Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BIÊN SOẠN VÀ PHÁT HÀNH TẬP TÀI LIỆU docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.77 KB, 9 trang )

BIÊN SOẠN VÀ PHÁT HÀNH TẬP TÀI LIỆU
Chủ điểm sinh hoạt hàng tháng cho các đơn vị trường học
Phục vụ tích cực cho việc giảng dạy và giáo dục đạo đức,
truyền thống đối với học sinh

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Thế kỷ XXI mà nhân loại sắp đi tới sẽ được đặc trưng bằng sự phát triển
như vũ bảo của khoa học và công nghệ. Trong sự phát triển đó, giáo dục vừa phải
đáp ứng nó một cách có hiệu quả nhất, vừa phải làm sao để giữ vững được những
truyền thống nhân văn và những tư tưởng văn hoá cao đẹp của mỗi dân tộc và loàn
nhân loại.
Việc " Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng - đạo đức lòng yêu
nước, chủ nghĩa Mác-lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà
trường phù hợp với lứa tuổi và với từng bậc học" (như Nghị quyết TW II - khoá
VIII của Đảng đã xác định) được thực hiện thông qua việc giảng dạy trong giờ lên
lớp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đang là một yêu cầu bức xúc đối
với sự nghiệp GD-ĐT hiện nay.
Để thực hiện yêu cầu giáo dục học sinh như đã nêu trên, việc thông qua
giảng dạy trong giờ lên lớp tuy được thực hiện nghiêm túc (Đối với các môn học
có liên quan trực tiếp và gián tiếp), song do hạn chế về thời gian, về khuôn khổ nội
dung môn học theo một chương trình đã được xác định nên chỉ có thể cung cấp
cho học sinh những hiểu biết cơ bản một cách có hệ thống các kiến thức cần thiết.
Và do đó đòi hỏi phải được kết hợp chặt chẽ với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp để củng cố, bổ sung các kiến thức, thái độ, kỷ năng do các môn học cung cấp
và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống phù hợp với đạo đức -
truyền thống và pháp luật.
Giáo dục chủ điểm là một trong những con đường rất quan trọng chuyển lải
các nội dung giáo dục truyền thống, pháp luật thông qua các ngày kỷ niệm, ngày lễ
hội chủ điểm sinh hoạt do Bộ GD-ĐT qui định trong từng năm học, ở từng
ngành học, bậc học có thể có những thay đổi, nhưng các ngày lễ, ngày kỷ niệm
từng tháng thì ổn định và vẫn là những nội dung cơ bản để giáo dục học sinh (sinh


viên nói chung).
Trong nhiều năm qua, các đơn vị trường học trong Tỉnh nói riêng (trong cả
nước nói chung) rất lúng túng về nội dung sinh hoạt chủ điểm vì thiếu tài liệu tham
khảo, nếu có thì cũng chỉ là những tài liệu rời rạc ở nhiều sách, báo khác nhau,
phục vụ chủ yếu cho các ngày lễ lớn, thiếu tính hệ thống và không đầy đủ, nhất là
các tháng trong hè. Để khắc phục tình trạng đó, nhiều năm qua bản thân tôi sưu
tầm, biên soạn tập tư liệu: "chủ điểm sinh hoạt hàng tháng cho các đơn vị trường
học". Tài liệu này không chỉ phục vụ cho tham khảo giảng dạy trên lớp, hoạt động
ngoại khoá mà còn phục vụ cho các hoạt động giáo dục của tổ chức Đoàn, Đội
trong nhà trường; phục vụ các cuộc thi "tìm hiểu sách ", "kính vạn hoa ", "Bảy sắc
cầu vòng ".v.v mà Sở, phòng GD phối hợp với các ngành, Đoàn thể chức năng tổ
chức hàng năm.
II/ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Trong quá trình phụ trách môn GDCD - với vai trò là môn học trực tiếp đáp
ứng cho mục tiêu giáo dục thế giới quan tư tưởng chính trị, pháp luật, đạo đức và
cư xử có văn hoá cho học sinh, và phụ trách các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, nhất là giáo dục chủ điểm thông qua các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm trong năm
để giáo dục đạo đức, truyền thống cho học sinh; bản thân gặp nhiều khó khăn
trong việc tham mưu cho lãnh đạo Sở GD-ĐT chỉ đạo thực hiện các nội dung như
đã nêu trên và việc thực hiện ở các đơn vị trường học cũng rất không đồng đều, kết
quả còn nhiều hạn chế, mà nguyên nhân là do các văn bản chỉ đạo của Bộ, của
Tỉnh chủ yếu chỉ nêu yêu cầu, nội dung và biện pháp thực hiện, không có lư liệu
kèm theo. Tương tự, sở GD-ĐT tổ chức hướng dẫn triển khai cho phòng GD và
các đơn vị trường học thực hiện cũng như thế. Từng đơn vị trường học phải tự
mày mò, sưu tầm lìm kiếm các tư liệu trên những sách báo khác nhau để phục vụ
cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh của mình. Và do đó với những trường
không tích cực sưu tập tìm kiếm các tư liệu thì hiệu quả giáo dục đạo đức, truyền
thống và các nội dung giáo dục khác sẽ không cao là điều đương nhiên.
Để khắc phục hạn chế trên việc sưu tầm để biên soạn và phát hành tập tư

