VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ HỮU PHƯỚC
TRẦN PHƯƠNG ANH
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MƠ HÌNH “LIÊN KẾT
BỐN NHÀ” VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH TRÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
VINH
INH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ NƯỚC TA
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 62.31.01.05
Mã số
: 62.31.05.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Đình Thiên
2. TSKH. Trần Trọng Khuê
Phản biện 1: GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái
Phản biện 2: PGS. TS. Lê Quốc Hội
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện, học tại Hội trường …. ……………………………………
Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
Hà nội. Vào hồi
giờ, ngày
tháng
năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
-Thư viện Học viện Khoa học xã hội
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
CĨ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Bài tạp chí:
- Giá trị và triển vọng phát triển các mơ hình liên kết kinh tế trong
ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh.
Tạp chí Khoa học chính trị, Số 5/2009.
-Singapore phát triển từ chính sách rõ ràng, minh bạch.
Tạp chí Khoa học chính trị, số 3/2012.
-Định dạng mơ hình liên kết trong sản xuất nơng nghiệp tỉnh Trà
Vinh.
Tạp chí Khoa học Chính trị số 6 năm 2013.
Sách:
-Sách Kinh tế học đại cương, Nhà xuất bản Đại Học quốc gia, đồng
chủ biên, năm 2008. Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM.
- Kinh tế học Phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, năm 2009,
Học viện Chính trih – Hành chính khu vực II.
Đề tài nghiên cứu khoa học và Hội thảo khoa học
* Liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai –
Những vấn đề đặt ra.
Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2009.
* Thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh Đồng
Nai.
Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2010.
* Ảnh hưởng của quá trình CNH, ĐTH đến việc kàn và thu nhập của
nơng dân vùng Đông Nam bộ.
Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2010.
* Nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơng nghiệp tỉnh Bình Dương những vấn đề đặt ra.
Kỷ yếu đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2011.
* Phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực công nghiệp tỉnh Bình Dương,
giải pháp phát triển bền vững.
Kỷ yếu Hội thảo cấp Học viện, tháng 2/2011.
* CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, bền vững
từ mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp.
Hội thảo khoa học thuộc Đề tài cấp Nhà nước, tháng 9/2012.
* Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ
ngành điện tử vùng Đông Nam bộ.
Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2012.
* Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc
phòng – an ninh trong sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Đồng Nai – thực
trạng và giải pháp.
Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2012.
*Xây dựng nơng thơn mới theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở các tỉnh vùng Đơng Nam Bộ-thực trạng và giải pháp.
Đề tài cấp Bộ tháng 7- 2013.
*Hợp tác kinh tế trong phát triển bền vững và những gợi ý cho tỉnh
Lâm Đồng.
Đề tài cấp Tỉnh 2009.
*Phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực cơng nghiệp tỉnh Bình Dương thực trạng và giải pháp.
Đề tài cấp Bộ, năm 2009.
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên kết là hoạt động cần thiết, tất yếu nhằm phát huy vai trò,
đảm bảo khả năng phát triển và tính hiệu quả của các đơn vị sản xuất,
quản lý trong kinh tế thị trường. Quan hệ liên kết về bản chất là quan
hệ phối hợp, hợp tác giữa các chủ thể (doanh nghiệp, cơ quan quản
lý, ngành, địa phương) nhằm thỏa mãn nhu cầu các bên liên kết.
Quan hệ liên kết có thể được tổ chức với các cấp độ khác nhau, song
phương, đa phương.
Trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, để hỗ
trợ tiêu thụ sản phẩm và ổn định thị trường, thúc đẩy sự phát triển
của sản xuất nông nghiệp, tạo vị thế và nâng cao sức cạnh tranh cho
nông sản trong bối cảnh hội nhập, nâng cao thu nhập, Thủ tướng
chính phủ đã ban hành quyết định 80/2002/QĐ-TTG về chính sách
khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng. Trong
q trình triển khai quyết định, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn cùng Ngân hàng Nhà nước, Hội nông dân Việt Nam…đã tổ
chức ký chương trình liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa học,
doanh nghiệp, nông dân) trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ. Mặc
dù, đã đạt được một số kết quả nhưng trong thực tế qua tổng kết và
đánh giá của các cơ quan chuyên môn, sau hơn 10 năm thực hiện, sự
liên kết vẫn rất lỏng lẻo; hiệu quả còn thấp.
