Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 -một vài đổi mới về phương pháp giảng dạy môn âm nhạc lớp 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.61 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 -một vài đổi mới về phương pháp
giảng dạy môn âm nhạc lớp 1


Tên đề tài:
Một vài đổi mới về phương pháp giảng dạy môn âm nhạc ở lớp 1.
Người thực hiện : Đỗ Mai Hương.
Trường: Tiểu học Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
Hà Nội 2002 – 2003
I – Đặt vấn đề:
Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương
trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp tiểu học.
Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca
hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.
Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các
em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình
cảm, đạo đức rất tốt.
Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số
kiến thức phổ thông về âm nhạc…Tất cả những điều đó sẽ tạo nên một trình độ
văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân
cách, làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm
thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chính thức về việc giảm tải dạy
và học. Vì vậy đội ngũ giáo viên đã và đang có những cố gắng đổi mới phương
pháp dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng 1 giờ lên lớp nhưng vẫn không
làm các em quá sức. Các em vừa lĩnh hội được tri thức đồng thời vẫn hoạt động,
vui chơi.
Để làm được như vậy, người giáo viên phải say mê Âm nhạc, yêu mến trẻ, có
những kiến thức âm nhạc cần thiết và phương pháp giáo dục Âm nhạc ở Tiểu học
nói chung và ở lớp 1 nói riêng.
II – Các bước tiến hành:


Ở lớp 1, dạy âm nhạc cho các em chủ yếu là dạy hát, thông qua dạy hát để giáo
dục âm nhạc. Trong giờ học, các em được tập hát sao cho đúng giai điệu, tiết tấu,
những bài hát phù hợp với lứa tuổi. Đó là 12 bài hát có cấu trúc ngắn gọn, giai
điệu đơn giản, tính chất nhẹ nhàng, vui tươi, nội dung lành mạnh, đượ sắp xếp từ
dễ đến khó và tầm cữ giọng rất phù hợp với trẻ em lớp 1. Đồng thời, các em được
làm quen với hát tập thể, biết hát đồng đều và hoà giọng cùng các bạn.
Bên cạnh đó các em được nghe và biết cách phân biệt những âm thanh cao thấp,
dài ngắn với tốc độ khác nhau.
Thông qua việc tập hát và các hoạt động kết hợp với âm nhạc giúp các em phát
triển năng lực nghe nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, giáo dục cho các em những
tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ, làm cho đời sống tinh
thần các em phong phú, giúp các em phát triển toàn diện hơn.
Chính vì những đặc điểm như trên đây, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu để
tìm ra phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung dạy từng tiết dạy đồng thời
tạo sự hứng thú học tập của học sinh. Các em được học những tiết học nhẹ nhàng,
thoải mái và hiệu quả.
Để cụ thể tôi xin trình bày một giờ âm nhạc cụ thể của học sinh lớp 1.
Tiết 27: Học hát: Bài hoà bình cho bé (tiếp theo)
A/ mục tiêu:
Để dạy tiết này sao cho sinh động, gây được hứng thú học tập cho học sinh trước
hết tôi các định mục tiêu của bài.
Đây là bài hát ca ngợi cuộc sống hoà bình. Bài có giai điệu vui tươi, nhịp nhàng,
có những hình tượng đẹp và gợi cảm trong lời ca.
Ở tiết trước các em đã được làm quen với giai điệu và lời ca của bài.
Ở tiết này, giáo viên hướng dẫn các em hát đúng theo sắc thái tình cảm của bài và
hướng dẫn các em một số động tác phụ hoạ đơn giản. Để từ đó, các em có thể biểu
diễn trước đông người và tham gia các trò chơi âm nhạc vui thích.
Bên cạnh đó, các em còn được giới thiệu về cách đánh nhịp 2/4 để các em có thể
hiểu được tay chỉ huy của giáo viên trong các giờ học hát. Đồng thời các em cũng
được làm quen với việc hát kết hợp với đánh nhịp.

