Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA TIẾT DẠY “HỒI TRỐNG CỔ THÀNH” TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC LỚP 10 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.82 KB, 12 trang )


PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
QUA TIẾT DẠY “HỒI TRỐNG CỔ THÀNH”
TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC LỚP 10

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh là một xu thế mới của giáo dục
hiện đại mà tính hiệu quả của nó cũng được công nhận. Nhưng trong thực tế giảng dạy
đặc biệt đối với văn học, việc vận dụng phương pháp tích cực vẫn còn không ít giáo viên
đứng lớp băn khoăn, lúng túng. Vẫn còn có những giờ dạy mà thầy ban phát kiến thức
bằng hình thức thuyết giảng đơn điệu. Vai trò chủ thể của học sinh không được chú ý,
nhiều mặt năng lực của học sinh không được phát huy trong việc tìm tòi, khám phá, cảm
thụ và thể hiện tác phẩm…, không tạo được không khí làm việc, học tập hào hứng, hạn
chế trong việc hình thành nhiều kiến thức và kỹ năng…
Từ thực tế trên và dựa vào những kết quả thử nghiệm từ các tiết dạy chuyên đề
HĐBM, tiết dạy của các đồng nghiệp, tôi xin trình bày lại thiết kế bài dạy “Hồi trống cổ
thành” trong chương trình Văn học lớp 10, như một tiếng nói khẳng định về ưu thế của
phương pháp phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh trong giảng dạy văn.
II. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ :

- Hồi trống cổ thành được trích giảng sau tiết giới thiệu khái quát về tiểu thuyết cổ
điển Trung Quốc cùng với giá trị nội dung và nghệ thuật của Tam Quốc Diễn Nghĩa. Do
đó học sinh có cơ sở tiền đề thuận lợi để chủ động đi sâu vào đoạn trích đồng thời hình
thành được các năng lực cụ thể hóa, khái quát hóa…
- Đoạn trích tiêu biểu cho nhiều giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi như
xây dựng các tình huống mâu thuẩn xung đột đầy kịch tính, hấp dẫn, tính cách nhân vật
được thể hiện thật sinh động qua hành động, ngôn ngữ, thái độ… Do đó có nhiều hướng
để khai thác tác phẩm như đọc tái hiện, xây dựng hệ thống câu hỏi, nêu câu hỏi giải quyết
tình huống có vấn đề, thảo luận phát biểu, bình giá, hình thức minh họa diễn kịch… tất cả
sẽ tạo nên không khí học tập vui tươi, hào hứng. Vai trò của chủ thể học sinh sẽ được phát
huy trong việc tiếp thu kiến thức, cảm nhận được giá trị tác phẩm văn chương và từ đó


cũng rèn luyện được nhiều năng lực và kỹ năng.
III. THIẾT KẾ BÀI DẠY :
A. Yêu cầu :
- Làm rõ ý nghĩa việc dựng lên và cách giải quyết các mâu thuẩn xung đột trong
đoạn trích, nét đẹp và giá trị các hình tượng nhân vật Trương Phi, Quan Công.
- Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của loại tiểu thuyết
chương hồi.
- Giáo dục một số quan điểm thẩm mỹ về đạo đức, nhân sinh.

- Rèn luyện năng lực phân tích, đọc, nói và phát biểu thảo luận, bình luận …
B. Công việc chuẩn bị :
* Giáo viên :
- Phân công học sinh luyện đọc, phân vai các nhân vật trong đoạn trích.
- Chuẩn bị kịch bản, chuyển thể đoạn trích Hồi trống cổ thành và nhóm học sinh
thực hiện.
* Học sinh :
Đọc trước đoạn trích và soạn các câu hỏi chuẩn bị bài học.
C. Tiến trình tiết học :
* Tiết 1 :
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Lời dẫn vào bài : Xưa nay
nói đến tình bạn mẫu mực,
người ta vẫn thường nhắc
đến mối tình đào viên kết






nghĩa của 3 anh em Lưu –
Quang – Trương. Tuy nhiên
thực tế là họ không phải
không có những lúc xung đột
mà phải đụng đến đao kiếm
để giải quyết mâu thuẩn. Họ
có phải là những người bạn
tốt ?
* Dựa vào chú thích, cho
biết vị trí đoạn trích này ?

* Tóm tắt ngắn gọn đại ý
đoạn trích.
* Nêu nội dung chính các
đoạn.

GV : Tiểu thuyết chương hồi
hấp dẫn người đọc ở nghệ
thuật xây dựng liên tiếp




- HS đọc chú
thích trang 97.
- Tóm lại ý
chính

- HS tìm đại ý
đoạn trích và
phân đoạn.


- HS trình bày
được 2 mâu
thuẩn xung đột:
+ TP và QC




I/ GIỚI THIỆU ĐOẠN TRÍCH :
1. Vị trí : Hồi thứ 28. Quan Công từ
trại Tào Tháo trên đường sang Nhữ
Nam tìm các anh em, bất ngờ gặp
Trương Phi tại cổ thành.
2/ Đại ý : Xung đột giữa Trương Phi và
Quan Công do Trương Phi cho là Quan
Công bội nghĩa.
3/ Bố cục : 3 phần
- QC gặp TP và xung đột xảy ra
- QC chém Sái Dương
- Trương Phi nhận lỗi.

những mâu thuẩn xung đột.
Trong đoạn trích này em
nhận ra mấy xung đột và
giữa ai với ai ?

