KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG-
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
TP. Hồ Chí Minh, năm 2011.
Trang 1
Để hoàn thành chương trình đại học và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình
và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan giúp đỡ về tài liệu :
- Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Đại học Cần Thơ.
- Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Viện khí tượng và thủy
văn.
- Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học
Chulalongkorn, Thái Lan).
- Viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam, UNDP, WB,
ADB…cùng với các bào đài, tạp trí, đài phát thanh, truyền
hình, tài liệu của Viện Khoa học và Công nghệ, NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin gửi lời biết ơn đến gia đình cùng bạn bè đã thương yêu,
giúp đỡ và chỉ bảo để tôi có được như ngày hôm nay.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên vì một số lý do
nên đề tài hoàn thành chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô cùng các
bạn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lời cảm ơn!
Trang 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển châu Á
BĐKH: Biến đổi khí hậu
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTM: Đồng Tháp Mười
HST: Hệ sinh thái
IPCC : Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu
UNDP: Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
TGLX: Tứ Giác Long Xuyên
WB: Ngân hàng thế giới
Trang 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ mùa đông của Việt Nam trong thế kỉ 20
(theo Dr, Dirk Schaefer, 2002) 25
Bảng 2.1. Lượng mưa bình quân tháng ở ĐBSCL năm 2001. 33
Bảng 2 2. Bảng so sánh mùa khí hậu ở ĐBSCL 34
Bảng 2.3. Lưu lượng trung bình tháng 5 năm liên tục tại Paskse (1986 – 2005) 46
Bảng 2.4. Lưu lượng nước trung bình tháng 5 năm liên tục tại Kratie
(1986-2000) 46
Bảng 2.5. So sánh lưu lượng nước trung bình Krate qua các thời kỳ…… ………47
Bảng 2.6. Dung tích các hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông MêKông xây dựng
trong giai đoạn 1979-2010. 47
Bảng 2.7. Dự báo theo kịch bản diện tích bị ngập khi mực nước biển dâng 1m ở các
tỉnh ĐBSCL 53
Bảng 2.8. Xu thế thay đổi khí hậu và các thiên tai khác ở ĐBSCL trong 3 thập kỷ
sắp tới 57
Bảng 3.1. Một số biện pháp để giảm các nguy cơ có thể đến với nông nghiệp. 81
Trang 4
DANH MỤC CÁC LƯỢC ĐỒ
Lược đồ 2.1. Bản đồ các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long 29
Lược đồ 2.2. Bản đồ Cao độ Đồng bằng sông Cửu Long và cao trình một mặt cắt
của vùng ĐBSCL. 43
Lược đồ 2.3. Phỏng đoán sự thay đổi diện tích ngập vào thập niên 2020 so với thập
niên 1980 ở ĐBSCL (theo IPCC, 2007). 44
Lược đồ 2.4. Phỏng đoán sự thay đổi thời gian ngập vào thập niên 2020 so với thập
niên 1980 45
Lược đồ 2.5. Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trung bình thập niên 2020 so với thập
niên 1980 54
Lược 2.6. Sự suy giảm tổng lượng mưa thập niên 2020 so với thập niên 1980 55
Lược đồ 2.7. Ba tiểu vùng của ĐBSCL chịu ảnh hưởng của nước biển dâng 62
Trang 5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ thể hiện các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu . 20
Biểu đồ 2.1. Sự thay đổi lượng mưa tháng ở ĐBSCL thập niên 2020 so với thập
niên 1980 56
Sơ đồ 2.1. Tác động giữa biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên tự nhiên, kinh tế,
xã hội……………………………………………………………………………… 58
Sơ đồ 3.1. Một số phương cách “sống chung với BĐKH” đối với người dân ở
ĐBSCL. 92
Trang 6
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 9
2. Mục đích nghiên cứu 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
4. Giới hạn đề tài 10
5. Lịch sử nghiên cứu 10
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 12
6.1. Các quan điểm sử dụng trong nghiên cứu 12
6.1.1. Quan điểm tổng hợp 12
6.1.2. Quan điểm lịch sử viễn cảnh 12
6.1.3. Quan điểm hệ thống 13
6.2. Các phương pháp nghiên cứu 13
6.2.1. Phương pháp trong phòng 13
