Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Khảo sát nhu cầu sử dụng mì ăn liền trong sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.69 KB, 17 trang )

Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Lời mở đầu
Từ xa xưa, nhân gian thường có câu “Thời gian là vàng là bạc”, câu nói này càng có
ý nghĩa hơn trong lối sống hiện đại và bận rộn như ngày nay. Do đó, nhu cầu của con
người về các loại thực phẩm ăn nhanh ngày cành nhiều và bắt được nhịp sống của con
người hiện đại, thị trường Mì Ăn Liền ngày càng nóng dần lên. Một cuộc chiến khóc liệt
giữa các các doanh nghiệp trong lĩnh vực Mì Ăn Liền tại Việt Nam đang trong hồi gay cấn.
Để có thể tồn tại trong cuộc chiến này các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến dây
chuyền sản xuất, tung ra những sản phẩm hấp dẫn hơn và đẩy mạnh các chiến dịch
marketing. Vì vậy việc tìm hiểu về nhu cầu mì gói của người dân Việt Nam và đưa ra
những chiến lược marketing cho sản phẩm Mì Ăn Liền điều thiết yếu.
Tuy nhiên vì thời gian và trình đọ của chúng tôi còn hạn chế, nên chúng tôi chỉ có thể
“khảo sát nhu cầu sử dụng Mì Ăn Liền trong siên viên” vì tầng lớp sinh viên chính là
đối tượng tiêu dùng mì nhiều nhất trong xã hội. Có lẽ vì như thế mà trong đời sống sinh
viên thường có câu nói vui "thằng làm quán cơm, tối về một gói mỳ tôm" hẳn khá quen
thuôc.
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
1
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Chương 1: Giới thiệu
1. Cơ sở hình thành đề tài.
Trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay, mức độ cạnh tranh trở nên khốc liệt
trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề kinh doanh. Do đó, không am hiểu và phân tích hành
vi mua hàng là thiếu sót lớn trong hoạt động marketing trước bối cảnh cạnh tranh mở
rộng thị trường. Hành vi của con người muôn hình muôn vẻ và đang chuyển biến ngày
càng phức tạp do khả năng nhận thức và hiểu biết của khách hàng ngày càng hoàn thiện.
Do đó cần phải quan sát, tiếp cận, tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng.


Trong lối sống bận rộn hiện nay, hàng hóa cũng ngày càng trở nên phong
phú nhưng hiếm có sản phẩm nào lại có “tầm phủ sóng” rộng như Mì Ăn Liền. Cũng hiếm
có sản phẩm nào đáp ứng được khẩu vị của cả người giàu lẫn người nghèo như nó. Và vì
vậy, cuộc đua giành giật thị trường của những gói mì xem ra khá hấp dẫn, cho nên việc tìm
hiểu hành vi tiêu dùng mì ăn liền là rất cần thiết. Hiện nay, mì ăn liền là một loại thức ăn
rất phổ biến, đa phần được người tiêu dùng ưa chuộng và còn là sản phẩm hữu ích hầu
như luôn có mặt trong mỗi gia đình. Đặc biệt với tính năng tiện lợi, tiện dụng Mì Ăn Liền
đã và đang chiếm lĩnh khá cao thị phần của khúc thị trường sinh viên.
Tuy nhiên, bước vào thời buổi công nghệ hiện đại, mức sống va nhu cầu của
người tiêu dùng ngày càng tăng cao, đã chuyển từ “ăn no mặc bền” sang “ăn ngon mặc
đẹp” cho nên dù Thị trường Mì Ăn Liền Việt Nam phần lớn nằm ở phân khúc bình dân tập
trung vào sản phẩm có gốc mì nhưng vấn đề chất lượng ngày càng được quan tâm nhằm
đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người tiêu dùng, không ngừng chú trọng đến an toàn vệ sinh
thực phẩm thông qua các tiêu chuẩn cao về chất lượng.
Nhận thức được điểm then chốt này của thị trường Mì Ăn Liền. Chúng tôi nghiên
cứu đề tài “ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm mì ăn liền của sinh viên một số
trường đại học trong TP HCM” nhằm tìm hiểu hành vi tiêu dùng, thị hiếu cũng như sự
quan tâm về vấn đề chất lượng với thị trường bình dân mà rất phổ biến này của người tiêu
dùng nói chung và sinh viên nói riêng. Bên cạnh đó đề tài còn có thể cung cấp những
thông tin hữu ích cho doanh nghiệp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và góp
phần đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp để tiếp tục giữ vững vị thế trên thị
trường và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong thời kỳ chạy đua để dành
chiếc bánh thị phần đang phát triển theo chiều sâu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
2
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Mô tả hành vi, thị hiếu và mức độ quan tâm đến chất lượng của sinh viên khi lựa chọn

