Lời nói đầu
Nền kinh tế nước ta đang tiến hành hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế
bằng việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2006, và với mục tiêu
đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vấn đề phát triển nguồn lực là yếu
tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó giáo dục và đào tạo là con đường
quan trọng nhất trong việc phát huy nguồn lực con người.
Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn được
xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan
trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục”. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển
giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Trong nhà trường giáo viên và cán bộ quản lý tiêu biểu cho nguồn lực quan trọng
nhất, vì đội ngũ này có thâm niên và chuyên môn nghề nghiệp rõ nét và các chi phí cho
đội ngũ này chiếm tỷ lệ lớn trong các khoản chi tiêu. Kết quả là việc quản lý tốt đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên trong trường có thể trở thành nhân tố quan trọng nhất trong
việc nâng cao chất lượng và cải thiện hiệu quả đầu tư.
Đánh giá các hoạt động giáo dục, hay nói hẹp hơn là đánh giá kết quả của việc
quản lý, dạy và học là một vấn đề lớn của các nhà quản lý giáo dục, của tất cả các giáo
viên, của học sinh, cũng như của toàn xã hội.
Ở trường tôi trong những năm qua, Chi ủy, Ban giám hiệu trường đã xác định được
vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý đối với việc
nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. Do đó nhà trường luôn quan tâm đến
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong đó đặc biệt là vấn đề đánh
giá chất lượng đội ngũ; song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt được yêu cầu mong muốn.
Một thực trạng thường thấy là các nhà quản lý giáo dục mặc dù hiểu rõ tầm quan
trọng của công tác đánh giá, nhưng thường không coi trọng đầu tư đúng mức cho công tác
này. Những chỉ tiêu thi đua, tiêu chí bình xét các danh hiệu, chỉ tiêu cho mỗi danh hiệu
thường mang tính chủ quan, thiếu độ tin cậy khoa học nên hạn chế nhiều tới hiệu quả của
việc đánh giá, đôi lúc dẫn đến sự xung đột của các nhà quản lý trong quá trình bình xét
các danh hiệu thi đua.
Chúng ta biết rằng xung đột nảy sinh trong công việc là điều thường xảy ra. Những
con người khác nhau với những mục đích và nhu cầu hoàn toàn khác nhau luôn dễ dẫn
đến xung đột. Kết quả của xung đột có thể dẫn đến ganh ghét lẫn nhau.
Tuy nhiên xung đột có thể là động lực của sự phát triển. Nếu biết giải quyết chúng
một cách khoa học thì biết đâu chúng là một trong những động lực mang tính đột phá cho
công việc của nhà trường.
Để giải quyết thành công xung đột nảy sinh trong công việc là điều không hề đơn
giản, nó đòi hỏi chúng ta phải nhận biết một cách chính xác nguồn gốc nảy sinh xung đột
và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
Chúng ta biết rằng nếu xung đột – Nhất là trong vấn đề đánh giá thi đua khen
thưởng – không được giải quyết một cách có khoa học và hiệu quả, chúng có thể gây nên
những hậu quả khôn lường. Xung đột này có thể nhanh chóng dẫn đến sự ganh ghét cá
nhân. Công việc của nhà trường có thể bị phá vỡ, tài năng bị bỏ phí, và dễ kết thúc bằng
việc phản đối và đổ lỗi lẫn nhau và những điều này rất không có lợi cho nhà trường trong
quá trình xây dựng và phát triển. Chính vì những lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“ Giải quyết xung đột trong Hội nghị thi đua bằng tâm lý học quản lý ”
I. Mô tả tình huống :
Trong bài diễn văn khai mạc lớp lý luận khoá I Trường Nguyễn Ai Quốc vào ngày
7 tháng 9 năm 1957 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “ Các đồng chí cần nhận thức sự
quan trọng của học tập lý luận để hăng hái học tập, đồng thời trong khi học tập phải đem
những điều học được để phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế trong công tác, trong tư
tưởng của bản thân mình và của Đảng, có như thế việc học tập của các đồng chí mới thu
được kết quả tốt ”.
Thực hiện lời dạy đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ Quản lý Giáo dục là
những người phải biết thường xuyên vận dụng mọi kiến thức về quản lý nhà nước để giải
quyết các vụ việc phát sinh trong hoạt động quản lý, nhất là giải quyết các thực trạng
hiện nay ở các cơ quan, đơn vị công tác.