Tỉnh Trà Vinh là tỉnh nơng nghiệp và về lâu dài, nơng nghiệp
giữ vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh. Vai trò này được thể hiện trước hết ở mức sản lượng, thu nhập,
việc làm được tạo ra từ sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, ở khả năng phát huy lợi thế so sánh để tạo ra thế ổn định trong
phát triển. Do vậy, nền kinh tế nơng nghiệp tỉnh Trà Vinh phải có sự
liên kết chặt chẽ giữa “các nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Phát
triển nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh chỉ dừng lại ở sản xuất với quy
mơ nhỏ, chưa có sự liên kết hỗ trợ của các chủ thể, hoặc là sự liên kết
trong sản xuất nông nghiệp rất lỏng lẻo. Mơ hình liên kết trong sản
1
xuất nông nghiệp của tỉnh như: tổ hợp tác, hợp tác xã chưa đủ khả
năng tự chủ sản xuất kinh doanh, khả năng tự tích lũy, mở rộng đầu
tư nhằm đảm bảo tồn tại, phát triển theo yêu cầu. Ở tỉnh Trà Vinh,
tình trạng vi phạm trong liên kết là vấn đề thường xuyên xảy ra làm
cho các mối quan hệ càng thêm lỏng lẻo. Một số nông dân chưa gạt
bỏ được tư tưởng hám lợi trước mắt; còn doanh nghiệp chưa tôn
trọng các hợp đồng đã ký hay chưa thực hiện đầy đủ các cam kết,
việc thiếu cơ chế rõ ràng khiến vai trò của nhà khoa học chưa được
đề cao. Những hạn chế và yếu kém của sự liên kết trong nơng nghiệp
có thể làm giảm năng lực sản xuất, cạnh tranh, khả năng thực hiện
mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, việc tìm mơ hình liên kết
trong sản xuất nơng nghiệp là rất cần thiết đối với tỉnh hiện nay nói
riêng và trong phát triển tồn ngành nói chung. Hình thức liên kết
“bốn nhà” khơng chỉ làm tăng năng lực, vai trị, hiệu quả sản xuất của
các nhà, điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, mà sâu
xa hơn, sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Trên đây là những vấn đề nghiên cứu mang tính bức thiết,
chiến lược cho q trình phát triển mơ hình liên kết trong nơng
nghiệp, và vấn đề này cần phải thực hiện nhanh, trước yêu cầu của
đổi mới và sâu rộng như hiện nay ngành nơng nghiệp chưa đáp ứng
được. Bên cạnh đó, mơ hình liên kết bốn nhà là một mơ hình cần phải
có và được nhân rộng trong sản xuất nơng nghiệp tỉnh Trà Vinh, với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển chung, tôi lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu, ứng dụng mơ hình “liên kết bốn nhà”
vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh” để làm luận án
nghiên cứu sinh có ý nghĩa rất lớn cả lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu nước ngồi:
Trong phát triển kinh tế xã hội nơng nghiệp, liên kết giữa các
chủ thể đã được nghiên cứu qua các cơng trình sau:
Thảo luận về sự phân hóa sở hữu nguồn lực sản xuất, lợi thế
và bất lợi của các nông trại nhỏ và lớn, Dhondyal (1990); Sự hợp tác
giữa nơng dân thường hoạt động tốt nhất khi nhóm nông dân được
kết nối với thị trường đầu vào và đầu ra thông qua hợp đồng
2
(Jonathan Coulter và cộng sự., 1977), Bingen, J. (1999), Producer
Groups: Becoming Full Partners in Agricultural Markets and
Agroenterprises. Guide to Developing Agricultural Markets and
Agro-Enterprises Series, World Bank; Commonwealth Development
Corporation (CDC) (1989); Review of Smallholder Development
Programs, Vols 1 & 2, London; Dillon, J.L. and J.B. Hardaker
(1993), Farm Management Research for Small Farmer-Development,
Farm Systems Management Series, Food and Agricultural
Organisation, Rome; Irene van Staveren. Social Capital: What is in it
for feminist Economics?. Seminar Dec. 2002, Institute of Social
Study, Netherlands; Kretzmann J.P. and Mc Knight J.L. Building
Communities from the Inside Out. 1993; Paul Mousier. P.T.G.Tâm;
Đ.T.Anh; V.T.Bình. Efficiency of Farmer Organization in Supplying
Supermarkets with Quality Food in Việt nam. MALICA, 2006; Phil
Simmons. Overview of Smallholders Contract Farming in
Developing Countries, Graduate School of Agricultural and Resource
Economics, University of New England, Armidate, Australia, 2351,
2006;
Nghiên cứu trong nước:
Lê Anh, Khi liên kết bốn nhà thiếu chặt chẽ, báo điện tử Gia
Lai ngày 12/4/2011, ; Báo điện tử ĐCSVN:
Mơ hình liên kết kinh tế góp phần phát triển bền vững vùng mía
đường Lam Sơn, ngày 01/02/2011; Lê Văn Bảnh, Đề án giải pháp
sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua liên kết vùng và sự tham gia
của bốn nhà, tháng 4 năm 2010; Phạm Văn Bích, Nơng nghiệp, nơng
thơn Việt Nam sau 20 năm đổi mới: quá khứ và hiện tại, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; Nguyễn Minh Châu và Đoàn
Hữu Tiến, Tăng cường liên kết bốn nhà để phát triển sản xuất trái
cây hàng hóa, góp phần hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn ở
ĐBSCL, Tham luận tại Hội thảo: Liên kết bốn nhà - giải pháp cơ bản
góp phần xây dựng nơng thơn mới ở đồng bằng sông Cửu Long, ngày
26/7/2011; Nguyễn Sinh Cúc, Một số vấn đề về nông nghiệp, nông
dân, nông thơn Việt Nam trong q trình đổi mới qua con số thống
kê - Thực trạng và giải pháp, in trong sách Những vấn đề kinh tế xã
3
hội ở nơng thơn trong q trình CNH,HĐH, Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Hà Nội, 2010; Võ Huy Dũng, Bàn về vai trị của nơng
nghiệp và chính sách phát triển, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 7
(398) – 2011; Vũ Tiến Dũng, Tăng cường mối quan hệ nông dân doanh nhân ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 800 (2009);
Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam “Về nông nghiệp,
