Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

GIÚP ĐỠ GIÁO VIÊN – PHẤN ĐẤU THÀNH GVGTH “A” HÒA LẠC pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.53 KB, 19 trang )


Trang 1
GIÚP ĐỠ GIÁO VIÊN – PHẤN ĐẤU THÀNH GVG
TH “A” HÒA LẠC


I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Trong xu thế phát triển hiện nay của cả nước, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là nguồn nhân lực. Nhân lực này phải là con người mới có sức khỏe, và đầy
đủ tri thức tiếp cận kịp thời với công nghệ thông tin kỹ thuật cao. Những con người này,
trước tiên phải xuất thân từ nhà trường phổ thông, mà nền tảng ban đầu vẫn là trường tiểu
học. Ở trường tiểu học, nếu học trò được trang bị kiến thức cơ bản vững chắc, có động lực
học tập chính đáng sẽ là nguồn phát triển lâu dài sau này. Muốn được như vậy, đòi hỏi
người thầy giáo phải là người dạy tốt. Trong nhà trường có nhiều thầy cô dạy tốt ắt sẽ có
nhiều học trò học tốt.
- Muốn có nhiều giáo viên dạy tốt, tất phải đầu tư nhiều hơn trong đó có sự hỗ trợ BGH,
Đoàn thể, đồng nghiệp và sự nỗ lực của bản thân thầy cô giáo. Người ta tìm thấy giáo viên
dạy tốt qua phong trào thi đua “hai tốt” hàng năm của ngành, của trường.
- Bản thân là người quản lý lâu năm ở trường tiểu học, tôi rất quan tâm đến phong trào
giáo viên giỏi cấp trường, cấp Huyện và cấp tỉnh.

Trang 2
- Và rất nhiều giáo viên trong trường cũng muốn phấn đấu từ giáo viên giỏi cấp trường lên
cấp cơ sở và cấp Tỉnh. Trong nhiều năm qua, trong BGH và Đoàn thể cũng đã quan tâm
tạo điều kiện cho nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi. Nhưng quá trình xây dựng,
giúp đỡ để công nhận giáo viên dạy giỏi không thể một sớm một chiều mà đạt kết quả như
mong muốn. Đó là quá trình phấn đấu của bản thân giáo viên, sự bồi dưỡng, giúp đỡ liên
tục qua nhiều năm của BGH, Đoàn thể, có sự đầu tư trọng điểm và thực tế tại đơn vị.
- Phong ttrào chấm giáo viên giỏi Huyện, giỏi Tỉnh do PGD và Sở GD – ĐT tổ chưa là
một động lực thúc đẩy trong Huyện, trong Tỉnh ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi
Huyện, giỏi Tỉnh và cả cấp quốc gia.


- Hưởng ứng, chủ trương của ngành, tôi thấy qua thời gian làm quản lý ở hai đơn vị tiểu
học “B” Hòa Lạc và Tiểu Học “A” Hòa Lạc, tôi cùng anh em tổ chức phối hợp phát động
thực hiện có hiệu quả.
Nay xin phép giới thiệu lại cách làm thông qua tên đề tài: “GIÚP ĐỠ GIÁO VIÊN –
PHẤN ĐẤU THÀNH GIÁO VIÊN GIỎI” chắc có lẽ chưa phải là kinh nghiệm tiêu biểu,
rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của lãnh đạo của quý thầy cô đi trước và các
bạn trẻ có nhiều sáng tạo hơn.
I/ THỰC TRẠNG:
1. Đối với thời gian tôi công tác ở trường Tiểu Học “B “ Hòa Lạc:
- Vào những năm 1997 – 1998 phong trào thi đua hai tốt chưa được dấy lên mạnh thành
phong trào, nên chỉ phát động trong nội bộ là chủ yếu. Nhà trường đã phát động theo các
ngày chủ điểm lớn như ngày 20-11, ngày 8- 3 và ngày 26 – 3. Tâm lý giáo viên rất ngán