6.2.2. Phương pháp thực địa 14
7. Các bước tiến hành nghiên cứu 14
8. Cấu trúc khóa luận 15
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU 16
1.1. Cơ sở lí luận về khí hậu 16
1.2. Cơ sở lí luận về biến đổi khí hậu 17
1.2.1. Các định nghĩa về biến đổi khí hậu 17
1.2.2. Đặc điểm của biến đổi khí hậu 18
1.2.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 18
1.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu 20
1.3. Vài nét về tình hình biến đổi khí hậu và xu hướng biến
đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam hiện nay 21
1.3.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới 21
1.3.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 24
Trang 7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐBSCL VÀ HIỆN TRẠNG, XU HƯỚNG,
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐBSCL 30
2.1. Tổng quan về Đồng bằng sông Cửu Long 30
2.1.1. Vị trí địa lí 30
2.1.2. Điều kiện tự nhiên 31
2.1.2.1. Địa chất và lịch sử trình hình thành ĐBSCL 31
2.1.2.2. Địa hình 33
2.1.2.3. Khí hậu 34
2.1.2.4. Thủy văn 35
2.1.2.5. Thổ nhưỡng 37
2.1.2.6. Các hệ sinh thái tự nhiên 38
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội 40
2.1.3.1. Tình hình phát triển xã hội-dân sinh 40
2.1.3.2. Sơ lược nền kinh tế ĐBSCL 42
2.2. Hiện trạng và xu hướng của BĐKH ở ĐBSCL 43
2.2.1. Hiện trạng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL 43
2.2.1.1. Mực nước biển dâng 44
2.2.1.2. Hạn hán 46
2.2.1.3. Các hiện tượng thời tiết cực đoan 51
2.2.2. Xu hướng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL 55
2.2.2.1. Xu hướng BĐKH ở ĐBSCL đến năm 2020 55
2.2.2.2. Xu hướng BĐKH ở ĐBSCL sau năm 2020 57
2.3. Những tác động của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL 59
2.3.1. Những tác động trước mắt 60
2.3.1.1. Tác động của nước biển dâng 60
2.3.1.2. Tác động của sự nóng lên toàn cầu 66
2.3.1.3. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan 66
2.3.2. Tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực trong tương lai 67
2.3.2.1. Tác động của BĐKH tới môi trường tự nhiên 67
Trang 8
2.3.2.2. Tác động của BĐKH tới sự phát triển kinh tế - xã hội 70
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU Ở ĐBSCL 78
3.1. Các biện pháp giảm nhẹ 79
3.1.1. Trong sử dụng năng lượng 79
3.1.2. Hoạt động giao thông vận tải 80
3.1.3. Trong sản xuất công nghiệp 80
3.1.4. Trong sản xuất nông nghiệp 80
3.1.6. Đảm bảo an sinh 84
3.2. Các biện pháp thích nghi (thích ứng) 85
3.2.1. Trong nông nghiệp: hướng tới nền nông nghiệp bền
vững 86
3.2.2. Thích ứng trong giao thông, du lịch 90
3.2.3. Thích ứng trong phát triển công nghiệp và đô thị 91
3.2.4. Thích ứng xã hội 91
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN 96
2. KIẾN NGHỊ 97
Tài liệu tham khảo 100
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.
Trang 9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó biến đổi
khí hậu đã và đang xảy ra và làm ảnh hưởng tới ĐBSCL. Theo thời gian, biến đổi
khí hậu ngày càng biểu hiện rõ, và nó đã tác động tới tự nhiên và kinh tế xã hội của
vùng.
ĐBSCL nằm giữa khu kinh tế năng động và phát triển: kề vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và toàn vùng Đông Nam Á rộng lớn, nằm giữa Nam Á và Đông Á,
gần Châu Úc và các quần đảo trên Thái Bình Dương. ĐBSCL có mạng lưới sông
ngòi, kênh rạch dày, thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Với diện tích khoảng 3,94 triệu ha, dân số gần 18 triệu người (quý 4/2009),
ĐBSCL có nhiều thuận lợi không những về điều kiện tự nhiên mà còn là địa
phương cung cấp lực lượng lao động nông nghiệp chính của cả nước.
Tuy vậy, khu vực này hiện đang phải hứng chịu không ít khó khăn, đặc biệt
là về thời tiết và khí hậu. Nước biển dâng, nước mặn xâm hại, hiện tượng chua
phèn, lũ và ngập lụt, hạn hán và thiếu nước ngọt, xói lở, cháy rừng và ô nhiễm
nguồn nước là những gì mà ĐBSCL hiện đang phải đối mặt, đó cũng chính là
những hậu quả của biến đổi khí hậu mang lại.