Thực trạng tất yếu trong các cơ quan là luôn luôn có xung đột, chúng chỉ khác
nhau về quy mô tính chất. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều
được hiểu theo nghĩa xấu. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi
của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể
mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của
xung đột.
Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục không chỉ ở chỗ nắm bắt được những
vấn đề lý luận về xung đột, điều quan trọng là nhà quản lý phải tiến hành giải quyết nó
như thế nào, bởi giải quyết xung đột là một công việc vô cùng quan trọng trong quá trình
quản lý.
Ở cơ quan tôi ,
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là Đoàn
kết, thi đua là yêu
nước, yêu nước thì phải thi đua và những
người
thi
đua
là
những
người yêu
nước nhất”.
Trong nhiều năm qua, phong trào
thi đua yêu nước của trường
đã được tiến hành thường xuyên,
liên tục. Tuy nhiên
từ 5 năm về trước, trong đợt bình bầu khen thưởng và đề nghị Thủ
tướng Chính Phủ khen, sau khi đã phổ biến đầy đủ tiêu chuẩn, chỉ tiêu, Ban thi đua nhà
trường đề cử thầy Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn vào danh sách đề nghị khen
thưởng, thì thầy Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất kiên quyết phản đối với hàng
loạt lý do bôi đen và phủ nhận những kết quả cũng như những thành tích mà thầy Phó
Hiệu trưởng chuyên môn đạt được. Thầy Phó Hiệu trưởng chuyên môn lập tức phản ứng
lại với ý kiến của Thầy Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất. Thầy bác bỏ mọi ý
kiến mà thầy Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất đưa ra và lớn tiếng công bố
những khuyết điểm về công tác quản lý của thầy Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật
chất. Và đến đây, đã xảy ra xung đột dữ dội giữa hai thầy Phó Hiệu trưởng. Người có
quyền lực duy nhất để xử lý xung đột giữa hai thầy Phó Hiệu trưởng lúc này là thầy Hiệu
trưởng, nhưng thầy Hiệu trưởng lại tỏ ra lúng túng chỉ tập trung vào việc dàn hòa. Và
cuộc khẩu chiến gay gắt giữa hai thầy Phó Hiệu trưởng tiếp tục kéo dài. Kết quả là Hội
nghị thi đua của nhà trường tan vỡ không bình xét được cá nhân đề nghị khen thưởng
năm học .
Điều quan trọng hơn là từ đó những tình tiết về lỗi lầm của cả hai thầy được lan
truyền trong Hội đồng Sư phạm nhà trường, thậm chí cả những lời nói của cả hai thầy –
Xung đột – trong Hội nghị thi đua cũng được đưa ra bàn tán nửa kín nửa hở. Vai trò của
Hiệu trưởng nhà trường bắt đầu mờ nhạt, hình ảnh Ban giám hiệu cũng bị mờ nhạt đi
trong hoạt động của Hội đồng nhà trường. Cũng từ đây, các hoạt động thi đua bị đình trệ -
vi họ mất niềm tin vào Ban Giám hiệu nhà trường - chỉ còn lại hoạt động dạy học theo
quy chế tồn tại nhưng mất hết linh hồn vốn có của nó, nên nhiều năm, nhà trường chấp
nhận chịu những vết trượt dài tụt hậu so với các trường bạn trong cụm thi đua. Đó là một
câu chuyện buồn, một thất bại của nhà trường trong phong trào thi đua.
Điều này đòi hỏi người Hiệu trưởng cần có giải pháp tích cực để giải quyết tình
huống xung đột giữa hai Phó hiệu trưởng, để từ đó từng bước phục hồi lại uy tín của Ban
Giám Hiệu trong lòng của CBGV nhà trường, cũng như từng bước phục hồi lại vai trò, vị
trí của nhà trường trong cụm thi đua.