Trang 3
ngại đăng ký – BGH thì cũng chưa có kinh nghiệm trong chấm chọn; nhưng cũng mạnh
dạn vận động tiêu biểu vào các tổ trưởng chuyên môn, đăng ký dấy lên thành phong trào
đột phá. Vận động 5 giáo viên (tổ trưởng chuyên môn) đăng ký. Sau đó xin rút 1 giáo viên,
qua nhà trường chấm có 3 giáo viên đạt dạy giỏi cấp trường.
- Năm học 1999 – 2000 vận động 3 giáo viên giỏi cấp trường ( sau khi được công nhận
giỏi trường hai năm ) đăng ký giáo viên giỏi cơ sở; nhưng kết quả chưa khả quan. Quá
trình vận động đăng ký dạy giỏi cơ sở và giỏi Tỉnh – BGH có sự phối hợp tích cực, đôi lúc
cũng vận dụng Nghị quyết của Chi bộ vào phong trào thi đua hai tốt, anh em rất cố gắng.
- Năm học 2000 – 2001, 2001 – 2002 phong trào vận động bồi dưỡng có chiều hướng tiến
bộ là anh em vui vẽ nhận lời đăng ký cấp cơ sở và cấp Tỉnh, và BGH – Đoàn thể cũng rất
hy vọng.
- Năm học 2000 – 2001 đăng ký 3 (2 giáo viên giỏi cơ sở và 1 giáo viên giỏi Tỉnh).
- Năm học 2001 – 2002 đăng ký 4 giáo viên giỏi (đăng ký 2GVG cơ sở và 2 giáo viên giỏi
Tỉnh).
- Năm học 2002 – 2003 đăng ký 3 giáo viên giỏi cơ sở và 2 giáo viên giỏi Tỉnh được bảo
lưu.

2. Đối với thời gian tôi luân chuyển về công tác tại Trường Tiểu học “A” Hòa Lạc:
- Với đơn vị A Hòa Lạc có phần thuận lợi hơn vì trước đó đã có 1 giáo viên giỏi cấp
Huyện và đạt 1 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh. Sau khi nắm tình hình, BGH đã cùng Công
đoàn với Nghị quyết Chi bộ đề ra.

Trang 4
- Năm học 2003 – 2004 vận động đăng ký 2 giáo viên mới chưa đăng ký lần nào. Kết quả
giáo viên đồng ý đăng ký.
- Năm học 2004 – 2005 nhà trường tiếp tục phát động và vận động đăng ký 4 giáo viên (3
cáp Huyện và 1 cấp Tỉnh) cộng với 2 giáo viên năm qua được bảo lưu danh iệu giáo viên
giỏi cơ sở. Anh em rất sợ không đạt nhưng với sự động viên, khuyến khích, anh em đã dạy
khá tốt và vượt qua giai đoạn thử thách.
- Năm học 2004 – 2005 kết hợp các tổ chuyên môn, Công đoàn, Chi đoàn. Nhà trường đã
vận động 3 giáo viên đăng ký dự thi giáo viên giỏi cơ sở và 2 giáo viên đăng ký dự thi giáo
viên giỏi Tỉnh, kết quả chấm chọn đạt đã làm cho phong trào ngày càng có nhiều giáo viên
tự giác tham gia đăng ký.
- Năm học 2005 – 2006 ngoài số lượng có 3 giáo viên được bảo lưu danh hiệu giáo viên
dạy giỏi cơ sở (năm thứ hai). Nhà trường, Đoàn thể, tổ chuyên môn vận động đăng ký
thêm 5 giáo viên trong đó 3 giáo viên giỏi cơ sở, 2 giáo viên giỏi Tỉnh (đang chờ kết quả
chấm chọn). Tinh thần chung là sẽ có có 3 giáo viên bảo lưu giáo viên dạy giỏi cơ sở 2
năm sẽ đăng ký dự thi giáo viên giỏi Tỉnh năm học 2006 – 2007 sắp tới.
- Từ thực trạng ở hai đơn vị nêu trên, qua những phong trào từ thấp lên cao, chứng tỏ sự
quyết tâm phấn đấu vươn lên của một tập thể, nguồn cổ vũ mạnh cho các giáo viên khác
mạnh dạn hơn trong việc đăng ký dự thi góp phần hàng năm đều có giáo viên tham gia
phong trào thi đua dạy giỏi, tạo tiền đề cho việc xây dựng trường học đạt mức chất lượng
tối thiểu ngày càng hiện thực hơn. Sau đây là kết quả ban đầu xin tiếp tục giới thiệu phần
kế tiếp.