* Cho biết thái độ và hành
động của Trương Phi qua
từng chặng :
- Khi nghe tin QC ?


- Khi đối mặt với QC ?



- Khi mọi người đứng ra giải
thích ?

+ QC và SD











- Dùng 1 loạt
liên tiếp nhiều
động từ chỉ hành
động  làm vị
ngữ  biểu thị

II. PHÂN TÍCH :
1/ Mâu thuẩn xung đột giữa Trương
Phi – Quan Công :


a) Diễn biến xung đột :
TP
- Khi nghe tin QC :
Chẳng nói năng gì,
mặc áo giáp,vác xà
mâu lên ngựa, dẫn
quân đi tắt.
- Khi đối mặt QC:
Mắt tròn xoe, râu
vễnh ngược, hò hét,
múa xà mâu  đâm
Quan Công  cho
QC là bội nghĩa,
QC


- Mừng rỡ
tiếp đón

- Bị bất ngờ,
giật mình vội
tránh hỏi
nguyên cớ

* Em có nhận xétgì về cách

miêu tả hành động của TP ?
Có giá trị gì trong việc thể
hiện tính cách nhân vật ?
* Tổng hợp mọi hành động
của TP qua diễn biến xung
đột. Em thấy TP là một
người như thế nào ? Hãy
thảo luận và cho 1 lời bình
về nhân vật này (TP tư cách
là một con người ? Tư cách
là một người em kết nghĩa)

* Ý nghĩa của việc xây dựng
mâu thuẩn xung đột và miêu
tả tính cách Trương Phi


* GV đọc lời bình về TP của
GS Lương Duy Thứ
thái độ nóng
giận muốn giết
tươi QC cho hả
dạ.
- Thảo luận
nhóm nhỏ  ý
kiến chê  hành
động thô lỗ, hồ
đồ
 tai hại, mất
tình nghĩa, hòa

khí nguy hiểm.
- Khen : hành
động đúng,
không vì riêng
tư.
- Ý dung hòa

HS phân tích
dẫn chứng
hàng TT được
phong thần…
- Khi 2 phu nhân và
Tôn Càn giải thích
về QC
- Vẫn không nghe

- QC khó biện
giải

 Cho QC lừa dối và đến đây để bắt
mình  quyết đâm, liều sống chết giết
thằng phụ nghĩa.
b) Tính cách Trương Phi :
- Đoạn trích thể hiện sinh động tính
cách TP. Đó là một con người bộc trực,
nóng nảy nhưng lòng dạ ngay thẳng,
cương trực, đen trắng phải trái phân
minh, anh em bạn thù rõ ràng, xem cái
xấu, cái ác như kẻ thù, không chịu
đựng được điều bất nghĩa, không chấp

nhận được sự phản bội. Trung thần, thà

* Mâu thuẩn xung đột giữa
TP và QC phát triển đến
đỉnh điểm khi nào ? Tình thế
QC ra sao ?
GV: Lời buộc tội của TP đặt
QC vào tình thế nan giải.
- Khó nói việc hàng Hán
chứ không hàng Tào, khó nói
nỗi oan của một người trung
nghĩa mà mọi hành động đều
vì anh em. Khó nói việc
mình đến đây bắt TP vì xuất
hiện đoàn quân Tào tiếp ứng.
- Khó xử : người đón đầu,
dồn mình vào chỗ chết là
người em kết nghĩa.
* Em có cách nào để giải
quyết tình thế này của QC ?
(câu hỏi nêu vấn đề)










HS đưa ra một
số giải pháp :
+ QC xuôi tay
+ QC và TP
đánh nhau (dạy
TP bài học)
+ Bỏ chạy
+ Giảng hòa
chết chứ không chịu nhục. Trượng phu
không thờ 2 chủ.
- Đặt TP vào tình huống căng thẳng
với thái độ quyết liệt dứt khoát của
mình. Tác giả muốn khẳng định giá trị
đạo đức con người nhất là trong thời
buổi xã hội đảo điên.


c) Phát triển kịch tính :
Quân Tào xuất hiện đặt QC vào tình
thế khó nói và khó xử. (Quân Tào xuất
hiện là chứng cứ mà TP cho là sự phản
bội)

* Tiết 2 :
GV cho thấy những hạn chế
hoặc không ổn của các giải
pháp và nêu ra cách giải
quyết của tác giả.
- QC yêu cầu được giết SD
để chứng minh lòng trung

thành (mâu thuẩn tạm thời
bớt căng thảng nhưng lại
chồng thêm mâu thuẩn khác
làm cho câu chuyện thêm
gây go).
* Em có nhận thấy mâu
thuẩn xung đột lần này là
quyết liệt ? Vì sao ?

