Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 77 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết
Bản đồ hiện trạng là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác thiết
kế quy hoạch và quản lý đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng
như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết cá bài toán tổng thể
cần đến thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ vai trò nhất
định trong nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là
nguồn tài liệu làm cơ sở để thành lập bản đồ địa chính và hổ trợ đắc lực cho
công tác thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ....
Thấy rõ tầm quan trọng đó, Bộ TN&MT ra chỉ thị đẩy nhanh công tác đo đạc,
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong phạm cả nước.
Do có sự chuyển đổi khá lớn giữa các loại đất trong thời gian 5 năm nên
đến thời kỳ kiểm kê đất đai các đơn vị hành chính phải tiến hành xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới thay thế cho bản đồ cũ đã được lập trước
đó, nhằm nâng cao độ chính xác của việc cập nhật các yếu tố liên quan đến
đất đai. Cứ vào mỗi năm thì bản đồ hiện trạng sẽ được chỉnh lý sao cho phù
hợp với hiện trạng thực tế thông qua việc thống kê đất đai hàng năm. Chính vì
vậy việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ở các cấp lãnh thổ
hành chính là nhiệm vụ cấp thiết để thay thế cho bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2005.
Hiện nay, người ta đã ứng dụng công nghệ GPS và máy toàn đạc điện tử
để đo vẽ và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, do đó chất lượng bản đồ
được đảm bảo. Nhưng trước đây thì một số cấp đơn vị hành chính đã sử dụng
phương pháp thủ công để đo vẽ và thành lập bản đồ do đó độ chính xác không
cao nên đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai. Vì vậy việc ứng dụng
công nghệ số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là điều cần thiết
trong giai đoạn này.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhu cầu thực tiễn của địa bàn, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.


1
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1.Mục đích
- Đánh giá thực trạng việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa
bàn xã.
- Tìm hiểu khả năng ứng dụng của các phần mềm thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Thành lập lưới khống chế và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu
vực xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã hổ trợ cho việc thống kê,
kiểm kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Từ việc thành lập này để đề suất các giải pháp nhằm nâng cao độ chính
xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong các chu kỳ tiếp theo.
1.2.2. Yêu cầu
- Có hiểu biết căn bản và khả năng sử dụng các phần mềm chuyên
ngành quản lý đất đai, đặc biệt là các phần mềm như Mcrostation,
Mapinfo và Famis.
- Bản đồ được thành lập phải bảo đảm các quy định về thành lập bản đồ
hiện trạng hiện hành, quy định về chuẩn hóa bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng phải chính xác và có khả năng cập nhật, xử lý.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.1.1. Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề được thành lập theo
đơn vị hành chính các cấp, thể hiện trạng sử dụng các loại đất trong thực tế
với đầy đủ các thông tin về hiện trạng như ranh giới, vị trí, số lượng, các loại
đất...trong phạm vi một đơn vị hành chính ở một thời điểm nhất định.
2.1.2. Nội dung bản đồ hiện trạng

Các yếu tố hành chính xã hội.
Thủy hệ và các đối tượng liên quan;đừng bờ biển và mạng lưới thủy văn,
thủy lợi chính.
Mạng lưới giao thông: đường sắt, đường bộ, các công trình giao thông .
Dáng đất: điểm độ cao đối với vùng đồng bằng và đường bình độ đối với
vùng đồi núi.
Ranh giới: ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng các loại đất, ranh giới
lãnh thổ sử dụng đất.
Các loại đất sử dụng. Mức độ chi tiết của các nhóm đất được thể hiện trên
bản đồ phụ thuộc tỷ lệ của bản đồ cần thành lập.
2.1.3 Các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
- Khoanh đất theo mục đích sử dụng;
- Khoanh đất theo thực trạng bề mặt;
- Ranh giới các khu vực đất theo chức năng làm khu dân cư nông thôn,
khu đô thị, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ và các công trình, dự
án; ranh giới các nông trường, lâm trường;
- Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất;
- Bảng chú dẫn.
2.1.4. Nội dung và nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế:
a. Biên giới, địa giới hành chính các cấp xác định theo hồ sơ địa giới
hành chính, quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước
3
có thẩm quyền. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể
hiện đường địa giới hành chính cấp cao nhất;
b. Thể hiện các khoanh đất theo mục đích sử dụng và khoanh đất theo
thực trạng bề mặt;
c. Các yếu tố thuỷ văn hình tuyến như sông suối, kênh mương và các
công trình có liên quan như đập ngăn nước, đê, trạm bơm phải thể hiện và
ghi chú tên gọi bằng các ký hiệu trong tập “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử

dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”;
d. Đường bờ biển, bờ sông, bờ hồ thể hiện theo tập “Ký hiệu bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”;
e. Hệ thống giao thông thể hiện: đường sắt (các loại); đường bộ (quốc
lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã, đường trục chính trong khu dân
cư, đường trong khu vực đô thị, đối với khu vực giao thông kém phát triển,
khu vực miền núi phải thể hiện cả đường mòn); các công trình liên quan đến
hệ thống giao thông như cầu, bến phà, bến xe;
f. Dáng đất thể hiện bằng các điểm ghi chú độ cao, đường bình độ tuỳ
theo khu vực (vùng đồng bằng, vùng đồi núi) và tỷ lệ bản đồ thành lập;
g. Các địa vật độc lập quan trọng như tháp, nhà thờ, đài phát thanh,
truyền hình, ống khói nhà máy; các công trình kinh tế - xã hội, văn hoá phúc
lợi như sân bay, nhà ga, bến xe, bến cảng, chợ, trụ sở Ủy ban nhân dân các
cấp, bưu điện, trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hoá, công viên, sân
vận động, quảng trường, nghĩa trang, nghĩa địa phải thể hiện đúng vị trí;
h. Thể hiện tên các sông suối, hồ, đường quốc lộ, tỉnh lộ; tên các công
trình xây dựng quan trọng; tên làng, bản, xóm, cánh đồng, tên núi và tên các
đơn vị hành chính giáp ranh;
k. Ranh giới khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu
kinh tế và các công trình, dự án; ranh giới các nông trường, lâm trường được
xác định và thể hiện bằng ký hiệu và ghi chú trong tập “Ký hiệu bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”;
4
2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
2.1.1.Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ bản đồ
hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số.
2.1.2. Đặc điểm của bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số.
Bản đồ số chứa đựng thông tin không gian, được quy chiếu về mặt phẳng
và được thiết kế theo các tiêu chuẩn của bản đồ học như độ chính xác toán

học, mức độ đầy đủ về nội dung theo tỷ lệ, sử dụng các phương pháp ký hiệu
truyền thống.
Dữ liệu bản đồ được thể hiện theo nguyên lý số.
Bản đồ số có thể hiển thị dưới dạng bản đồ truyền thống, thể hiện trên
màn hình, hoặc in ra giấy hoặc các vật liệu phẳng.
Tính linh hoạt của bản đồ số rất cao: thông tin thường xuyên được cập
nhật và hiện chỉnh, có thể in ra ở các tỷ lệ khác nhau, có thể sửa đổi ký hiệu
hoặc điều chỉnh kích thước mảnh bản đồ so với kích thước ban đầu, có thể
tách lớp hoặc chồng xếp thông tin bản đồ.
Cho phép tự động hoá quy trình công nghệ thành lập bản đồ từ khi nhập số
liệu đến khi in ra bản đồ.
Khâu nhập số liệu và biên vẽ ban đầu có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng
khâu sử dụng về sau có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao cả về thời
gian, kinh phí.
2.1.3. Các đối tượng của bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số.
Dưới dạng bản đồ số, các đối tượng của bản đồ được phân biệt ra làm ba
kiểu: kiểu điểm, kiểu đường, kiểu vùng, ngoài ra còn có thành phần ký tự để
thể hiện nhãn hoặc ghi chú thuyết minh, lưu trong các file đồ hoạ như DXF, DGN.
Mỗi yếu tố riêng biệt bao hàm hai loại dữ liệu: dữ liệu định vị và dữ liệu
thuộc tính.
- Dữ liệu định vị cho biết vị trí của các yếu tố trên mặt đất hoặc trên bản
đồ và đôi khi bao gồm cả hình dạng.
- Dữ liệu thuộc tính bao gồm thông tin về các đặc điểm cần có của yếu tố.
(ví dụ thuộc tính của yếu tố điểm có thể là địa danh, tên đường...). Có hai loại
thuộc tính là thuộc tính định lượng bao gồm kích thước, diện tích, độ nghiêng;
5
thuộc tính định tính gồm phân lớp, kiểu, tên, ...
* Thể hiện đối tượng bản đồ số trong File DXF.
Về phân lớp đối tượng: trong File DXF phân lớp đối tượng được thể hiện
dưới dạng tên lớp (Layer).

