Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua bài ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.69 KB, 20 trang )






























SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nam Hà


Mã số:







SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH QUA BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG I
(SINH HỌC 11 CƠ BẢN)








Người thực hiện: Phan Thị Quỳnh Tâm
Lĩnh vực nghiên cứu:

Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

1. Họ và tên: Phan Thị Quỳnh Tâm
2. Ngày tháng năm sinh: 04-10-1973
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: 5/M5, khu phố 1, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613950650 (CQ)/ ĐTDĐ:01639608088
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 1997
- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Sinh học
Số năm có kinh nghiệm: 13
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“Lồng ghép giáo dục giới tính vào môn sinh học lớp 10”























I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ôn tập và hệ thống kiến thức cho học sinh sau mỗi chương hay phần học
là hết sức cần thiết. Do vậy bài ôn tập cuối chương hay cuối phần học là bài rất
quan trọng nhưng ít được các đồng nghiệp chú trọng và thường xem nhẹ tác
dụng của bài ôn tập. Bản thân tôi trước đây, tôi cũng chỉ tập trung ôn tập những
kiến thức trọng tâm của chương, hay lần lượt ôn lại kiến thức của từng bài, đặt
câu hỏi vấn đáp để học sinh nhắc lại kiến thức đã học. Chính vì vậy học sinh chỉ
biết học thuộc nội dung đã học mà không có sự liên kết các vấn đề đã học trong
từng chương, từng phần với nhau.
Vậy vấn đề đặt ra là với thời gian một tiết ôn tập làm sao để học sinh có thể
chủ động nắm vững kiến thức đã học và hiểu được kiến thức của từng bài có liên
quan với nhau và trong cái tổng thể nó có quan hệ chặt chẽ với nhau về khái
niệm, quá trình sinh lí hay các hiện tượng của từng chương hay từng phần học.

Qua nhiều năm giảng dạy môn sinh ở cấp THPT, tôi nhận thấy tổ chức học
sinh thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua bài ôn tập
chương I lớp 11 (SGK cơ bản) mang lại hiệu quả rất cao. Do đó tôi chọn nội
dung đề tài này giới thiệu với các bạn đồng nghiệp tham khảo.
I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Đây là bài ôn tập nên nội dung trả lời các câu hỏi thảo luận không có
sẵn trong các mục như những bài học bình thường khác. Do đó bắt buộc học
sinh phải tự liên hệ kiến thức đã học trong các bài trước, góp nhặt, tư duy, suy
luận xâu chuỗi kiến thức có liên quan với nhau mới có được câu trả lời cho
nhóm. Hơn nữa sau bài ôn tập này là có tiết kiểm tra giữa học kì I nên một số
học sinh thường ngày hay lười biếng, ỉ lại vào các bạn khác thì trong giờ ôn tập
này các em lại tự mình tích cực hoạt động học hỏi, ôn lại kiến thức để chuẩn bị
làm bài kiểm tra sắp tới. Do đó dạy bài ôn tập chương I lớp 11 (SGK cơ bản)
bằng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
mang lại hiệu quả rất cao.
- Giáo viên xác định kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần biết cần hiểu,
học sinh tiếp cận kiến thức như thế nào và vận dụng kiến thức ra sao. Giáo viên
là người hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi kiến thức và đánh giá
mức độ nhận thức kiến thức của học sinh chính xác hơn.
- Học sinh sẽ chủ động tích cực tự nghiên cứu, sáng tạo và đề xuất những
ý tưởng mới trong việc tìm kiến thức cho mình, cùng cộng tác giúp đỡ và thi đua
với nhau trong nhóm, lớp. Học sinh tự đánh giá kết quả lẫn nhau và tự đánh giá
kiến thức của chính mình.
2. Khó khăn
Bài ôn tập chương 1 SGK lớp 11 cơ bản có khối lượng kiến thức khá
nhiều, nên các thầy cô luôn có tâm lý sợ thiếu thời gian khi tổ chức thảo luận
nhóm.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận
Với lượng kiến thức lớn trong mỗi chương, mỗi phần và với một lượng
thời gian ôn tập hạn chế làm thế nào làm sao để học sinh nắm được mối liên
quan giữa các vấn đề trong chương trong các phần học. Đối với mỗi bài học,
giáo viên có những phương pháp dạy học khác nhau phù hợp với từng bài,
nhưng đối với bài ôn tập chương 1 (SGK lớp 11 cơ bản) thì phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc thảo luận
nhóm là rất cần thiết và hiệu quả. Học sinh không ỷ lại thầy cô mà phải chủ
động tự ôn luyện, trao dồi kiến thức, biết liên hệ gắn kết, so sánh các hiện tượng
với nhau. Qua đó học sinh hiểu các vấn đề trong chương một cách tổng quát,
thấu đáo giúp các em dễ nhớ, lâu quên.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Để học sinh dễ hiểu bài, tôi đã chủ động thay đổi và thêm một số ít nội dung so
với nội dung như trong SGK. Sau đây là phần minh họa:

BÀI 22: ÔN TẬP CHƯƠNG I

I. Mục tiêu bài học
Khi học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Học sinh phải mô tả được mối quan hệ dinh dưỡng trong cơ thể thực vật (trao
đổi nước, hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng khoáng, quang hợp và sự vận
chuyển vật chất).
- Trình bày được mối liên hệ gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa quang hợp và hô
hấp.
- So sánh được sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và động vật.
- Trình bày được mối liên quan về chức năng của các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu
hoá và bài tiết ở cơ thể động vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh vẽ, tư duy, khái quát hoá, so sánh

tổng hợp và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- HS hiểu nguồn gốc chung của sinh giới dưới gốc độ chuyển hóa vật chất và
năng lượng . Sự thích nghi đa dạng ngày càng hoàn thiện hơn đối với môi
trường sống. Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đời sống và sản xuất.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Các hình 22.1, 22.2, 22.3 và các hình khác liên quan.
- Phim động về vận chuyển chất trong cây, về hệ tuần hoàn…
- Đèn chiếu Projecter (dạy bằng ứng dụng công nghệ thông tin).
- Phiếu học tập và nội dung thảo luận cho từng nhóm.
- Chia nhóm học sinh và phân công hoàn thành ôn tập chương I theo nội
dung giáo viên qui định ở tiết trước:
+ Chia lớp thành 6 nhóm
+ Yêu cầu học sinh viết nội dung đã giao ra giấy rô ki để trình bày ở lớp.
Nếu các em soạn được giáo án điện tử để trình bày càng tốt.
Phân công nội dung cho từng nhóm như sau:
Nhóm 1:
Câu 1: Hình 22.1 thể hiện một số quá trình xảy ra trong cây. Hãy chỉ rõ quá
trình gì xảy ra trong cấu trúc đặc hiệu nào và ở đâu? Hãy viết trả lời các ý từ a
đến e trong SGK.
Câu 2: Nêu các mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật?
Nhóm 2:
Câu 1: Điền các chất cần thiết vào vị trí có dấu hỏi trong hình 22.2







Câu 2: Điều dấu  vào bảng 22 về các quá trình tiêu hoá cơ học, hoá học, tiêu
hoá nội bào và ngoại bào ở động vật đơn bào, động vật có túi tiêu hoá và động
vật có ống tiêu hoá.

Quá trình tiêu hoá Tiêu hoá ở động
vật đơn bào
Tiêu hoá ở động
vật có túi tiêu hoá
Tiêu hoá ở động
vật có ống tiêu hoá
Tiêu hoá cơ học

Tiêu hoá hoá học

Tiêu hóa nội bào




Tiêu hóa ngoại
bào


Nhóm 3:
So sánh sự trao đổi khí ở động vật và thực vật.
Giống


Khác
Động vật Thực vật

Cơ quan trao đ
ổi khí


? + ?
? + ?
QUANG
H
ỢP

HÔ HẤP

? + ?

?

