Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.82 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ

HỘI THẢO SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC






Đề tài:



KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
MÁY VI TÍNH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





















Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2010
Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2. MỤC ĐÍCH – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
2.1. Mục đích nghiên cứu 2
2.2. Đối tượng nghiên cứu 2
2.3. Phạm vi nghiên cứu 2
2.4. Phương pháp nghiên cứu 3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
3.1. Giới thiệu về máy tính với tư cách là một phương tiện dạy học 3
3.2. Khả năng sử dụng máy tính trong dạy học Địa lý 3
3.2.1. Khả năng thu và trình chiếu hình ảnh và âm thanh: 3
3.2.2. Khả năng lưu trữ âm thanh và hình ảnh và hỗ trợ tra cứu: 3
3.2.3. Khả năng mô phỏng thiết bị, hình tượng: 4
3.3. Ý nghĩa của việc sử dụng máy tính trong dạy học Địa lý 4
3.3.1. Đối với giáo viên: 4

3.3.2. Đối với học sinh: 4
3.4. Tình hình sử dụng máy tính trong dạy học Địa lý ở một số trường THPT trên
địa bàn TP.Hồ Chí Minh 5
3.4.1. Tình hình trang bị máy tính 5
3.4.2. Thái độ của giáo viên và học sinh trong việc sử dụng máy tính trong dạy
và học Địa lý 6
3.4.2.1. Giáo viên 6
3.4.2.2. Học sinh 7
3.4.3. Thực tế sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý 8
3.4.3.1. Giáo viên 9
3.4.3.2. Học sinh 10
4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 11
4.1. KẾT LUẬN 11
4.2. KIẾN NGHỊ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 2
Đề tài:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, máy vi tính đã trở thành
một phương tiện dạy học với nhiều tính năng ưu việt, mang lại nhiều hiệu quả to
lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đối với bộ môn Địa lý, do đặc
điểm của môn học, máy vi tính càng tỏ rõ tính ưu việt của nó. Hiện nay, việc sử
dụng máy vi tính nhằm đổi mới phương pháp dạy học Địa lý ở các trường phổ
thông trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, thực tế sử
dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy vi tính trong dạy học

Địa lý ở trường phổ thông cần phải có những nghiên cứu thực tế về việc sử
dụng máy tính trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông hiện nay về tất cả các
mặt: tình hình trang bị máy vi tính ở các trường phổ thông hiện nay; tinh thần,
thái độ của giáo viên và học sinh đối với việc sử dụng máy vi tính trong dạy học
Địa lý; phương pháp sử dụng máy vi tính trong dạy và học Địa lý Đây là
những cơ sở thực tế nhằm giúp cho việc nghiên cứu đề ra những định hướng và
biện pháp sử dụng máy vi tính trong dạy học hiệu quả hơn.
2. MỤC ĐÍCH – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nhằm mục đích:
- Tìm hiểu tình hình thực tế sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý ở
trường THPT hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy vi tính
trong dạy học Địa lý.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý của giáo viên và học sinh
ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành khảo sát tại một số trường THPT trên địa bàn TP.Hồ Chí
Minh:
- THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3)
- THPT Nguyễn Khuyến (Quận 10)
- THPT Diên Hồng (Quận 10)
- THPT Nguyễn Thái Bình (Quận Tân Bình)
- THPT Nguyễn Trung Trực (Quận Gò Vấp)
Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 3
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu liên quan đến máy