Nếu tình trạng mực nước biển dâng tiếp tục xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra, nếu mực nước biển dâng cao, các
trại nuôi trồng thuỷ sản phải di dời và xâm nhập mặn, diện tích rừng ngập mặn giảm
sẽ làm mất nơi cư trú của các sinh vật nước lợ, ảnh hưởng rất lớn tới môi trường
sinh thái-một trong những khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn hàng đầu của thế
giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài giúp tôi có điều kiện củng cố thêm kiến thức
bản thân, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mà mình chưa rõ và chưa biết đến. Đặc biệt
Trang 10
mục đích của đề tài, tìm hiểu hiện trạng và đánh giá những tác động của biến đổi
khí hậu ở ĐBSCL và từ đó có thể tìm ra được một số biện pháp thích ứng và giảm
thiểu những tác hại của biến đổi khí hậu gây ra ở ĐBSCL. Đồng thời, với những
kiến thức thu nhận được qua nghiên cứu sẽ giúp ích cho tôi trong việc giảng dạy sau
này và giúp tôi hiểu rõ hơn về ĐBSCL - một vùng đồng bằng trù phú được thiên
nhiên ưu đãi, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp.
Nhưng cũng là vùng hiện và sẽ chịu những ảnh hưởng rất lớn từ biến đổi khí hậu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề chính:
Trình bày một cách tổng quan hiện trạng và xu hướng biến đổi khí
hậu trên thế giới và Việt Nam.
Trình bày hiện trạng và xu hướng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.
Những tác động của biến đổi khí hậu tới ĐBSCL.
Từ việc đánh giá đưa ra một số biện pháp, kiến nghị và kết luận giúp.
giảm thiểu những khó khăn do BĐKH mang lại đối với ĐBSCL.
4. Giới hạn đề tài
Do số liệu đo đạc liên quan tới đề tài của các cơ quan chưa nhiều vì vậy việc
thu thập số liệu còn hạn chế. Với khả năng của một sinh viên sư phạm, tôi chỉ có thể
thu thập số liệu và tài liệu một số cơ quan để nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu
ĐBSCL để tổng hợp và phân tích. Và từ đó đánh giá, đưa ra một số giải pháp, kiến
nghị của bản thân về vấn đề nghiên cứu….
5. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, BĐKH được quan sát và nghiên cứu từ năm 1870-sau 100 năm
thời kì bắt đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Ở Việt Nam, tuy trạm khí tượng thủy văn có từ năm 1895, nhưng những biểu
hiện của BĐKH chỉ được quan sát kĩ từ năm 1950.
Trang 11
Còn đối với ĐBSCL, những tác động của BĐKH là một vấn đề khá mới nên
những biểu hiện thay đổi của thời tiết, khí hậu được theo dõi chi tiết từ năm 1980
bởi Viện khí tượng và thủy văn. Và được thể hiện trong các báo cáo chính thức vào
nă 2007 của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB),
Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP). Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long được xem là nơi chịu tổn thương mọi mặt nghiêm trọng nhất của Việt Nam do
lũ lớn, bão tố bất thường, hạn hán kéo dài, mùa mưa đến trễ đầu vụ và lớn hơn vào
cuối vụ, nước biển dâng, sự xâm nhập mặn, Các báo cáo như một lược khảo các
kết quả nghiên cứu dẫn chứng cho sự phỏng đoán về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
nói chung và miền Nam nói riêng, đặc biệt nhấn mạng vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
Ngoài những báo của của các tổ chức quốc tế, ở Việt Nam còn có một số tác
phẩm nghiên cứu về BĐKH ở ĐBSCL như: Biến đổi khí hậu và năng lượng của
Nguyễn Thọ Nhân, Môi trường thay đổi-mối hiểm họa của toàn cầu của Nxb đại
học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tham luận “Giải pháp thích ứng với biến đổi
khí hậu tại vùng ĐBSCL” (GS. TSKH Lê Huy Bá - Viện KHCN và Quản lý Môi
trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Nghiên cứu đề xuất giải pháp thích ứng biến đổi
khí hậu ( BĐKH) trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại khu vực sông Cửu
Long của ThS. Thân Thị Hiền, CN. Nguyễn Văn Công và ThS. Vũ Thị Thảo (Trung
tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng – MCD)… Những tác phẩm này
chỉ đề cập một khía cạnh, một mảng của vấn đề BĐKH ở ĐBSCL chứ chưa đi sâu
tìm hiểu, nghiên cứu những tác động về mọi mặt của BĐKH đối với ĐBSCL và tìm
ra các giải pháp giảm nhẹ và thích nghi trên các mặt cả về tự nhiên cũng như kinh
tế-xã hội.
Tuy vậy, các tác phẩm trên đây giữ một vai trò quan trọng, tạo cơ sở lý luận
và thực tiễn cho việc hoàn thành khóa luận này.