Hình thức trao đổi khí



Nhóm 4:
So sánh sự vận chuyển chất trong cơ thể động vật và thực vật.
Vấn đề Động vật Thực vật
Hệ thống vận chuyển

Động lực vận chuyển


Nhóm 5:
Quan sát hình 22.3 và trả lời các câu hỏi sau:

- Cơ thể động vật trao đổi chất với môi trường như thế nào?
- Nêu mối quan hệ giữa chức năng của cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và
bài tiết với nhau và giữa các hệ cơ quan với tế bào của cơ thể (với chuyển hoá
nội bào).
Nhóm 6:
- Hoàn thiện sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Cho ví dụ minh họa.
- Viết sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng trong sinh giới.
2. Chuẩn bị của học sinh: ôn tập chương I và hoàn thành nội dung công việc
giáo viên giao theo nhóm. Học sinh viết nội dung cần trình bày vào tờ giấy rôki
lớn (hoặc bằng PowerPoint).
III. Trọng tâm và phương pháp chủ đạo
- Trọng tâm của bài : Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về sự chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở thực vật, động vật.
- Phương pháp chủ đạo : Thảo luận nhóm, vấn đáp.
IV. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Bằng các câu hỏi phát vấn trong các phần ôn tập
3. Bài mới:
Giáo viên mở bài : Qua chương 1 « Chuyển hoá vật chất và năng lượng « , các
em đã được học nhiều quá trình như hấp thụ và trao đổi chất dinh dưỡng,
chuyển hoá vật chất và NL ở mức độ cơ thể TV và ĐV. Trong phạm vi cơ thể
TV và ĐV, các quá trình đó có mối liên hệ gì ? Giống và khác nhau như thế
nào? Đó là nội dung ôn tập chương 1.
- Ghi tên bài.
- Giới thiệu mục tiêu của bài học.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo nhóm. Sau đó vấn đáp
GV: Nội dung chương I gồm 2 phần lớn, đó là phần nào?
HS trả lời: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và chuyển hoá vật chất
và năng lượng ở động vật.
GV: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật gồm những quá trình nào?

HS trả lời:
Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật gồm 3 quá trình cơ bản:
- Trao đổi nước và các ion khoáng
- Quang hợp
- Hô hấp
GV: Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật bao gồm những
quá trình cơ bản nào?
HS trả lời: Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết.
GV: Gọi từng nhóm lên trình bày nội dung ôn tập. Qui định thời gian cho mỗi
nhóm 3- 4 phút.
HS: Cử đại diện lên trình bày.
GV:Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung và đặt câu hỏi cho nhóm bạn nếu
thấy cần thiết.
Mỗi nhóm đặt 1 câu hỏi và giải đáp trong vòng 1 phút. Nếu nhóm bạn không trả
lời được thì nhóm đặt câu hỏi trả lời luôn. Sau đó giáo viên hoàn thiện kiến thức
bằng cách giảng giải và chiếu đáp án cho HS xem kèm theo hình minh hoạ.

ĐÁP ÁN

A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
I.MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
Đáp án nhóm 1:
Chiếu hình 22.1
Câu 1: Dựa trên hình 22.1 thể hiện một số quá trình xảy ra trong cây. Hãy chỉ
rõ quá trình gì xảy ra trong cấu trúc đặc hiệu nào và ở đâu. Các quá trình xảy
ra trong cây:
a. CO
2
khuyếch tán qua khí khổng vào lá.
b. Quang hợp trong lục lạp ở lá