nông dân, nơng thơn”, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2008; Đảng
Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của
BCH TW khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn; Bích Hà, Xây
dựng vùng nguyên liệu mía, sắn - Gắn kết trách nhiệm của “bốn
nhà”, báo Phú Yên số ra ngày 3-8-2009; Lê Phong Hải, Liên kết bốn
nhà ở đồng bằng sông Cửu Long từ thực tiễn Bến Tre, Tham luận tại
Hội thảo: Liên kết bốn nhà - giải pháp cơ bản góp phần xây dựng
nơng thơn mới ở đồng bằng sông Cửu Long, ngày 26/7/2011; Trần
Văn Hiếu, Liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước và hộ nông dân Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí nông nghiệp và phát triển
nông thôn, tháng 10/2002; Trần Văn Hiếu, Xử lý đúng đắn vấn đề lợi
ích trong liên kết kinh tế giữa kinh tế hộ nông dân và doanh nghiệp
Nhà nước, Tạp chí nơng nghiệp và phát triển nông thôn, tháng
5/2006; Hội thảo "Liên kết bốn nhà - Giải pháp cơ bản để nâng cao
giá trị trái cây Việt Nam" ngày 22/4/2010, tại Tiền Giang; Phạm Thị
Thu Hồng, Liên kết bốn nhà trong nuôi cá tra - Thực trạng và giải
pháp, Tạp chí nơng nghiệp nơng thơn, số2/2009; Vũ Trọng Khải,
“Liên kết bốn nhà”: Chủ trương đúng vẫn tắc, Thời báo kinh tế Sài
Gịn ngày 6/6/2009;
Do khn khổ hoặc do mục đích nghiên cứu mà chưa có
cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề liên
kết "bốn nhà", chưa có cơng trình nào nghiên cứu về liên kết “bốn
nhà” từ thực tiễn của tỉnh Trà Vinh, có thể chỉ ra một số hạn chế chủ
yếu của các nghiên cứu:
- Chỉ nghiên cứu vấn đề lý luận về mối liên kết song phương,
và đánh giá về vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn;
4
- Tổng kết việc thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về nông nghiệp;
- Chỉ nghiên cứu mối liên kết dước góc độ kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những luận cứ khoa học và lý luận về liên kết
và vai trò của “bốn nhà” trong phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp
nơng thơn;
- Làm rõ tính tất yếu của mối liên kết giữa nhà nông – nhà
nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học (bốn nhà)
- Thực trạng về liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà
Vinh;
- Đề xuất mơ hình liên kết “ bốn nhà” và giải pháp nâng cao
hiệu quả các mối liên kết “ giữa các nhà” trong sản xuất nông nghiệp
tỉnh Trà Vinh.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh
Trà Vinh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: nghiên cứu tính tất yếu của mối liên kết
giữa nhà nông – nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học (bốn
nhà); thực trạng của mối liên kết đó trong phát triển nơng nghiệp tỉnh
Trà Vinh.
Về mặt thời gian: đề tài giới hạn từ khi nước ta tiến hành đổi
mới đến nay và trong những năm tới.
Liên kết “bốn nhà” trong nơng nghiệp, nơng thơn từ khi có
quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trở lại đây.
5. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về các mối quan hệ liên kết trong sản
xuất nông nghiệp.
- Vai trò của “bốn nhà” trong phát triển kinh tế - xã hội nơng
nghiệp, nơng thơn
- Các mơ hình liên kết đã được triển khai và những kinh
nghiệm khi thực hiện các mơ hình liên kết.
5
- Phân tích hiện trạng liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp ở
tỉnh Trà Vinh
- Những nhân tố ảnh hưởng đến q trình hình thành liên kết
trong sản xuất nơng nghiệp tỉnh Trà Vinh.
- Những kiến nghị nhằm phát huy sức mạnh của “bốn nhà”;
xây dựng mơ hình liên kết bốn nhà trong nơng nghiệp có hiệu quả và
phù hợp với sự phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, đề tài phân tích những quan điểm liên kết trong
sản xuất nông nghiệp và các mơ hình liên kết. Đây là nền tảng, là
khn khổ chung cho việc phân tích, đánh giá các quan hệ liên kết,
bắt đầu từ việc phân tích các quan hệ ngược, xi trong q trình
hoạt động và phát triển của nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Trà Vinh để
từ đó xác định các quan hệ, nội dung, hình thức liên kết, mơ hình
liên kết “bốn nhà” vào thực tiễn sản xuất nơng nghiệp tỉnh Trà Vinh.
Đồng thời, phân tích là cơ sở để đánh giá mức độ, hiệu quả, triển
vọng phát triển liên kết giữa “bốn nhà” trong sản xuất nơng nghiệp.
Ngồi ra, tổng hợp thực tiễn, đối chiếu lý thuyết cũng là một
phương pháp bổ sung quan trọng để đánh giá, phân tích ảnh hưởng của
các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng
mô hình liên kết vào thực tiễn tỉnh Trà Vinh.
Bên cạnh đó, cách tiếp cận so sánh cũng được sử dụng theo
nguyên tắc thực hiện các nội dung so sánh về không gian, thời gian để
thấy rõ được mức độ hiệu quả của các quan hệ liên kết.
Như vậy, đề tài tiếp cận và giải quyết vấn đề theo cách:
Trước hết, đề tài làm rõ những vấn đề xung quanh những cơ sở lý
luận cơ bản về liên kết “bốn nhà”, và những tác động qua lại giữa
“các nhà”. Tiếp theo, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng, đề
xuất hệ thống giải pháp để xác lập các mô hình ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất nơng nghiệp, nơng thôn tỉnh Trà Vinh, nhằm phát triển
và nâng cao chất lượng các quan hệ liên kết, phát huy năng lực nội
sinh trong phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nơng thơn tỉnh Trà
Vinh. Bên cạnh đó, cách tiếp cận so sánh cũng được sử dụng theo
6
nguyên tắc thực hiện các nội dung so sánh về không gian, thời gian
để thấy rõ được mức độ hiệu quả của các quan hệ liên kết.
THỰC TRẠNG CÁC
GIẢI PHÁP LIÊN KẾT
LÝ
LUẬN
LIÊN
KẾT
GIẢI PHÁP
-Hồn thiện cơng tác quy
Giải pháp đã thực hiện
hoạch.