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
Qua vụ việc trên tôi nhận thấy rằng nếu trong Hội nghị thi đua mà Thầy Hiệu
trưởng giải quyết tốt xung đột giữa hai Thầy Phó Hiệu trưởng sẽ dẫn đến các kết quả như
sau:
Tăng cường hiểu biết: Thảo luận là một phương pháp nhanh nhất giải quyết xung
đột, hãy để họ nói về những suy nghĩ của mình, là người cầm trịch Thầy Hiệu Trưởng hãy
cố gắng hiểu họ một cách thật khách quan, hơn nữa hãy cho họ biết rằng họ hoàn toàn có
thể đạt được mục tiêu của họ cũng như mục tiêu của nhà trường mà không cần “đụng
chạm” đến người khác vì trong đơn vị của Thầy thành tích luôn được nhận biết và đánh
giá một cách khoa học;
Tăng cường sự liên kết: Một khi xung đột được giải quyết hiệu quả, họ sẽ thấu
hiểu nhau hơn về tình cảm, sở thích, hoàn cảnh…, điều này tạo cho họ niềm tin vào khả
năng làm việc cũng như cùng hướng đến mục tiêu chung của nhà trường.
Nâng cao kiến thức bản thân: Xung đột đẩy những cá nhân phải nỗ lực hơn để
nhanh chóng vượt qua “đối thủ” của họ, giúp họ hiểu những vấn đề thật sự quan trọng
nhất đối với họ, và hướng họ đến thành công nhanh hơn.
Tuy nhiên để có thể đề ra giải pháp hay phương án giải quyết tốt tình huống xung
đột giữa hai Thầy Phó Hiệu trưởng như trên, theo tôi cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra
xung đột giữa hai Thầy Phó Hiệu trưởng và hậu quả mà nó gây ra cho nhà trường.
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả:
Theo tôi, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng
nhà trường đó là:
Nguyên nhân thứ 1 : Do nguồn lực khan hiếm. Đây là nguyên nhân có thể xảy ra
bởi cả hai Phó Hiệu trưởng nghi ngờ lẫn nhau về quyền lợi được hưởng có sự chênh lệch.
Nguyên nhân thứ 2 : Sự mơ hồ về phạm vi và quyền hạn. Trên thực tế toàn bộ
quyền lực quản lý nhà trường tập trung trong tay Hiệu trưởng. Tình huống này, hai Phó
Hiệu trưởng nhầm lẫn giữa nhiệm vụ tham mưu và quyền quyết định của họ trong công
tác quản lý nhà trường.
Nguyên nhân thứ 3 : Giao tiếp bị sai lệch. Cơ quan vốn là một xã hội thu nhỏ chứa
trong mình tính chất phức tạp của nó. Một mặt, những thành viên xấu trong nhà trường có
thể lợi dụng thời cơ để kích động hai Thầy, mặt khác có thể là những thành viên xấu trong
nhà trường thường xuyên tạo ra sự hiểu sai lầm giữa hai Thầy nên dẫn đến hai Thầy có
sự phân tích hời hợt không hiểu đầy đủ nội dung của phong trào thi đua trong nhà trường.
Nguyên nhân thứ 4 : Sự khác biệt về địa vị, nhân thân và quyền lực. Ở trường học,
nhiệm vụ chuyên môn là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Chính vì vậy, người phụ trách
chuyên môn (theo tâm lý chung) bao giờ cũng được nể trọng hơn người phụ trách cơ sở
vật chất. Như vậy, người phụ trách cơ sở vật chất có uy thế thấp có thể sẽ phản đối tình
thế thấp kém của mình bằng cách tạo ra xung đột để nâng cao quyền lực và ảnh hưởng
của mình trong trong tổ chức.