Về mô tả kiểu đối tượng:
+ Đối tượng kiểu điểm thể hiện dưới dạng POINT.
+ Đối tượng kiểu đường thể hiện dưới dạng Line, Polyline.
+ Đối tượng kiểu vùng thể hiện dưới dạng Shape.
+ Ký tự thể hiện dưới dạng Text.
* Thể hiện đối tượng bản đồ số trong file DGN.
Về phân lớp đối tượng: trong file DGN phân lớp đối tượng được thể hiện
dưới dạng đối Level, một Level bao gồm chỉ số và tên.
Về mô tả kiểu đối tượng:
+ Đối tượng kiểu điểm thể hiện dưới dạng Cell.
+ Đối tượng kiểu đường thể hiện dưới dạng Line, Line string.
+ Đối tượng kiểu vùng thể hiện dưới dạng Complexchain, Shape.
+ Nhãn và ký tự thể hiện dưới dạng Text.
Theo đặc điểm, cấu trúc file đồ hoạ, các đối tượng bản đồ cũng được phân
biệt ra thành kiểu ký hiệu đối tượng:
- Các ký hiệu kiểu điểm.
- Các ký hiệu kiểu đường.
- Các ký hiệu kiểu vùng.
- Các ký hiệu kiểu TEXT.
Trong mỗi phần mềm đồ hoạ đều có thư viện ký hiệu chuẩn và các công cụ
hỗ trợ thiết kế ký hiệu.
6
2.3. Quy định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các cấp
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập
bản đồ
Tỷ lệ
bản đồ
Quy mô diện tích tự nhiên
(ha)

Cấp xã, khu công
nghệ cao, khu kinh
tế
1: 1000
1: 2000
1: 5000
1: 10 000
Dưới 150
Trên 150 đến 300
Trên 300 đến 2.000
Trên 2.000
Cấp huyện
1: 5.000
1: 10.000
1: 25.000
Dưới 2000
Trên 2000 đến 10.000
Trên 10.000
Cấp tỉnh
1: 25.000
1: 50.000
1: 100.000
Dưới 130.000
Trên 130.000 đến 500.000
Trên 500.000
Vùng lãnh thổ 1: 250.000
Cả nước 1: 1.000.000
( Nguồn: Quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
số 22/2007/QĐ-BTNMT)
- Cấp xã, phường, thị trấn: tỷ lệ 1:1000 – 1:10000.

- Cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: tỷ lệ 1:5000 – 1:25000.
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: tỷ lệ 1:25000 – 1:100000.
- Vùng lãnh thổ: tỷ lệ 1:250000.
- Cả nước: tỷ lệ 1:250000 – 1:1000000.
2.4. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng
2.4.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng để xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn ở những
vùng chưa có bản đồ hoặc bản đồ đã cũ, không đảm bảo yêu cầu cũng như
chất lượng sử dụng. Phương pháp này cho kết quả chính xác, chất lượng cao
nhưng mất nhiều thời gian và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
2.4.2. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu bản đồ hiện có
Là phương pháp nhanh, có hiệu quả, tiết kiệm được chi phí đầu tư và
công sức.
7
2.4.3. Phương pháp sử dụng công nghệ bản đồ số
Phương pháp này cho phép tự động hóa toàn bộ hoặc từng phần quá trình
xây dựng bản đồ, đồng thời tận dụng được dễ dàng và hiệu quả tất cả các
nguồn tài liệu. Sản phẩm bản đồ được lưu giữ trên máy tính dưới dạng các file
bản đồ và các bản thuộc tính đi kèm.
2.4.4. Phương pháp xử lý ảnh số
Là phương pháp mới, có nhiều triển vọng và đang được quan tâm
nghiên cứu.
Hình 1: Sơ đồ các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng
2.5. Khái quát các phần mềm tin học chuyên ngành quản lý đất đai trong
việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.5.1. Phần mềm MicroStation
Mapping Office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn INTERGRAPH
bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho công việc xây dựng và duy trì
toàn bộ các đối tượng địa lý dưới dạng đồ họa: IRASB, IRASC, GEOVEC.
Các file dữ liệu dạng này được sử dụng làm đầu vào cho các hệ thống thông

tin địa lý hoặc các hệ quản trị dữ liệu bản đồ. Các phần mềm ứng dụng của
Mapping Office được tích hợp trong một môi trường đò họa thống nhất
MicroStation để tạo nên một bộ các các công cụ mạnh và linh hoạt phục vụ
cho việc thu thập và xử lý các đối tượng đồ họa. Đặc biệt trong lĩnh vực biên
tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều tính năng mở của MicroStation cho
8
phép người thiết kế sử dụng các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng vùng
và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng với
các phần mềm khác (AutoCAD, Mapinfo…) lại được sử dụng dễ dàng trong
MicroStation. Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa
trên nền một file chuẩn (seedfile) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán
học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính toán theo giá trị thật ngoài thực địa làm
tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ.
MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường
đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng và quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện
các yếu tố bản đồ.
Sau khởi động Microstation, màn hính có cửa sổ như sau:
Hình 2: Màn hình giao diện của Microstation
2.5.2. Phần mềm Famis
Famis (Field Work and Mapping Intergrated Software) là phần mềm thích
hợp đo vẽ và lập bản đồ địa chính. Đây là một phần mềm nằm trong hệ thống
phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ
sơ địa chính. Nó có khả năng xử lý số liệu ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và
quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhận công việc từ sau đo vẽ
ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Liên kết
9
với bên cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để dùng một cơ sở dữ liệu về bản đồ và
hồ sơ địa chính thống nhất.
 Các chức năng của phần mềm Famis:
- Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo


- Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
- Các chức năng tiện ích


2.5.3. Phần mềm Mapinfo
Mapinfo là phần mềm chuyên dùng xử lý, trình bày, biên tập bản đồ thành
quả trên cơ sở số liệu ngoại nghiệp và bản đồ nền đã được số hóa, phần mềm
này được sử dụng khá phổ biến trên máy tính cá nhân. Nó quản lý cả thuộc
tính không gian và phi không gian của bản đồ nên còn có tên gọi khác là hệ
10
thống thông tin địa lý(GIS – Geographic Information System), các lớp thông
tin trong Mapinfo được tổ chức theo dạng Table(bảng), mỗi một bảng là một
tập hợp của một lớp thông tinbanr đồ trong đó có các bản ghi dữ liệu mà hệ
thống tạo ra, bạn chỉ thể truy nhập Table bằng chức năng của phần mềm
Mapinfo khi mà các bạn đã mở ít nhất một Table.
Trên phần mềm Mapinfo thể hiện cả yếu tố không gian và yếu tố phi
không gian
-Yếu tố không gian: bao gồm đường đồng mức, độ dốc, tọa độ của các
điểm.
- Yếu tố phi không gian: bao gồm có các con số, chữ viết trên bản đồ,
tên làng bản, sông, suối, đập nước, ao hồ, …
Sau khi khởi động Mapinfo, màn hình có cửa sổ như sau:
Hình 3: Màn hình giao diện của Mapinfo
2.5.4. Phần mềm Autocad
CAD (Computer – Aided Design hoặc Computer – Aided Drafting ) là
phần mềm trợ giúp vẽ và thiết kế bằng máy tính.
Sử dụng phần mềm Cad ta có thể vẽ thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D
– chức năng Drafting), thiết kế mô hình 3 chiều (3D – chức năng
Modeling), tính toán kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FFA –

chức năng Analysis).
11
Phần mềm Cad có 3 đặc điểm nổi bật sau:
- Chính xác.
- Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép (thực hiện bản vẽ nhanh ).
- Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác.
AutoCad là phần mềm của hãng AutoDesk dùng để thực hiện các bản vẽ
kỷ thuật trong nhiều ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản đồ.
Nhờ có nhiều tính năng hữu dụng mà việc ứng dụng phần mềm Autocad
trong việc biên tập bản đồ ngày càng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi.
12
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành trắc địa: Microstation,
Famis và Mapinfo để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Lộc Thủy,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ: 06/01/2010 –
09/05/2010.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình biến động đất đai, tình hình
quản lý và sử dụng đất của xã Lộc Thủy.
- Ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành quản lý đất như:
Microstation, Famis, Mapinfo để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã
Lộc Thủy.
- Đánh giá ưu và nhược điểm trong quá trình ứng dụng các phần mềm tin

học chuyên ngành Quản lý đất để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Các điểm khống chế tọa độ, độ cao các cấp đã
có trên khu đo bản đồ nền, các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
khu đo, các văn bản pháp lý, văn bản pháp lý có liên quan.
- Khảo sát thực địa nhằm xác định ranh giới khu đo, dự kiến thiết kế đồ
hình lưới.
- Đo bằng máy toàn đạc điện tử và GPS.
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá độ chính xác để thành
lập lưới không chế.
13
3.4.3. Phương pháp bản đồ
- Sử dụng bản đồ có sẳn để xây dựng khu đo, dự kiến thiết kế đồ hình lưới
cho khu đo.
- Sử dụng phần mềm Mapinfo, Microstation va Famis để biên tập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
3.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô.
14
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lộc Thuỷ có tổng diện tích tự nhiên: 775.77 ha, là một xã trung tâm của huyện
Lệ Thuỷ- tỉnh Quảng Bình cách thị trấn Kiến Giang 2 km về phía Tây Nam.
- Phía Bắc giáp xã Hồng Thuỷ.
- Phía Nam giáp xã An Thủy
- Phía Tây giáp xã An Thủy