Trang 12
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Các quan điểm sử dụng trong nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm tổng hợp
Theo quan điểm này, chúng ta xem xét nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu,
tác động của BĐKH ở vùng này; xét đến trên thế giới, Việt Nam, để thấy được mối
liên hệ giữa ĐBSCL với tình hình BĐKH ở nước ta và trên thế giới.
Đồng thời khi đánh giá ảnh ưởng của BĐKH phải xét đến ảnh hưởng tới mọi
mặt về tự nhiên cũng như đời sống kinh tế- xã hội, và ngoài những khó khăn do
BĐKH gây ra, còn phải đề cập tới một số mặt lợi do BĐKH mang lại cho ĐBSCL
từ đó đề xuất biện pháp sống chung với lũ và ngập, sống chung với BĐKH cho phù
hợp.
6.1.2. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
BĐKH là hiện tượng tự nhiên, trong lịch sử phát triển của thế giới nó luôn
thay đổi, diễn biến của BĐKH ngày càng phức tạp, hậu quả của nó gây ra ngày càng
lớn; nên để nhận định sâu sắc về nó phải đứng trên quan điểm lịch sử để xem xét,
nắm bắt được tình hình BĐKH trước đây và hiện nay nhằm có những nhận xét đúng
đắn nhất về diễn biến của BĐKH và có thể dự báo cho tương lai. Song song với đó,
đứng trên quan điểm lịch sử, ta có thể xem xét giải pháp không chỉ “sống chung với
lũ” trước đây mà cả “sống chung với ngập”, “sống chung với BĐKH” ở ĐBSCL
hiện nay và sau này. Trước đây, người dân ĐBSCL sống chan hòa với lũ, nhưng
chưa sống với ngập, nhưng hiện nay trước tình hình BĐKH và hậu quả khôn lường
của nó gây ra, cùng với những hành vi khai thác mạnh mẽ tự nhiên, dân cư đông
đúc, cơ sở hạ tầng mọc lên khắp nơi, thì những giải pháp sống chung với lũ, với tình
hình khí hậu trước đây là không còn thích hợp, và từ đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống
kinh tế-xã hội.
Trang 13
6.1.3. Quan điểm hệ thống
Đứng trên quan điểm hệ thống, rõ ràng những nguyên nhân gây ra BĐKH và
những hậu quả của nó gây ra, nhất là những biến dị của thời tiết, nước biển dâng có
quan hệ chặt chẽ với nhau, là một hệ thống không thể tách rời nhau. Khi nhận xét
nguyên nhân làm cho tình hình BĐKH ở ĐBSCL càng trở nên gay gắt, ngoài việc
xem xét nguyên nhân tại vùng, mà quan trọng hơn hết là là các nguyên nhân của
toàn cầu, vì BĐKH mang tính chất toàn cầu. Vì vậy, khi nghiên cứu ta nên xem xét
các yếu tố ấy trong mối liên hệ với nhau, phải giải quyết đồng thời tất cả các yếu tố
với nhau.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp trong phòng
Là một phương pháp chủ yếu, chiếm nhiều thời gian, phương pháp trong
phòng gồm các phương pháp như: phương pháp thu thập xử lí thông tin-tài liệu,
phương pháp bản-đồ biểu, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.
6.2.1.1. Phương pháp sưu tầm và xử lí thông tin-tài liệu
Phương pháp này chủ yếu sưu tầm những tài liệu, thông tin có liên quan đến
BĐKH, đặc biệt là những tài liệu nói về điễn biến tình hình BĐKH, những giải
pháp để thích nghi với BĐKH và làm giảm ảnh hưởng của BĐKH của Hiệp hội
quốc tế sông MêKông, ICCP, Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Trung tâm START
vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) và Viện Nghiên cứu Biến
đổi Khí hậu - Đại học, Viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam, UNDP, WB, ADB…
cùng với các bào đài, tạp trí, đài phát thanh, truyền hình, tài liệu của Viện Khoa Học
và Công Nghệ, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc sưu tầm có một ý nghĩa hết sức quan trọng, thông qua các số liệu ấy
chúng ta có thể tổng hợp lại để phân tích đánh giá.
Trang 14
6.2.1.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đối với việc nghiên cứu về tự nhiên việc sử dụng bản đồ và biểu đồ để mô tả
và so sánh diễn biến khí hậu qua các năm là rất cần thiết, nên trong bài luận văn tôi
đã sử dung phương pháp này.
6.2.1.3. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong bài viết nhằm so sánh
các số liệu, giữa các địa phương để thấy được những diễn biến, thay đổi của khí hậu
và những hậu quả nó gây ra ngày càng nghiêm trọng theo thời gian (thay đổi bất
thường của thời tiết, mức dâng của mực nước biển, ngập mặn…).
