Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐỂ LÀM TỐT VĂN BÌNH LUẬN VÀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.46 KB, 12 trang )

ĐỂ LÀM TỐT VĂN BÌNH LUẬN VÀ
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT

I – ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Trong những năm gần đây, tình hình học môn văn làm văn của học sinh đi xuống
rất rõ ràng, nguyên nhân chủ yếu do việc chọn ngành nghề, đa số học sinh đều tập
trung cho khối A,B hoặc D với ước mong học tốt các môn này mới có thể đậu vào các
trường đại học. Do đó đa số đều học văn với thái độ qua loa, thậm chí nhiều học sinh
không đọc cả tác phẩm trong chương trình học, đến giờ học lấy sách “ học tốt “ ra trả
lời đối phó với giáo viên, hiện tượng “Đạo Văn “ vẫn tồn tại rất nhiều trong học sinh.
Trong thời buổi kinh tế thị trường như hôm nay tìm được một số học sinh yêu thích
văn chương là điều rất khó. Vẫn có một số học sinh đọc sách nhưng những sách các
em đọc đa phần đều là truyện tranh không giúp ích gì trong việc mở rộng nâng cao
kiến thức, tâm hồn, tình cảm cho các em.
- Nguyên nhân thứ hai là các em không có thời gian đọc sách bởi lo học hết cả
ngày sáng, trưa, chiều, tối.
- Nguyên nhân thứ ba cũng quan trọng không kém là giáo viên chưa tạo được
niềm yêu thích thật sự cho học sinh trong giờ học, chưa truyền được cảm xúc của
mình đến học sinh giúp học sinh cảm thụ được tác phẩm.
- Ngay cả trong giới sinh viên hôm nay ít còn hiện tượng tranh cãi nhau về một tác
phẩm, một tác giả như trước kia.
- Trên những nguyên nhân đó, tôi nhận thấy những năm gần đây các bài làm văn
của học sinh nếu như không chép sách, thuộc sách thì bài viết của các em cũng không
có gì thêm ngoài nội dung giảng dạy của giáo viên, tư duy cho vấn đề đặt ra cũng
không có nói gì đến sáng tạo.
- Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trình bày một số công việc đã làm giúp học
sinh nắm được cách làm tốt bài văn nghị luận :
II – NỘI DUNG – BIỆN PHÁP :
Với bất kì thể loại nào của văn nghị luận tôi cũng đều hướng dẫn cho học sinh về
phương pháp làm bài, cụ thể :
A – Văn bình luận :