Trang 5
III NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

A. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
- Bác Hồ đã dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên
nền tảng giáo dục chính trị, và lãnh đạo tư tưởng tốt phải phấn đấu nâng cao chất lượng
văn hóa và chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đã đề
ra”. Lời di huấn của Bác Hồ luôn trở thành chỉ nam cho việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
trong các nhà trường phát triển trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Từ đó tác
động đến quá trình vận động tự thân của mỗi cán bộ quản lý và giáo viên.
- Trước hết căn cứ vào thực tế của đơn vị mà đề ra kế hoạch từng bước giúp đỡ, bồi dưỡng
giáo viên thành giáo viên giỏi các cấp.
- Khởi phát tại trường TH “B” Hòa Lạc bắt đầu kế hoạch năm học 1999 – 2000 và những
năm tiếp theo.
- Nhớ năm đó sau khi phân loại xếp loại tay nghề giáo viên. Giáo viên được xếp loại như
sau:
+ Loại giỏi cấp trường đạt 25% (tương đương 5 giáo viên)
+ Loại khá cấp trường đạt 50% (tương đương 10 giáo viên)
+ Loại trung bình cấp trường đạt 20% (tương đương 4 giáo viên)
+ Loại chưa đạt yêu cầu đạt 5% (tương đương 01 giáo viên)

Trang 6
- Hiệu trưởng đã chủ động giới thiệu trong phiên họp Chi bộ và họp liên tịch (BGH –
Công đoàn cơ sở) về thực trạng tay nghề và hướng phấn đấu sắp tới (về tay nghề và đạt
nâng chuẩn sư phạm cho giáo viên) chẳng hạn như:
* Đối với 25% giáo viên giỏi trường quy hoạch:
+ 3 giáo viên phấn đấu đăng ký giỏi cơ sở (do đã có 2 năm liền giỏi cấp trường).
+ 2 giáo viên phải đăng ký học đạt chuẩn sư phạm (CĐTH) sẽ đăng ký giỏi cấp cơ sở năm
sau.
* Đối với 50% giáo viên loại khá trường quy hoạch:
+ 7 giáo viên phấn đấu đạt giỏi cấp trường
+ 3 giáo viên phải đăng ký học đạt chuẩn sư phạm sẽ đăng ký đạt giỏi trường năm sau.
* Đối với 20% xếp loại trung bình trường quy hoạch phấn đấu 4 giáo viên lên khá cấp

trường.
+ Và đối với 5% giáo viên yếu phải phấn đấu đạt trung bình – năm sau đăng ký phấn đấu
tay nghề khá.
Chỉ tiêu trên được giao cho Ban bồi dưỡng của trường:
- Giỏi cấp trường lên cấp cơ sở – BGH tập trung nhiều.
- Khá cấp trường lên giỏi cấp trường – P.HT chịu trách nhiệm.
- Yếu - trung bình lên khá – TTCM chịu trách nhiệm.

Trang 7
Trong đó Hiệu trưởng sẽ quan tâm tăng cường giúp đỡ bồi dưỡng giáo viên giỏi cấp
trường 2 năm liền lên giỏi cơ sở.
Trên cơ sở lập kế hoạch điển hình của năm 1999 – 2000, nhà trường đã tiếp tục định
hướng hàng năm cho những năm học kế tiếp; có bổ sung số liệu, cách làm cho phù hợp có
hiệu quả với hướng phát triển ổn đinh lâu dài đối với phong trào thi đua dỵa tốt học tốt ở
trường tiểu học.
- Bản thân hiệu trưởng được Sở phân công thanh tra viên kiêm nhiệm nhiều năm, có điều
kiện đi thanh tra toàn diện giáo viên nhiều trường, dự nhiều giáo viên có trình độ, tay nghề
giáo viên khác nhau, được xem qua hồ sơ sổ sách cá nhân và làm quen với đối tượng học
sinh qua khảo sát chất lượng, tìm hiểu thêm hoạt động chuyên môn của từng trường. Từ đó
tiếp thu lĩnh hội, tích lũy một số kinh nghiệm nhất định.
- Phó hiệu trưởng xuất thân là một giáo viên dạy lâu năm, đã hoàn chỉnh nâng cao trình độ
sư phạm, là giáo viên nhiều năm dạy giỏi cấp Huyện. Nắm rất vững phương pháp giảng
dạy toàn cấp (tiểu học) đã góp phần cho kế hoạch giúp đỡ , bồi dưỡng giáo viên thành giáo
viên giỏi thuận lợi hơn.
- Các tổ trưởng chuyên môn đa số đã ổn định giảng dạy lâu năm trong một khối. Cũng như
làm tổ trưởng chuyên môn nhiều năm; cũng có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn có
khả năng giúp đỡ giáo viên trong tổ nắm vững phương pháp giang dạy trên lớp. Góp phần
thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên giỏi trong tổ.
- Vai trò của Đoàn thể phối hợp cũng đưa vào Nghị quyết của Đoàn thể mình để phát động
phong trào thi đua thực hiện kế hoạch giúp đỡ, bồi dưỡng giáo viên giỏi có hiệu quả.