6.2.1.4. Phương pháp tổng hợp
Trong tự nhiên, các yếu tố tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó
khi nghiên cứu không chỉ tìm hiểu mỗi yếu tố về khí hậu mà còn cả tìm hiểu các
yếu tố tự nhiên khác như thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình, sinh vật…và ngay cả các
yếu tố kinh tế-xã hội cũng vậy.
Thông qua thực địa, sưu tầm và nghiên cứu tài liệu, cùng với những ghi nhận
từ báo đài, truyền hình và thực tế, tiến hành tổng hợp lại các vấn đề để viết bài
nhằm đạt hiệu quả cao.
6.2.2. Phương pháp thực địa
Đây là một phương pháp rất cần thiết cho việc nghiên cứu, nhưng do hạn chế
về kinh phí, thời gian và trình độ nên còn ít thâm nhập thực tế, mà chỉ qua những
hiểu biết thông qua những chuyến thực địa về tự nhiên ở ĐBSCL, cùng với những
thông tin, tài liệu tham khảo cũng giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu đề tài.
7. Các bước tiến hành nghiên cứu
Lập đề cương thông qua giáo viên hướng dẫn.
Sưu tầm tài liệu, scan bản đồ.
Viết nháp.
Trang 15
Viết đề cương cương chi tiết.
Xử lý số liệu.
Hoàn chỉnh khóa luận.
8. Cấu trúc khóa luận
- Phần mở đầu
- Phần nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về khí hậu và biến đổi khí hậu
Chương 2: Đánh giá hiện trạng, xu hướng, tác động của biến đổi khí hậu ở
Đồng Bằng sông Cửu Long.
Chương 3: Giải pháp ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu ở Đồng
bằng sông Cửu Long.
- Phần kết luận và kiến nghị.
Trang 16
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÍ
HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Cơ sở lí luận về khí hậu
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó (tỉnh,
quốc gia, châu lục, toàn cầu) trên cơ sở chuỗi số liệu khoảng 30 năm trở lên. Ví dụ
khi nói Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, có nghĩa là Việt Nam
thường xuyên có nhiệt độ trung bình hàng năm cao, lượng mưa trung bình hàng
năm lớn và có sự thay đổi theo mùa.
Cần phân biệt giữa khái niệm thời tiết và khí hậu. Thời tiết là trạng thái nhất
thời của khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp hoặc riêng
rẽ các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa… Thời tiết thường thay đổi
trong một ngày, từ ngày này sang ngày khác, từ năm này qua năm khác. Khí hậu
thường ít thay đổi.
Hệ thống khí hậu Trái Đất là sự liên kết 5 thành phần chủ yếu: khí quyển, đại
dương, đất liền, băng quyển, sinh quyển.
Khí quyển: Trái Đất là một hành tinh được bao bọc bởi lớp không khí mà ta
gọi là khí quyển. Không có khí quyển các tia Mặt Trời sẽ thiêu đốt Trái Đất, Trái
Đất sẽ không có sự sống. Thành phần hóa học của khí quyển bao gồm 78% khí nitơ,
21% là ôxy và 1% là khí khác (cacbonic, hơi nước, mê tan v.v…). Những khí này
tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò cực kì quan trọng. Khí cacbonic, hơi nước, mê
tan… hấp thụ năng lượng Mặt Trời làm ấm khí quyển (gọi là khí nhà kính).
Đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt Trái Đất, độ sâu trung bình 3.711 m.
Đại dương là một bình giữ nhiệt khổng lồ, mỗi khi bình giữ nhiệt này nóng lên hay
nguội đi dù một chút thôi cũng làm ảnh hưởng nhiều đến khí hậu.
Trang 17
Băng quyển: bao gồm tất cả các vùng có băng và tuyết bao phủ trên Trái Đất,
kể cả trên biển. Băng tuyết có độ phản xạ lớn nên đã phản xạ phần lớn bức xạ của
Mặt Trời, nếu không có băng tuyết Trái Đất chắc chắn sẽ nóng hơn bây giờ.
Đất liền: bao gồm đất liền, trầm tích, đá (trên mặt đất, các lục địa và cả nằm
trong lòng đất-thường gọi là thạch quyển). Đất liền có thể ảnh hưởng đến khí hậu
toàn cầu ở những quy mô khác nhau do sự phân bố của đất liền trên Trái Đất quyết
định.
Sinh quyển trên đất liền và trong các đại dương có ảnh hưởng đến độ phản xạ
của bề mặt Trái Đất. Những vùng rừng rậm lớn làm giảm độ phản xạ, do đó làm
giảm sự phát xạ của Trái Đất, rừng còn hấp thụ các khí nhà kính làm giảm sự nóng
lên của toàn cầu.