Hậu quả dẫn tới là cả hai thầy đều không ai được đề nghị Thủ tướng Chính Phủ
khen và Hội nghị thi đua của nhà trường không thành công, và nhà trường bị tụt hậu trong
phong trào thi đua cũng như không được bình xét là đơn vị xuất sắc Sở Giáo dục tặng
bằng khen
Qua những nguyên nhân đã phân tích và hậu quả ở trên ta thấy rằng xung đột có
thể làm mất đi tính đoàn kết cũng như hiệu quả trong công việc của Ban Giám hiệu nhà
trường. Nếu Hiệu trưởng nhà trường quản lý không đúng cách sẽ sinh ra xung đột trong
tập thể Ban Giám hiệu và lan rộng ra trong Hội đồng sư phạm nhà trường . Nó sẽ mau
chóng lớn nhanh nếu không được giải quyết thỏa mãn. Và khi tính đoàn kết bị mất đi,
những công việc đòi hỏi sự cộng tác sẽ trở thành điều khó khăn với mọi người. Trong tình
huống này, đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường phải có biện pháp làm cho xung đột này dịu
xuống. Lâp tức dập tắt xung đột hay thảo luận một cách bình tĩnh với thái độ xây dựng và
tập trung vào thẳng vấn đề chứ không vào cá nhân. Nếu làm được một trong hai điều này
thì mọi người đều lắng nghe cẩn thận và hiểu được vấn đề cũng như cùng đưa ra giải pháp
nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
IV. Phương án giải quyết tình huống:
Qua câu chuyện trên để giải quyết mối xung đột giữa hai thầy Phó Hiệu trưởng,
theo cá nhân tôi xin đề ra hai phương án để giải quyết tình huống như sau:
Phương án 1: Thầy Hiệu trưởng cần ra quyết định chấm dứt cuộc “khẩu chiến”
giữa hai Thầy Phó Hiệu trưởng vì :
Trong bất cứ cơ quan nào, mâu thuẫn tồn tại tuy mức độ có khác nhau nhưng mâu
thuẫn giữa các lãnh đạo khi xuất hiện cũng là vấn đề lớn. Điều này dễ nhận ra khi các ý
kiến đối đầu của hai thầy Phó Hịệu trưởng thể hiện việc họ đã chuẩn bị quá kỹ về những
khuyết điểm của nhau và chọn Hội nghị thi đua làm cơ hội để gây mất uy tín nhau. Trong
trường hợp này, người Hiệu trưởng không thể thực hiện quyết định phân rõ trắng đen của
thuộc cấp gần gũi nhất trước mặt mọi người . Mặt khác, cần có thời gian thu thập thông
tin cần thiết vê nguyên nhân của cuộc đối đầu, tìm hướng giải quyết hoàn thiện hơn. Hơn
nữa, cần tránh cái giá phải trả quá đắt, nếu nhiều vấn đề có thể phát sinh thêm từ ý kiến
đối đầu của hai Phó Hiệu trưởng.
Xuất phát từ nhận định trên, ở tình huống này còn ứng dụng phong cách đối đầu:
Hiệu trưởng với tư cách Chủ tịch Hội đồng thi đua, người chủ trì Hội nghị cần quyết đoán
cao độ, đó là cương quyết, khẩn trương, chấm dứt tình trạng cãi vã của hai Phó Hiệu
trưởng. Thực hiện giải pháp né tránh (chuyển nội dung khác) bởi cơ hội hòa giải ngay lập
tức là không thể.
Phương án này có những ưu , khuyết điểm :
Ưu điểm : Giải quyết nhanh chóng xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng.
Khuyết điểm : Không giải quyết được tận gốc xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng
Phương án 2: Thầy Hiệu trưởng cần thực hiện giải quyết tận gốc xung đột giữa
hai Phó hiệu trưởng
Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi Thầy Hiệu trưởng cần phân tích phán đoán
xác định nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột. Sau đó Thầy Hiệu trưởng dùng chiến
thuật thuyết phục kết hợp thương thảo riêng với từng Phó Hiệu trưởng để đạt được những
cam kết riêng.
Trước hết, cần chọn thời điểm thích hợp để gặp gỡ từng Phó Hiệu trưởng và thuyết
phục họ bằng lý lẽ, logic và sự kiện. Tức là chỉ ra cho họ những sai lầm mà họ ngộ nhận
để từ đó họ nhận ra khuyết điểm và tự giác sửa chữa khuyết điểm.
Phương án này có những ưu , khuyết điểm :
Ưu điểm : Giải quyết được tận gốc xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng.
Khuyết điểm : Tốn nhiều thời gian để giải quyết tận gốc xung đột giữa hai Phó
Hiệu trưởng.
Qua ưu và khuyết điểm của hai phương án trên, theo tôi người Hiệu trưởng nên
sử dụng phương án 2 để giải quyết xung đột giữa hai thầy Phó Hiệu trưởng sẽ đạt được
hiệu quả cao hơn.
V Những giải pháp để thực hiện phương án 2 :
- Kêu gọi (khơi gợi) khéo léo: Hiệu trưởng nhà trường cần phải đánh giá cao công
lao đóng góp của từng Phó Hiệu trưởng vào phong trào chung của nhà trường. Bộc lộ
niềm tin của mình vào họ, với mình và khẳng định nhà trường không thể thiếu một trong
hai Phó Hiệu trưởng.