TÁC
Thực trạng liên kết của
những sản phẩm chủ
yếu
-Tổ chức thực hiện
ĐỘNG
-Đầu tư cơ sở hạ tầng
LIÊN
-Tăng cường năng lực các
KẾT
nhà
-Thị trường tiêu thụ sản
THỰC
TIỄN
LIÊN
KẾT
Thực trạng chung về
liên kết trong sản xuất
kinh doanh nông
nghiệp
phẩm
-Đối với các nội dung liên
kết
-Với Nhà nông, Nhà khoa
học, Doanh nghiệp
NHU CẦU LIÊN KẾT
7
Chương 2
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ QUAN
HỆ LIÊN KẾT BỐN NHÀ
2.1. Những vấn đề lý luận chung
Liên kết “bốn nhà” là nền tảng của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Nghị quyết 26 của Trung ương Đảng
đã nhấn mạnh: mục tiêu trước mắt là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong
sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân
dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
2.1.1. Các khái niệm
Liên kết bốn nhà trong nơng nghiệp:
Theo từ điển ngơn ngữ học (1992) thì “liên kết” là “kết lại
với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ”. Trong kinh tế,
“liên kết” được hiểu là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên
các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề
ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc
sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Trong liên kết này thì
vai trị của các “nhà” được thể hiện như sau:
Nhà nước: Bao gồm các cơ quan quản lý các cấp (chính
quyền địa phương, Sở, ngành), Nhà nước trong liên kết “bốn nhà” là
các cơ quan quản lý sản xuất nông nghiệp từ Trung ương đến địa
phương, là chính quyền các cấp, các ngành nghề liên quan đến sản
xuất nông nghiệp.
Nhà Khoa Học: Gồm các nhà khoa học từ các Viện, Trường
và các trạm, trại nghiên cứu địa phương, trung tâm kiểm định chất
lượng sản phẩm; các cán bộ khuyến nông của hệ thống khuyến nông
nhà nước và tự nguyện...
Nhà nông: là những người trực tiếp làm ra sản phẩm nông
nghiệp (bao gồm hợp tác xã nơng nghiệp, tổ, nhóm hợp tác, hộ nơng
dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) liên kết với ba nhà còn lại.
8
2.1.2. Bản chất của quan hệ liên kết “bốn nhà”
Bản chất của liên kết “bốn nhà” cũng là một kiểu hợp tác
sản xuất kinh doanh. Liên kết “bốn nhà” nếu chặt chẽ thì thành một
tổ chức, cịn nếu chỉ bằng hợp đồng thì là một cơ chế, một mối quan
hệ kinh tế được quy định mang tính pháp lý. Liên kết bốn nhà được
hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Vận dụng có hiệu quả các quy luật khách quan, đặc biệt là
các quy luật, phạm trù của kinh tế thị trường; hiệu quả kinh tế; kết
hợp hài hồ các lợi ích nhà nước, tập thể, cá nhân người lao động,
trong đó lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp...
Các bên trong liên kết “bốn nhà”: tự chủ đi đôi với tự chịu
trách nhiệm, tuân thủ pháp luật; thích nghi với thị trường; tự nguyện,
bình đẳng, dân chủ; coi trọng hiệu quả kinh doanh; cùng có lợi.
2.1.3. Vai trị của “các nhà” trong liên kết
Vai trị của nhà nơng trong quan hệ liên kết “bốn nhà”
Nếu xét trong một chỉnh thể của quá trình sản xuất nơng
nghiệp thì có thể thấy vai trị của “bốn nhà” trong mối liên kết là
tương đồng, tất cả đều xuất phát từ lợi ích nào đó và sự tương tác với
nhau là rất lớn. Tuy nhiên, trong mối liên kết này cần phải xác định
rõ nông dân phải là “nhân”, là “trục” các chủ thể liên kết còn lại là
“vệ tinh” hoạt động theo tôn chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của nông
dân, của xã hội nông thơn nhưng trên cơ sở lợi ích của họ, điều này
cũng dễ hiểu, khi nông dân giàu hơn, nông thôn phát triển lợi ích mặc
nhiên sẽ đến với các “nhà khác”. Khi xét trong một quy trình sản xuất
trong cơ chế thị trường thì vai trị của nhà nơng là rất quan trọng, nhà
nơng đem lại lợi ích cho các nhà khác, nhà khoa học nghiên cứu ra
sản phẩm thì ứng dụng vào đâu, đó là sản xuất nơng nghiệp và nông
dân là một chủ thể sử dụng sản phẩm của các nhà khoa học, tương tự
các nhà khác cũng có nhu cầu liên kết rất lớn với nơng dân, đương
nhiên các mối liên kết sẽ đem đến lợi ích cho các nhà.
Vai trò của doanh nghiệp trong quan hệ liên kết “bốn nhà”
Trong thời gian qua, nông nghiệp nước ta ln được Đảng,
Nhà nước và tồn dân quan tâm vì đây là lĩnh vực có ý nghĩa kinh tế,
9
chính trị - xã hội to lớn và sâu sắc, liên quan đến tồn dân, trong đó
trên 70% là nơng dân, và việc quản lý nơng nghiệp cũng đã có nhiều
thay đổi. Trong bối cảnh đó vai trị tổ chức sản xuất của doanh
nghiệp là rất quan trọng trong mối liên kết “bốn nhà”, thể hiện cụ thể
như sau:
Thứ nhất, góp phần tiêu thụ hàng nơng sản của nhà nơng,
đưa nông sản Việt Nam ra tham gia các thị trường thế giới.
Thứ hai, doanh nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ vào nông nghiệp, thúc đẩy cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, qua đó nâng cao trình độ
sản xuất của nhà nơng.
Thứ ba, doanh nghiệp góp phần thay đổi cung cách làm
ăn của nhà nông vốn tùy tiện, gặp đâu hay chớ sang cách làm ăn
có bài bản, căn cơ, được ràng buộc bằng hợp đồng.
Thứ tư, doanh nghiệp có vai trị tập hợp nông dân làm ăn
theo kiểu hợp tác.
Thứ năm, doanh nghiệp có vai trị hỗ trợ nơng dân trong sản
xuất và cả trong đời sống kinh tế-xã hội.
Vai trò của nhà khoa học trong mối liên kết bốn nhà
Nhà khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình liên
kết. Họ chính là người giúp nơng dân ứng dụng các công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản
xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Nhà nông rất
cần nhà khoa học, không chỉ trong trồng trọt và chăn ni mà cịn
trong tiêu thụ nơng sản. Doanh nghiệp muốn liên kết với nơng dân để
có nguồn cung cấp sản phẩm có chất lượng, sạch và ổn định cũng
khơng thể khơng có sự tham gia của các nhà khoa học. Vì thế, nhà
khoa học được coi là cầu nối quan trọng cho mối liên kết này.