Trang 8
- Bên cạnh đó, còn có các nhà giáo lớn tuổi, nhiều tuổi nghề trong ngành, luôn là vai trò cố
vấn trong phong trào thi đua hai tốt. Đồng thời cũng không xem thường những ý tưởng
mới hay của các giáo viên trẻ mới ra trường.
- Qua những lần Sở GD – ĐT, PGD cử đoàn chấm chọn giáo viên giỏi huyện, giỏi tỉnh đã
giúp ban giám hiệu, nhà trường khắc phục nhiều những tồn tại về phương pháp giảng dạy
của thầy và học tập của trò, bổ sung hồ sơ sổ sách cho hoàn chỉnh …. Đồng thời cũng học
tập phát huy những ưu điểm , đây cũng là bài học kinh nghiệm quý báu.
- Năm học 1997 – 1998 Sở GD – ĐT về thanh tra toàn diện trường, trường được xếp loại
“tốt” và cuối năm huyện cũng công nhận trường tiên tiến xuất sắc. Qua thanh tra dự giờ,
góp ý về hồ sơ và các hoạt động khác đã giúp trường có định hướng phấn đấu về nhiều
mặt, trong đó nâng phong trào thi đua dạy tốt học tốt là nhiệm vụ trọng tâm của trường.
- Từ đó, quá trình phát triển kinh nghiệm giúp đỡ, bồi dưỡng gáo viên thành giáo viên giỏi
đã giúp nhà trường ngày càng có cơ sở vững chắc hơn trong lý luận và thực tiển cho những
năm kế tiếp. Và quả thật phong trào có đi lên về số lượng và chất lượng.
- Tại đơn vị TH “A” Hòa Lạc mới về công tác từ năm 2003 – 2004 bản thân tôi đã vận
dụng kinh nghiệm ở trường TH “B” Hòa Lạc cộng với tình hình thực tế ở đơn vị TH “A”
Hòa Lạc tôi đã cùng đội ngũ cốt cán xây dựng kế hoạch định hướng cho phong trào thi
giáo viên giỏi từ cấp trường lên cấp cơ sở và cấp tỉnh; kết quả rất khả quan năm sau cao
hơn năm trước.
Quá trình phát triển kinh nghiệm trên có sự vận động cá nhân của mỗi cán bộ giáo viên,
trong đó phải kể đến quá tình phát triển vận động tự thân của giáo viên.

Trang 9
B. Quá trình phát triển vận động tự thân của giáo viên
a/ Mỗi giáo viên, sau khi ra trường hay nhận phân công công tác giảng dạy 1 lớp nào đó
bao giờ cũng muốn mình dạy được tốt. Do đó, bản thân giáo viên có ý thức phấn đấu trong
học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao tay nghề. Bởi vì quá trình tiếp thu kiến thức,
tâm lý, phương pháp ở trường sư phạm về thực tế áp dụng ở đơn vị còn phải chọn lọc và

vận dụng cho phù hợp thì kết quả mới tốt hơn.
b/ Và sự tiến bộ của giáo viên còn tùy thuộc vào tập thể với điều kiện, môi trường giáo
dục.
Ví dụ: Tập thể cứ an phận cầm cự không muốn đi lên, phong trào thi đua không có thì bản
thân giáo viên đó cũng không muốn phấn đấu làm gì ?
Nhưng với đơn vị lúc nào cũng muốn vươn lên, năm sau cao hơn năm trước, thì sự tích
cực đó tác động đến từng giáo viên và ý chí cũng được nung đúc nhiều hơn và thực tế ở
hai đơn vị TH”A” Hòa Lạc và TH “B” Hòa Lạc, tập thể đều muốn phấn đấu vươn lên
trường tiên tiến liên tục kể từ năm 1997 – 1998 đến nay.
c/ Giáo viên muốn dạy tốt thì trước tiên anh phải nắm vững lý lịch, phân loại trình độ học
sinh để có biện pháp giáo dục giảng dạy cho phù hợp.
d/ Coi trọng công tác xây dựng nề nếp trong lớp, tăng cường giáo dục học sinh ngoan hiền,
hiếu học tạo tiền đề cho giáo viên dạy tốt.
e/ Giáo viên phải nghiên cứu chuẩn bị đầu tư tiết dạy như:
- Soạn bài thật kỹ, đảm bảo đúng mục tiêu bài học.