c. Dòng vận chuyển đường saccarôzơ từ lá xuống rễ theo mạch rây trong thân
cây.
d. Dòng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ qua thân lên lá theo mạch gỗ .
e. Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin ở trên lớp biểu bì lá.
Câu 2: mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật
- Rễ hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ ở trung tâm rễ, tạo khởi
đầu cho dòng vận chuyển mạch gỗ. Ngược lại, dòng mạch gỗ thông suốt làm
giảm hàm lượng nước trong các tế bào rễ là nguyên nhân chủ yếu tạo ra dòng
nước và ion xâm nhập vào rễ. Rễ hút các chất tan, đẩy chúng lên lá và các cơ
quan trên mặt đất, tạo độ trương nước cần thiết cho các tế bào và mô của cây,
đặc biệt giúp tế bào khí khổng mở để nước thoát ra khỏi lá.
- Thoát hơi nước là “động lực đầu trên” hút dòng vận chuyển mạch gỗ.Thoát hơi
nước gây ra sự thiếu hụt nước, hàm lượng nước trong tế bào lá giảm xuống kéo
theo sự thiếu hịt nước trong các tế bào rễ. Nghĩa là hàm lượng nước trong các tế
bào rễ thấp hơn so với hàm lượng nước trong đất và nước di chuyển từ đất vào
rễ, đến mạch gỗ vào trung tâm.
- Quá trình trao đổi, hấp thụ nước và ion khoáng với quang hợp, hô hấp cũng có
mối quan hệ với nhau: sự hấp thụ nước cùng với các ion khoáng ở rễ và vận
chuyển chúng đến tận các tế bào của cơ thể, cung cấp nguồn nguyên liệu cho
quang hợp và hô hấp. Thoát hơi nước làm tăng độ mở khí khổng giúp cho khí
thoát ra. Ngược lại, quang hợp cung cấp nguồn nguyên liệu cho rễ hô hấp tạo ra
nguồn sản phẩm cho quá trình tổng hợp các thành phần của tế bào rễ, trong đó
có lông hút.
Học sinh có thể nêu tóm lược, ngắn gọn các ý trên.
Đáp án nhóm 2:
Chiếu hình 22.2
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP
Mặt trời







B. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
II. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
Chiếu các hình tiêu hoá nội bào trùng đế giày, tiêu hoá trong túi tiêu hoá
ở thuỷ tức và tiêu hoá trong ống tiêu hoá ở người.
Điều dấu  vào bảng 22 về cá quá trình tiêu hoá cơ học và hoá học ở động
vật đơn bào, động vật có túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
Quá trình tiêu
hoá
Tiêu hoá ở động
vật đơn bào
Tiêu hoá ở động
vật có túi tiêu hoá
Tiêu hoá ở động
vật có ống tiêu hoá
Tiêu hoá cơ học


Tiêu hoá hoá h
ọc








Tiêu hóa nội bào





Tiêu hóa ngoại
bào





Đáp án nhóm 3:
IV. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
Chiếu các hình thức trao đổi khí ở động vật : Hình 17.1, H17.2, H17.3, H
17. 4
So sánh sự trao đổi khí ở động vật và thực vật.
Giống Đều lấy khí O
2
và thải khí CO
2

Khác Động vật Thực vật
Cơ quan
trao đổi khí

Bề mặt trao đổi khí ( bề
mặt cơ thể, mang, hệ thống
ống khí, phổi)

- Tất cả các bộ phận có khả năng trao
đổi khí
- Chủ yếu khí khổng ở lá và lỗ vỏ (bì
CO
2
+ H
2
O
O
2
+ GLUCÔZƠ

QUANG HỢP
HÔ HẤP

ADP+ Pi
ATP

khổng) ở thân cây.
Hình th
ức
trao đổi khí


Ch
ỉ lấy O
2

th
ải CO

2.
-

Không ch
ỉ lấy O
2

th
ải CO
2
, trong
quang hợp còn hấp thụ khí CO
2

giải phóng khí O
2.


Đáp án nhóm 4:
V. HỆ TUẦN HOÀN
Minh họa:
- Hình động về hệ tuần hoàn máu người hoặc động vật khác.
- Hình động về quá trình vận chuyển chất trong cây.
So sánh sự vận chuyển chất trong cơ thể động vật và thực vật.
Vấn đề Động vật Thực vật
Hệ thống
vận
chuyển
Hệ thống vận chuyển
máu là tim và mạch

máu (động mạch, tĩnh
mạch và mao mạch)
-Hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là
mạch gỗ
-Hệ thống vận chuyển dòng mạch rây là
mạch rây.
Động lực
vận
chuyển
Động lực vận chuyển
máu đi đến các cơ quan
là sự co bóp của tim.
Tim co bóp tạo ra áp lực
đẩy máu đi trong vòng
tuần hoàn.
-Động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là
áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên
kết giữa các phân tử nước với nhau và
giữa phân tử nước với mạch gỗ.
-Động lực vận chuyển dòng mạch rây là
chênh lệch áp suất thẩu thấu giữa cơ
quan cho(lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt,
quả )