1.2. Cơ sở lí luận về biến đổi khí hậu
1.2.1. Các định nghĩa về biến đổi khí hậu
"Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo" (theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường).
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỉ hoặc dài hơn.
Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
động bên ngoài hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Biến đổi khí hậu là những thay đổi theo thời gian của các hình thái thời tiết
trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình tăng hay là sự nóng lên dần của Trái Đất, tăng
nồng độ khí nhà kính hay khí các bon thải ra từ các hoạt động của con người và
đọng lại trong khí quyển.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về BĐKH, nhưng chúng ta có thể hiểu
theo một định nghĩa khá đầy đủ sau: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại
Trang 18
của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây
ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”(Theo công ước
chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
1.2.2. Đặc điểm của biến đổi khí hậu
- Qúa trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện, không thể đảo ngược được.
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động tới tất cả các châu lục, ảnh hưởng
tới tất cả các lĩnh vực của sự sống (động thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi
trường sống…).
- Cường độ ngày một tăng, và hậu quả ngày càng nặng nề, khó lường trước.
- Là nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của
mình.
1.2.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, chúng ta có thể
chia thành 2 nhóm quan điểm chính:
Quan điểm thứ nhất:
Được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc tăng hàm lượng CO
2
và
các loại khí thải hiệu ứng. Nguyên nhân này chiếm 90-99% mức gia tăng nhiệt độ
của bề mặt Trái Đất. Nhiệt độ bề mặt Trái Đất có được là nhờ sự hấp thụ nhiệt từ
Mặt Trời và dòng nhiệt từ bên trong lòng đất. Sự có mặt của khí CO
2
trong bầu khí
quyển sẽ duy trì một nhiệt độ điều hòa cho sự sinh sôi phát triển của sự sống nhưng
nếu quá nhiều sẽ trở thành chiêc áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng
ngoại) từ Trái Đất thoát vào vũ trụ, từ đó làm gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy các hoạt động thải khí thải nhà
kính đã tăng khoảng 70% trong khoảng từ 1970 đến 2004. Những thay đổi trong
thành phần hóa học cấu tạo khí quyển đã xuất hiện từ đầu thế kỉ 18, thời kì Cách
Mạng Công nghiệp. Từ năm 1850, khí CO
2
đã tăng 36%, CH
4
tăng 17%, NO
2
tăng
Trang 19
51%. Cũng trong khoảng cùng thời gian đó, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã
được ghi nhận đã tăng khoảng 0,8
0
C.
Quan điểm thứ 2:
Tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính, song cần nhấn
mạnh hơn đến chu kì nóng lên của Trái Đất do hoạt động nội tại. Hiện tượng bề mặt
Trái Đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kì trong
lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất. Không phải bây giờ mà lịch sử Trái
Đất hàng triệu năm đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi lạnh đi kéo theo những biến
động to lớn trong đời sống sinh vật trên Trái Đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình
lục địa và đại dương.
Tính từ 1,6 triệu năm trước cho tới nay, đã có 5-6 chu kì biến động lớn của
nhiệt độ Trái Đất. Đó là các chu kì băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp và cả
các thời kì gian băng kéo theo mực nước biển dâng cao. Vào thời kì băng hà nhiệt
độ bề mặt Trái Đất khô lạnh. Vào thời kì gian băng nhiệt độ bề mặt Trái Đất đan
xen giữa nóng ẩm và khô hạn. Vào các thời kì đó biên độ dao động của nước biển
lên tới hàng chục, hàng trăm mét.
Mỗi chu kì kéo dài hàng vạn, chục vạn năm. Mỗi chu kì như vậy chia ra làm
các chu kì ngắn hơn với thời gian kéo dài vài trăm tới nghìn năm với biên độ dao
động nước biền từ 2-3 m hoặc hơn.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định
sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO
2
, CH
4
, N
2
O, HFCs, PFCs và SF
6
.
- CO
2
phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO
2
cũng sinh ra
từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH
4
sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại,
hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
Trang 20
- N
2
O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF
6
sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
*** Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu
Những tác động của BĐKH tới tự nhiên, cũng như đời sống con người và các
ngành kinh tế là rất lớn:
1- Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho
nông nghiệp. Dự báo đến năm 2080, thế giới có thêm khoảng 600 triệu người bị suy
dinh dưỡng.
2- Đến năm 2080, sẽ có khoảng 1,8 tỉ người sống trong tình trạng khan hiếm
nước, đặc biệt là Bắc Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ và phía Bắc Nam Á.
3- Khoảng 330 triệu người sẽ mất chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn do lũ lụt nếu
nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 3-4
0
C.
