SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH KIÊN GIANG .
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TP RẠCH GIÁ.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint
ĐỂ DẠY ÂM , VẦN LỚP 1 TIỂU HỌC
Người viết : Đỗ Thị Phương Hoa
Đơn vị : Trường TH Kim Đồng .
Thành phố Rạch Giá , tháng 3 năm 2008.
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
Đề tài :
Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint
ĐỂ DẠY ÂM , VẦN LỚP I TIỂU HỌC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Để có được một người hữu ích cho đất nước :có tâm ,có tầm; có tài ,có đức ; nắm
lí thuyết , thực hành; có kiến thức đồng thời cũng phải có những kĩ năng đáp ứng
thực tiễn cuộc sống sinh động - việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy
học là cần thiết . Sự đổi mới hình thức dạy học tạo cơ hội cho từng học sinh hình
thành các kĩ năng phục vụ học tập lẫn kĩ năng sống cho một con người toàn diện,
đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội phát triển hiện nay.
Nhằm tạo ra sản phẩm là con người như mục tiêu giáo dục đề ra , người giáo viên
cần đổi mới phương pháp dạy học , đổi mới hình thức tổ chức dạy học , đa dạng hóa
các hoạt động học tập của HS trong từng tiết dạy để tạo ra môi trường học tập tích
cực , môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi .
1. Dẫn nhập :
Trong các môn học ở Tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng vì : Môn
Tiếng Việt là môn học chủ đạo , là môn học công cụ . Các kiến thức , kĩ năng của
môn Tiếng Việt có nhiều ứng dụng trong cuộc sống , chúng rất cần thiết để học các
môn học khác ở trường Tiểu học và học tiếp môn Ngữ văn ở Trung học.Đặc biệt,
lứa tuổi Tiểu học : là giai đoạn chuyển tiếp từ hoạt động chơi ở mẫu giáo sang hoạt
động học là chủ đạo ở Tiểu học , nó đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình
thành nhân cách con người Việt Nam .
- Tiếng Việt ở lớp 1 có 10 tiết / tuần x 35 tuần = 350 tiết , chia làm hai phần
học vần và luyện tập tổng hợp :
Học vần : 24 tuần
Luyện tập tổng hợp : 11 tuần ( 3 tuần 1 chủ điểm )
2. Những thuận lợi , khó khăn :
2
* Thuận lợi :
- Phòng học thoáng , mát , đủ ánh sáng .
- Có phòng cho bộ môn tự chọn : tin học , âm nhạc
- Đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về tay nghề.
- BGH rất quan tâm đến việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Học sinh phần lớn chăm ngoan học tập , đa số là người địa phương .
- Trường Tiểu học Kim Đồng là môi trường tốt cho công tác “ hai tốt “ , Ban
Giám Hiệu và tổ khối chuyên môn thường xuyên góp ý , tạo điều kiện để giáo viên
hoàn thành nhiệm vụ được giao .
- Giáo viên có trình độ tin học nhất định , chịu khó học hỏi .
* Khó khăn :
Do một số HS thiếu chuyên cần , lo ra , không chuẩn bị trước khi đến lớp .
Do một số học sinh chưa mạnh dạn , thiếu tự tin khi đứng trước tập thể .
+ Học sinh chưa nắm được cách đánh vần một vần , một tiếng .
+ Học sinh chưa nắm được cách phân tích một âm , một tiếng.
+ Học sinh đọc chưa chạy vì chưa nhớ mặt chữ.
+ Học sinh viết chữ chưa đúng chữ mẫu , Học sinh gặp nhiều khó khăn khi
viết chính tả.
Do đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp 1 đòi hỏi giáo viên phải tốn
nhiều thời gian để soạn giáo án .
Từ những cơ sở thực tiễn nói trên tôi chọn đề tài “sử dụng phần mềm
Microsoft Office PowerPoint để dạy âm - vần lớp 1 bậc Tiểu học. “ để góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học theo quan điểm đổi mới của Đảng và nhà nước ta .
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Dạy âm,vần được trải dài suốt học kì 1 cho đến hết tuần 24 của học kì 2, lớp 1.
Các âm ,vần đã học hầu hết rất gần gũi với thực tế, cuộc sống, học sinh cần phải
nắm vững và vận dụng vào thực tế ,có cơ sở tiếp tục học những bài tập đọc ở học kì
2 , ÁP DỤNG KIẾN THỨC đã học để học lên lớp trên.
1.KHÂU CHUẨN BỊ :
a. Đối với giáo viên :
- Giáo viên tự nghiên cứu nội dung môn Tiếng Việt ( sách giáo khoa , sách
hướng dẫn giảng dạy ) và các tài liệu khác có liên quan .
- Thường xuyên cập nhật kiến thức tin học (thao tác trên máy , lên mạng truy cập
thông tin , …) để vận dụng vào bài dạy tạo sự hứng thú cho học sinh khi tham
gia bài học .