1/ Phần mở bài : đây là phần đầu bài văn nghị luận có thể gây được cảm tình
người đọc được hay không là ở phần này. Do đó tôi hướng cho học sinh một số cách
như sau :
* Cách một : Mở bài theo cách trực tiếp : là cách mở bài không đi thẳng vào
vấn đề. Cách mở bài này nhanh, gọn, tự nhiên. Thích hợp ứng dụng đối với các
học viên bổ túc. Do đó phần này tôi chỉ hưởng để học sinh biết mà không yêu cầu
các em thực hiện.
* Cách hai : Mở bài theo cách gián tiếp là cách mở bài không đi thẳng vào
vấn đề mà gợi mở cách vào đề bằng một số biện pháp tạo sự sinh động, hấp dẫn
cho người đọc, cụ thể:
+ Mở bài bằng cách qui nạp : đưa dẫn chứng cụ thể từ đó nêu lên vấn đề sẽ nghị
luận
VD : Ta hãy nhìn đàn kiến bé nhỏ cứ kiên nhẫn tha mồi từ ngày này qua ngày nọ, từ
tháng này sang tháng nọ để dự trữ thức ăn. Đôi khi miếng mồi to hơn thân thể của nó,
nó vẫn cố sức cùng những con kiến khác tha được mồi về tổ. Nhờ sự kiên trì, nhẫn nại
đàn kiến đã làm xong được công việc. Để nhắc nhở con người cần có sự kiên trì, nhẫn
nại trong cuộc sống để đi đến thành công, tục ngữ Việt Nam có câu : “ Có công mài
sắt có ngày nên kim “ (sự kiên trì nhẫn nại sẽ giúp con người đi đến thành công)
Cách mở bài này gợi hình ảnh, sự vật cụ thể từ đó nâng lên vấn đề cơ bản sẽ bình
luận giúp người đọc nắm được nội dung rõ ràng, cụ thể hơn.
+ Mở bài bằng hình thức tương phản : đây là cách đưa nội dung trái ngược với nội
dung đề bài.Cách mở bài này gây ấn tượng cho người đọc nhiều hơn giúp học sinh dễ
rút ra dẫn chứng trong quá trình bính luận. Để làm được đề bài theo cách này, tôi yêu
cầu học sinh xác định yêu cầu về nội dung đề. Trên cơ sở đó nêu ra vấn đề ngược lại.
VD : Xã hội ngày nay, còn nhiều hiện tượng con cái đối xử không tốt với cha mẹ;
không quan tâm, chăm sóc người có công sinh thành dưỡng dục thậm chí còn có
người cầm dao, mắng chửi, đánh đuổi cha mẹ ra khỏi nhà Để nhắc nhở mọi người
làm tốt trách nhiệm, bổn phận một người con trong gia đình, ca dao Việt Nam có câu
:
“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiêu mới là đạo con “
+ Mở bài bằng hình thức so sánh đối chiếu làm nội dung vấn đề trở nên sinh động,
giàu hình ảnh tạo những suy nghĩ sâu sắc; Dạng mở bài này có thể dùng cho học sinh
khá, giỏi.
VD : Đất nước ta nhiều kho tàng quí giá về vật chất: Những kho tàng quặng mỏ, dầu
khí nằm ẩn dưới lòng đất, rừng dồi dào tiềm năng… Nhưng quí giá nhất vẫn là kho
tàng văn học, trong đó kho tàng tục ngữ, ca dao của dân tộc ta có thể xem là tài sản vô
giá bởi tài sản đó đã đúc kết biết bao kinh nghiệm sống người xưa truyền lại, đã đề
cao truyền thống đạo đức của dân tộc. Một trong những câu tục ngữ thường được
nhân dân ta nhắc đến đó là những câu ca ngợi lòng nhớ ơn – một truyền thống tốt đẹp
được lưu truyền đến nay “ ăn trái nhớ kẻ trồng cây “.
+ Mở bài bằng hình thức nêu ý tương đồng nghĩa là căn cứ vào nội dung đề bài để
diễn đạt. Cách này thường được học sinh áp dụng trong quá trình làm bài nhiều hơn :
VD : Hàng năm, đến tháng ba, nhân dân ta thường tổ chức lonh trọng lễ hội đền
Hùng nhằm tưởng nhớ đến công đức của các vua Hùng dựng nước. Hoặc đến tháng
mười một tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam. Tất cả các lễ hội, ngày kỉ niệm đó đều
thể hiện một truyền thống vô cùng cao quí đó là lòng biết ơn. Truyền thống tốt đẹp đó
đã tồn tại từ đời này sang đời khác và thường được nhắc nhở qua câu tục ngữ “ ăn trái
nhớ kẻ trồng cây “
2/ Phần thân bài : Phải đảm bảo có ba phần
a. Giải thích: Lưu ý học sinh căn cứ vào đề bài để chọn cách giải thích phù hợp
từ đó rút ra nội dung.
Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng :
VD : “ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao “
+ Nghĩa đen : Một cây nếu đứng riêng lẻ sẽ dễ bị gió mưa quât ngã, nhưng nếu ba
cây mọc gần nhau, cành lá đan xen nhau sẽ tạo nên một thế vững chắc khong dễ dàng
bị gió mưa quật ngã.

+ Nghĩa bóng : Con người nếu biết đoàn kết sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn hoàn
thành được những công việc khó khăn, lớn lao.
* Giải thích theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp :
VD : “ Con hơn cha mẹ là nhà có phúc”
+ Nghĩa hẹp : trobng phạm vi gia đình nếu như con hơn cha mẹ về tài năng, đức độ
thì đó là phúc đức của gia đình.
+ Nghĩa rộng : trong phạm vi xã hội : thế hệ đi sau nếu có tài năng hơn thế hệ đi
trước sẽ đưa đất nước đi lên.
* Giải thích từ ngữ : Căn cứ vào những từ ngữ chính để giải thích trên cơ sở đó rút
ra được nội dung cần nghị luận.
VD : “ Ngọc càng mài càng sáng “
Với đề bài này đòi hỏi học sinh phải giải thích được “ ngọc “ là gì ? “ Mài “ là gì ?
Trên cơ sở hiểu được ẩn ý của từ ngữ mới có thể rút ra được nội dung cơ bản mà đề
bài yêu cầu.
b. Phần bình: Trong phần này tôi lưu ý với học sinh khẳng định vần đề đúng, sai
trước, sau đó đi vào đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo từng vấn đề :
VD : - Người ăn trái là người như thế nào, người trồng cây là người ra sau
- Vì sao ăn trái phải nhớ người trồng cây ?
- Người trồng cây có bắt người ăn trái nhớ ơn không ?
- Nhớ ơn xuất phát từ đâu ?
c. Phần luận: đây là phần không thể thiếu của nội dung bài bình luận nhưng đa số
học sinh trong quá trình làm bài thường hay thiếu mất phần này. Do đó tôi lưu ý học
sinh làm một số thao tác sau :
* Phải nêu mặt trái của vấn đề tức là phần trái ngược với nội dung đề. Hay nói khác
hơn là vấn đề mà người nói muốn phê phán là gì ?
* Vấn đề đó có ý nghĩa gì ? ( ý nghĩa )
* Ngày nay có vận dụng được nữa hay không ?
VD : câu tục ngữ “ ăn trái nhớ kẻ trồng cây “
* Câu tục ngữ trên nhằm phê phán những kẻ vong ân phụ nghĩa, những kẻ ăn chao
đá bát, thừa hưởng những thành quả do người khác mang lại nhưng không biết nhớ

