ra dư luận không
tốt làm ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ của người lao động với người sử dụng lao
động, ảnh hưởng tới việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Nếu giải quyết theo phương án này bản thân anh L sẽ không có chế độ lương hưu
sau này. Nhưng với điều kiện nền kinh tế thị trường mở hiện nay, với sự phát triển
đa dạng, phong phú với nhiều hình thức bảo hiểm, anh L có thể tham gia một hình
thức bảo hiểm nào đó, để đảm bảo có thu nhập cho cuộc sống khi hết tuổi lao
động.
Trên đây là 3 phương án giải quyết chế độ thôi việc đối với trường hợp của anh
BHL. Qua mỗi phương án đề ra chúng ta thấy có mặt được, mặt chưa được.

Nhưng theo tôi để lựa chọn một phương án tối ưu cần phải dựa vào những yêu
cầu, mục tiêu của chủ đề đặt ra, giải quyết vấn đề phải có tình, có lý, đúng luật.
Qua phân tích 3 phương án giải quyết ở trên đối chiếu với mục tiều đề ra cần đạt
được, nếu đặt tôi ở địa vị những người giải quyết tôi sẽ chọn phương án 3 để giải
quyết.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để thực hiện tốt phương án 3 đã chọn, việc đầu tiên cơ quan cần phải tiến hành là
tổ chứuc họp với Đảng uỷ, lãnh đạo, công đoàn, tổ chức cán bộ để trao đổi bàn bạc
giải quyết cho anh L nghỉ chế độ trợ cấp 1 lần và tiếp tục kí hợp đồng lao động
ngắn hạn. Cuộc họp cần ghi biên bản rõ ràng, đầy đủ. Sau đó lãnh đạo và tổ chứuc
công đoàn thống nhất để anh L kí hợp đồng lao động tiếp tục làm việc tại cơ quan.
Sở Nông nghiệp &PTNT tiến hành kí hợp đồng lao động với anh L và ra quyết
định tiếp nhận anh L vào đơn vị với tư cách là lao động hợp đồng có thời hạn, bố
trí sắp xếp công việc cho anh L theo đúng chuyên môn của anh đã làm trước đây.
Lãnh đạo Sở cần gặp gỡ trao đổi với anh L để rút kinh nghiệm về sự việc xảy ra
vừa qua để anh L yên tâm ổn định công tác.
Đồng thời lãnh đạo Sở, công đoàn cơ sở có trách nhiệm giải thích cụ thể, đầy đủ
với toàn thể cán bộ viên chức trong cơ quan về việc giải quyết chế độ đối với anh
L tránh tình trạng nghi ngờ mất lòng tin của mọi người. Bộ phận tổ chức của Sở có
trách nhiệm soạn thảo hợp đồng lao động đối với anh L. Mặt khác thông báo với
toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan quyết định của lãnh đạo Sở về trường
hợp vừa xảy ra của anh L.
VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
Trên đây là toàn bộ nội dung diễn biến của một trong nhiều tình huống về vấn đề
giải quyết lao động, việc làm đã và sẽ tiếp tục xảy ra trong thực tế xã hội nước ta.
Qua sự việc trên Sở Nông nghiệp &PTNT có thể rút ra một số bài học trong công
tác quản lý Nhà nước về cán bộ công chức. Trong những năm gần đây, nền kinh tế
nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, vì vậy rất cần thiết phải tăng cường quản lý
Nhà nước về lao động. Để tăng cường quản lý Nhà nước về lao động và phát triển

nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động cán bộ công chức
trong cơ quan Nhà nước tích cực tham gia học tập tìm hiểu Pháp lệnh cán bộ, công
chức về Luật lao động.
- Đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quan tâm sâu sát hơn nữa đối với cán bộ công
chức, căn cứ vào tình hình biến động cụ thể mà ra các quyết định quản lý cho phù
hợp và kịp thời.
- Tăng cường công tác biên soạn, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về các văn bản pháp luật đã
ban hành.
- Triển khai thực hiện nhanh, có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách nền hành
chính nhà nước của Chính phủ đã ban hành.
KẾT LUẬN
Trong tiểu luận này tôi đã đưa ra một tình huống cụ thể có thể xảy ra trong thực tế
một cơ quan nhà nước. Các phương án giải quyết vấn đề của tôi có thể chưa thật
chặt chẽ, hợp lý. Nhưng đây là một cách nhìn nhận vấn đề của tôi tiếp thu được từ
lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên năm 2006 do các
giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia truyền đạt.
Do kiến thức về quản lý Nhà nước của bản thân còn hạn chế, nhất là sự hiểu biết
sâu sắc về hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước đã ban hành, cho nên những
phân tích, nhận xét đánh giá của cá nhân không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự chỉ dẫn của các giảng viên trong Học viện Hành chính Quốc
gia góp phần tiếp tục hoàn thiện cá nhân mình để cống hiến tốt, góp phần sức lực
nhỏ bé của mình trong sự nghiệp đổi mới của Đất nước.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật lao động của nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được bổ
xung. Nhà xuất bản Lao động Hà Nội năm 2002
2. Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản có liên quan. Nhà xuất bản chính trị
quốc gia Hà Nội năm 2000.

3. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về Lao động – Thương binh xã hội. Nhà
xuất bản Thống kê Hà Nội năm 1996.
4. Chương trình tổng thể cải cách nền Hành chính Nhà nước của Chính phủ giai
đoạn 2001 – 2010.
5. Giáo trình quản lý hành chính dùng cho lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Hành
chính Nhà nước ngạch chuyên viên chính khoá 4 năm 2003, Học viện hành chính
Quốc gia.

×