Trang 21
4- Tốc độ tuyệt chủng của các loài sẽ tăng lên nếu nhiệt độ ấm lên khoảng
2
0
C.
5- Các căn bệnh chết người sẽ lan rộng. Có thể có thêm 400 triệu người bị
bệnh sốt rét.
1.3. Vài nét về tình hình biến đổi khí hậu và xu hướng biến đổi
khí hậu trên thế giới và Việt Nam hiện nay
1.3.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ cơ cấu thể hiện khí phát thải theo khu vực- các
nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
1.3.1.1. Những thay đổi về nhiệt độ
Kết quả đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy nhiệt độ không khí trung
bình trong thế kỉ XX đã tăng lên 0,74
0
C (>0,2
0
C<); trên đất liền nhiệt độ tăng nhiều
hơn trên biển, vào thập kỉ 90 là thập kỉ nóng nhất trong thiên niên kỉ vừa qua (IPCC,
2007).
Nhiệt độ trunh bình bề mặt Trái Đất đã tăng lên rõ rệt trong thời kì 1920-
1940, giảm dần trong khoảng giữa những năm 1960 và lại tăng lên từ sau năm 1975.
Trang 22
Bằng cách đo đạc các thớ cây, diện tích các vùng băng, người ta nhận thấy đây là
thời kì nhiệt độ cao nhất trong vòng 600 năm trở lại đây.
Trên Trái Đất băng quyển chiếm 10% một cách thường xuyên, chủ yếu là ở
Nam Cực và đảo Greenland. Băng cũng bao phủ trên 7% diện tích biển. Đặc điểm
của năng tuyết là có hệ số phản xạ rất cao, bức xạ từ Mặt Trời bị phản chiếu lại đến
90%, trong khi trên các đại dương và các lục địa có thảm thực vật hệ số phản xạ chỉ
là 10%, do đó băng tuyết có tác động hồi tiếp rất cao trong các biến đổi khí hậu.
Ngoài ra băng tuyết có hệ số dẫn nhiệt thấp nên cũng ảnh hưởng tới sự thay đổi
nhiệt độ của Trái Đất. Sự tan băng dưới tác động của nhiệt độ sẽ làm cho mực nước
biển dâng cao lên.
Các quan sát qua vệ tinh trong giai đoạn 1966-2005 cho thấy bề mặt phủ
tuyết ở Bắc bán cầu giảm đi mỗi tháng. Tính chung bình cả năm từ cuối thập kỉ
1980, bề mặt này giảm đi 5%. Ở Nam bán cầu người ta không phát hiện được bất cứ
sự thu hẹp nào của bề mặt phủ tuyết.
Trong thế kỉ 20, các chỏm băng ở 2 cực và các sông băng cũng tan đi ít nhiều
gây hiện tượng dâng cao của mực nước biển. Sự tan băng của các chỏm băng và
sông băng (trừ Nam Cực và Greenland) trong khoảng thời gian 1961-2003 tương
đương với một mực nước biển dâng cao khoảng 0,4-0,6 mm hàng năm, còn trong
khoảng thời gian 1991-2003 thì tương đương với mực nước biển dâng cao hàng
năm 0,7-0,9 mm. Có lẽ sự tan băng này có nguyên nhân là sự ấm dần lên của khí
hậu từ 1970 trở đi. Người ta giải thích việc thềm băng Larsen B ở Nam Cực nứt làm
đôi nhanh chóng năm 2002 là do nhiệt độ mùa hè tăng cao, nước băng tan chảy vào
các kẽ hở và tách cả thềm băng này.
1.3.1.2. Những thay đổi về lượng mưa
Người ta nhận thấy trong tầng đối lưu đã có sự gia tăng nhất định của lượng
hơi nước. Từ năm 1976, cùng với sự ấm dân lên của Trái Đất, độ ẩm cũng tăng lên
trên các lục địa và các đại dương. Trên mặt biển cột hơi nước đã tăng khoảng 1,2%
mỗi thập kỉ trong khoảng thời gian từ 1988-2004. Do có sự gia tăng của độ ẩm mà
lượng mưa cũng tăng theo.
Trang 23
Hơi nước trong các lớp đỉnh của tầng đối lưu cũng tăng lên cùng với nhiệt độ
của Trái Đất. Lượng hơi nước này ở vị trí khá quan trọng đối với việc trao đổi bức
xạ nhiệt.