ơn.
* Câu tục ngữ nhằm động viên, nhắc nhở mọi người phải biết sống ân nghĩa, phải
biết nhớ ơn khi được thừa hưởng.
* Ngày nay, nhân dân ta thực hiện rất tốt tinh thần đề ơn đáp nghĩa. Các phong trào
xây dựng nhà tình nghĩa, các ngày kỉ niệm như : ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy
thuốc… là biểu hiện rõ nét nhất truyền thống tốt đẹp mà người xưa muốn nhắc nhở…
* Trong quá trình thực hiện ba thao tác của nội dung bình luận, tôi yêu cầu học sinh
phải phân biệt rõ “ giải thích “ là làm những việc gì, “ bình “ là làm việc gì và “ luận “
là phải làm như thế nào. Sau đó yêu cầu học sinh làm rõ ba thao tác đó qua ví dụ. Ban
đầu không yêu cầu cao, chỉ yêu cầu học sinh nêu những ý cơ bản của từng thao tác,
sau đó mới nâng dần yêu cầu lên. Trong quá trình dạy ngoài bài tìm hiểu chung, tìm ý
và lập dàn ý, các phần còn lại của thời gian tôi đều cho học sinh thự hiện các thao tác
trên , chủ yếu để các em nắm vững phương pháp làm bài. Ngoài ra tôi còn yêu cầu
học sinh phải nắm vững lý thuyết của phương pháp và đến giờ học là kiểm tra. Mục
đích để học sinh ứng dụng lý thuyết vào thực hành một cách chắc chắn hơn
3. Phần kết bài: yêu cầu học sinh chốt lại những vần đề đã trình bày trên theo công
thức:…….+là đạo lý vô cùng tốt đẹp.+Ta cần phát huy…
B. PHÂN TÍCH NHÂN VẬT :
Đối với dạng nghị luận này tôi chọn một nhân vật tiêu biểu có trong chương trình
yêu cầu học sinh về đọc kỉ tác phẩm để xác định một số yêu cầu liên quan quá trình
phân tích nhân vật, cụ thể :
* Nhân vật thuộc tác phẩm nào, tác giả là ai, thuộc thời đại nào ?
* Nhân vật có hành động gì thể hiện được nội dung tác phẩmt, tư tưởng và quan
niệm của tác giả.
* Nhân vật có hình dáng, cử chỉ đặc biệt gì thể hiện được cá tính, nội dung tác
phẩm.
+ Nội tâm diễn biến ra sau ?
+ Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm
+ Môi trường sôngs của nhân vật
* Em có nhận xét gì về nhân vật

* Trên cơ sở tìm hiểu một số vấn đề về nhân vật ở nhà, khi đến lớp tôi yêu
cầu học sinh trả lời những yêu cầu trên. Sau đó rút ra từ cách làm chung đến cách
làm cụ thể.

