Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.47 KB, 2 trang )

Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long:"Nước tới chân” vẫn chưa... "nhảy"
Thứ năm, ngày 11 tháng 11 năm 2010 cập nhật lúc 16:45
Trong khi biến đổi khí hậu (BĐKH) đã
trở thành mối đe dọa toàn cầu và
ĐBSCL được xác định là một trong
những vùng bị ảnh hưởng nặng nề
nhất. Thế nhưng, theo một kết quả
nghiên cứu của Viện Phát triển bền
vững vùng ĐBSCL, hiện vẫn còn có
tới gần một nửa số người ở ĐBSCL
được hỏi chưa từng nghe nói về
BBĐKH. Việc tăng cường thông tin
tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho người dân về BĐKH đang là vấn
đề bức thiết...
Nguy cơ trước mắt...
ĐBSCL được biết đến là vựa lúa của cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây,
58% sản lượng thủy sản; chiếm 90% tổng lượng gạo xuất khẩu và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả
nước. Tuy nhiên, do địa hình thấp so với mực nước biển, nằm hạ lưu sông Mêkông, tiếp giáp với biển nên
ĐBSCL phải đối mặt với nhiều thách thức môi trường, đặc biệt là tác động của BĐKH toàn cầu và sự thay đổi
lưu lượng dòng chảy của con sông Mêkông.

Theo Kịch bản BĐKH tại ĐBSCL của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì
khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, mất 2 triệu ha đất trồng lúa. Hàng loạt địa phương bị
chìm trong nước. Cụ thể: Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang... mất từ 40% - 50%
diện tích; đồng thời 6 tỉnh có trên 400 ngàn người/ tỉnh sẽ bị ảnh hưởng... Sẽ có rất nhiều người dân trong
vùng ĐBSCL bị mất nhà đất và ruộng vườn trong thời gian không xa. BĐKH và ngập mặn sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực của quốc
gia. Với mật độ dân số cao và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông ngư nghiệp các tác động của BĐKH
đối với sự đa dạng sinh học, điều kiện cư trú, sức khỏe, tài sản và sinh kế của người dân, các ngành kinh tế
và cơ sở hạ tầng kỹ thuật... ở ĐBSCL là hết sức nghiêm trọng.



Trước mắt, hiện tượng khí hậu thời tiết, thiên tai đã và đang diễn ra thất thường, phức tạp, gây ảnh hưởng
thiệt hại nặng nề về người và kết cấu hạ tầng ở các quốc gia - đặc biệt là các nước khu vực Đông Á, miền
Trung Việt Nam và cả vùng ĐBSCL trù phú, thụ hưởng nhiều ưu đãi của thiên nhiên. Tại ĐBSCL, năm nay lũ
thấp, tổng lượng nước trên sông Cửu Long chỉ bằng 30% so với những năm lũ lớn, bằng 60-70% so với
những năm lũ trung bình. Trong khi đó, triều cường lại dâng cao kỷ lục khiến nhiều cụm dân cư, đô thị ngập
sâu hơn trong nước. Và các nhà chuyên môn lại dự báo: khả năng hạn, xâm mặn sẽ diễn ra sớm và kéo dài,
gay gắt hơn...

Vẫn còn thờ ơ...
Sự bất thường của khí hậu đang ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng hơn tới mọi mặt đời sống của người dân
ĐBSCL. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một công trình khoa học nào đánh giá tổng thể mức độ hiểu biết, sự
quan tâm và hành động của người dân đối với BĐKH và các nhân tố ảnh hưởng.

Lưu lượng nước sông Hậu một nhánh của vùng hạ lưu MeKong, trong mùa lũ năm nay
giảm nhiều so với những mùa lũ trước. Ảnh:HM
Gần đây, Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ đã tổ chức nghiên cứu thực địa với 900 hộ gia đình tại
ĐBSCL, cho thấy: Hơn 1/3 dân số đô thị và dân số nông thôn chưa từng nghe nói đến BĐKH. TS. Nguyễn
Thanh Sang - Chủ nhiệm nghiên cứu trên, khẳng định: Nâng cao nhận thức về BĐKH và biện pháp thích ứng
cho người dân ĐBSCL là một thách thức lớn.

Qua khảo sát còn cho thấy: Hầu hết người dân được thông tin về BĐKH là do xem ti vi. Một bộ phận khác là
nhờ nghe radio và đọc báo. Điều này cho thấy các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao hiểu biết và nhận thức của người dân về BĐKH. Tuy nhiên, điều này cũng bộc lộ vai trò
của địa phương và cộng đồng còn khá mờ nhạt.

Cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức...
GS. TSKH. Nguyễn Ngọc Trân, khẳng định: Một người không có nhận thức đúng về vấn đề BĐKH thì khó có
thể có thái độ đúng và càng khó có hành vi đúng trong việc ứng phó với BĐKH. Vì vậy, nâng cao nhận thức và
đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt đối với cộng đồng dễ bị tổn thương nên được quan tâm nhiều hơn. Đồng

thời, nhận thức phải đi liền với hành động, chính quyền, đoàn thể địa phương cần chỉ ra cho người dân thực
hiện từ những thói quen, những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày để thích ứng và ứng phó với BĐKH.

Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Việt Nam nêu rõ: "Hoạt động ứng phó với BĐKH là sự
nghiệp của toàn xã hội". Một trong những nhiệm vụ then chốt của Chương trình là nâng cao nhận thức và
hướng dẫn cộng đồng về BĐKH và cách thích ứng và ứng phó với BĐKH. Chương trình này đã dự trù chi 222
tỉ đồng cho nhiệm vụ nâng cao nhận thức trong xã hội về các tác động của BĐKH.

Vai trò của các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về hậu quả cũng
như các biện pháp thích ứng với BĐKH là đặc biệt quan trọng và cần được triển khai ngay. Tuy nhiên, đến nay
mới chỉ một vài địa phương ở ĐBSCL xây dựng xong chương trình kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH -
cứ như "nước tới chân" rồi nhưng... vẫn chưa thấy "nhảy"!

×