Tóm lại, các nội dung của tiết học này bổ xung, hỗ trợ cho nhau làm cho các em
được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức, dưới nhiều khía cạnh, làm cho tiết
học sinh động nhẹ nhàng và hiệu quả.
B/ Sự chuẩn bị giáo viên
Sự chuẩn bị của giáo viên là một bước rất quan trọng góp phần đáng kể tạo nên
thành công của một tiết học.
Ở bài này tôi chuẩn bị như sau:
1. Về phần ôn tập bài hát:
Tôi tập bài hát chuẩn xác, có sắc thái biểu cảm bài hát để có thể hát mẫu cho học
sinh. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị 1 đôi phách, 1 trống nhỏ, 1 song loan để học sinh
biểu diễn kết hợp gõ nhạc cụ trước lớp. (100% học sinh của trường đã có phách
riêng của mình).
Đàn oóc gan điện tử làm một nhạc cụ rất cần thiết. Nó được sử dụng trong suốt cả
tiết học. Để đôi tay có thể làm động tác phụ họa, hoặc chỉ huy học sinh hát, tôi ghi
âm giai điệu bài hát vào bộ nhớ của đàn.
2. Về phần tập vận động phụ hoạ
Tôi chuẩn bị sẵn 4 động tác phụ hoạ cho 4 câu hát của bài.
Động tác 1: 2 tay từ từ đưa từ dưới thẳng lên cao nghiêng sang trái rồi sang phải
(mô phỏng tay phất lá cờ). Động tác này ứng với câu hát 1.
Động tác 2: 2 tay giang rộng sang hai bên làm động tác như cánh chim đang bay 2
lần. Động tác ứng với câu hát 2.
Động tác 3: Vỗ tay theo nhịp. Khi vỗ tay hơi nghiêng đầu và tay sang trái rồi sang
phait theo nhịp. Khiu nghiêng về bên nào thì chân đó đưa lên phía trước rồi lại
đưa về (theo phách).
Động tác 4: 2 tay đưa lên cao trên đầu taọ thành vòng tròn (hai đầu bàn tay chạm
vào nhau, 2 bàn tay ngửa lên trên)
3. Để thuận lợi cho việc giới thiệu cách đánh nhịp 2/4, tôi vẽ sơ đồ cách đánh nhịp
vào giấy khổ to. Khi cần thì dùng nam châm dính lên bảng như một chiếc bảng
phụ vừa gọn nhẹ lại vừa cơ động.
Phương pháp dạy môn Hát – nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và môn âm

nhạc cho học sinh lớp 1 nói riêng là một khoa học sư phạm. Để giảng dạy tốt bộ
môn này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng và biết vận dụng 1
cách sáng tạo các phương pháp dạy học để đạt được thành công trong các giờ dạy
của mình.
Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo cho giờ học, tôi cảm thấy tự
tin để bước vào bài giảng.
C/ Vào bài
a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát.
Tôi cho cả lớp hát theo đàn (2 lần liên tục) để các em nhớ lại giai điệu và lời ca
của bài.
Sau đó tôi cho các em hát thi đua theo nhóm (tổ 1, 2 và tổ 3, 4) kết hợp vỗ tay theo
phách. Với hình thức hát thi đua, các em hào hứng và cố gắng hơn vì nhóm nào
cũng muốn đội mình giành phần thắng.
Sau khi 2 nhóm hát xong, giáo viên nhận xét ưu điểm khuyết điểm của từng nhóm
và cho điểm đánh giá để các em biết được cái chưa được của mình để lần sau cố
gắng hơn.
Để tránh sự lặp đi lặp lại làm các em nhàm chán, tôi cho các em thay đổi hình
thức hát. Các tổ sẽ hát nối tiếp nhau:
Tổ 1: Hát câu hát 1.
Tổ 2: Hát câu hát 2.
Tổ 3: Hát câu hát 3.
Tổ 4: Hát câu hát 4.
Khi các em đã thuộc bài hát rồi, tôi cho các em hát kết hợp gõ phách theo tiết tấu
lời ca. (Mỗi em đã được mua 1 đôi phách để sử dụng trong các giờ học trên lớp và
để luyện tập thêm khi ở nhà).
Đây là một hình thức để rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất tốt. Nó giúp các em
khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hứng thú và dễ dàng.
Ngoài thanh phách, các nhạc cụ gõ khác như trống, song loan, tôi cũng dùng với
số lượng ít khi các em lên biểu diễn trước lớp để các em được làm quen với nhieèu
âm sắc khác nhau.