tính và việc sử dụng máy vi tính trong dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói
riêng.
- Phương pháp xã hội học: xây dựng bảng hỏi nhằm khảo sát về tình
hình sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý ở một số trường THPT trên địa
bàn TP.Hồ Chí Minh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: phân tích các số liệu, tài
liệu khảo sát được sau đó tiến hành so sánh, tổng hợp, rút ra nhận xét, kết luận.
- Phương pháp làm việc trong phòng: thảo luận, hoàn chỉnh đề tài.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu về máy tính với tư cách là một phương tiện dạy học
+ Bộ phận điều khiển: thực hiện các lệnh thao tác và điều khiển.
+ Bộ phận xử lý thông tin hình ảnh và âm thanh.
+ Bộ nhớ: lưu trữ thông tin và hình ảnh.
+ Màn hình, loa: thể hiện thông tin dưới dạng hình ảnh và âm thanh).
+ Bộ phận kết nối các thiết bị ngoại vi: tập hợp các cổng nối máy tính
với các thiết bị khác như:
- Máy in các loại (Printers)
- Máy quét các loại (Scanmers)
- Máy ảnh Camera số (digital video, camera and digital phôt camera)
- Máy chiếu hình (Visual Projector)
- Máy chiếu đa phương tiện (CIP/LCD projector)
Danh mục này ngày càng tăng và hoàn thiện. Máy tính còn kết nối thành
mạng cục bộ (Intranet) hoặc mạng toàn cầu (Internet) và được sử dụng rộng rãi
trong dạy học.
3.2. Khả năng sử dụng máy tính trong dạy học Địa lý
Máy vi tính được sử dụng trong dạy học có thể giải quyết được các
nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học như : truyền thụ kiến thức, phát triển tư
duy, hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng, ôn tập, kiểm tra đánh giá…Các
khả năng này của máy vi tính có được là nhờ vào các chức năng lưu trữ, xử lí và
cung cấp thông tin, điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra và chọn lọc, luyện tập các kĩ

năng thực hành, minh họa, trực quan hóa bằng mô phỏng…
3.2.1. Khả năng thu và trình chiếu hình ảnh và âm thanh:
Với sự trợ giúp của các thiết bị ngoại vi như máy chiếu đa phương tiện
(LCD) và các phần mềm máy vi tính có thể phóng to, trình chiếu hình ảnh và
âm thanh lên màn hình máy vi tính hoặc màn hình lớn phục vụ cho việc dạy
học.
3.2.2. Khả năng lưu trữ âm thanh và hình ảnh và hỗ trợ tra cứu:
Với các tiến bộ trong công nghệ phần cứng nên dung lượng lưu trữ nhờ ổ
cứng, đĩa CD, VCD, DVD ngày càng lớn đủ sứa chứa khối lượng âm thanh,
hình ảnh lớn. Hơn nữa, những tiến bộ về kĩ thuật và phần mềm ghi được âm
Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 4
thanh, hình ảnh đã làm cho công việc lưu trữ trở nên dễ dàng hơn và ít rủi ro,
phức tạp hơn trước.
Nhờ CD-ROM, trong giáo dục xuất hiện thêm nhiều khái niệm mới như:
- Sách giáo khoa điện tử ( vbook ).
- CD – ROM gia sư.
- Học tập điện tử ( E – learning ).
- Computer assisted instruction (dạy học có máy tính trợ giúp - CAI).
- Interactive videodick ( đĩa video tương tác ).
Sự ra đời của hệ thống đa phương tiện đã làm thay đổi diện mạo, vai trò
của máy vi tính với tư cách là phương tiện dạy học.
3.2.3. Khả năng mô phỏng thiết bị, hình tượng:
+ Mô phỏng hình ảnh và âm thanh, hình dạng, cấu tạo hình thành chuyển
động và biến đổi của các hình tượng. Gồm các loại phần mềm mô phỏng:
- Phần mềm mô phỏng hình dạng, cấu trúc.
- Phần mềm mô phỏng chuyển động các vật thể.
- Phần mềm mô phỏng quá trình công nghệ, quá trình tiến hóa.
+ Hiện nay, máy vi tính với hệ thống đa phương tiện (multimedia) ra đời
đã tăng cường khả năng phổ cập của máy vi tính hết sức rộng rãi.