Trang 10
- Lên lớp sử dụng phù hợp phương pháp và biết kết hợp các phương pháp có sự thống nhất
đồng bộ hiệu quả, đồ dùng dạy học được sử dụng đúng lúc, đúng quy trình làm cho tiết
dạy sinh động thu hút học sinh, làm cho học sinh hiểu bài tham gia xây dựng bài một cách
tích cực. Học xong tiết dạy của giáo viên là học sinh đã học hiểu tại chỗ và ham học tiết
học kế tiếp (tiết dạy thể hiện qua 4 nội dung: kỹ năng sư phạm; kiến thức; thái độ sư phạm;
hiệu quả ).
Qua trình tự vận động tự thân tiến bộ là tiền đề để BGH phát hiện, bồi dưỡng đầu tư thêm.
Sau đây là công đoạn tiếp theo của BGH.
f/ Qua phong trào dự giờ đồng nghiệp, qua tự mình dạy cho đồng nghiệp dự giờ là công
đoạn giúp cho giáo viên tự thấy được khả năng trình độ giảng dạy của mình, để kịp thời
khắc phục tồn tại phát huy ưu điểm đạt được.
g/ Giáo viên được BGH chú ý qua các phong trào tổ chức, phối kết hợp nhiều mặt cá nhân
nổi trội.

h/ Bản thân giáo viên phải tự khiêm nhượng không nên tự hào, tự mãn khi được ca ngợi,
và cũng không được tự ti mặc cảm khi BGH hay anh em trong tổ góp ý. Và vô tư hơn,
mình phải tự đánh giá mình xem trình độ mình thật sự đến đâu và phải làm gì để vươn đến
mục tiêu phía trước.
k/ Cuối cùng là đao đức người thầy là gương sáng toát lên sự toàn diện, dẫn đến dễ đạt
giáo viên dạy giỏi. Do đó giáo viên luôn tu dưỡng bản thân.
l/ Giáo viên phải phấn đấu nâng cao trình độ sư phạm và không ngừng học hỏi về nhiều
mặt.

Trang 11
C – Quá trình BGH phát hiện bồi dưỡng – giúp đỡ giáo viên:
1/ Phát hiện:
a) Qua phong trào dự giờ thăm lớp, BGH phát hiện tay nghề của giáo viên
b) Qua hội giảng cũng là cơ sở để BGH quan tâm, chọn ra đưa vào kế hoạch xây dựng bồi
dưỡng.
c) Qua thi đua phấn đấu các chỉ tiêu của từng năm học giáo viên đã phấn đấu hoàn thành
đạt danh hiệu lao động giỏi – công nhận giáo viên giỏi trưởng.
d) Qua giới tiệu của tổ chuyên môn, của Đòan thể, của Chi bộ.
2/ Bồi dưỡng:
Quá trình bồi dưỡng giáo viên được tổ chức thành từng giai đoạn:
a) Trước nhất, từ chỗ giáo viên có sự tiến bộ nổi trội về giảng dạy trong chuyên môn, ban
giám hiệu chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn và trong tổ thường xuyên dự giờ các môn
tiếng việt + toán và các môn ít tiết. Thời gian từ tháng 9 cho đến tháng 12.
- Yêu cầu sau mỗi tuần dự ít nhất một môn và báo cáo cụ thể về ban giám hiệu. Các tuần
đầu tập trung vào các phân môn tiếng việt, khi thấy giáo viên dạy đã vững môn này rồi
chuẩn bị cho môn khác.
- Nếu đồng chí đó là tổ trưởng chuyên môn thì dạy cho trong tổ góp ý vòng 1, vòng 2 có
sự tham gia của phó hiệu trưởng.