Khi các em đã gõ tiết tấu của bài thành thạo rồi, tôi lại yêu cầu các em phải lưu ý
cả mặt biểu diễn: Khi hát các em không chỉ đứng yên mà phải nhún chân theo
nhạc nhịp nhàng, hát câu hát 1 các em gõ phách, hơi nghiêng sang trái, đầu cũng
hơi nghiêng. Sang câu hát 2 lại nghhiêng sang phải. Cứ thế lần lượt cho đến hết
bài. Như vậy trông lớp sinh động và đáng yêu hơn.
b/ Hoạt động 2: Tập vận động phụ hoạ
Sau khi các em đã ngôn ngữắm vững giai điệu, lời ca và tiết tấu của bài hát, tôi
hướng dẫn các em một vài động tác múa phụ hoạ. Bởi vì đặc điểm của học sinh
tiểu học nói chung nhất là lớp 1 nói riêng là các em rất thích hoạt động.
Nếu suốt cả tiết học các em phải ngồi nghiêm sẽ gây cho các em 1 sự căng thẳng,
gò bó, không gây được hứng thú học tập ở các em. Khi hát kết hợp làm động tác
múa phụ hoạ tôi thấy các em rất thích và học rất nhanh những động tác do giáo
viên hướng dẫn. Đặc biệt có những em còn sáng tạo thêm những động tác mới rất
đẹp và phù hợp. Do đó, đây cònlà 1 hình thức để phát triển khả năng cảm thụ âm
nhạc của học sinh.
c/ Hoạt động 3: Biểu diễn
Sau khi cho cả lớp hát + múa bài hát (2 lần). Tôi lại thay đổi hình thức biểu diễn:
các em không hát tại chỗ mà lên biểu diễn trước lớp.
Tôi cho các em thi đua giữa các bạn nam và các bạn nữ.
Đại diện cho các em nam(4 em) lên hát + múa phụ hoạ.
Đại diện cho các em nữ (4 em) lên hát + múa phụ hoạ.
Sau đó tôi cho các em khác nhận xét phần biểu diễn của các bạn. Đa số các em
nhận xét tương đối tốt. Các em đã chỉ ra được những bạn hát đúng và múa đẹp,
những bạn còn sai sót.
Sau đó tôi gọi lên biểu diễn theo tinh thần xung phong. Đa số các em rất hào hứng
và thích được lên biểu diễn trước lớp. Với hình thức này, các em được rèn luyện
tính bạo dạn, tự tin và và khả năng biểu diễn trước đông người.
d/ Hoạt động 4: giới thiệu đánh nhịp 2/4
Tôi dính bảng phụ có vẽ sơ đồ cách đánh nhịp lên bảng để học sinh quan sát.
2

1
Sau đó, tôi hướng dẫn các em cách đánh nhịp và được quan sát giáo viên làm mẫu
rồi thì các em sẽ được thực hành dưới sự điều khiển của giáo viên.
(Các em đánh nhịp, giáo viên đếm theo phách).
Khi các em đánh nhịp tương đối thành thạo rồi thì giáo viên mới cho các em ghép
với nhạc và hát.
Qua hình thức này, các em hiểu được tay chỉ huy của giáo viên trong quá trình tập
hát và khắc sâu thêm bài hát mà các em đã được học.
Để củng cố bài học tôi cho các em chơi trò chơi âm nhạc.
Tôi dùmg phách (hoặc trống) gõ theo tiết tấu 1 câu hát trong bài và cho học sinh
nhận xét xem đó là tiết tấu của câu hát nào?
(Hình tiết tấu này được nhắc lại trong cả bài hát).
Đây là một hình thức khắc sâu hơn về tiết tấu của bài hát.
tôi đánh trên đàn giai điệu của 1 câu hát và cho học sinh nhận xét đó là câu hát nào
trong bài (giáo viên làm 2 câu: c1 và c3 giống nhau, câu 4)
Đây là hình thức chẳng những giúp các em ghi sâu giai điệu của bài hát mà còn
rèn luyện và phát triển tai nghe nhạc của các em.
Nếu những trò chơi trong giờ học của các em thể hiện tốt thì sự thành công của giờ
học càng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào
hứng.
Kết thúc tiết học tôi cho cả lớp cùng hát múa lại bài hát.
III – Kết quả
Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học sinh. Các
em rất yêu thích môn học này.
Nhiều năm qua, tôi luôn được công nhận là Giáo viên dạy giỏi của trường. Năm
học 200-2001 tôi được công nhận là Giáo viên dạy giỏi cấp Quận.
Trong đợt hội diễn văn nghệ vừa qua do Công đoàn ngành Giáo dục Quận Đống
Đa tổ chức, tôi cùng tập thể giáo viên và học sinh của trường tham gia đạt 2 giải
A1. Tuy nhiên, quá trình giảng dạy môn Âm nhạc còn nhiều bổ xung và phát triển
nên tôi nghĩ mình phải thường xuyên rèn luyện và bồi dưỡng để giảng dạy tốt hơn.