Vai trò của Nhà nước trong mối liên kết bốn nhà
Vai trò của Nhà nước trong mối liên kết bốn nhà là bảo đảm
hành lang pháp lý thuận lợi thông qua hệ thống chính sách đất đai, tín
dụng, thuế và các chủ trương, chính sách thu hút đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Nhà nước còn tham gia
vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thơng qua các chính
10
sách quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật, xúc tiến thương mại, đồng thời đóng vai trò “trọng tài” trong
việc kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện
hợp đồng giữa các bên.
2.1.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Trà Vinh trong liên kết “bốn
nhà”
Ở Việt Nam có các mơ hình sau: Nơng trường Sơng Hậu;
Tiêu thụ nơng sản hàng hóa qua hợp đồng ở tỉnh An Giang; Cơng ty
cổ phần mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa); Cơng ty sữa Vinamilk
Thế giới: Kinh nghiệm của Trung Quốc; Kinh nghiệm của
Nhật Bản
Từ các mơ hình liên kết trên, có thể rút ra một số bài học
cho tỉnh Trà Vinh như sau:
-Trước hết, các mơ hình liên kết thành cơng đều xuất phát từ
nhu cầu liên kết thực tế trong quá trình phát triển sản xuất. Nhà nông
cần liên kết với nhau và với nhà kinh doanh hàng nơng sản để có thể
tạo ra vùng chuyên canh hàng hóa lớn với chất lượng đồng đều và
đảm bảo theo đúng các yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực
phẩm để cung cấp cho thị trường.
-Hai là, để thực hiện thành công mối liên kết “bốn nhà”, phải
xác định chức năng, vai trò, trách nhiệm và quyền lợi được hưởng thụ
cho thật phân minh. Trong thành phần liên kết “bốn nhà” thì nhà
nơng và nhà doanh nghiệp phải đóng vai trị chủ đạo, liên kết chính.
Một phía là người sản xuất ra sản phẩm bảo đảm đủ chất lượng, số
lượng một cách ổn định. Cịn phía doanh nghiệp bảo đảm tiêu thụ hết
sản phẩm theo đúng hợp đồng, cung cấp các thông tin về chất lượng
sản phẩm cần phải có cho người sản xuất. Hợp đồng kinh tế phải
được ký bằng văn bản, có sự giám sát của cơ quan pháp luật. Người
sản xuất và nhà doanh nghiệp sẽ nắm giữ nguồn lợi liên kết chính của
“bốn nhà”, quyền lợi của mỗi bên đều phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
Vừa kết hợp tính pháp lý, vừa nâng cao chữ “tín” ở thị trường trong
và ngoài nước. Mối liên kết sẽ bền chặt nếu quyền lợi của nông dân
và doanh nghiệp gắn kết với nhau, phụ thuộc vào nhau.
11
-Ba là, Nhà nước là người cầm cân nẩy mực thơng qua việc
xây dựng các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích và thúc đẩy
liên kết “bốn nhà” phát triển bền vững.
-Bốn là, để có những sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao,
doanh nghiệp và cả nông dân cần gắn kết với các nhà khoa học với
những cơ chế chính sách về lợi ích kinh tế thích hợp, rõ ràng.
-Năm là, Chủ thể sản xuất (nông dân) của các mơ hình liên
kết thành cơng chủ yếu là các hợp tác xã, nhóm hộ nơng dân, trang
trại.., là nơi có qui mô sản xuất tương đối lớn hoặc là nơi sản xuất
những loại hàng hóa đặc thù, ít tiêu dùng phổ thơng trên thị trường,
sản phẩm địi hỏi phải đạt được những tiêu chuẩn qui cách nhất định,
người sản xuất khó tiêu thụ nơi khác nên việc tuân thủ hợp đồng
tương đối cao.
12
Chương 3
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH.
3.1. Những yếu tố hình thành liên kết trong sản xuất nông nghiệp
tỉnh Trà Vinh.
Trà Vinh là một tỉnh ĐBSCL có địa hình giống như một
“ngón tay” hướng ra biển, ngón tay này bị kẹp giữa hai con song Cổ
Chiên và sông Hậu. Trà Vinh nối với tỉnh Vĩnh Long bằng Quốc lộ
53. Là tuyến quốc lộ “đối ngoại” duy nhất. tỉnh có hai cửa sơng quan
trọng của khu vực nối với biển Đông là cửa Định An và Cung Hầu.
Trà Vinh có địa hình tự nhiên là 221.515 ha.
Trà Vinh có tới 80% dân số tỉnh sản xuất và sinh sống trong
khu vực nông nghiệp, nông thơn. Trình độ sản xuất của nơng dân cịn
kém, tình trạng đói nghèo cịn q nhiều.
Nơng nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt của khu vực kinh tế
nông thôn và hoạt động sản xuất nông nghiệp Trà Vinh được thực
hiện theo mơ hình kinh tế nơng hộ là chủ yếu. Do vậy, nông nghiệp
cũng là ngành phát sinh, phát triển các hoạt động liên kết sớm nhất,
có nhu cầu, nội dung, hình thức liên kết phong phú, đa dạng nhất so
với sự phát triển các ngành khác trong hệ thống kinh tế Trà Vinh.
3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất nơng nghiệp tỉnh Trà
Vinh
Từ nghiên cứu thực tế có thể thấy rằng, nhu cầu liên kết
trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh xuất phát từ: i. Lợi ích kinh
tế của các tác nhân tham gia trong quy trình sản xuất; ii. Do gặp khó
khăn trong q trình sản xuất, cần có sự hỗ trợ của các “nhà khác”.