- Phía Đông giáp xã Phong Thủy.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Lộc Thủy có địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần về phía Tây
bắc. Phần lớn các khu vực tiếp giáp với các xã xung quanh là các con sông.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu:
Lộc Thuỷ nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa Đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít có
gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm với tốc độ trung bình
20m/s, làm cho nhiệt độ tăng lên, độ ẩm không khí thấp trong những tháng có
gió mùa phía Tây - Nam (gió Lào).
Lộc Thuỷ có nền nhiệt độ cao, số giờ nắng trung bình hàng năm là 1750
giờ; nhiệt độ trung bình năm là 24,6
o
c; lượng mưa trung bình cả năm là 2159
mm ; số ngày mưa trung bình trong năm trên địa bàn là 148 ngày. Tần suất
những trận mưa lớn trên 300mm trong 24 giờ có nhiều vào tháng 10,11. Tháng
có lượng mưa lớn nhất là tháng 10,11 là 366 - 596 mm, tháng có lượng mưa ít
nhất là tháng 2, tháng 3
Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (83%), ngay những tháng khô hạn nhất
của mùa hè có gió Tây - Nam, độ ẩm trung bình vẫn thường xuyên trên 70%.
Bão lụt thường xuất hiện từ tháng 9 - 10, trung bình hàng năm có 2-3 cơn
bão trực tiếp ảnh hưởng đến các vùng ven biển gây nhiều ảnh hưởng xấu đến
sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
15
* Thuỷ văn:
Lộc Thuỷ có sông Kiến Giang chảy qua với chiều dài khoảng 4 km và có
các con hói chảy bao quanh các khu vực canh tác và các khu dân cư tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân cư. Nhờ có
hồ An Mã ở đầu nguồn và đập giữ nước Mỹ Trung nên chủ động được

nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn xã nước sinh hoạt của nhân dân được sử dụng từ giếng đào
và giếng khoan cũng đảm bảo vệ sinh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân cư, lao động
- Theo số liệu của UBND xã thì dân số xã Lộc Thuỷ năm 2005 là 4978
người; đến năm 2009 là 5111 người, trong đó nữ 2411 người chiếm 46,11%.
Tỷ lệ phát triển dân số năm 2005 là 1,32% đến năm 2009 là 1,01%. Mật độ
dân số năm 2005 là 649 người/km
2
, đến năm 2009 là 683 người/km
2
. Số
người trong độ tuổi lao động năm 2009 là 3167 người chiếm 63,20% dân số
toàn xã. Trong đó:
+ Lao động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) năm 2009 là 2679 người.
+ Lao động thương nghiệp dịch vụ năm 2009 là 650 người.
+ Lao động là cán bộ 96 người.
- Toàn xã năm 2009 có tổng số hộ là 1183 hộ; Trong đó hộ nông nghiệp
có 743 hộ, hộ thương nghiệp- dịch vụ 242 và hộ khác .
4.1.2.2. Kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
- Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của xã Lộc Thuỷ đã có bước phát
triển khá. Đời sống ngày càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
hợp lý theo hướng tăng giá trị công nghiệp - TTCN, dịch vụ và phát triển
nông nghiệp toàn diện.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 8,65%. Cơ cấu kinh tế: Nông
nghiệp chiếm 49,1%; Công nghiệp- TTCN chiếm 22,3% và Dịch vụ

chiếm 28,6%.ngành kinh
b. Thực trạng phát triển của các tế
*. Khu vực kinh tế nông nghiệp
16
- Nông nghiệp
+ Tổng sản lượng lương thực (kể cả màu quy thóc) năm 2009 là 4.737
tấn, tăng so với kế hoạch 207 tấn, tăng so với năm 2005 là 431 tấn.
+ Tổng đàn gia súc: Trong đó tổng đàn trâu năm 2009 có 196 con, tổng
số đàn bò năm 2009 là 50 con, tổng số đàn lợn năm 2009 là 4700 con.
Trong đó lợn nái có 81 con, đàn thỏ 650 con. Tổng đàn gia cầm năm 2009
là 95.600 con.
- Thuỷ sản
+ Thực hiện chủ trương mô hình lúa cá toàn xã đã thả được 300.000 con.
*. Khu vực kinh tế công nghiệp-TTCN
- Ngành công nghiệp - TTCN của xã Lộc Thuỷ trong những năm đã qua có
những bước phát triển đáng kể. TNhiều ngành nghề mới phát triển, dịch vụ cơ khí
nông nghiệp, nông thôn, dịch vụ điện tử phát triển mạnh; mức độ cơ giới hoá
trong các khâu sản xuất chế biến đều tăng.
*. Khu vực kinh tế dịch vụ
- Phát triển đa dạng, thị trường giá cả bình ổn. cơ sở kinh doanh cá thể và
nhiều điểm sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế khác. Trên địa bàn
xã có Chợ Hôm đáp ứng được nhu cầu mua bán của nhân dân trong xã.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Giao thông
Trên địa bàn xã Lộc Thuỷ có đường giao thông liên xã, liên thôn và
đường từ các ngõ xóm đã được đổ dải nhựa và đổ bê tông. Đặc biệt năm
2005 huyện Lệ Thuỷ đã khánh thành đường lưu niệm về nhà Đại tướng Võ
Nguyên Giáp từ TT Kiến Giang về Lộc thuỷ mặt đường rộng 7m, đường từ
thôn ra đồng và đường sông khá thuận lợi cho việc giao lưu đi lại của nhân
dân và vận chuyển hàng hoá.