Cho đến giờ, khối 1 trường tôi có kết quả như sau:
- Các em đều thích môn âm nhạc.
- Đa số các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo
- 50% loại giỏi.
- 45%loại khá.
- 5%loại trung bình.
- Nhiều em có thể bồi dưỡng làm nòng cốt văn nghệ của trường.
IV – Rút ra bài học kinh nghiệm
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải được nâng
cao về mọi mặt. Do đó tôi nghĩ mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để giảng dạy
ngày một tốt hơn. Vì những trăn trở đó, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ sau:
 Đối với giáo viên
- Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp.
- Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp
dạy tốt nhất.
- Trong các giờ học nên có những sáng tạo để giờ học thêm hấp dẫn.
- Sử dụng giáo cụ trực quan triệt để.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp.
- Thường xuyên đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến môn học.
 Đối với học sinh
- Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng.
- Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học.
- Chuẩn bị đầy đủ sách và nhạc cụ gõ.
V – Phương hướng tới
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy môn Âm nhạc
cho học sinh lớp 1. Tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để đem đến cho
các em những giờ học Âm nhạc thật thú vị và hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Công đoàn và các bạn đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Giáo án Âm nhạc 1

Tiết 27: Học hát Bài hoà bình cho bé (tiếp theo)
I- Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc bài hát.
- Học sinh biết hát kết hợp làm một số động tác múa phụ hoạ.
- Học sinh được giới thiệu về cách đánh nhịp 2/4.
II- Giáo viên chuẩn bị:
- Hát chuẩn xác, có sắc thái biểu cảm.
- Đàn oóc (ghi âm sẵn bài hát).
- Nhạc cụ gõ (1 đôi phách, 1 trống, 1 song loan).
- Một vài động tác phụ hoạ.
- Cách đánh nhịp 2/4.
- Vẽ sơ đồ cách đánh nhịp trên giấy khổ to.
- 6 nam châm dính bảng.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ôn tập bài hát:
Tiết trước các em đã được học bài hát Hoà bình cho bé. Các em còn nhớ bài hát
không? (có ạ!).
Bây giờ các em hát lại bài hát đó nhé!
(Giáo viên bật đàn-học sinh hát bài hát 2 lần liên tục).
Cô khen các con rất nhớ bài hát. Bây giờ chúng ta hát thi giữa các nhóm xem
nhóm nào hát hay hơn và đúng hơn nhé! Cô mời nhóm 1 (gồm tổ 1, 2)
Sau đó cô mời nhóm 2 (gồm tổ 3, 4).
(Giáo viên nghe , nhận xét và cho điểm đánh giá. Giáo viên sửa chữa những chỗ
các em hát chưa thật chính xác và nhắc các em hát đúng sắc thái tình cảm của bài
hát).
Bây giờ chúng ta sẽ hát nối tiếp nhé!
Tổ 1: Hát câu 1.
Tổ2: Hát câu 2.
Tổ3: Hát câu 3.
Tổ 4: Hát câu 4.