- Gây áp lực tạo sức ép từ bên trên: Hiệu trưởng cần nhẹ nhàng nhắc nhở cho họ
biết là vấn đề xung đột vừa qua nếu phát triển rộng thì những nguy cơ về thanh danh và vị
trí công tác cùng với hình ảnh của họ trước hội đồng nhà trường cũng như cơ quan chủ
quản chắc chắn là bị biến dạng.
- Chiến thuật tạo đồng minh: Hiệu trưởng cần dùng các tổ chức đoàn thể như Công
đoàn, Đoàn thanh niên - các thành viên của hội đồng thi đua, các nhà giáo có uy tín trong
nhà trường tham gia thuyết phục từng Phó Hiệu trưởng theo kịch bản đã dàn dựng, ở
nhiều thời điểm khác nhau có chủ ý.
Nội dung của quá trình thương thảo này cần đạt được là:
- Xác định nhu cầu cần thiết là quyền lực danh dự và lợi ích vật chất được hưởng
và lời xin lỗi của đối phương. Trong quá trình này Hiệu trưởng nhà trường cần phải buộc
được các Phó Hiệu trưởng nhận ra sai lầm của mình.
- Thầy Hiệu trưởng cần thiết kế trước các thỏa thuận (dự kiến) với từng đối tượng,
đồng thời cam kết ủng hộ họ khi những vấn đề quyền lợi của họ là chính đáng.
Xung đột chỉ thật sự được giải quyết chỉ khi và chỉ khi hai bên hiểu được mong
muốn của đối phương và giải pháp đạt được kết quả thật sự khi nó thỏa mãn được đòi hỏi
của cả hai phía. Tuy nhiên cũng có những giải pháp đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp từ cả hai
bên. Trong trường hợp này đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng phong cách hợp
tác thông qua con đường thương thảo chung (thương thảo là quá trình cho và nhận giữa
các bên đang xung đột), phương pháp này có thể giúp Hiệu trưởng nhà trường tìm ra giải
pháp tốt nhất để thỏa mãn cả hai phía trong hòan cảnh khó khăn nhất. Có 3 nguyên tắc
trong thương thảo là: nhẫn nại, bình tĩnh và tôn trọng đối phương.
Trong tình huống cụ thể này, Hiệu trưởng cần xác định chọn kiểu thương thảo
hòa hợp, tức là làm sao cho cả hai đồng sự của mình cùng thắng lợi, để đạt được điều này,
Hiệu trưởng cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Làm rõ lợi ích. Đến giai đoạn này, người Hiệu trưởng cần đóng một lúc ba
vai : Tư vấn – Hòa giải – Trọng tài. Giải pháp lựa chọn là nhẹ nhàng, nhẫn nại, nhấn
mạnh những ưu khuyết điểm chính của từng Phó Hiệu trưởng, khen chê một cách công
bằng, hợp lý và bộc lộ niềm tin vào hai người như nhau. Đề cao mục tiêu chung là sự
nghiệp giáo dục của nhà trường, đồng thời xác định cụ thể mục đích giải quyết quyền lợi
riêng của hai người là năm học này xét danh hiệu Thủ tướng chính phủ khen cho thầy Phó
Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, năm tiếp theo sẽ đến thấy Phó Hiệu trưởng phụ trách
cơ sở vật chất.
Bước 2: Xác định phương án lựa chọn. Ở bước này, cần thống nhất với các Phó
Hiệu trưởng về những vấn đề mà họ cần phải quan tâm bao gồm : Danh dự, Quyền lợi và
Quyền lực .
Bước 3: Thiết kế các thỏa thuận.
* Về Danh dự : Đầu tiên Thầy Hiệu trưởng yêu cầu các bên cần xin lỗi
nhau, phải tự nhận thấy những hành động thái quá của mình trong Hội nghị thi đua và
những hậu quả mà họ đã gây ra. Từ đó Thầy Hiệu trưởng sẽ tìm một phương án có lợi
nhất cho hai người trước nhà trường trong việc phục hồi uy tín của hai thầy.
* Về Vật chất và quyền lực: Cần đàm luận với hai thầy Phó Hiệu trưởng để
giải thích rõ các nguồn lợi cá nhân và phần trách nhiệm quản lý mà Hiệu trưởng đã giao
phó cho mỗi bên.
Bước 4: Lựa chọn thỏa thuận.
Hiệu trưởng cần chủ động đưa ra phương án cho hai thầy lựa chọn thời điểm thỏa
thuận, để từ đó hòa giải được hai thầy và đảm bảo được sự bình ổn phát triển của nhà
trường.