* Cách giải quyết mâu
thuẩn ? Hãy chỉ ra cái khéo








* Phân tích :
- Hóa giải hết
các mâu thuẩn
xung đột.
- Nổi bật tính
cách QC
2/ Mâu thuẩn xung đột giữa QC và Sái
Dương :




- Mâu thuẩn xung đột quyết liệt. Đó
là cuộc quyết đấu :
+ SD muốn giết QC  trả thù cháu
+ QC phải giết SD để chứng minh
lòng trung.
Tình huống căng thẳng: QC hứa với
TP thời gian quyết đấu không quá 3 hồi
trống.
* Giải quyết : Trống chưa dứt 1 hồi,
đầu SD đã lăn xuống đất.

léo đặc sắc của cách gỡ nút?

* Em thử bình về tính cách
nhân vật QC ?




* Đọc, bình luận về QC
của giáo sư Lương Duy Thứ
* Thái độ của TP như thế
nào khi hiểu sự thật về QC?
* Giới thiệu một số câu
chuyện về tính cách phục
thiện của TP.
* Qua cách xây dựng và
giải quyết mâu thuẩn xung
- 3 hồi trống là 1
thời gian quá

ngắn ngủi đối
với việc chiến
thắng 1 viên đại
tướng (thủ pháp
khoa trương 
cảm hứng 
xây dựng nhân
vật anh hùng.



- HS tổng hợp
trả lời

- HS dựa bài học
và quan sát văn
bản trả lời
* Mâu thuẩn xung đột mở ra khéo léo
đồng thời cũng giải quyết mâu thuẩn
thứ nhất : QC đã chứng minh được
lòng trung nghĩa của mình và bộc lộ
tính cách uy dũng của 1 viên đại tướng
đứng đầu ngũ hổ tướng.





* Hoàn thiện tính cách Trương Phi :
Sau khi hiểu ra sự thật về QC, TP rỏ

nước mắt khóc, thụp xuống lạy 
thẳng thắng nhận cái sai.  Tác giả
không kể về tính cách nhân vật mà TP,
QC đã thể hiện mình thông qua cách
giải quyết các mâu thuẩn…

đột trên, em hiểu chủ đề
đoạn trích ?
* Đoạn trích thể hiện đặc
điểm gì của tiểu thuyết
chương hồi ?
LG: Câu chuyện có kết
cấu: gây nút, phát triển điểm
đỉnh, mở nút lúc cao trào.
LG: Chưa đầy 4 câu, tác
giả miêu tả một mạch 10
động tác của TP khẩn
trương, dứt khoát, kiên quyết
muốn giết QC. Nhưng khi
hiểu ra TP “rỏ nước mắt
khóc, thụp xuống lạy …”
động tác nhanh nhẹn, phục
thiện.









HS dựng lại
hoạt cảnh Hồi
trống cổ thành
3/ Chủ đề : Dựng đoạn văn vơi nhiều
xung đột kích tính, LQT khắc họa đậm
nét tấm lòng cương trực thủy chung
của TP và sự trung nghĩa, uy dũng của
QC.
4/ Đặc điểm nghệ thuật :
Đoạn trích tiêu biểu cho những đặc
điểm nghệ thuật tiêu biểu của tiểu
thuyết chương hồi Trung Quốc :
- Kết cấu hoàn chỉnh
- Tính cách nhân vật được hình thành
từ hành động của chính nhân vật, ít chú
ý miêu tả tâm lý và giới thiệu dài dòng.
- Các vai nhân vật phụ góp phần nâng
cao kịch tính và làm rõ thêm tính cách
của nhân vật chính…

III. TỔNG KẾT :

- Ca ngợi những hình tượng TP, QC,
khẳng định và biểu dương những giá trị
đạo đức xã hội.
- Tiêu biểu cho nghệ thuật đặc sắc
của tiểu thuyết chương hồi.



IV. KẾT QUẢ HỌC TẬP :
- Không khí học tập sôi động. HS thảo luận, tranh luận, nêu được nhiều ý kiến cá
nhân hoặc nhóm thú vị.
- Cảm thụ, cảm xúc tác phẩm văn học được nâng cao.
- Kiến thức bài học được khắc sâu một cách thoải mái, nhẹ nhàng.
- HS có điều kiện tự thể hiện mình, tự tin.
- Rèn luyện được nhiều mặt kỹ năng : đọc, phát biểu, thảo luận.
V. KINH NGHIỆM RÚT RA :
- Phương pháp có thể vận dụng trên tất cả các lớp với đủ trình độ khác nhau. Tuy
nhiên cần gợi ý trả lời đối với HS yếu và trung bình.

- Cần dặn dò học sinh chuẩn bị bài tốt.
- Các tiết mục diễn kịch minh họa, cần giao cho nhóm học sinh có khả năng và
nhiệt tình. (cần thiết có sự góp ý của giáo viên)
- Nội dung kiến thức cần được làm rõ thêm qua lời giảng của giáo viên, những
dẫn chứng từ truyện TQDN và những lời bình của các nhà nghiên cứu.
Mỹ Luông, ngày 20 tháng 4 năm 2005
Người viết

Nguyễn Văn Đằng

×