Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

hướng dẫn đồ án tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.04 KB, 8 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TẠI KHOA CƠ KHÍ - ĐHTS
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Đồ án tốt nghiệp (ĐATN) là một chuyên khảo thể hiện khả năng vận dụng tổng hợp
những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được trong khoá học. ĐATN do sinh viên (SV) thực
hiện dưới sự hướng dẫn chính của một viên chức giảng dạy (GV) có chức danh từ giảng viên
trở lên. Cán bộ phòng thí nghiệm (GVTN) và chuyên gia trong lĩnh vực liên quan có học vị từ
kỹ sư trở lên có thể được mời tham gia hướng dẫn phụ.
Theo qui định hiện hành, ĐATN có chức năng tương đương một học phần chuyên
môn có thời lượng 15 đvht và có giá trị thay thế các môn thi tốt nghiệp kiến thức cơ sở và
chuyên ngành.
Điều kiện được thực hiện ĐATN :
1) Đã tích luỹ đủ số học phần được qui định trong chương trình đào tạo (trừ học
phần GDTC và GDQP).
2) Đểm trung bình tích luỹ : ĐTBTL ≥ 6,00
II. QUI TRÌNH THỰC HIỆN ĐATN
Bước 1 : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề Cương ĐATN được coi như bản thiết kế mà SV căn cứ vào đó để "thi công"
ĐATN của mình. Đề cương ĐATN do SV xây dựng với sự cố vấn của Cán Bộ Hướng Dẫn
(CBHD) và phải được CBHD phê duyệt trước khi triển khai.
Trong Đề cương ĐATN cần trình bày những nội dung sau (Mẫu ĐATN -02):
1) Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu.
2) Nội dung ĐATN.
3) Kế hoạch thực hiện.
• Đối tượng nghiên cứu - là toàn bộ sự vật hoặc hiện tượng trong phạm vi quan tâm
của đề tài. Ví dụ : đề tài "Phân tích đặc điểm cấu tạo và khai thác kỹ thuật các loại bơm cao
áp trang bị trên động cơ diesel tàu cá" có đối tượng nghiên cứu là bơm cao áp của động cơ
diesel tàu cá.
• Phạm vi nghiên cứu - là một phần giới hạn của đối tượng nghiên cứu về qui mô,
không gian và thời gian. Cơ sở để xác định phạm vi nghiên cứu có thể là :
+ Đảm bảo tính đại diện đủ cao của đối tượng nghiên cứu.


+ Quĩ thời gian để hoàn tất công trình.
+ Phương tiện, thiết bị, kinh phí , v.v.
Ví dụ : phạm vi nghiên cứu của đề tài trên có thể là các động cơ tàu cá thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hoà quản lý.
• Mục tiêu nghiên cứu - là cái đích mà người nghiên cứu đặt ra để định hướng nỗ
lực nghiên cứu và đạt tới. Ví dụ : mục tiêu nghiên cứu của đề tài trên là phát hiện và lý giải
những đặc điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo, về khai thác kỹ thuật giữa bơm cao áp của động
cơ diesel tàu cá và bơm cao áp của động cơ diesel xe cơ giới đường bộ.
Bước 2 : THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
Khái niệm thông tin ở đây được hiểu như là nguyên liệu mà SV phải có để "chế biến"
thành ĐATN của mình. Thông tin có thể được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu lý
thuyết hoặc bằng nghiên cứu thực nghiệm. Chất liệu cho nghiên cứu lý thuyết chỉ gồm những
khái niệm, qui luật, tư liệu, số liệu, v.v. đã tồn tại trước đó. Trong nghiên cứu lý thuyết không
có bất kỳ thực nghiệm nào được tiến hành. Nghiên cứu thực nghiệm là những nghiên cứu
được thực hiện bằng cách quan sát các sự vật hoặc hiện tượng diễn ra trong những điều kiện
có gây biến đổi đối tượng thực hoặc trên các mô hình do người nghiên cứu tạo ra.
Thông tin cần được xử lý cả về mặt định lượng và định tính. Trong quá trình xử lý,
cần đánh giá thông tin thu thập được có phù hợp với thực tế, nội dung của đề tài và giả thuyết
khoa học đặt ra hay không.
Một phần của bước thu thập và xử lý thông tin có thể tiến hành song song với bước
viết bản thuyết minh.
Bước 3 : VIẾT BẢN THUYẾT MINH
Toàn bộ ĐATN của sinh viên bao gồm : Bản thuyết minh, các Bản vẽ và Hiện vật.
Bản vẽ - bao gồm các bản vẽ kỹ thuật, biểu đồ, biểu bảng, v.v. Nội dung, hình thức,
số lượng bản vẽ được ấn định trong đề cương nghiên cứu. Các bản vẽ kỹ thuật phải được trình
bày theo đúng các qui định hiện hành. Đối với các loại bản vẽ khác có thể được trình bày sao
cho thể hiện tốt nhất nội dung cần truyền đạt.
Hiện vật - bao gồm những sản phẩm do SV tự chế tạo hoặc tham gia chế tạo hoặc
những mẫu vật và tài liệu do SV thu thập theo yêu cầu đặt ra trong đề cương. SV phải trình
hiện vật hoặc ảnh chụp hiện vật trước Hội đồng chấm ĐATN trong khi bảo vệ ĐATN của