+ Sử dụng máy tính với hệ thống đa phương tiện được hiểu là máy tính
được nối và điều khiển một hệ thống đa phương tiện gồm các thiết bị như đầu
video, ti vi, máy ghi âm…Hệ thống này cho phép sử dụng nhiều dạng thông tin
như: văn bản, hình họa, hoạt ảnh, ảnh chụp, âm thanh…
3.3. Ý nghĩa của việc sử dụng máy tính trong dạy học Địa lý
3.3.1. Đối với giáo viên:
- Dễ dàng trình bày nội dung bài học trên máy, không phải ghi lên bảng.
- Hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức,
củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh mà không cần sự hỗ
trợ của các phương tiện dạy học khác.
- Hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và thiết kế bài
dạy và trình diễn nội dung bài giảng một cách phong phú, đa dạng và tốn ít thời
gian.
3.3.2. Đối với học sinh:
- Có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kiến thức của mình với những chương
trình cài đặt sẵn.
- Học sinh có thể thực hành, tự học (theo từng bước riêng của mình) →
khả năng cá nhân hòa trong học tập → phát huy tính tích cực, tìm tòi phát hiện
tri thức, rèn luyện các kĩ năng. Ví dụ: bài thực hành vẽ biểu đồ, bản đồ, chuyển
số liệu thành các biểu đồ, xác lập các sơ đồ ráp trong dạy học…

Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 5
3.4. Tình hình sử dụng máy tính trong dạy học Địa lý ở một số trường
THPT trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh
3.4.1. Tình hình trang bị máy tính
Bảng 1: Hệ thống cơ sở vật chất liên quan đến máy tính ở từng trường

Phòng
máy

(Máy/
Phòng)
Phòng
học có
máy chiếu
cố định
Phòng
chức
năng
Máy
chiếu
lưu
động
Số máy
trong
phòng
giáo viên
Số máy
trong
thư viện
THPT Nguyễn
Thị Minh Khai
(Q.3)
100/4
12
3
-
2
10
THPT Nguyễn

Khuyến (Q.10)
40/1

-
3

-
-
-
THPT Diên
Hồng (Q.10)
100/2
-
-
11
2
5
THPT Nguyễn
Thái Bình
(Q.Tân Bình)
45/1
-
-
3
-
10
THPT Nguyễn
Trung Trực
(Q.Gò Vấp)
175/5

31
-
2
-
30

Các máy tính trong thư viện phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của
giáo viên và học sinh.
Các phòng máy ở 5 trường trên chỉ phục vụ cho môn Tin học.

+ THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3)
- 12 máy tính với hệ thống máy chiếu được lắp đặt từ lớp A1 tới A4
của mỗi khối lớp nên các giáo viên Địa lý phụ trách các lớp này hoàn toàn có sử
dụng máy vi tính phục vụ cho giảng dạy.
- Còn đối với các lớp từ A5 trở đi của mỗi khối lớp giáo viên muốn sử
dụng máy vi tính trong giảng dạy thì đăng kí trước để sử dụng phòng chức năng.
+ THPT Nguyễn Khuyến (Q.10)
- Cơ sở vật chất còn chưa hiện đại.
- Chỉ có 3 phòng chức năng phục vụ cho tất cả các bộ môn có nhu cầu.
Do đó giáo viên Địa lý muốn sử dụng cho giảng dạy phải đăng kí trước một
tuần để tiện cho việc sắp xếp.
+ THPT Diên Hồng (Q.10)
- Giáo viên thỉnh thoảng mới sử dụng máy tính cho giảng dạy Địa lý
(phải đăng kí trước một tuần mới có máy chiếu lưu động để giảng dạy).
- Ngoài ra trường còn có 2 máy chiếu phi vật thể giúp cho việc giảng
dạy nhẹ nhàng hơn đối với giáo viên khi phải giải thích những hiện tượng khó
diễn tả, khó tưởng tượng, đồng thời giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức.
Chúng được sử dụng thường xuyên và có hiệu quả với các bộ môn khác, còn
môn Địa lý thì giáo viên chưa sử dụng đến.
+ THPT Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình)

Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 6
- Chỉ có 3 máy chiếu lưu động phục vụ cho việc giảng dạy tất cả các
bộ môn.
- Giáo viên phải đăng kí sử dụng trước một tuần.
+ THPT Nguyễn Trung Trực (Q.Gò Vấp)
- Cả trường có tất cả 31 phòng học trên tổng số 59 lớp, mỗi phòng đều
được lắp đặt hệ thống máy vi tính với màn hình chiếu rõ nét, bảng thông minh.
- Giáo viên Địa lý dạy hoàn toàn bằng máy.
- Xu hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa các phòng học, cũng như các
phòng chức năng đat tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.
- Là trường duy nhất của thành phố có thư viện điện tử với hệ thống
máy tính nối mạng phục vụ nhu cầu học tập và giải trí của giáo viên và học sinh,
lắp đặt hệ thống camera và âm thanh hai chiều ở tất cả các phòng chức năng.
- Hệ thống máy chiếu lưu động chỉ phục vụ cho những buổi học ngoại
khóa ngoài trời và những buổi sinh hoạt tập thể.
3.4.2. Thái độ của giáo viên và học sinh trong việc sử dụng máy tính
trong dạy và học Địa lý
Xét thái độ ở 4 mức :
1- Không thích
2- Lưỡng lự
3- Thích
4- Rất thích

3.4.2.1.Giáo viên

Bảng 2: Thái độ của giáo viên đối với việc sử dụng máy vi tính
trong dạy học Địa lý
Trường
Số lượng GV

Địa lý
Thái độ
Thực tế sử dụng
máy tính trong dạy
học Địa lý
1
2
3
4
THPT Nguyễn
Thị Minh
Khai (Q.3)
7
-
-
-
7/7
Hoàn toàn 100%
THPT Nguyễn
Khuyến
(Q.10)
4
-
-
1/4
3/4
Thỉnh thoảng
THPT Diên
Hồng (Q.10)
2

-
-
1/2
1/2
Thỉnh thoảng
THPT Nguyễn
Thái Bình
(Q.Tân Bình)
4
-
-
1/4
3/4
Thỉnh thoảng
THPT Nguyễn
Trung Trực
(Q.Gò Vấp)
3
-
-
-
3/3
Hoàn toàn 100%

Nhận xét:
Các giáo viên Địa lý đều thích sử dụng máy vi tính trong việc dạy học.
Tuy vậy, do hệ thống cơ sở vật chất không đầy đủ và không chủ động trong việc
đăng kí sử dụng thiết bị nên việc sử dụng cho giảng dạy có phần hạn chế.
Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 7

3.4.2.2.Học sinh
a . Số lượng học sinh từng trường và số lượng học sinh khảo sát

Bảng 3: Số học sinh theo khối lớp ở từng trường

Khối 10
(HS/Lớp)
Khối 11
(HS/Lớp)
Khối 12
(HS/Lớp)
Tổng số
(HS/Lớp)
THPT Nguyễn Thị
Minh Khai (Q.3)
624/16
656/16
712/18
1992/50
THPT Nguyễn Khuyến
(Q.10)
827/18
730/16
692/15
2249/49
THPT Diên Hồng
(Q.10)
287/6
364/8
334/7

976/21
THPT Nguyễn Thái
Bình (Q.Tân Bình)
731/17
704/16
646/15
2081/48
THPT Nguyễn Trung
Trực (Q.Gò Vấp)
670/15
1148/23
1052/21
2870/59

Bảng 4: Số lượng học sinh được khảo sát theo từng khối lớp ở từng trường
Trường
Số lượng (học sinh)
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Tổng số
THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3)
78
79
77
234
THPT Nguyễn Khuyến (Q.10)
91
90
90

271
THPT Diên Hồng (Q.10)
87
88
93
268
THPT Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình)
86
87
85
258
THPT Nguyễn Trung Trực (Q.Gò Vấp)
87
98
97
282
Tổng số
429
442
442
1313
b. Kết quả khảo sát
Bảng 5: Thái độ của học sinh được khảo sát đối với việc sử dụng máy vi tính
trong dạy học Địa lý theo từng khối lớp ở từng trường
Trường
Mức độ(%)
Khối 10
Khối 11
Khối 12
1

2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
THPT Nguyễn Thị Minh
Khai (Q.3)
-
5
13
82
-
3
16
81
-
3
10
87
THPT Nguyễn Khuyến
(Q.10)
-
3
9

88
-
1
9
90
-
1
9
90
THPT Diên Hồng (Q.10)
-
2
8
90
-
2
10
88
-
3
10
87
THPT Nguyễn Thái Bình
(Q.Tân Bình)
-
2
12
86
-
2

5
93
-
2
7
91
THPT Nguyễn Trung Trực
(Q.Gò Vấp)
-
1
14
85
-
1
13
86
-
4
9
87



Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 8
Nhận xét:
Hầu hết các học sinh ở các khối lớp thuộc 5 trường trên đều thích học
Địa lý với việc sử dụng máy tính với hệ thống đa phương tiện.