Bước 5: Hoàn thiện các thỏa thuận.
Hiệu trưởng cần khuyên các đồng sự của mình hãy bỏ qua lỗi lầm cho nhau vì
nhân cách nhà giáo và vì tình đồng nghiệp đồng đội và tập thể Hội đồng sư phạm nhà
trường.
Đồng thời Thầy Hiệu trưởng cần xác định rõ nguyên tắc làm việc trong tương lai:
Hai Thầy Phó Hiệu trưởng không hành động cá nhân nông nổi trong các cuộc họp, Hội
nghị mà phải cùng nhau thống nhất được phương án giải quyết trong mọi vấn đề.
Kết luận
Những giải pháp trên đã được vận dụng trong việc giải quyết một tình huống tương
tự. Các Phó Hiệu trưởng đều thừa nhận những sai lầm của mình trong nhận thức, thái quá
trong hành động với đồng sự và lo ngại về sự việc vỡ lở. Niềm mong mỏi của họ là được
an toàn, giải quyết và gắn kết những bất hòa (kết luận thu được từ thuyết phục và thương
thảo riêng). Người Hiệu trưởng đã lấy đó làm cơ sở để giải quyết cuộc thương thảo chung
tốt đẹp.
Trong Đắc nhân tâm, Dale Carnegie viết: “Tranh biện không phát tán được hiểu
lầm. Phải thiệp thế, biết khéo léo, có lòng hòa giải và khoan hồng đặt địa vị của mình vào
đối thủ, ta mới thu phục được họ". Người quản lý phải có được những phẩm chất ấy vì họ
luôn phải đối mặt với những xung đột, và chính họ có trách nhiệm giải quyết những xung
đột ấy. Từ tình huống thuật lại ở trên, chúng ta thấy rõ người quản lý nếu không có kiến
thức về quản lý nhà nước và tâm lý quản lý, lúng túng trong ứng xử thì sẽ thất bại. Bài
học rút ra là người quản lý phải trang bị cho mình những kiến thức về quản lý nhà nước
và tâm lý quản lý để “biết khéo léo” và luôn xác định được mưu phạt tâm công là một
công cụ hữu hiệu trong các công cụ quản lý, chính nhờ vào những kiến thức đó mà người
Hiệu trưởng nhà trường đã thành công khi dùng phương án thứ 2 trong giải quyết xung
đột về danh hiệu thi đua giữa hai Phó Hiệu trưởng nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1987.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991.
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nghị quyết 4, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khoá
VII.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1992.
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nghị quyết 2, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khoá
VIII.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nghị quyết 6, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khoá
IX.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
8. Chính phủ - Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1987 của Chính phủ về phương hướng và
chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá.
9. TS. Chu Văn Thành và TS. Hà Văn Ngọc – Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ
công chức hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 3, tháng 2/2001.
10. Hà Quý Tình – Nguôn nhân lực Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Tạp chí Cộng
sản, số 7, tháng 4/1999.
11. Học viện Hành chính Quốc gia - Quản lý nhà nước trong các lĩnh vục xã hội. NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1997.
12. Học viện Hành chính Quốc gia - Quản lý nhà nước nguồn nhân lục. NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1997.
13. Hồ Chí Minh - Về vấn đề giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội,1990.
14. Luật giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
15. GS-TS Nguyễn Duy Quý – Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực, tạo nguôn
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước. Tạp chí Công sản số
19, tháng 10/1998.
16. Nguyễn Thị Hằng – Phát triển nguồn nhân lực Viêt Nam đến năm 2010. tạp chí
Công sản, số 7, tháng 4/1999.
17. GS-TS Phạm Minh Hạc - Muời năm đổi mới giáo dục đào tạo. NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1997.
18. GS-TS Phạm Minh Hạc (Tổng chủ biên) – Xã hội hoá công tác giáo dục. NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1997.
19. Thủ tướng Chính phủ - Chỉ thị số 18/2001/CT – TTg ngày 27/8/2001 về một số
biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân.
Công báo tháng 12/2001.
20. Thủ tướng chính phủ - Quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28/12/2001 về
việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010”. Công báo tháng
12/2001.
21. Chỉ thị số 40 Ban Chấp hành Trung ương Ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
22. Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước khóa 30 – Trường
Chính trị Tỉnh Bình Dương.