3
- Trong qúa trình dạy : giáo viên là người tổ chức (thiết kế ) và học sinh (thi
công ) là trung tâm trong quá trình dạy học .
- Thiết kế những tiết dạy , những Slide phải mang tính khoa học , thẩm mĩ,
logich , phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh .
- Đưa ra những ví dụ cụ thể , quen thuộc đối với học sinh .
- Có hình ảnh ( tĩnh hoặc động ) trung thực , rõ nét phù hợp với thực tế .
- Tự học cách phát âm chuẩn , dễ nghe .
- Tự rèn luyện nét chữ sao cho chuẩn , hoặc cận chuẩn .
- Tất cả những ý tưởng của giáo viên định thể hiện ở bài dạy đều được thiết kế
sẵn trong những slide , vì vậy trong quá trình dạy học người giáo viên có rất nhiều
thời gian kiểm tra từng thao tác của HS , uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
Định dạng Font chữ , chỉnh sửa màu , Font nền , tạo sự lạ mắt , thích thú cho học
sinh .
* Phương pháp giảng dạy có thể dùng kết hợp nhiều phương pháp nhưng có hai
phương pháp đặc trưng : phương pháp trực quan và thực hành luyện tập . Đặc biệt là
phương pháp thực hành ( thực hành chọn các con chữ , thực hành phát âm ,
thực hành viết từng nét chữ , …) , tuyên dương .
b. Đối với học sinh :
Buộc phải chuẩn bị trước bài ở nhà .
2. KHÂU THỰC HIỆN :
Đầu năm học , sau khi nhận lớp, công việc đầu tiên là khảo sát học sinh : về
nhận diện con chữ , về tìm hiểu môi trường xung quanh ,về nhận diện các số, …
Bước vào chương trình Tiếng Việt lớp 1,tôi phát hiện ở các em có một số lỗ hổng
như sau :
a . Trường hợp 1 :
- Em hãy đánh vần : vần an
Kết quả : Một số em không đánh vần được , một số em đọc được a ,n nhưng
chưa biết ráp a – n – an , một số em lại đánh vần a - n – na ….
b . Trường hợp 2 :
- Em hãy đánh vần tiếng : năm
Kết quả : Một số em đánh vần : ă – m - ăm , n – ăm – năm .
Một số em đánh vần : n – ă – ná – m – ăm , năm.
c. Trường hợp 3 :
- Em hãy viết vào bảng con : làm
Kết quả : àml , lan, lám , …
d . Trường hợp 4 :
- Em hãy phân tích tiếng đàn .
4
Kết quả : Tiếng đàn có : vần an đứng trước , đ đứng sau , dấu sắc trên a .
Nguyên nhân :
* Về học sinh :
- Chưa nắm cấu tạo của âm vần , chưa thấy rõ mối quan hệ âm vần .
- Chưa biết cách đánh vần âm , đánh vần tiếng .
- Chưa biết phân tích một tiếng .
- Chưa nắm cấu tạo tiếng , chưa biết cách tạo tiếng .
3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC :
1 . Nhận diện âm , vần :
Dạy cho học sinh nhận diện đúng âm : Trong bài dạy âm , các em đều được
quan sát hình ảnh : trái lê , con dê , cái nơ , trái me , (tĩnh và động ) … các em đều
được nghe phát âm mẫu , được phát âm , được nghe các bạn phát âm .
- Trong mỗi bài học chính các em được tự tay chọn âm , được viết bóng , được
tự tay viết từng nét .
- Mô tả từng nét cơ bản của các con chữ để giúp học sinh nhớ lại các con chữ .
Trong lúc mô tả , luôn cho các em viết lên không trung ( viết bóng) để giúp các em
tưởng tượng dễ dàng hơn .
Ví dụ :
Một nét cong hở phải : C chữ / cờ /
Một nét khuyết trên : , một nét thắt : chữ / bờ /
Một nét móc xuôi : , một nét móc hai đầu : chữ / nờ /
- Khi đã nắm chắc âm , việc tạo vần sẽ dễ dàng với các em hơn . Khi hình
thành vần mới việc đầu tiên là các em phải phân tích vần ấy một cách chắc chắn .
Ví dụ : - Em hãy phân tích Vần ai
Vần ai có a đúng trước , i đứng sau .
- Em hãy phân tích vần ang
Vần ang có a đứng trước , ng đứng sau .
2. Dành thời gian cho học sinh thực hành chọn chữ
Các em sẽ chọn chữ cái a , sau đó mới chọn chữ cái i , giáo viên làm mẫu
trên màn hình để học sinh so sánh đối chiếu , điều chỉnh kịp thời .
3. Sau khi đã chọn chính xác các vần , việc đánh vần sẽ dễ dàng hơn : con chữ
nào đứng trước thì đọc trước , sau đó ráp lại thành vần . Từng cá nhân tham gia đánh
vần , giáo viên nên khuyến khích các em còn chưa tự tin khi đứng trước tập thể .
Ví dụ : Đánh vần : en : e – n – en
ung : u –ng – ung
4.Cách tạo tiếng :
5