b. Thuỷ lợi
Trong những năm trở lại đây hệ thống thuỷ lợi của xã Lộc Thuỷ đã được chú
trọng đầu tư. Trong 5 năm qua bằng các nguồn vốn đã xây dựng hoàn thành
được nhiều tuyến kênh bê tông, hệ thống các trạm bơm đã đảm bảo được tiêu
úng và chống hạn đến 80%. Do 2 HTX quản lý.
c. Giáo dục và đào tạo
17
Sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã có bước phát triển mới, cuộc vận
động xã hội hoá giáo dục đã được các ngành quan tâm, nhân dân đồng tình
hưởng ứng.
Hiện tại trên địa bàn của xã có 5 điểm trường mẫu giáo ở các xóm; có 2
trường tiểu học; trung học cơ sở 1.
Hệ thống trường, lớp đã phát triển đều ở các cấp học. Ngành học cả về quy
mô trường lớp và học sinh, coi trọng chất lượng đại trà, đồng thời duy trì tốt
chất lượng mũi nhọn. Đội ngũ giáo viên được bổ sung về số lượng và chất
lượng, phong trào dạy tốt và học tốt được tổ chức thực hiện với nhiều loại hình
đào tạo, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Phong trào xây dựng
trường điểm chất lượng cao, trường đạt chuẩn Quốc gia được triển khai thực
hiện tốt.
Tuy vậy, cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn chưa đáp ứng yêu cầu,
trường, lớp, trang thiết bị mặc dù đã được đầu tư song vẫn còn thiếu.
d. Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống các bệnh xã hội trong
những năm gần đây trên địa bàn có nhiều tiến bộ. Trên địa bàn xã có 1 trạm y
tế có 4 giường bệnh được đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ nhu
cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.Trạm y tế xã với 1 bác sĩ, 3 y tá
và 1 hộ sinh, gần 99% số trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng các loại vácxin
phòng bệnh, đã tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, tàn tật, cô đơn và
các đối tượng chính sách. Việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ trên địa
bàn xã trong những năm qua có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận.

e. Văn hoá
Quảng Bình nói chung và Lệ Thuỷ nói riêng là khu vực chuyển tiếp nền văn
hoá giữa các miền Bắc - Nam và Đông - Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hoá để
lại cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ mở ra tiềm năng cho sự phát triển các loại hình
văn hoá, du lịch như : Làn điệu hò khoan giàu chất dân gian. Lộc Thuỷ có di
tích lịch sử được Bộ Văn Hoá công nhận đó là : Nhà lưu niệm Đại tướng Võ
Nguyên Giáp và chùa An Xá.
18
4.1.2.5. Nhận xét chung về phát triển kinh tế xã hội.
Trong những năm qua xã Lộc Thuỷ đã có những nỗ lực phấn đấu vươn
lên trong quá trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế từng bước thích ứng với cơ
chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế phát triển đúng hướng nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần, công nghiệp
- TTCN, thương mại dịch vụ có tỷ trọng tăng dần. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở
nông thôn từng bước được tập trung đầu tư đúng hướng phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thuỷ
lợi, từng bước được đầu tư phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ
của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt.
Đời sống của người dân đã được cải thiện, song sự phân hoá giàu nghèo
vẫn đang còn, trình độ dân trí chưa đồng đều.
Tuy vậy, nền nông nghiệp vẫn chưa thoát ra khỏi thế độc canh, tỷ suất
hàng hoá thấp và chưa ổn định. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất đang còn chậm. Phát huy nội lực của địa phương còn
yếu, tư tưởng ỷ lại, trông chờ đầu tư, hỗ trợ của cấp trên đã làm hạn chế sự
phát triển kinh tế trên địa bàn.
4.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo kết quả thống kê cuối năm 2009, hiện trạng sử dụng quỹ đất của xã
Lộc Thuỷ như sau:
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 775,77 ha chiếm, trong đó:

- Đất nông nghiệp : 561,30 ha, chiếm 72,35%
- Đất phi nông nghiệp : 185,62 ha, chiếm 23,93%
- Đất chưa sử dụng : 28,85 ha, chiếm 3,72%
Như vậy diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích là 746,92 ha,
chiếm 96,26% tổng diện tích tự nhiên.
Số liệu diện tích hiện trạng sử dụng đất của xã được mô phỏng qua biểu đồ
và bảng sau đây:
19
Bảng 02: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Lộc Thủy cuối năm 2009
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Đất nông nghiệp 561,30 72,35
Đất phi nông nghiệp 185,62 23,93
Đất chưa sử dụng 28,85 3,72
(Nguồn: Xã Lộc Thủy báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2010)
Hình 4: Biểu đồ về cơ cấu diện tích của xã Lộc Thủy cuối năm 2009
4.2.1. Đất nông nghiệp
Năm 2009 tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 561,30 ha chiếm 72,35%
tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là
1098m
2
. Quỹ đất nông nghiệp được sử dụng như sau :
Đất sản xuất nông nghiệp : 559,45 ha chiếm 99,67%
Đất nuôi trồng thuỷ sản : 1,85 ha chiếm 0,33%
Đất nông nghiệp khác : 0,0 ha chiếm 0%
20
Bảng 03: Diện tích hiện trạng các loại đất nông nghiệp của xã Lộc Thủy
cuối năm 2009
Thứ
tự
Mục đích sử dụng đất Mã

Diện tích theo mục
đích sử dụng đất
Tổng số
Đất khu
dân cư
nông thôn
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 561,30 24,95
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 559,45 23,10
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 559,45 23,10
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 536,21 -
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 22,94 23,10
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,82 -
1.3.1 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 1,82 -
(Nguồn : Xã Lộc Thủy báo cáo thống kê diện tích đất nông nghiệp
đến ngày 01/01/2010)
4.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
Năm 2009 đất sản xuất nông nghiệp có 559,45 ha chiếm 99,67% diện
tích đất nông nghiệp, 72,12% diện tích tự nhiên, bao gồm:
Đất trồng cây hàng năm 559,45 ha chiếm 100% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa có 536,51 ha chiếm 95,9% diện
tích đất trồng cây hàng năm, phân bố trên đất phù sa, có địa hình thấp bằng.
Hàng năm diện tích gieo trồng lúa đạt 536,51 ha, năng suất lúa ngày
càng tăng, năm 2009 đạt 42,7 tạ/ha. Diện tích lúa cao sản đang được chú trọng
phát triển.
Đất trồng cây hàng năm khác có 22,94 ha chiếm 0.04% diện tích đất sản
xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây
thực phẩm, cây làm thức ăn gia súc và đất vườn tạp trồng cây hàng năm.
Trong những năm qua xã đã chú trọng đầu tư xây dựng củng cố hệ thống
thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường thâm canh tăng vụ,

chuyển đổi cơ cấu mùa vụ nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng tăng lên
đáng kể. Tuy nhiên đất 1 vụ còn khá lớn.
4.2.1.2. Đất nuôi trồng thủy sản
Năm 2009 diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 1,85 ha. Nhưng do thực
hiện tốt mô hình lúa cá nên diện tích nuôi cá nước ngọt có tăng.
4.2.2. Đất phi nông nghiệp
21
Bảng 04: Diện tích hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp của xã Lộc
Thủy cuối năm 2009
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích theo
mục đích
sử dụng đất
Tổng số
Đất khu
dân cư
nông
thôn
(1) (2) (3) (4) (5)
2
Đất phi nông nghiệp PNN 185.62 49.33
2.1
Đất ở OTC 24.14 24.14
2.1.1
Đất ở tại nông thôn ONT 24.14 24.14
2.2
Đất chuyên dùng CDG 79.62 25.19
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
CTS 0.18 -

2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp
CSK 0.97 -
2.2.3.2
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0.97 -
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 78.47
24.04
2.2.4.1 Đất giao thông DGT
35.28
-
2.2.4.1.1 Đất giao thông không kinh doanh GT0 35.28 -
2.2.4.2 Đất thủy lợi DTL
40.84
-
2.2.4.2.1 Đất thủy lợi không kinh doanh TL0 40.84 -
2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH
0.55
-
2.2.4.4.1 Đất cơ sở văn hóa không kinh doanh VH0 0.55 -
2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT
0.06
-
2.2.4.5.1 Đất cơ sở y tế không kinh doanh YT0 0.06 -
2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD
1.94
-
2.2.4.6.1 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo không GD0 1.94 -
22
kinh doanh