Các con đã nhớ giai điệu và lời ca của bài hát rồi đó! Bây giờ, các con hãy lấy đôi
phách ra.
Chúng ta sẽ hát kêté hợp gõ phách theo tiết tấu lời ca.
(Giáo viên bật đàn – học sinh hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca. Giáo viên gõ
phách cùng với các em).
Bạn nào xung phong lên bảng hát lại bài hát nào?
(Giáo viên lần lượt gọi 2 em:
1 em lên hát kết hợp gõ trống theo tiết tấu
1 em lên hát kết hợp gõ song loan theo tiết tấu)
Sau đó, cho học sinh nhận xét. Giáo viên cho điểm.
Cô khen các con hát hay và gõ theo tiết tấu rất tốt. Bây giờ các con đứng lên hát
lại bài hát một lần nữa nhé! Lần này thì các con lưu ý cả cách biểu diễn nhé!
Câu hát một các con hơi nghiêng đầu sang trái, tay gõ tieets tấu cũng hơi nghiêng
sang trái, đến câu hai thì lại đổi sang bên phải. Cứ lần lượt như vậy cho đến hết bài
các con sẽ thấy lớp mình trông đáng yêu hơn nhiều đấy!
(Giáo viên bật đàn-học sinh hát. Giáo viên chỉ huy theo nhịp 2/4)
2. Tập vận động phụ hoạ
Cô khen các con hát rất hay. Bây giờ các con có muốn cô dạy múa bài này không?
(có ạ!). cô nhờ lớp mình hát để cô múa cho lớp mình xem nhé!
(Giáo viên bật đàn-học sinh hát. Giáo viênlàm động tác phụ hoạ cả bài một lần)
Bài này có 4 câu hát ứng với 4 động tác:
Động tác 1: (Câu hát 1): Mô phỏng tay phất cờ
Động tác 2: (Câu hát 2): Mô phỏng chim đang bay
Động tác 3: (Câu hát 3): Vỗ tay theo nhịp kết hợp nhún chân nhịp nhàng
Động tác 4: (Câu hát 4): 2 tay giơ lên cao tạo thành vòng tròn
(Giáo viên làm chậm và hướng dẫn học sinh làm từng động tác)
Sau đó, cho học sinh hát + múa lại cả bài1 lần.
Bây giờ các con hát, múa theo nhạc nhé1
(Giáo viên bật đàn-học sinh hát + múa bài hát 2 lần).
3. Biểu diễn:

Có khen các con hát muấ rất đẹp. Sau đây lớp mình sẽ tổ chức một buổi biểu diễn
nhé1
Cô mời 3 bạn lên hát kết hợp gõ phách theo tiết tấu nào?
(Cho học sinh nhận xét, giáo viên cho điểm động viên).
Bây giờ chúng ta sẽ tổ chức thi tài giữa các bạn Nam và các bạn Nữ của lớp nhé!
Cô mời đại diện các bạn Nam! (4 em)
Cô mời đại diện các bạn Nữ! (4 em)
(Giáo viên nhận xét – cho điểm động viên)
- Tiếp theo bạn nào xung phong lên biểu diễn cho cả lớp cùng xem nào! (Giáo
viên gọi 1 đến 2 em).
4. Giới thiệu cách đánh nhịp 2/4:
Bài hát Hoà bình cho bé được viết ở nhịp 2/4.
Đây là sơ đồ cách đánh nhịp 2/4 (Giáo viên dính tờgiấy có vẽ sơ đồ cách đánh
nhịp 2/4 lên bảng bằng nam châm).
Đánh nhịp 2/4 gồm 4 động tác:
Động tác 1: Đưa tay xuống là phách mạnh.
Động tác 1: Đưa tay lên là phách nhẹ.
Bây giờ cả lớp mình hát bài hát để cô đánh nhịp cho các con xem nhé!
(Giáo viên bật đàn, học sinh hát. Giáo viên đánh nhịp cả bài 1 lần).
Các con làm theo cô! Giáo viên làm mẫu và đếm chậm.
Bây giờ, các con vừa hát vừa đánh nhịp nhé!
(Chưa có nhạc)
Các con đánh nhịp tương đối tốt rồi. Bây giờ chúng ta sẽ ghép nạhc nhé!
(Giáo viên bật nhạc-học sinh vừa hát vừa đánh nhịp2/4).
Chúng ta lại thi đua xem nhóm nào đánh nhịp giỏi hơn nào1 Khi nhóm này đánh
nhịp thì nhóm kia hát kết hợp gõ nhẹ theo phách nhé!(Giáo viên cho nửa lớp đánh
nhịp, nửa kia hát và gõ theo phách sau đó lại đổi phiên)
Bạn nào có thể chỉ huy cho cả lớp hát lại bài hát nào!(Giáo viên chọn 1 em đánh
nhịp tốt lên bảng chỉ huy cho cả lớp hát bài một lần).
Hôm nay, cô khen lớp mình hát rất hay, đánh nhịp cũng giỏi nữa. Bây giờ cổ thử