tiêu dùng sản phẩm Mì Ăn Liền.
Tìm hiểu sự khác biệt trong cách lựa chọn tiêu dùng dựa vào các biến nhân khẩu học.
Đánh giá khúc thị trường sinh viên. Hành vi tiêu dùng sản phẩm Mì Ăn Liền của sinh viên
TP HCM
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quyết định mua hàng của khách hàng nói chung và
sinh viên nói riêng. Cụ thể là nghiên cứu hành vi mua hàng của sinh viên TPHCM
Không gian nghiên cứu: Một số trường đại học tại TPHCM.
Thời Gian Nghiên Cứu: từ ngày 3/3/2011 đến ngày 8/3/2011
Đối tượng Nghiên Cứu: Sinh viên một số trường tại TPHCM
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước chính:
Nghiên cứu sơ bộ: được tiến hành với nghiên cứu định tính, thông qua thảo luận với
sinh viên bằng dàn bài phỏng vấn sâu nhằm để khám phá, hiệu chỉnh các khái niệm và mô
hình nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức: là nghiên cứu định lượng, được tiến hành thông qua hình thức
thu thập thông tin qua bảng câu hỏi và xử lí, phân tích chúng với sự hỗ trợ của chương
trình Microsoft Excel.
5. Ý nghĩa.
Hiện nay, trên thị trường, sản phẩm Mì Ăn Liền rất đa dạng về chất lượng và
chủng loại, chính vì thế việc tạo nên một sản phẩm hoàn hảo mang lại sức khỏe cho người
tiêu dùng là điều mà không phải nhà sản xuất nào cũng làm được. Vì vậy, kết quả của đề
tài nghiên cứu là nguồn thông tin rất hữu ích và cần thiết cho nhà sản xuất trong việc nhận
biết: “hành vi tiêu dùng Mì Ăn Liền” để hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh phù
hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.Từ đó, nhà sản xuất có thể từng bước định vị sản
phẩm Mì Ăn Liền, cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm tốt
hơn nữa nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nói chung cũng như
hướng vào phát triển phân khúc thị trường sinh viên tốt hơn, đưa thị trường Mì Ăn Liền trở
thành cái bánh thị phần chiếm lĩnh thị trường cao nhất. Đối với nhóm nghiên cứu thì kết
quả nghiên cứu thực sự là một thực tế rất hữu ích trong việc vận dụng những lý thuyết về

hành vi tiêu dùng đã học ở trường.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa
sau.
6. Kết quả mong muốn.
Mô tả được hành vi tiêu dùng sản phẩm Mì Ăn Liền của sinh viên một số trường trong
TP HCM thông qua quá trình quyết định mua hàng.
Nhóm có thể hiểu thêm về hành vi tiêu dùng Mì Ăn Liền cũng như mức độ quan tâm đến
chất lượng của sinh viên khi tiêu dùng Mì Ăn Liền để từ đó đề ra các kiến nghị có thể giúp
ích cho Mì Ăn Liền đảm bảo được thị phần đồng thời giúp cho nhà sản xuất nâng cao chất
lượng Mì Ăn Liền nhằm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu người tiêu dùng.
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
3
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Hành vi tiêu dùng.
Hành vi tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản
phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi
xảy ra hành động. Định nghĩa cho thấy: Hành vi tiêu dùng không chỉ liên quan đến hành
động cụ thể xảy ra bởi từng cá nhân khi mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ, mà còn là tất
cả những yếu tố tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến hành động này.
Hiện tại có rất nhiều quan điểm về hành vi tiêu dùng, song nhìn chung lại thì các nghiên
cứu về hành vi tiêu dùng cho rằng nhu cầu được thể hiện ở hai mặt chức năng lẫn cảm
xúc, nên hành vi tiêu dùng gồm 3 thành phần chính: đầu vào, quá trình mua, đầu ra.
Các tác
nhân
Marketing
Các tác

nhân khác
Đặc điểm
người
mua
Quá trình
quyết định cả
người mua
Quyết định
của người
truy cập
Sản phẩm
Giá
Địa điểm
Khuyến
mãi
Kinh tế
Chính trị
Văn hóa
Công nghệ
Văn hóa
Xã hội
Tâm lý
Cá tính
Nhận thức
vấn đề
Tìm kiếm
thông tin
Đánh giá
Quyết định
mua