Đáp án nhóm 5:
Chiếu hình động 22.3
Câu 1: Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), ôxi; thải các chất
sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO
2
)


và nhiệt.
Câu 2: Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể và đưa vào hệ
tuần hoàn.
- Hệ hô hấp tiếp nhận ôxi chuyển vào hệ tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn :
+ Vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxi đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ
thể.
+ Các chất dinh dưỡng và ôxi tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất
bài tiết và CO
2
.
+ Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến thận để bài tiết ra ngoài và vận
chuyển CO
2
đến phổi để thải ra ngoài.
Đáp án nhóm 6:
VI. CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI
- Sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi

Kích thích






VD: Sơ đồ cơ chế chống lạnh ở động vật hằng nhiệt




- Sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng trong sinh giới.
Bộ phận tiếp nhận
Bộ phận điều khiển Bộ phận thực hiện

Mặt trời

Quang năng

Quang hợp ở cây xanh



Hô hấp nội bào


Hoạt động sống cần năng lượng


Môi trường


4. Củng cố và đánh giá:
a. Củng cố :
 Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
a/ Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
b/ Từ mạch gỗ sang mạch rây.
c/ Từ mạch rây sang mạch gỗ.
d/ Qua mạch gỗ.

Câu 2: Vì sao sau kho bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
a/ Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
b/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
c/ Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
d/ Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
Câu 3: Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào?
Môi trường
Hoá năng trong các liên kết ATP
Hoá năng trong các liên kết hữu cơ
a/ Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng, điểm bù CO
2
thấp.
b/ Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO
2
thấp.
c/ Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO
2
cao.
d/ Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO
2
cao.
Câu 4: Sự trao đổi khí ở thực vật và động vật giống nhau ở đặc điểm?
a/ Lấy O
2
và thải N
2

b/ Lấy CO
2
thải N

2

c/ Lấy O
2
thải CO
2

d/ Lấy O
2
và CO
2
thải N
2

Câu 5: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát
lưỡng cư?
a/ Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.
b/ Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn.
c/ Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.
d/ Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
Câu 6: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?
a/ Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp
được.
b/ Vì phổi không hấp thu được O
2
trong nước.
c/ Vì phổi không thải được CO
2
trong nước.
c/ Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.

Câu 7: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
a/ Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
b/ Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
c/ Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
d/ Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
Đáp án: 1d, 2c, 3b, 4c, 5d, 6a, 7a.
b. Đánh giá:
Cho điểm phần trình bày của học sinh theo nhóm, hoặc cho điểm theo câu hỏi
phát sinh trong quá trình ôn tập.
III. KẾT QUẢ
Đã vài năm thực hiện những nội dung trên vào giảng dạy chương trình
sinh học 11, tuy thời gian khá ngắn ngủi nhưng tôi thấy mình đã thu được
những kết quả nhất định, được thể hiện thông qua 4 lớp 11 năm học 2010 –
2011, gồm 2 lớp thực nghiệm (11A
2
, 11C
1
,) và 2 lớp đối chứng (11A
1
, 11C
3
)
dạy theo phương pháp truyền thống như sau:
Bảng thống kê các điểm số của bài kiểm tra giữa học kì 1
Nhóm

T
ổng
số học
sinh

Số học sinh đạt đ
i
ểm số


2

3

4

5

6

7

8

9

10
Đối
chứng

91

0

2


10

21

26

17

10

5

0
Thực
nghiệm

92

0

1

7

13

28

21


13

8

1

Tỉ lệ phần trăm
Nhóm

T
ổng
số học
sinh
Tỉ lệ

h
ọc sinh đạt điểm
số


2

3

4

5

6


7

8

9

10
Đối
chứng

91

0%

2%

11%

23%

29%

19%

11%

5%

0%

Thực
nghiệm


92

0%

1%

8%

14%

30%

23%

14%

9%

1%

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy: Học sinh ở các lớp thực nghiệm trả lời
các câu hỏi kiểm tra tốt hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ học sinh lớp thực
nghiệm hiểu bài hơn lớp đối chứng.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để áp dụng các hoạt động giảng dạy như tôi đã trình bày ở trên thành
công cần lưu ý các vấn đề sau:

- Người thầy phải nắm chắc kiến thức chuyên môn.
- Để đảm bảo quỹ thời gian và chất lượng học tập trong tiết ôn tập, giáo
viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà .
- Đồ dùng dạy học: Ngoài hình minh họa trong SGK, giáo viên có thể sử
dụng nhiều tranh, hình động minh hoạ khác để bài học thêm sinh động, học sinh
dễ hiểu bài.
VI. KẾT LUẬN
- Ôn tập và hệ thống kiến thức của chương, phần học giúp học sinh lĩnh
hội được kiến thức của cả một quá trình học, đồng thời liên kết được các kiến
thức trong chương.
- Với cách tổ chức học tập như trên tôi nhận thấy học sinh tích cực học
tập và tiếp thu bài nhanh hơn nhiều.
Tôi nghĩ rằng trên đây chỉ là đôi chút kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng
dạy của tôi, xin viết ra để chia sẻ với các đồng nghiệp.
Do thời gian và năng lực có hạn chắc chắn nội dung tôi trình bày ở trên
có nhiều thiếu sót. Rất mong sự cảm thông của quí thầy cô và góp thêm nhiều ý
kiến để tôi hoàn thiện nội dung trên.
Xin chân thành cảm ơn.





VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề: Tổ chức hoạt động học tập trong dạy học sinh học ở trường
THPT-Giảng viên Đỗ Thị Trường-Trường ĐHSP Đà Nẵng.
1. Sách giáo khoa sinh học 11 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006.
2. Sách giáo viên sinh học 11 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006.




NGƯỜI THỰC HIỆN



Phan Thị Quỳnh Tâm

















MỤC LỤC

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………….trang 2
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN………… trang 2
1. Thuận lợi ……………………………………………trang 2
2. Khó khăn ……………………………………………trang 3
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI………………………………… trang 3

1. Cơ sở lý luận …………………………………… trang 3
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp
của đề tài ……………………………………………… trang 3
IV. KẾT QUẢ …………………………………………… trang 15
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ………………………… trang 16
VI. KẾT LUẬN ………………………… trang 16
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………… trang 17












SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Nam Hà


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên Hòa, ngày 10 tháng 01 năm 2012


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2010-2911
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua
bài ôn tập chương I ( Sinh học 11 cơ bản)”.
Họ và tên tác giả: Phan Thị Quỳnh Tâm Đơn vị (Tổ):Sinh-KTN
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: 
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
BM04-NXĐGSKKN
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách: Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NAM HÀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
THÀNH TÍCH BÀ PHAN THỊ QUỲNH TÂM ĐỀ NGHỊ DANH HIỆU
CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ.

I. Sơ yếu lý lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao.
1. Sơ yếu lý lịch:
- Họ và tên: PHAN THỊ QUỲNH TÂM
- Năm sinh: 04-10-1973
- Quê quán : Tam Phước, Tam Kỳ, Quảng Nam
- Chức danh hoặc thời gian giữ chức vụ: Giáo viên
2. Nêu chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Dạy các lớp : 11A
1
, 11A
2
, 11A
3
, 11C
9
, 11C
10

; 10C
8
, 10C
9
, 10C
10
, 10C
11

- Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Máy tính cầm tay môn Sinh.
II. Thành tích đạt được trong các năm qua:
- Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, những
qui định của ngành và nhà trường.
- Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện tốt và đầy đủ các qui định về chuyên môn, đảm bảo ngày
giờ công , hoàn thành điểm số đúng thời hạn qui định.
- Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn thể trong nhà trường.
- Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán bằng máy tính cầm tay môn
Sinh đạt 1 giải ba và 2 giải khuyến khích.
III. Kết quả khen thưởng :
- Lao động tiên tiến nhiều năm liền
Năm học 2008-2009 theo Quyết định số: 642/QĐ.GD-ĐT ngày 23-07-
2009.
Năm học 2009-2010 theo Quyết định số: 519/QĐ.GD-ĐT ngày 31-05-
2010.
- Chiến sĩ thi đua cơ sở
Năm học 2010-2011 theo Quyết định số: 465/QĐ.GD-ĐT ngày
28/06/2011.
Của Giám đốc sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai


Đồng Nai, ngày 10 tháng 01 năm2012
Thủ trưởng đơn vị cấp trên Người viết thành tích ký tên
trực tiếp nhận xét và xác nhận

Phan Thị Quỳnh Tâm









×