Trang 12

Sau khi kết thúc học kỳ I – tổ trưởng chuyên môn và phó hiệu trưởng sơ kết, đánh giá kết
quả theo dõi giúp đỡ giáo viên đã được định hướng từ đầu năm
Thường thì qua dự giờ giáo viên dạy thường rơi vào chỗ:
- Chưa thể hiện trọn vẹn mục tiêu bài học
- Còn lúng túng trong việc kết hợp các phương pháp (ví như hệ thống câu hỏi khai thác nội
dung bài).
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học, đôi lúc quá lạm dụng làm hạn chế tác dụng hoặc làm
thêm đồ dùng dạy học thiếu tính khoa học và thẩm mỹ.
- Hoạt động phối hợp giữa thầy và trò chưa tốt, đôi lúc giáo viên còn áp đặt hay làm thay
cho học sinh.
- Ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… chưa hài hòa đôi lúc tạo không khí lớp học trầm
lắng….
- Giáo viên trình bày bảng không khoa học chưa đảm bảo yêu cầu lên lớp.
- Giáo viên thiếu bao quát lớp học, học sinh còn làm việc riêng trong giờ học.
- Việc phân bố thời gian, tiết dạy chưa hợp lý ….
* Hạn chế lớn nhất:
- Chưa thể hiện trọn vẹn mục tiêu bài học đề ra.
- Sự quan tâm đều đối với học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu) chưa tốt.

Trang 13
- Chưa phát huy đúng nghĩa giáo viên là người gợi ý hướng dẫn, học sinh là người tự tìm
ra kiến thức mới (vai trò tính chủ thể của học sinh).
- Giáo viên chưa kịp thời xử lý tình huống sư phạm linh hoạt hiệu quả.
- Sau bài học kết quả tiếp thu bài của học sinh qua khảo sát đạt tỉ lệ chưa cao.
- Và một phần phong thái của giáo viên còn hạn chế.
b) Sau học kỳ I, chuyển sang học kỳ II ban giám hiệu có kế hoạch tổ chức thao giảng để
giáo viên toàn trường cùng tham gia dự giờ đối với những giáo viên đã được tuyển chọn
bồi dưỡng ở tổ; tạo điều kiện để anh em trong trường góp ý đầy đủ hơn đối với các môn
tiếng việt, toán, ….
Trong thực tế, đón nhận nhiều ý kiến đóng góp khác nhau, đôi lúc người dạy cảm thấy mặc

cảm, khó tiếp thu sữa sai. Ban giám hiệu đã nhận thấy điều này nên đại diện ghi nhận
những ý kiến của tất cả người dự, sau đó chắc lọc lại thành những nhóm ý kiến cơ bản để
thay mặt anh em góp ý cho giáo viên dạy trong kỳ thao giảng, dễ tiếp thu hơn.
c) Giai đoạn kế tiếp, ban giám hiệu chủ động lên kế hoạch dự giờ lại các môn như: môn
tiếng việt hoặc môn toán và một môn ít tiết ghi trong lịch báo giảng. Lịch dự giờ rãi đều
trong tháng và trong tháng 2 phải dự cho xong, để tháng 3 chuẩn bị đón đoàn chấm của
phòng, của sở.
- Mục đích là làm sao cho các giáo viên chuẩn bị dự thi đảm bảo các yêu cầu cơ bản của
một tiết dạy. Kết quả là giáo viên đã có điều chỉnh dạy theo góp ý của anh em.

Trang 14
- Sau mỗi tiết dự giờ, ban giám hiệu đều có kiểm tra hoặc phúc tra xác suất đối với học
sinh trong lớp để nắm thông tin phản hồi sau tiết dạy, là cơ sở để góp ý giáo viên.
d) Giai đoạn cuối cùng, nhà trường thành lập hội đồng chấm giáo viên giỏi cấp trường
(cuối tháng 2). Giáo viên đăng ký dạy phải dạy 2 tiết (hoặc tiếng việt hoặc toán cộng một
môn ít tiết ). Phân công chịu trách nhiệm trong hội đồng chấm.
- Kết quả kiểm tra hồ sơ sổ sách và đánh giá xếp loại học sinh do phó hiệu trưởng thực
hiện.
- Kết quả dự giờ do trong hội đồng thống nhất kết quả.
- Kết quả khảo sát do thành viên trong hội đồng đề cử chấm và công bố kết quả.
* Trong giai đoạn ở trường TH “B” Hòa Lạc nhà trường đã giúp đỡ các thầy cô hiện nay
đã đạt các danh hiệu giáo viên giỏi cơ sở, giỏi tỉnh hoặc bảo lưu, có người đã nhận bằng
khen của Bộ GD – ĐT và Thủ tướng chính phủ như: Võ Thị Đững, Huỳnh Thị Uyên, Bùi
Thanh Mỹ, Nguyễn Thanh Phong, Huỳnh Văn Đệ …
* Trong giai đoạn ở trường TH “A” Hòa Lạc nhà trường đã giúp đỡ các giáo viên đạt dnah
hiệu giáo viện giỏi cơ sở, giỏi tỉnh như: Kha Hữu Lam, Đỗ Chế Linh, Nguyễn Thị Thanh
Thúy, Lý Văn Sáo, Lê Văn Kẻn, Võ Thị Đưng, Ngô Hiền An … đã góp phần thúc đẩy
phong trào thi đua dạy tốt của trường, của ngành phát triển.
3/ Động viên giúp đỡ giáo viên:
a) BGH làm công tác vận động tư tưởng giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về dnah hiệu