Cơ sở để thực hiện liên kết thông qua các cam kết, hợp đồng song
phương, đa phương và trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của các bên
tham gia.
13
3.2.1. Thực trạng nhu cầu liên kết phát sinh trong tổ chức sản
xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.
Nhu cầu liên kết phát triển trong các nội dung hoạt động sản
xuất kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phong phú, đa dạng mang
tính hệ thống với trọng tâm là hoạt động của các đơn vị kinh tế nông
hệ sản xuất nông sản nguyên liệu trồng trọt, chăn nuôi thủy sản. cơ sở
hình thành từ các mối quan hệ phối hợp, hợp tác trước sau phát sinh
từ hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế nông nghiệp, công
nghiệp, thương mại, dịch vụ trực tiếp thực hiện các nhu cầu sản xuất
trong quy trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm nơng nghiệp chủ
yếu của tỉnh Trà Vinh.
3.2.2. Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm trồng
trọt có qua chế biến phát sinh các nhu cầu liên kết
- Nhu cầu liên kết để thực hiện qua hệ sau giữa các đơn vị
kinh tế hệ trồng trọt có chức năng sản xuất nông sản nguyên liệu với
các đơn vị sản xuất giống cây trồng để thực hiện quan hệ: Cung ứng
giống cây trồng theo nhu cầu sản xuất của các hộ trồng trọt.
- Nhu cầu liên kết để thực hiện quan hệ sau giữa các đơn vị
kinh tế hệ trồng trọt với các đơn vị dịch vụ kỹ thuật trong hoạt động
hổ trợ kỹ thuật canh tác chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch trồng trọt.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ sau giữa các hộ trồng
trọt với các đơn vị tổ chức, cung ứng lao động phổ thơng, thời vụ
được thực hiện quy trình canh tác, thu hoạch sản phẩm trồng trọt của
các hệ trồng trọt.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ sau giữa các hộ nơng
dân trồng trọt với các đơn vị tín dụng, ngân hàng trong hoạt động
cung ứng nguồn vốn đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu vốn bình
ổn sản xuất của các hệ trồng trọt.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ sau giữa các hộ trồng
trọt với các đơn vị thông tin, tư vấn trong hoạt động tổ chức cung cấp
thông tin, tư vấn kinh tế - kỹ thuật theo nhu cầu thông tin, tư vấn của
các hệ trồng trọt.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ trước giữa các hộ trồng
trọt với các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản trong hoạt động cung
14
ứng nguyên liệu nông sản theo nhu cầu sản xuất, chế biến của các
doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn Trà Vinh.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ trước giữa các hộ trồng
trọt với các đơn vị vận tải trong hoạt động vận chuyển nguyên liệu
nông sản từ nơi sản xuất đến các điểm sơ chế, chế biến.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ trước giữa các đơn vị
kinh tế hệ trồng trọt với các nhà phân phối trung gian trong hoạt động
trung chuyển nguyên liệu nông sản từ nơi sản xuất đến các cơ sở sơ
chế, chế biến.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ sau giữa các doanh
nghiệp sơ chế, chế biến với các đơn vị dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ
thuật công nghiệp chế biến trong hoạt động đảm bảo cung ứng vật tư
kỹ thuật công nghiệp theo nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp sơ
chế, chế biến nông sản.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ sau giữa các doanh
nghiệp sơ chế, chế biến với các đơn vị dịch vụ đào tạo, cung ứng lao
động theo nhu cầu tổ chức, lao động của các doanh nghiệp sơ chế,
chế biến.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ sau giữa các doanh
nghiệp sơ chế, chế biến với các đơn vị ngân hàng, tín dụng trong hoạt
động cung ứng vốn theo nhu cầu đầu tư và bình ổn sản xuất của các
doanh nghiệp sơ chế, chế biến.
- Nhu cầu liên kết thực hiện quan hệ trước giữa các đơn vị sơ
chế, chế biến với các đơn vị thương mại trong hoạt động tổ chức xúc
tiến thương mại để tạo lập, ổn định, mở rộng, phát triển thị trường,
thị phần tiêu thụ các sản phẩm, trồng trọt đã qua chế biến của các
doanh nghiệp sơ chế, chế biến.
3.3. Thực trạng các nội dung liên kết “bốn nhà” thực hiện trong
sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.
Các nội dung liên kết “bốn nhà” thực hiện trong hoạt động
kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh gồm:
- Nội dung liên kết giữa các đơn vị kinh tế hệ sản xuất
nguyên liệu nông sản, các đơn vị chế biến, thương mại nông sản với
15
đơn vị tín dụng ngân hàng để giải quyết vấn đề cung ứng vốn đầu tư
sản xuất kinh doanh cho các đơn vị.
- Nội dung liên kết trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng nguyên
liệu nông sản giữa các đơn vị trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản với
các đơn vị sản xuất, chế biến, thương mại nông sản.
- Nội dung cam kết trong lĩnh vực sản xuất cung ứng các yếu
tố đầu vào cho hoạt động sản xuất nông sản nguyên liệu, sơ chế, chế
biến, thương mại nông sản giữa các đơn vị thương mại, dịch vụ với
các đơn vị sản xuất nông sản nguyên liệu và các đơn vị chế biến
thương mại sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Nội dung liên kết trong lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật công nghệ,
nông nghiệp, công nghiệp giữa các đơn vị dịch vụ kỹ thuật, các trung
tâm, tổ chức khoa học công nghệ với các đơn vị kinh tế sản xuất
nông sản nguyên liệu và các đơn vị chế biến, nông sản tỉnh Trà Vinh.
- Nội dung liên kết trong lĩnh vực tổ chức cung cấp thông tin
kinh tế -kỹ thuậ tổ chức tư vấn kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho việc tổ
chức quy trình sản xuất, điều hàng quá trình sản xuất kinh doanh giữa
các đơn vị truyền thông, đơn vị quản lý, các tổ chức nghiên cứu khoa
học công nghệ với các đơn vị sản xuất nông sản nguyên liệu và các
đơn vị chế biến, thương mại nông sản.