Các thay đổi về lượng mây trong khí quyển phần nào chịu ảnh hưởng của
hiện tượn El Nino. Các hạt bụi và các son khí do hoạt động của con người tung ra
khí qyển càng nhiều thì bức xạ Mặt Trời đến bề mặt đất càng ít đi. Đó là hiện tượng
vẩn đục của khí quyển. Người ta nhận thấy rằng trong thời gian gần đây, trên bầu
trời các nước Đông Âu, bức xạ Mặt Trời thâm nhập qua khí quyển có cường độ cao
hơn trước.
Lượng nước mưa rơi xuống đất thay đổi rất nhiều theo thời gian và không
gian. Trong thế kỉ 20 (từ 1900-2005) các quan sát cho thấy rằng lượng nước mưa
tăng lên ở một số vùng trên sườn đông của châu Mĩ, Bắc Âu, Bắc và Trung Á. Tuy
nhiên ở một số nơi khác, thì lượng mưa giảm đi, khí hậu trở nên khô cằn hơn như
vùng Sahel ở châu Phi, quanh Địa Trung Hải, miền nam châu Phi và một số địa
phương ở Nam Á.
Các trận mưa rất lớn được quan sát ở một số vùng trên lục địa kể từ năm
1950 trở đi. Các hiện tượng này đã xảy ra mặc dù lượng mưa trung bình tổng quát ở
các vùng ấy có giảm đi. Nhiều trận mưa lớn thường chỉ xuất hiện một lần trong
vòng nửa thế kỉ thì nay xuất hiện nhiều hơn. Các quan trắc từ năm 1970 cho thấy có
nhiều trận bão nhiệt đới lớn, đặc biệt trong vùng Bắc Đại Tây Dương, các trận bão
đều được tăng cường cả về thời gian và cường độ.
Các trận bão nhiệt đới đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhiệt độ bề mặt đại
dương, vì chúng lấy nhiệt độ từ bề mặt đại dương rồi trả lại cho các tầng khí quyển
trên cao có nhiệt độ lạnh hơn. Theo nghiên cứu và dự đoán của các nhà khoa học,
khi nhiệt độ nước biển tăng lên 1
0
C thì các cơn bão mạnh (cấp độ 4-5 theo thang đo
độ Mỹ) tăng lên 31%. Các dữ liệu đo đạc dùng vệ tinh trong 26 năm cho thấy tốc độ
gió tối đa của 90% các trận bão mạnh nhất thế giới vào năm 1981 là 225km/giờ.
Trang 24
Đến năm 2006 tốc độ ấy tăng lên đến 250km/giờ
1
. Số lượng cũng như hướng đi của
các trận bão cũng phụ thuộc vào hiện tượng El Nino. Trong thập kỉ 1995-2005, có
tới 9 năm số các trận bão trên Bắc Đại Tây Dương vượt quá con số được xem là
trung bình của thời kì 1981-2000. Cũng từ năm 1970 trở đi, các quan sát cho thấy,
ở nhiều vùng trên thế giới các đợt hạn hán trầm trọng và kéo dài đã xuất hiện một
cách bất bình thường. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là việc nhiệt độ tăng
cao và lượng mưa giảm đi.
Các nghiên cứu của IPCC (2007) cho thấy xu thế: (1) nhiệt độ toàn cầu gia
tăng 1
0
C trong giai đoạn 2010-2040 và 3-4
0
C trong giai đoạn 2070-2100; (2) lượng
mưa trung bình trên thế giới sẽ giảm 20 mm trong giai đoạn 2010-2040 nhưng gia
tăng 60 mm trong giai đoạn 2070-2100.
1.3.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam với diện tích khoảng 330.212 km
2
, nằm trên bán đảo Đông Dương
trong vùng nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ trải dài với hơn 3.260 km bờ biển với hơn
3000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo. Việt Nam có sự đa dạng cao về địa hình, tài
nguyên khí hậu, tài nguyên sinh học.
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông,
có nhiệt độ trung bình hàng năm thường vượt quá 20
0
C, lượng mưa trung bình
1500mm. Mùa lạnh và khô từ tháng 11-4 năm sau, còn mùa nóng và mưa diễn ra từ
tháng 5-10. Tuy nhiên các chỉ số này thay đổi theo chiều dài đất nước và theo cả địa
hình cho nên mùa mưa với lũ lụt và mùa khô với hạn hán thưòng mang tính cực
đoan và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam nằm ở vùng Châu Á - Thái
Bình Dương-một trong 5 ổ bão lớn của thế giới, nằm dọc theo đường di chuyển bão
Tây - Bắc Thái Bình Dương và là một trong 10 nước trên thế giới được coi là dễ bị
tổn thương nhất trước áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 6-7 trận bão hay áp
1
James B. Elner, J. B. Kossin, T. H. The increasing intesity of the strongesttropical cyclones,
Nature vol 455 (4 September, 2008)