thi đua giáo viên giỏi cơ sở, giáo viên giỏi tỉnh, khơi lại tinh thần phấn đấu của giáo viên.

Trang 15
b) Coi trọng trong từng sự tiến bộ của giáo viên, kịp thời biểu dương, khen thưởng, động
viên tinh thần lẫn vật chất.
c) Sự quan tâm kịp lúc, tạo tâm thế hưng phấn giáo viên thấy không thể không dạy tốt để
không phụ lòng tin tưởng của BGH đối với mình.
VI/ KẾT QUẢ:
- Trường TH “B” Hòa Lạc trong 4 năm lièn đều có giáo viên giỏi huyện và 3 năm trở lại
đây có giáo viên giỏi tỉnh góp phần cho nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến nhận
bằng khen của thủ tướng chính phủ: cụ thể:
+ Năm học 1999 – 2000 đạt 1 giáo viên giỏi cơ sở.
+ Năm học 200 - 2001 đạt 2 giáo viên giỏi cơ sở, 1 giáo viên giỏi tỉnh.
+ Năm học 2001 – 2002 đạt 2 giáo viên giỏi tỉnh
+ Năm học 2002 – 2003 đạt giáo viên giỏi tỉnh 2 (bảo lưu) và 1 giáo viên giỏi cơ sở.
- Từ chổ phong trào không có giáo viên giỏi đến đạt 1 giáo viên giỏi cơ sở và tiến đến có 2
giáo viên giỏi tỉnh và 1 giáo viên giỏi cơ sở.
- Trường TH “A” Hòa Lạc trong năm học 2003 – 2004 (năm tôi mới về làm hiệu trưởng)
đạt danh hiệu giáo viên giỏi huyện 2 đồng chí góp phần công nhận trường tiên tiến năm
học 2003 – 2004 và năm học 2004 – 2005 cụ thể:
+ Năm học 2003 – 2004 đạt 2 giáo viên giỏi huyện

Trang 16
+ Năm học 2004 – 2005 bảo lưu giỏi huyện 2 giáo viên, công nhận giáo viên dạy giỏi
huyện 2 giáo viên và 1 giáo viên giỏi tỉnh.
- Tổng cộng 6 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi và 3 giáo viên dự thi cấp cơ sở và hai giáo
viên dự thi cấp tỉnh năm học 2005 – 2006 (đang chờ kết quả). Nhìn chung phong trào có
vươn lên về số lượng so với các năm qua.
* Nguyên nhân thành công:
- Do nhà trường chủ động vận động trực tiếp đến giáo viên nhận thức đúng đắn về phong

trào thi giáo viên giỏi và nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên phấn đấu.
- Bản thân giáo viên chuẩn bị tâm thế thi giáo viên giỏi từ cấp trường, cấp cơ sở và cấp
tỉnh.
- Sự hỗ trợ, góp ý của đồng nghiệp làm cho giáo viên tiếp thu bổ sung kinh nghiệm trong
giảng dạy và vững tin hơn.
- Xu thế phát triển nâng dần chất lượng trong trường học đã góp phần tác động tốt đến giáo
viên.
V/ HẠN CHẾ:
Tâm lý dự thi cấp huyện, cấp tỉnh làm cho gáo viên hơi lúng túng trong bước đầu lên lớp.
- Thường thì giáo viên dạy môn tiếng việt hoặc môn toán tốt hơn các môn ít tiết.
- Trong tiết dạy có những hạn chế nhất định trong bước liên kết nội dung bài học.