xem tai nghe âm nhạc của cả lớp mình có tốt không nhé! Cô sẽ gõ tiết tấu một câu
trong bài, đố các con đó là câu hát nào nhé!
(Giáo viên gõ một tiết tấu một câu hát 2 lần, gọi học sinh nhận xét. Nếu đúng giáo
viên cho điểm động viên).
Các con thử nghe lại xem đó còn là tiết tấu của câu hát nào nữa! (Gọi học sinh trả
lời).
Hình tiết tấu này được lặp đi lặp lại trong suốt cả bài hát đấy các con ạ!
Sau đây cô sẽ đánh trên đàn giai điệu một câu hát trong bài.
Các con nghe xem đó là câu hát nào nhé! (Giáo viên tấu giai điệu câu hát 1rồi gọi
học sinh nhận xét).
Bạn nào phát hiện được. Đó còn là giai điệu của câu hát nào nữa (Gọi học sinh trả
lời:c3)
Đúng rồi, giai điệu của câu hát 1 và 3 hoàn toàn giống nhau. Các con lại nghe giai
điệu một câu hát khác nhé!
(Giáo viên tấu giai điệu câu 4 rồi gọi học sinh nhận xét)
Cô khen lớp mình nghe tiết tấu và nghe nhạc rất giỏi.
Về nhà các con nhớ ôn lại bài hát kết hợp với đánh nhịp và làm động tác múa nhé!
Trước khi kết thúc tiết học, cô mời cả lớp đứng lên hát múa lại bài hát nào!
(Giáo viên đánh đàn-học sinh hát, múa).
Thống kê nội dung chương trình âm nhạc lớp 1
I – Tập hát:
12 bài hát (bao gồm dân ca, bài hát trẻ em trong nước là chủ yếu và một bài hát
nước ngoài).
Các bài hát được sắp xếp theo trình tự như sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.
10.
11.
12
Quê hương tươi đẹp
Mời bạn vui múa ca
Tìm bạn thân
Lý cây xa
nh
Đàn gà con

Sắp đến tết rồi
B
ầu trời xanh
Tập tầm vông
Quả
Hoà bình cho bé

Đi t
ới trường
Năm ngón tay ngoan

(Dân ca Nùng)
(Phạm Tuyên)
(Việt Anh)
(Dân ca Nam bộ)
(Phi -líp-pen-cô)
(Hoàng Vân)

(Nguyễn Văn Quỳ)
(Lê Hữu Lộc)
(Xanh xanh)
(Huy Trân)
( Đức Bằng)
(Trần Văn Thụ)
II – Phát triển khả năng nghe nhạc:
1. Các em được nghe một số bài hát:
- Các em được nge và được giải thích sơ qua về ý nghĩa của Quốc ca để từ đó có
thái độ nghiêm trang khi chào cờ (Tiết 16)
- Các em được nghe một số bài hát thiếu nhi chon lọc (Hoặc trích đoạn các bản
nhạc không lời) ở các tiết 23, 28, 33.
2. Các em được nghe và tập phân biệt âm thanh cao, thấp, ngắn, dài với tốc độ
khác nhau (ở tiết 20).
3. Các em được tập nhận ra hướng đi của các chuỗi âm thanh: đi lên, đi xuống, đi
ngang (ở tiết 22).
4. Các em được tập một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản. Dùng nhạc cụ gõ
đệm theo bài hát (Sử dụng thường xuyên trong các tiết học).
5. Ngoài ra các em còn được nghe kể chuyện về âm nhạc với đời sống (Tiết 16).
Mục lục
I – Đặt vấn đề:
II – Các bước tiến hành:
III – Kết quả
IV – Rút ra bài học kinh nghiệm
V – Phương hướng tới
v Minh hoạ: Giáo án Âm nhạc 1
Tiết 27: Học hát Bài hoà bình cho bé (tiếp theo)
v Thống kê nội dung chương trình âm nhạc lớp 1


×