3.4. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với liên kết
“bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.
Việc tổ chức hoạt động liên kết khu vực kinh tế nông thôn
Trà Vinh trong thời gian qua được thực hiện trên cơ sở vận dụng các
hình thức tổ chức liên kết cơ bản sau:
- Hình thức liên kết – thị trường được vận dụng để thực hiện
các nội dung liên kết thương mại gỉai quyết vấn đề đầu vào, đầu ra
cho hoạt động của các đơn vị nằm trong các khâu cơng việc chun
mơn hóa thuộc quy trình sản xuất – kinh doanh các sản phẩm chủ yếu
khu vực kinh tế nơng thơn Trà Vinh.
- Hình thức liên kết nhà nước được vận dụng để thực hiện
các nội dung liên kết quản lý cần thiết trong triển khai các chương
trình, đề án, dự án phát triển cho khu vực kinh tế nông thôn Trà Vinh.
16
3.4.1. Nhận thức về quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp
tỉnh Trà Vinh
Hầu hết các đối tượng được trưng cầu ý kiến đồng ý nhất về
quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn: “Là quan hệ
liên kết liên quan giữa các ngành trong cơ cấu, hệ thống kinh tế của
tỉnh” (47%). Nhận thức quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp,
nông thôn theo cách hiểu “Là quan hệ hợp tác phối hợp qua các đơn
vị thực hiện các chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất chế
biến, trên sản phẩm nơng nghiệp” cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 39%
người được phỏng vấn lựa chọn.
3.4.2. Những yếu tố hình thành nhu cầu liên kết “bốn nhà” trong
sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.
Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nơng nghiệp bình qn của
tỉnh Trà Vinh đạt từ 4% - 5%. Theo kết quả điều tra khảo sát có 83%
cán bộ quản lý tỉnh Trà Vinh được khảo sát cho rằng ngành sản xuất
nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong phát của tỉnh, 18% cho rằng
có vai trị quyết định. Điều này cho thấy sự phát triển của ngành sản
xuất nông nghiệp có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh.
3.5. Hiệu quả liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh
Trà Vinh
Nông nghiệp là ngành kinh tế đặc trưng của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long, và cũng là ngành đặc trưng và chiếm tỷ trọng cao
trong GDP của tỉnh Trà Vinh. Hơn nữa, ngành này được phân bổ đều
khắp trong toàn tỉnh Trà Vinh và cũng là ngành tạo ra thu nhập cho
nông dân.
Mối liên kết trực tiếp giữa các hộ nông dân và các doanh
nghiệp trong việc mua và bán sản phẩm của nơng hộ cịn rất yếu
kém, chủ yếu là thông qua các trung gian hay các đại diện mua bán.
Mức độ liên kết sâu với các chủ thể trong ngành trồng lúa sẽ phụ
thuộc vào từng đối tượng liên kết cụ thể. Trong đó, hộ nơng dân sẽ
có liên kết chặt chẽ với trung gian thu mua sản phẩm đầu ra là các
thương lái, với trung gian là các đại lý về liên kết nguyên vật liệu,
17
ngân hàng về liên kết vốn, trung tâm khuyến nông về liên kết kỹ
thuật, hộ nông dân về liên kết đất đai.
3.5.1. Liên kết sản phẩm đầu ra của nông hộ
Kết quả khảo sát cho thấy, độ sâu liên kết của hộ nông dân
với doanh nghiệp trong việc bán sản phẩm còn khá yếu kém, chỉ
khoảng 5.35% trong tổng doanh thu của các hộ nơng dân, bình qn
mỗi hộ chỉ bán cho doanh nghiệp một lượng sản phẩm trị giá khoảng
3.42 triệu đồng mỗi năm. Tỉ lệ giá trị liên kết này thấp hơn nhiều so
với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (9.1%) và các thương lái
(62.88%).
3.5.2. Liên kết sản phẩm đầu vào
Trong một số ngành sản xuất khác như ngành trồng nấm
rơm, thủy sản, hàng thủ công, các chủ thể thu mua sản phẩm thường
có hoạt động hỗ trợ cho các hộ nông dân cung ứng sản phẩm đầu vào
như hỗ trợ nguyên vật liệu (thức ăn, con giống trong thủy sản), tiền
mua nguyên vật liệu (nấm rơm), kỹ thuật sản xuất, làm sản phẩm (thủ
công). Riêng đối với ngành trồng lúa, phần lớn sản phẩm được bán
qua trung gian là các thương lái, do đó, các hộ nơng dân thường rất ít
nhận được sự hỗ trợ từ các chủ thể này.
3.6. Tác động của liên kết “bốn nhà” đến sự phát triển nông
nghiệp tỉnh Trà Vinh
- Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển
- Môi trường kinh tế, môi trường đầu tư được cải thiện
- Môi trường sống được cải thiện theo hướng bền vững
- Tăng hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai
- Cải thiện giáo dục và y tế cộng đồng
3.6.1. Liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh, thuận lợi, thách thức
và cơ hội
3.6.1.1. Sự cần thiết của liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh
Sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh vẫn là kiểu sản xuất nhỏ,
manh mún thiếu quy hoạch và định hướng. Người nông dân vẫn đang
loay hoay với những biến động của thị trường thế giới, hết trồng lại
chặt theo sự lên xuống của giá cả thị trường, với dịch bệnh và thiên
tai bão lũ; đời sống chưa được ổn định, đảm bảo.
18
Ngành sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ và chịu ảnh
hưởng lớn của điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, dịch bệnh. Do
vậy, thị trường nơng sản cũng có những qui luật đặc thù riêng phù
hợp với cung cầu và giá cả hàng nông sản. Do phần lớn nơng dân có
trình độ thấp, phương thức canh tác lạc lậu nên rất khó thích ứng với
cơ chế thị trường với sự biến động khó lường về cung cầu, giá cả.