Bảng 6: Thái độ của học sinh được khảo sát đối với việc sử dụng máy vi tính

trong dạy học Địa lý theo từng trường:
Trường
Mức độ(%)
1
2
3
4
THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3)
-
3
13
84
THPT Nguyễn Khuyến (Q.10)
-
2
9
89
THPT Diên Hồng (Q.10)
-
3
9
88
THPT Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình)
-
2
8
90
THPT Nguyễn Trung Trực (Q.Gò Vấp)
-
2

12
86

Nhận xét:
- Học sinh ở 3 trường THPT Nguyễn Khuyến, THPT Diên Hồng, THPT
Nguyễn Thái Bình có tỷ lệ ở mức độ rất thích cao hơn bởi vì theo tâm lí học
sinh “lâu lâu mới được học”.
- Còn việc học Địa lý có sử dụng máy vi tính trợ giúp đối với học sinh
trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Nguyễn Trung Trực là thường
xuyên đã tạo nên “một thói quen”.

Bảng 7: Thái độ của học sinh được khảo sát đối với việc sử dụng máy vi tính
trong dạy học Địa lý theo tổng số được khảo sát:
Mức độ (%)
1
2
3
4
-
3
10
87

Nhận xét:
Được học Địa lý bằng Power Point, được xem phim, các hình ảnh cụ thể,
gây sự tập trung hình thành các biểu tượng Địa lý dễ dàng hơn, học sinh thích
học hơn.
Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất không có nên việc sử dụng máy
tính cho việc học tập, tham khảo, nghiên cứu các vấn đề Địa lý không được học
sinh sử dụng thường xuyên.

3.4.3. Thực tế sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý












Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 9
3.4.3.1. Giáo viên
Sử dụng máy tính trong
dạy học Địa lý

THPT
Nguyễn
Thị
Minh
Khai
(Q.3)
THPT
Nguyễn
Khuyến
(Q.10)
THPT

Diên
Hồng
(Q.10)
THPT
Nguyễn
Thái
Bình
(Q.Tân
Bình)
THPT
Nguyễn
Trung
Trực
(Q.Gò
Vấp)
Khai
thác tài
liệu
tham
khảo
cho
giáo
viên
Truy cập các
phần mềm và
các đĩa CD
X
X
X
X

X
Các tư liệu kịp
thời và cập nhật
X
X
X
X
X
Giảng
dạy cho
học
sinh
trên
lớp
Đảm bảo cho
học sinh cùng
quan sát
X
X
X
X
X
Cung cấp cho
học sinh tài liệu
học tập kịp thời
và nhanh chóng
X
X
X
X

X
Sử dụng
chương trình
giúp trình diễn
tài liệu hiện
nay:
powerpoint (bài
dạy phong phú,
đa dạng)
X
X
X
X
X
Làm
các bài
thực
hành
trên
lớp:

Lưu các tài liệu
viết, hình ảnh
tĩnh, động để
học sinh khai
thác
X
X
X
X

X
Cài phần mềm
giúp vẽ biểu đồ
X
-
-
-
-
Kiểm
tra,
đánh
giá kết
quả
kiến
thức, kĩ
năng
của học
sinh
Giáo viên dùng
phần mềm đã
thiết kế với
những câu hỏi
kiểm tra, đánh
giá
X
X
X
X
X
Cho học sinh sử

dụng
X
-
-
-
-
Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 10
3.4.3.2. Học sinh
Sử dụng máy tính
trong học Địa lý

THPT
Nguyễn
Thị Minh
Khai
(Q.3)
THPT
Nguyễn
Khuyến
(Q.10)
THPT
Diên
Hồng
(Q.10)
THPT
Nguyễn
Thái
Bình
(Q.Tân