mình.
Bản thuyết minh - là kết quả thực hiện ĐATN được thể hiện dưới dạng văn bản với
dung lượng 70 ÷ 90 trang A4. Bản thuyết minh là phần bắt buộc phải có trong ĐATN, phần
bản vẽ và phần hiện vật tuỳ thuộc nội dung nghiên cứu và yêu cầu của CBHD.
SV ngành Cơ khí phải nộp 1 bản thuyết minh và 1 CD-ROM chứa toàn bộ nội dung
bản thuyết minh cho Hội đồng chấm ĐATN. Trong trường hợp cần thiết, trưởng BM chuyên
ngành có thể yêu cầu SV thực hiện ĐATN trong lĩnh vực chuyên ngành quản lý nộp thêm 1
bản thuyết minh để làm tài liệu tham khảo cho SV các khóa sau.
Bản thuyết minh phải được soạn thảo trong môi trường Windows của Microsoft hoặc
tương đương với font : Times New Roman, size : 13 hoặc 14, line spacing : 1.5 lines, lề trên :
2
35 mm, lề dưới : 30 mm, lề trái : 35 mm, lề phải : 20 mm, số trang được đánh ở giữa phía trên
đầu mỗi trang.
Bản thuyết minh dù được bố cục như thế nào cũng phải có những bộ phận và nội dung
sau đây :
1) Bìa chính và bìa phụ (theo Mẫu ĐATN-01)
2) Mục lục - Trong mục lục cần ghi đầy đủ các chương, mục cấp 1 và mục cấp 2.
Mục lục có thể đặt ở cuối bản thuyết minh hoặc ngay trước Lời nói đầu
3) Lời nói đầu - cần được viết súc tích, dài không quá 2 trang, trong đó thể hiện lý
do và bối cảnh ra đời của đề tài, nhiệm vụ chính và ý nghĩa của đề tài.
4) Quyết định giao đề tài ĐATN.
5) Nhận xét của cán bộ hướng dẫn (theo Mẫu ĐATN-03).
6) Phiếu đánh giá ĐATN (theo Mẫu ĐATN-04).
7) Nội dung chính - được bố cục theo Chương, Mục cấp 1, Mục cấp 2 và Mục cấp 3
trên cơ sở đề cương luận văn đã được phê chuẩn.

Cách ghi thứ tự các chương, mục - Các chương và mục nên được ký hiệu bằng số
Arap cách nhau bởi dấu chấm như sau :
+
Chương - Chương 1, Chương 2, Chương 3,

+
Mục cấp 1 - ví dụ : 3.1 , 3.2 , 3.3 ,
+
Mục cấp 2 - ví dụ : 3.2.1 , 3.2.2 , 3.2.3 ,
+
Mục cấp 3 - ví dụ : 3.2.3.1 , 3.2.3.2 , 3.2.3.3 ,
Các ý trong các mục có thể ký hiệu bằng các dấu : - , + ,