Trang 17
- Tỉ lệ giáo viên dạt giỏi vẫn còn hạn chế qua dự thi.
* Nguyên nhân hạn chế:
- Quá trình phấn đấu thi giáo viên giỏi, giáo viên chưa có kinh nghiệm hniều;nên khi thể
hiện tiết dạy chưa như ý muốn, nhất là đối với chương trình thay sách.
- Nề nếp lớp học, sự tham gia đóng góp ý kiến học tập của học sinh đôi lúc chưa đáp ứng
yêu cầu.
VI / BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1/ Bản thân giáo viên tự ý thức về mục tiêu phấn đấu của đơn vị của cá nhân và chủ động
trong cách nghĩ cách làm, tâm thế sẵn sàng tham gia phong trào giáo viên giỏi.
2/ Giáo viên đó phải sắp xếp hoàn cảnh gia đình thuận lợi trong việc rảnh thời gian nghiên
cứu chuẩn bị bài lên lớp.
3/ Sự chủ động khơi dậy của BGH đối với giáo viên phấn đấu có niềm tin trong việc đăng
ký giáo viên giỏi là tiền đề không thể thiếu.
4/ Vai trò vận động của công đoàn không thể xem nhẹ đối với giáo viên đăng ký dạy giỏi.
5/ Sự quan tâm, bồi dưỡng giúp đỡ động viên khen thưởng của BGH và đồng nghiệp đối
với giáo viên cũng là điều kiện cơ học không thể thiếu.
6/ Sự vươn lên của tập thể đơn vị cũng là môi trường tốt kéo theo sự phấn đấu của giáo

viên dạy giỏi và ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi cũng là động lực thu hút ngày càng
nhiều giáo viên đăng ký dạy giỏi.

Trang 18
7/ Đây là một bài học trong công tác quản lý của BGH đối với phong trào thi đua dạy tốt
của giáo viên, đòi hỏi sự quan tâm thật sự đối với giáo viên trong trường.
8/ Trong chuyên môn, ban chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và cả giáo viên cần đầu tư
tiết dạy hợp lý, trong đó yêu cầu người dạy phải xác định mục tiêu trọng tâm của bài học,
thủ thuật và phương pháp truyền thụ kiến thức, mối quan hệ hài hòa, linh hoạt, sáng tạo
của giáo viên (mối quan hệ phối hợp giữa thầy và trò, sự quan tâm chăm sóc của giáo viên
đều đối với mỗi đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu), giáo viên phải biết xử lý
tình huống sư phạm kịp thời, phân bố thời gian trong tiết dạy hợp lý …
VII/ KẾT LUẬN:
- Như trên đã viết “Phấn đấu giúp đỡ giáo viên thành giáo viên giỏi” là một phạm trù quản
lý và chuyên môn và cũng là trách nhiệm của hiệu trưởng. Nó thuộc lĩnh vực tư tưởng,
nhận thức thể hiện sự nhiệt tình quyết tâm của BGH và của mỗi giáo viên; điều tâm lý, tế
nhị là làm sao cho sự két hợp đồng bộ trong quá trình phấn đấu vươn lên vừa của giáo
viên, vừa có sự quan tâm của BGH, sự khuyến khích của đồng nghiệp, đồng chí kịp thời.
- Hiệu quả của đề tài vừa nêu trên trước nhất được thể hiện ở phạm vi trường TH “B” Hòa
Lạc và TH “A” Hòa Lạc, nếu được nhân rộng ra nó phải được bổ sung thêm tính thực tế
của đơn vị đó và tích lũy kinh ngiệm chủ quan của từng BGH – Đoàn thể và năng lực
giảng dạy, phong thái của từng giáo viên.
- Nhà trường sẽ thường xuyên rút kinh nghiệm bổ sung kiến thức, kỹ năng và phương pháp
cũng như các điều kiện dạy học khác. Giáo viên phải chân thành tiếp thu ý kiến để bổ sung
ngày càng phong phú hơn kinh nghiệm dạy sắp tới.

Trang 19
- Hướng tới:
+ Nhà trường sẽ đầu tư nhiều hơn cho phong trào thi đua hia tốt đi vào chiều sau vững
chắc hơn.

+ Hy vọng nhà trường sẽ đi lên bằng chất lượng thật sự tạo tiền đề cho việc xây dựng
trường đạt mức chất lượng tối thiểu tiến đến đạt chuẩn quốc gia.
Mong đón nhận ý kiến của các đồng nghiệp.
VIII/ ĐỀ XUẤT: không

Người viết


TRẦN
LẠC HỒNG


×