Bình)
THPT
Nguyễn
Trung
Trực
(Q.Gò
Vấp)
Biết sử dụng máy
vi tính
X
X
X
X
X
Tự kiểm tra, đánh
giá kiến thức của
mình với những
chương trình cài
đặt sẵn
X
-
-
-
-
Tự học, tự làm
việc với chương
trình đã có sẵn
X
-
-

-
-
Truy cập internet
để tìm hiểu thông
tin
X
X
X
X
X
Ghi
chép
bài
Ghi vào
vở
-
-
-
-
-
Gạch
trong sách
giáo khoa
X
X
X
X
X
Thuyết trình bài
học theo nhóm

X
- (thời gian tiết học và nội dung học chưa
yêu cầu)
Kết
quả
nắm
bài
của
học
sinh
Sau tiết
học
60%
Kiểm tra
lại bài cũ
85% (học sinh nhớ bài lâu hơn vì đã được xem những
hình ảnh minh họa, hiện tượng cụ thể chứ không phải
tưởng tượng)

Nhận xét:
Hầu hết ở các trường hiện nay, hệ thống máy vi tính và thiết bị phục vụ
cho việc dạy học Địa lý còn thiếu. Bên cạnh đó cũng có một số trường được
trang bị khá đầy đủ nhưng việc sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý còn
mang tính hình thức. Chưa khai thác hết khả năng của máy vi tính với tư cách là
một phương tiện dạy học (truyền đạt kiến thức theo hướng “nhìn - viết”).
Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 11
4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
- Hiện nay, hệ thống máy vi tính và thiết bị phục vụ cho việc dạy học Địa

lý tuy có đầu tư nhưng vẫn thiếu, giá thành thiết bị và chi phí xây dựng các phần
mềm dạy học còn cao.
- Công tác dạy học Địa lý có sử dụng máy vi tính tuy được quan tâm
nhưng chưa triệt để.
- Việc sử dụng máy vi tính trong nhà trường cho đến nay vẫn còn hạn
hẹp, đa số giáo viên Địa lý còn chưa quan tâm đúng mức đến phương tiện dạy
học mới này, chưa thật sự phát huy hết khả năng của máy tính trong dạy học.
- Học sinh chưa thật sự sử dụng máy vi tính như một phương tiện học
tập, kĩ năng học với giáo án điện tử của học sinh còn kém.
- Rất phụ thuộc vào phương tiện này vì khi xãy ra sự cố: cúp điện, máy
hư hỏng thì công tác giảng dạy của giáo viên cũng bị ảnh hưởng.
- Việc sử dụng máy vi tính còn đòi hỏi phải có những phần mềm chuyên
môn, trong điều kiện hiện nay, người sử dụng cần biết ngoại ngữ để có thể khai
thác tri thức.
- Đối với nghiên cứu: không thuận tiện bằng đọc tài liệu trên giấy.
→ Việc sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý còn khá nhiều bất cập
song đối với thời đại công nghệ thông tin hiện nay cần phải hạn chế tới mức tối
đa để kết quả dạy học hoàn thiện hơn.
4.2. KIẾN NGHỊ
Để phát huy tính ưu việt của sử dụng máy vi tính trong dạy học nói
chung và dạy học Địa lý nói riêng, cần có những giải pháp mang tính triệt để
hơn.
+ Trang bị cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, máy chiếu đầy đủ để đáp ứng
nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh. Có cách tổ chức khoa học, thuận tiện
cho nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh.
+ Mỗi trường, quận, sở giáo dục nên thường xuyên tổ chức những khóa học
về kĩ năng và phương pháp sử dụng máy tính cho hiệu quả cho cả giáo viên và
học sinh; tác động vào ý thức, cho thấy sự cần thiết của việc dạy học bằng máy
vi tính hiện nay (tuy vậy, không có nghĩa là “phụ thuộc” hay “lạm dụng” máy
vi tính).