Hành vi sau
khi mua
Lựa chọn
sản phẩm
Lựa chọn
địa lý
Định thời
gian mua
Định số
lượng mua
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
4
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Mô hình hành vi của người mua
Nguồn: Theo Kotler, Phillip (1999)
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
Văn hóa
Văn hóa
Nhánh văn
hóa
Giai tầng
xã hội
Xã hội
Các nhóm
chuẩn mực xã
hội
Gia đình
Vai trò và địa

vị xã hội
Cá nhân
Tuổi tác,giai đoạn của chu kỳ
đời sống của gia đình
Nghề nghiệp
Tình trạng kinh tế
Nhân cách và quan niệm
Tâm lý
Động cơ
Tri giác
Lĩnh hội
Niềm tin và
thái độ
Người
mua
Yếu tố bên ngoài khách hàng Yếu tố bên trong khách hàng
Nguồn: Theo Kotler, Phillip (1999)
1.3. Quá trình quyết định mua hàng.
Quá trình mua hàng của người tiêu dùng không chỉ đơn thuần là hành động mua
một sản phẩm nào đó. Có thể thấy 5 giai đoạn trong quá trình mua hàng được diễn ra
như sau:
Nhận biết nhu cầu
Đánh giá các phương án
Tìm kiếm thông tin
Quyết định mua hàng
Hành vi sau mua hàng
Mô hình 5 giai đoạn quyết định mua hàng
Nguồn: Theo Kotler, Philip (1999)
Nhưng trên thực tế quá trình mua hàng không nhất thiết phải theo thứ tự như trên.
2. Phương pháp nghiên cứu.

2.1. Nguồn số liệu dự kiến.
 Các số liệu thứ cấp
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
5
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
 Thu thập số liệu về tình hình tiêu thụ Mì Ăn Liền của các doanh nghiệp từ
Internet và báo chí.
 Các số liệu sơ cấp: đây là số liệu thực tế về tiêu dùng Mì Ăn Liền của
 sinh viên trong TPHCM và được thu thập bằng cách tổ chức khảo sát và thống kê
lại với cỡ mẫu khoảng 300 sinh viên qua bản câu hỏi phỏng vấn.
2.2. Phương phá thu thập số liệu.
o Ban đầu số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu 15 sinh viên với một dàn
bài soạn sẵn để hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi chuẩn bị để phỏng vấn chính thức.
o Sau khi đã hiệu chỉnh lại bản câu hỏi thì sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp với cở
mẫu 320 sinh viên. Sao đó chọn lựa, lọc bỏ những mẫu khảo sát không có giá trị và
tiến hành phân tích dữ liệu có được bằng các phương pháp thích hợp.
o Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu hành vi
tiêu dùng sản phẩm Mì Ăn Liền của sinh viên một số trường trong TPHCM.
o Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: phân tích số liệu từ các bản câu hỏi, so
sánh hành vi tiêu dùng giữa giới tính, thu nhập, nơi sinh sống và tổng hợp để đưa
ra các nhận xét.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu.
Khi số liệu thu về tác giả tiến hành làm sạch đồng thời mã hóa sau đó tổng hợp số
liệu. Bước tiếp theo là sử dụng phương pháp thống kê mô tả và những công cụ trong
phần mềm Excel 2007 để xử lý số liệu
2.4. Phương pháp chọn mẫu
- Thị trường nghiên cứu là sinh viên một số trường trong TPHCM. Mẫu cho nghiên cứu
được chọn ngẫu nhiên.

- Phương pháp chọn mẫu:
+ Mẫu cho nghiên cứu được lấy thuận tiện, có chú ý sự khác biệt về giới tính, thu nhập và
năm học.
+ Tổng thể là sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiêu dùng Mì Ăn Liền.
+ Cỡ mẫu: 263 sinh viên học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
6

×