2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT
3.30
-
2.2.4.7.1
Đất cơ sở thể dục - thể thao không
kinh doanh
TT0 3.30 -
2.2.4.8 Đất chợ DCH
0.13
-
2.2.4.8.
1
Đất chợ được giao không thu tiền CH0 0.13 -
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TIN 0.35 -
2.3.2 Đất tín ngưỡng TIN 0.35 -
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 11.2 -
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng
SMN 70.66 -
(Nguồn : Xã Lộc Thủy báo cáo thống kê diện tích đất phi nông nghiệp đến
ngày 01/10/2010)
Cuối năm 2009 đất phi nông nghiệp toàn xã có 185,62 ha chiếm 23,93%
diện tích tự nhiên, bao gồm :
4.2.2.1. Đất ở tại nông thôn: Có diện tích 24,14 ha chiếm 13% diện tích đất phi
nông nghiệp, nằm dọc theo các tuyến đường chính, ở các thôn xóm. Diện tích
đất ở của mỗi hộ khoảng 204 m
2
. Nhiều công trình công cộng và nhà ở của
nhân dân được xây dựng khang trang kiên cố.

4.2.2.2. Đất chuyên dùng: Có 79,62 ha chiếm 42,89% diện tích đất phi nông
nghiệp; 10,26% diện tích tự nhiên bao gồm :
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 0,18 ha chiếm 0,23% diện
tích đất chuyên dùng, bao gồm đất trụ sở của UBND xã, trụ sở các thôn.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có 0,97 ha chiếm 1,2% diện
tích đất chuyên dùng.
- Đất có mục đích công cộng có 78,47 ha chiếm 98,56% diện tích đất
chuyên dùng, trong đó :
+ Đất giao thông : Có 35,28 ha chiếm 44,96% diện tích đất công cộng,
gồm đường liên xã, đường liên thôn, đường xóm và giao thông nội đồng. Hệ
thống giao thông của xã tương đối hoàn chỉnh.
23
+ Đất thủy lợi : Toàn xã có diện tích 40,84 ha chiếm 52,04% diện tích
đất công cộng, gồm các hệ thống kênh mương tưới tiêu và hệ thống đê kè.
Chương trình kiên cố hóa kênh mương đang được tiến hành trong những năm
vừa qua.
+ Đất cơ sở y tế có 0,06 ha chiếm 0,07% diện tích đất có mục đích
công cộng.
+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 1,94 ha chiếm 2,47% diện tích đất có
mục đích công cộng. Gồm có :
* Khối mẫu giáo có 2 điểm trường ở các thôn, xóm.
* Khối tiểu học có 2 trường.
* Khối trung học cơ sở có 1 trường.
Nhìn chung các trường lớp ở xã tương đối đủ diện tích cho học sinh
các khối.
+ Đất tín ngưỡng có 0,35 ha chiếm 0,45% diện tích đất có mục đích
công cộng, bao gồm các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng.
4.2.2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích là 11,20 ha chiếm 6,03% diện tích đất phi nông nghiệp. Thấp
hơn so với bình quân chung của cả nước (22,15%), thấp hơn so với bình quân

chung của tỉnh Quảng Bình (55,82%)
4.2.2.4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Năm 2009 có 70,66 ha chiếm 38,06% diện tích đất phi nông nghiệp.
4.2.3. Đất chưa sử dụng
Có diện tích 28,85 ha chiếm 3,72% diện tích tự nhiên, trong đó đất bằng
chưa sử dụng là chủ yếu.
4.3 Sử dụng nguồn tài liệu bản đồ địa chính để thành lập bản đồ
hiện trạng
Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho xã Lộc Thủy được tiến hành
theo phương pháp sử dụng bản đồ địa chính nên được thực hiện theo quy
trình dưới đây:
Bước 1. Xây dựng thiết kế kỷ thuật – dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu.
24
- Xây dựng thiết kế - dự toán công trình
Bước 2. Công tác chuẩn bị:
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa
chính cơ sở.
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ địa chính
cơ sở.
- Lập kế hoạch chi tiết.
- Vạch tuyến khảo sát thực địa.
Bước 3. Công việc ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở
địa lý lên bản sao bản đồ nền.
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện
trạng sử dụng đất lên trên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa
chính cơ sở.
Bước 4. Biên tập tổng hợp:
- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra; bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa.

- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa
chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền.
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ.
- Biên tập, trình bày bản đồ.
Bước 5. Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ.
- In bản đồ.
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ.
Bước 6. Kiểm tra, nghiệm thu.
- Kiểm tra, nghiệm thu.
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
4.3.1 Xử lý bản đồ địa chính
4.3.1.1. Trường hợp 1
Nếu trường hợp đã có bản đồ tổng hay bản đồ gốc thì ta sử dụng
bản đồ này để biên tập bản đồ hiện trạng.
25

×