+ Để sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý có hiệu quả, giáo viên cần:
- Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức các loại bài học
(nội khóa, ngoại khóa) để lựa chọn thiết bị và phương tiện dạy học máy vi tính.
Trước khi sử dụng, đặt câu hỏi: sử dụng phương tiện máy vi tính nhằm mục
đích gì? Giải quyết được vấn đề gì? Có phù hợp với nội dung bài học không?
- Có kế hoạch chuẩn bị trước:
 Nghiên cứu, hiểu rõ tính năng của máy vi tính, tránh tình trạng khi
lên lớp mới cùng học sinh tiếp xúc với thiết bị.
 Phương pháp thích hợp với việc sử dụng máy vi tính, ưu tiên phát
huy khả năng tư duy và hoạt động của học sinh, tránh truyền đạt
kiến thức theo lối “nhìn – viết”. Hướng dẫn học sinh nhớ, hiểu
bài, biết vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề.
Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 12
 Giáo viên cần chuẩn bị kĩ khi soạn bài, nhằm hướng dẫn học sinh
lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
- Vị trí đặt máy vi tính trên lớp phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học
sinh cùng quan sát được, thành viên trong nhóm đều được làm việc với máy vi
tính.
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với
thiết bị dạy học để tìm kiến thức rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy.
+ Để sử dụng máy vi tính trong học Địa lý có hiệu quả, học sinh cần:
- Chú ý rèn luyện ý thức và kĩ năng với máy vi tính như là một phương
tiện học tập.
- Phát huy khả năng, tư duy sáng tạo của bản thân, tự ý thức trong việc
học tập.
+ Nhóm nghiên cứu có đề xuất về một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và
phát huy được khả năng sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lý.
Tạo trang Blog phục vụ cho công tác giảng dạy. Trang Blog bao gồm thư
mục của giáo viên và các nhóm học sinh trong mỗi lớp giảng dạy.


Chuẩn bị
Giờ lên lớp
Củng cố
+ Cuối tiết học (tùy vào
nội dung của tiết học kế
tiếp), giáo viên đề ra câu
hỏi hoặc đề tài có liên hệ
thực tiễn.
+ Nhóm học sinh (mỗi
nhóm khoảng 3 học sinh)
tiến hành thực hiện trong
vòng 3 ngày rồi đưa bài
lên blog vào phần thư
mục của nhóm mình.
Không làm (điểm trừ), ý
tưởng hay (điểm cộng).
Giáo viên tổng hợp lại
cộng vào các cột điểm
kiểm tra cho phù hợp và
công bằng.
+ Giáo viên tiến hành
kiểm tra bài làm của học
sinh trên Blog, nhận xét
trực tiếp dưới phần bài
làm, chọn vài trường hợp
tùy tình huống lên lớp
thảo luận.
+ Từ đó, giáo viên biết
được khả năng tư duy

của học sinh, định hướng
cho bài dạy.
+ Dạy học theo hướng
dẫn dắt, gợi mở vấn đề,
phát huy khả năng tư duy
của học sinh với lượng
kiến thức phù hợp. Chú ý
phát huy được khả năng
cộng tác và hợp tác của
hoc sinh, biết nhìn nhận
và giải quyết vấn đề. Từ
đó, tạo tinh thần trách
nhiệm với xã hội.
+ Biết cách sử dụng hiệu
ứng cho hiệu quả.
+ Hình thức củng cố phù
hợp nội dung (câu hỏi
nhanh, trắc nghiệm ).
+ Học sinh không hiểu
phần nào nếu trên lớp
chưa giải quyết được thì
đặt câu hỏi đưa lên Blog,
giáo viên trả lời; đồng
thời các học sinh khác có
thể tham khảo.


Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 13
→ Đánh giá: giải pháp này chưa thật sự là một giải pháp hoàn toàn mới,

nhưng đã tận dụng được khả năng của học sinh, giáo viên với phương tiện
dạy học máy vi tính, hoàn toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng nếu
“muốn”.

Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học – Khoa Địa lý
Trang 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Nguyễn Hải Châu - Phạm Thị Sen (chủ biên), Năm 2006, Đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Địa lý 10, NXB Hà Nội.
• Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc, Năm 2007, Lí luận dạy học Địa lý,
NXB Đại Học Sư Phạm.
• Nguyễn Thông (chủ biên), Năm 2006, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên,
NXB Hà Nội.

×