liệu "chủ điểm sinh hoạt hàng tháng cho các đơn vị trường học" phục vụ cho việc
giảng dạy và giáo dục đạo đức, truyền thống đối với học sinh là một yêu cầu bức
xúc không thể không làm.
Hiện nay tài liệu về cơ bản đã thực hiện xong và được lãnh đạo Sở duyệt
cho in, sẽ phát hành phục vụ cho việc giảng dạy giáo dục đạo đức, truyền thống và
các hoạt động giáo dục khác bắt đầu từ năm học 2000-2001 (có tập tư liệu kèm
theo ).
2/ Sự chuyển biến-đánh giá kết quả và kiểm nghiệm lại kinh nghiệm sẽ tiếp
tục thực hiện ở cuối năm học 2000-2001.
III/ KẾT LUẬN Ở GIAI ĐOẠN 1 (NĂM HỌC 1999 - 2000)
- Năm học 1999 - 2000 là năm học đầu tiên triển khai thi hành Luật Giáo
dục năm học cuối cùng của thế kỷ, là năm học có nhiều ngày lễ lớn và có ý nghĩa
giáo dục truyền thống rất quan trọng đối với không chỉ CBGV mà HS - SV trong
loàn ngành mà còn đối với toàn dân trong phạm vi cả nước.
Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục toàn diện mà Đại
hội Đảng lần VIII và Hội nghị lần thứ 2 BCH TW (khóa 8) đề ra cho năm học
2000, đồng thời chuẩn bị các tiên đề cho sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung,
giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống nói riêng, trong những năm đầu của thế
kỷ 21, cùng với việc tổ chức tột các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn ở năm
học 1999 - 2000 và những năm tiếp theo còn phải tiếp tục củng cố và nâng cao
hiệu quả giảng dạy trong giờ lên lớp gắn chặt với các loại hình hoạt động
phong phú, đa dạng ngoài giờ lên lớp để giáo dục đạo đức, giáo dục truyền
thống cho học sinh - sinh viên và cho cả CNGV - CNV. Tập tư liệu " chủ điểm
sinh hoạt các tháng trong năm là một trong những phương tiện phục vụ tích cực
cho hoạt động giảng dạy và giáo dục đó.
Để đảm bảo cho đề tài được thực hiện có hiệu quả ở năm học tiếp theo, việc
tạo điều kiện về kinh phí để phát hành tài liệu và phục vụ cho việc khảo sát, so
sánh, đối chiếu để kiểm nghiệm lại kinh nghiệm phải được đảm bảo .
MỘT SỐ NGÀY KỶ NIỆM, NGÀY LỄ TRONG NĂM


9 - 1
Ngày học sinh - sinh viện toàn quốc
3 - 2
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
8 - 3
Ngày Quốc tế Phụ nữ
26 - 3
Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
22 - 4
Ngày sinh của Lênin
30 - 4
Ngày Giải phóng Miền Nam
1 - 5
Ngày Quốc tế Lao động
5 - 5
Ngày sinh của Các Mác
7 - 5
Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
15 - 5
Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh
19 - 5
Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1 - 6
Ngày Quốc tế Thiếu nhi
5 - 6
Ngày Môi trường Thế giới
26 - 6
Ngày Quốc tế Phòng chống ma tuý
27 - 7
Ngày Thương binh Liệt sĩ

19 - 8
Ngày Cách mạng Tháng tám
2 - 9
Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
23 - 9
Ngày Nam bộ kháng chiến
1 - 10
Ngày Quốc tế Người cao tuổi
20 - 10

Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam
24 - 10

Ngày thành lập Liên Hiệp quốc
7 - 11
Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga
20 - 11

Ngày Nhà giáo Việt Nam
23 - 11

Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
1 - 12
Ngày Thế giới chống AIDS
19 - 12

Ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp
22 - 12

Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

26 - 12

Ngày Dân số Việt Nam

PHAN KIM TRINH

×