Lý Thuyết
Phân tích nhân vật
Thực hành
VD: phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm c
ùng
1. Đặt vấn đề:
- Xuất xứ nhân vật
+ Tên tác giả
+ Tác phẩm, nhân vật
- Giới thiệu khái quát nhân
vật
2. Giải quyết vấn đề:
- Yêu cầu 1: Phân tích theo đặc
điểm. Chú ý:

+ Xuất thân
+ Ngoại hình, lời nói, cử chỉ,
hành động.
+ Nội tâm
+ Quan hệ với các nhân vật
khác
- Yêu cầu 2: đánh giá nhân vật

tên của Nam Cao
1. Đặt vấn đề:
- Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu qua tác phẩm c

ùng
tên của nhà văn Nam Cao
- Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao ph
ản ánh cuộc
sống người nông dânbị tha hoá về đạo đức trư
ớc cách
mạng tháng Tám
2. Giải quyết vấn đề:
- Phân t1ch:
+ Trước khi đi tù Chí là người “lành như đ
ất” ai
nói gì cũng chỉ biết cười
+ Sau khi ra tù Chí trở thành con qủi dữ của l
àng
Vũ Đại
* Xuất thân: lò gạch cũ  có tuổi thơ b
ất hạnh, cay
đắng
* Ngoại hình: đầu, mặt, răng, mắt  dữ tợn
* Hành động: rạch mặt ăn vạ trở th
ành tay sai cho
Bá Kiến  mất hết nhân cách, nhân tính
* Nội tâm: là con qủi dữ của làng Vũ Đại nh
ưng




3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định nhân vật

- Liên hệ nếu có
khi gặp thị Nở, Chí khát khao một cuộc sống lương thi
ện
“chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải nuôi con”
 Bản chất con người lương thiện vẫn tồn tại

cái nhìn nhân đạo của Nam Cao
* Quan hệ với Bá Kiến: Chí trở thành con q
ủi dữ của
làng Vũ Đại
* Quan hệ với thị Nở: Chí trở về với bản chất l
ương
thiện ban đầu
 Xã h
ội ruồng bỏ, không công nhận sự tồn tại của
Chí  Chí rơi vào con đường cùng, tìm đến cái chết.
- Đánh giá:
Chí Phèo là người nông dân lương thiện nhưng b

xã hội biến thành con qủi dữ, lưu manh hoá.
3. Kết thúc vấn đề:
Thông qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao xây d
ựng
hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

III. KIỂM NGHIỆM LẠI KẾT QUẢ :
1. Kết quả :
- Với cách làm như trên khi học về các thể loại này tôi đi chậm ở từng thao tác và dừng
lại khi học sinh chưa hiểu. Do đó, khi học xong đa số các em đều nắm chắc được phương
pháp làm bài và ứng dụng khá tốt.

- Qua những năm giảng dạy ở khối 9 ở văn bình bình luận khi áp dụng cách làm này số
bài dưới trung bình của học sinh rất thấp. Đa số đều nắm được phương pháp. Thông qua các
kì thi tốt nghiệp THCS các năm 1995 – 1996, 1996 – 1997 tỉ lệ bộ môn văn của học sinh đều
cao hơn tỉ lệ của Tỉnh.
- Riêng thể loại phân tích nhân vật áp dụng cách dạy cụ thể này học sinh trung bình yếu
vẫn đạt được điểm trung bình khi nắm vững cách làm, cụ thể :
+ Năm 2000 – 2001 :
* Lớp có học sinh trung bình : 88,3%
+ Năm 2001 – 2002 :
* Lớp có học sinh trung bình : 93%
* Lớp có học sinh yếu : 79,5%
2. Phạm vi tác dụng:
Phạm vi áp dụng ở khối 9 và khối 11 trong trường.
3. Nguyên nhân thành công và tồn tại:
a/ Thành công:
Qua nhiều năm giảng dạy tôi rút đựoc kinh nghiệm từ những buổi gặp gỡ trao đổi với
học sinh, với đồng nghiệp, từ việc tham khảo sách vở, chính điều đó đã giúp cho việc giảng
dạy đạt được những hiệu quả nhất định.
b/ Tồn tại:
Với những học sinh lười đạc sách việc ứng dụng những câu hỏi chuẩn bị trước ở nhà
(phân tích nhân vật) còn có những khó khăn do các em chuẩn bị chưa tốt nên hiệu quả chưa
tốt, chất lượng chưa cao.
Với học sinh dân tộc nhận thức về cách làm thì được nhưng các em chưa có sáng tạo nên
còn máy móc trong cách làm.
IV. KẾT LUẬN:
Trên đây là những suy nghĩ, cách làm của tôi trong việc giảng dạy ở hai thể loại bình
luận và phân tích nhân vật. Tuy còn nhiều khiếm khuyết nhưng trong chừng mực nào đó vẫn
có thể giúp học sinh định hình được cách làm khắc phục phần nào nhược điểm lệ thuộc các
bài văn mẫu ở học sinh.


×