,

Cách ghi thứ tự các hình, biểu bảng và công thức toán học - Các hình (hình vẽ,
ảnh, đồ thị, ) và biểu bảng được ghi số thứ tự bằng 2 nhóm số Arap cách nhau bởi dấu chấm
(.) hoặc gạch ngang (-). Các công thức toán học được ghi số thứ tự bằng 2 nhóm số Arap cách
nhau bởi dấu chấm (.). Nhóm số đầu chỉ số thứ tự của chương, nhóm số sau chỉ số thứ tự của
hình, biểu bảng hoặc công thức toán học. Ví dụ : H. 3-12 ; Bảng 3-12 ; (3.12) là hình, bảng,
công thức thứ 12 thuộc chương 3. Số thứ tự và tiêu đề của hình ghi phía dưới hình, số thứ tự
và tiêu đề của bảng ghi phía trên bảng, số thứ tự của các công thức toán học được để trong
ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Đối với các công thức toán học, phải chú thích những ký hiệu
xuất hiện lần đầu tiên ngay dưới biểu thức. Có thể tổng hợp tất cả các ký hiệu và chữ viết tắt
đã được sử dụng trong bản thuyết minh cùng nghĩa của chúng thành một danh mục đặt ở phần
đầu của bản thuyết minh.

Viết tắt - Chỉ viết tắt những cụm từ được lặp lại nhiều lần trong bản thuyết minh.
Không viết tắt những cụm từ quá dài và những cụm từ ít xuất hiện trong bản thuyết minh.
Những cụm từ được viết tắt sau lần viết đầy đủ đầu tiên bằng cách đặt chữ viết tắt trong ngoặc
đơn , ví dụ : " nhiều đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) có giá trị "
3
7) Kết luận - Trong phần kết luận và kiến nghị cần trình bày những kết luận, phát hiện
mới và khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả.
8) Phụ lục - Các phụ lục có thể là : phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm đã sử dụng

trong bản thuyết minh, các văn bản pháp qui liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài, Các
phụ lục được bố trí ngay sau phần kết luận.
9) Tài liệu tham khảo - Tài liệu tham khảo ở đây được hiểu là những ấn phẩm được
lưu hành chính thức hoặc lưu hành nội bộ của các tác giả, cơ quan cụ thể mà học viên đã có
sử dụng tư liệu trong đó. Mọi ý kiến, kết luận, công thức thực nghiệm không phải của riêng
tác giả và trích dẫn từ các tài liệu tham khảo phải được ghi rõ nguồn gốc. Không ghi nguồn
gốc các trích dẫn với những kiến thức phổ thông.
Yêu cầu trung thực, chính xác trong sử dụng tài liệu tham khảo. Sau mỗi lần trích dẫn,
sử dụng số liệu hoặc công thức, v.v. của tài liệu nào, phải ghi trong ngoặc vuông số thứ tự tài
liệu đó.
Tài liệu tham khảo được xếp theo ngôn ngữ. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải
giữ nguyên văn.
Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, báo cáo được ghi đầy đủ các thông tin theo thứ
tự như sau :

Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành

Năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn, dấu phảy sau ngoặc đơn)

Tên sách, luận văn hoặc báo cáo (in nghiêng, dấu phảy cuối tên)

Nhà xuất bản (dấy phảy cuối tên nhà xuất bản)

Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc một tài liệu tham khảo)
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách, v.v. được ghi như
sau :

Tên tác giả

Năm công bố (đặt trong ngoặc đơn, dấu phảy sau ngoặc đơn)


Tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phảy cuối tên)

Tên tạp chí hoặc sách (in nghiêng, dấu phảy cuối tên)

Tập của bộ sách

Số tạp chí (đặt trong ngoặc đơn, dấu phảy sau ngoặc đơn)

Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc).
Ví dụ cách ghi tài liệu tham khảo :
1. Dương Đình Đối (1998), Sửa chữa máy đốt trong, NXB Nông nghiệp, tp. HCM.
2. Nguyễn Văn Ba (1995), Nghiên cứu ảnh hưởng của khe hở lắp ghép và tốc độ quay đến
khả năng mang tải của ổ trục chân vịt dùng bạc lót gỗ, bôi trơn bằng nước biển, Luận
văn thạc sĩ, trường Đại học Thuỷ sản.
4
3. UBND tỉnh Bình Thuận (2002), Báo cáo tổng kết 5 năm (1997-2002) thực hiện chương
trình khai thác hải sản xa bờ tại tỉnh Bình Thuận, UBND tỉnh Bình Thuận.
4. V. Arkhagelski (1979), Motor Vehicle Engines, Mir Publishers, Moscow.
5. Anderson J. E. (1985), "The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case", American
Economic Review, 75(1), pp. 178-190.
III. ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chất lượng ĐATN được đánh giá bằng phương pháp hội đồng kết hợp phương pháp
chuyên gia.
1) Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp (HĐCĐATN) có không quá 5 thành viên, do Hiệu
trưởng ra quyết định thành lập. Chủ tịch HĐCĐATN có trách nhiệm tổ chức thực hiện một
cách toàn diện việc đánh giá chất lượng những ĐATN thuộc chuyên ngành liên quan, bao
gồm : tổ chức thu và phân công chấm phản biện, tổ chức cho SV trình bày và bảo vệ ĐATN,
hoàn tất các hồ sơ liên quan và nộp cho Thư ký Khoa chậm nhất là 3 ngày sau khi kết thúc
bảo vệ.

2) Điểm ĐATN là trung bình cộng được làm tròn đến phần nguyên của các điểm thành
phần với hệ số như sau :

Điểm của cán bộ hướng dẫn : A - hệ số 1

Điểm của cán bộ phản biện : B - hệ số 2

Điểm của từng thành viên HĐCĐATN : Ci - hệ số 1

Điểm chung :
3
2
1
+
++
=

=
n
CBA
D
n
i
i
3) ĐATN không đạt yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây :

CBCD không đồng ý cho bảo vệ trước HĐCĐATN do vi phạm các qui chế liên
quan trong thời gian thực hiện ĐATN, v.v.

Điểm của cán bộ hướng dẫn : A < 5


Điểm của cán bộ phản biện : B < 5

Điểm chung : D < 5
4) Bảo vệ lại ĐATN :
SV có ĐATN không đạt yêu cầu có thể sửa chỉnh ĐATN đã thực hiện để được chấm
và bảo vệ lại sau 6 tháng kể từ ngày công bố kết quả hoặc đăng ký thực hiện ĐATN với đề tài
mới vào đợt tốt nghiệp tiếp theo. SV phải đóng học phí bảo vệ hoặc làm lại ĐATN theo mức
qui định của Trường.

Mẫu ĐATN-01a
MẪU BÌA CHÍNH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CƠ KHÍ

Nguyễn Ngọc Hoàng
CK45 – KTTT
(Đề tài ĐATN)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KỸ THUẬT ÔTÔ
NHA TRANG - 11/2008
Mẫu ĐATN-01b
MẪU BÌA PHỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CƠ KHÍ

Nguyễn Ngọc Hoàng
CK45 – KTTT
(Đề tài ĐATN)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KỸ THUẬT ÔTÔ
Cán bộ hướng dẫn : TS. Lê Bá Khang
NHA TRANG - 11/2008
Mẫu ĐATN-02
ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài : …………………………………………………………………………………………
7
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Chuyên ngành : ………………………………… Mã số : ……………………………………
Họ và tên SV : ……………………………………. Lớp : ……… MSSV : ……… …….
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu :
II. NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Trỡnh bày dưới dạng dàn bài của Bản thuyết minh : Chương, Mục cấp 1, Mục cấp 2)
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Đi thực tế :
Địa điểm :
Thời gian :
Nội dung thực hiện :
2. Kế hoạch thực nghiệm (nếu có ) :
3. Kế hoạch hoàn thành bản thuyết minh
Chương 1 : (từ đến )
Chương 2 : (từ đến )
Chương 3 : (từ đến )
Nha Trang, ngày tháng năm 2008
TRƯỞNG BM CHUYÊN NGÀNH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

___________________________________________________
Ghi chú : Đề cương ĐATN là cơ sở để các cấp quản lý cấp GIẤY ĐI ĐƯỜNG,
GIẤY GIỚI THIỆU, v.v. cho SV khi có yêu cầu.
8

×