Mặt khác, q trình tồn cầu hóa đang có những “luật chơi”
không công bằng, bất lợi cho nông nghiệp của các nước đang phát triển
như Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng.
3.6.1.2. Liên kết “bốn nhà” ở Trà Vinh còn bộc lộ những hạn chế
Hạn chế cơ bản nhất trong liên kết bốn nhà ở Trà Vinh là sự
chia sẽ lợi nhuận giữa người sản xuất và doanh nghiệp, nông dân
không bán hoặc chỉ bán một phần sản phẩm cho doanh nghiệp.
Ngược lại, doanh nghiệp trì trệ trong việc mua sản phẩm của nông
dân khi giá cả xuống. Điều này đã tạo ra sự thiếu lòng tin lẫn nhau
nên sự e dè trong liên kết là điều tất yếu.
Nhận thức thị trường của nơng dân cịn hạn chế, nông dân chỉ
tập trung vào sản xuất và bán hàng. Vì vậy, họ muốn làm thế nào bán
hết sản phẩm càng nhanh càng tốt mà chưa nghĩ đến việc tạo ra
những sản phẩm có chất lượng để tạo thị trường bền vững, lâu dài.
Bên cạnh đó, năng lực và quy mô sản xuất của nông dân và
các tổ chức kinh tế hợp tác còn nhiều hạn chế. Đây chính là vấn đề
khó khăn của người nơng dân, bởi vì vị thế trên thị trường của người
nơng dân ln ở thế bất lợi so với người mua - doanh nghiệp.
Ở tỉnh Trà Vinh, cán bộ địa phương mặc dù có quan tâm và
nhiệt huyết cho vấn đề liên kết. Tuy nhiên, năng lực thị trường và
tính năng động trong hỗ trợ thực hiện liên kết còn hạn chế.
Đối với nhà khoa học ở Trà vinh còn thiếu quá nhiều, Tỉnh
đã chủ động kêu gọi các nhà khoa học ở các Trường, Viện…, nhưng
sự vấn thân vào việc nghiên cứu và thúc đẩy mối liên kết này.
3.6.2. Một số vấn đề cần thực hiện trong liên kết “bốn nhà” ở tỉnh
Trà Vinh
- Nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về sản
xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế
19
quốc tế, về những khó khăn thách thức của sản xuất nhỏ lẻ manh mún
hiện nay, về sự cần thiết và những lợi ích thiết thực của việc liên kết
“bốn nhà”.
- Đẩy mạnh q trình tích tụ và tập trung sản xuất trong nông
nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa qui mơ lớn, các chủ thể
sản xuất hàng nông sản qui mô lớn. Đặc biệt cần phát triển mạnh
HTX trong nơng nghiệp theo tiêu chí mới, phải xây dựng các HTX
thực sự vững mạnh.
- Cụ thể hóa và áp dụng các chính sách khuyến khích cả
doanh nghiệp lẫn nông dân trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng
tiêu thụ nơng sản.
- Xây dựng cơ chế điều hịa bảo hiểm cho hợp đồng tiêu thụ
theo nguyên tắc lấy lãi bù lỗ; dành một phần lãi khi giá lên bù cho lỗ
khi giá xuống để ổn định giá cả, từ đó ổn định lợi ích kinh tế của
nơng dân và doanh nghiệp.
- Nhà nước cần phát huy vai trò “trọng tài”.
20
Chương 4
GIẢI PHÁP VÀ MƠ HÌNH LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH
4.1. Đề xuất mơ hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông
nghiệp ở tỉnh Trà Vinh
Có thể đề xuất các dạng mơ hình liên kết “ bốn nhà” trong
sản xuất nông nghiệp, tỉnh Trà Vinh là: mơ hình liên kết thơng qua
hợp đồng kinh tế, mơ hình liên kết, tích tụ ruộng đất; mơ hình đa
thành phần, mơ hình trung gian, mơ hình phi chính thức …
4.2. Đề xuất giải pháp thực hiện liên kết “bốn nhà” trong sản
xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
Giải pháp để thực hiện liên kết “bốn nhà” trong sản xuất
nông nghiệp, theo xu thế phát triển kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh hiện
nay và trong giai đoạn tới. vấn đề cốt lõi là: “nhà khoa học” công tâm
nhưng để thật khách quan; Đặt người nông dân vào trạng thái trung
tâm (hạt nhân trong mối liên kết 4 nhà), các tác nhân liên kết khác
như những vệ tin xung quanh hỗ trợ, nhằm giúp nông dân phát huy
tối đa hiệu quả trong sản xuất; giải quyết một cách hài hòa quan hệ
“lợi ích”, đồng thời các “Nhà” phải thực hiện vai trị của mình trong
một chỉnh thể liên kết.
Đổi mới phương thức hợp đồng thu mua nguyên liệu giữa
nông dân và các nhà doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực thực hiện
hợp đồng tiêu thụ nông sản theo đúng các quy định của pháp luật.
Liên kết vùng và tham gia liên kết “bốn nhà” là cơ chế liên
kết và tham gia nhằm tập hợp nguồn lực tổng hợp phát triển nông
nghiệp tỉnh Trà Vinh trong kinh tế hội nhập và thích ứng thay đổi khí
hậu trong tương lai. Liên kết vùng nhằm tạo bước đột phá trong thực
hiện phát triển nông nghiệp tổng thể của Tỉnh Trà Vinh cũng như của
tồn vùng Đồng Bằng Sơng Cửu long. Từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh để
liên kết “bốn nhà” bền vững và ứng dụng mơ hình liên kết này vào
trong sản xuất nơng nghiệp. Để mối liên kết bền vững cần xó giải
pháp cụ thể:
21