Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giáo án Vật Lý lớp 10: CẤU TẠO CHẤT - THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.82 KB, 13 trang )

CẤU TẠO CHẤT - THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ

I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Nhắc lại được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lý tưởng.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về
chuyển động phân tử, tương tác phân tử để giải thích các đặc điểm về
thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, lỏng và rắn.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Một giá sắt
- Hai khối chì có bề mặt nhẵn
- Một quả cân
- Bộ mô hình hai quả cầu và lò xo.
- Có thể thay thế bằng mô hình thí nghiệm ảo trình bày bằng PowerPoint
và máy chiếu.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về cấu tạo chất đã được học ở lớp 8

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới.

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Xây dựng tình huống học tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan


sát hình ảnh: khối nước đá, một ly
nước nóng ở thể lỏng và hơi nước


- Học sinh quan sát hình ảnh
một khối nước đá, một ly nước
đang bốc lên từ một cốc nước
nóng.
- Giáo viên đặt câu hỏi.
- Nước đá, nước ở thể lỏng và hơi
nước thì ở thể nào nước sẽ có hình
dạng xác định?
- Nước đá, nước ở thể lỏng và hơi
nước thì ở thể nào nước sẽ có thể
tích xác định?
- Gợi ý vào bài: tại sao cùng là
nước nhưng ở các thể khác nhau
thì tính chất về thể tích và hình
dạng của chúng lại khác nhau?
Chúng ta sẽ khảo sát vấn đề này.
ở thể lỏng, hơi nước.


- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
2) Ôn tập vật lý 8
- Giáo viên ghi đầu bài của bài học
và tiểu mục I,1.

- Học sinh nghe từng câu hỏi
của giáo viên, dành vài phút sau

- Giáo viên tuần tự đặt các câu hỏi
và gợi ý để học sinh nhớ lại kiến
thức lớp 8
- Câu hỏi 1: Trong vật lý 8 cho
rằng chất được cấu tạo từ những
thành phần nào?
- Câu hỏi 2: Các phân tử cấu tạo
nên vật thì chuyển động hay đứng
yên?
- Câu hỏi 3: Nhiệt độ của vật có
liên quan gì với vận tốc chuyển
động của các phân tử?
- Giáo viên đặt vấn đề chuyển qua
lực tương tác phân tử: Giáo viên
chỉ ra các vật có hình dạng xác
định xung quanh và đặt câu hỏi tại
sao chúng không bị phân rã thành
mỗi câu hỏi cho lớp thảo luận
để tái hiện kiến thức cũ và trả
lời.
- Trả lời câu hỏi 1.


- Trả lời câu hỏi 2.


- Trả lời câu hỏi 3.


- Học sinh tự tóm tắt và ghi bài

vào tập.
từng mảnh hay từng hạt mặc dù
các phân tử cấu tạo nên chúng
chuyển động không ngừng?

- Giáo viên ghi đầu đề I.2.
3) Lực tương tác phân tử
- Chia lớp ra thành hai nhóm.
- C1: Cho hai học sinh lên cùng
với giáo viên tiến hành thí nghiệm
ghép mặt hai thỏi chì hình 28.3
sách giáo khoa.
(Hoặc giáo viên làm thí nghiệm ảo
trên projector).
- Đặt vấn đề tại sao hai thỏi chì hút
nhau? Cho hai nhóm trong lớp
thảo luận.
- Giáo viên gọi đại diện từng nhóm
phát biểu.

- Cả lớp quan sát thí nghiệm,






- Chia lớp thành hai tổ thảo luận
vì sao hai thỏi chì hút nhau. Mỗi
nhóm cử đại diện phát biểu các

giải thích của nhóm mình.
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn để đi
đến thống nhất chung cho C1.
- C2: Yêu cầu học sinh đọc C2 và
thảo luận nhóm.
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn để đi
đến thống nhất chung cho C2.

- Thông báo và minh hoạ mô hình:
giáo viên trình bày mô hình minh
hoạ bằng hai quả cầu nối với nhau
qua một lò xo và đặt câu hỏi.
- Câu hỏi 4: Khi kéo hai quả cầu
xa nhau thì chúng có xu hướng
như thế nào?
- Câu hỏi 5: Khi nén hai quả cầu
gần nhau thì chúng có xu hướng
như thế nào?
- Học sinh tự tóm tắt ý và ghi
cách giải thích.

- Một học sinh đọc C2.
- Hai nhóm trong lớp thảo luận
C2.
- Đại diện từng nhóm phát biểu
ý kiến của mình để giải thích
cho C2.
- Học sinh nghe thông báo của
giáo viên và trả lời.




- Trả lời câu hỏi 4.

- Câu hỏi 6: Khi không kéo cũng
không nén thì giữa hai quả cầu có
lực tương tác nào không?
- Giáo viên chuyển vấn đề: Vận
dụng kiến thức vừa nghiên cứu để
trả lời câu hỏi tại sao các chất có
thể tồn tại ở các thế rắng, lỏng,
khí?

- Trả lời câu hỏi 5.


- Trả lời câu hỏi 6.



- Học sinh khái quát hoá thành
hệ thống và tự ghi tóm tắt vào
tập.
- Các phân tử tương tác với
nhau thông qua lực hút và lực
đẩy.
- Nếu khoảng cách giữa các
phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh
hơn lực hút và ngược lại.
- Nếu khoảng cách giữa các

phân tử rất lớn thì lực hút không
đáng kể.
4) Các thể rắn, lỏng, khí.
- Ghi đề mục 3 và yêu cầu học
sinh quan sát hình ảnh minh hoạ
sự sắp xếp các phân tử trong các
thể ở hình 28.4.
- Xét riêng về thể khí: Gợi ý học
sinh quan sát và nhận xét về các ý:
+ Khoảng cách giữa các phân tử?
+ Lực tương tác?

+ Sự chuyển động của các phân
tử?

- Học sinh quan sát và nhận xét
từ hình ảnh minh hoạ sự sắp xếp
các phân tử trong các thể rắn,
lỏng và khí (hình 28.4).
- Học sinh nhận xét riêng về thể
khí:

+ Khoảng cách các phân tử rất
rất xa.
+ Lực tương tác giữa các phân
tử rất yếu.
+ Các phân tử chuyển động tự
+ Suy ra tính chất về hình dạng và
thể tích.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình

ảnh minh hoạ thể rắn. Thảo luận
nhóm. Về thể rắn cũng theo 4 ý
trên.
Riêng về sự chuyển động của các
phân tử trong chất rắn, giáo viên
giải thích thêm sự dao động quanh
vị trí cân bằng của các phân tử.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình
ảnh minh hoạ thể lỏng, thảo luận
nhóm và cũng theo các gợi ý trên.
- Cho học sinh báo cáo nhận xét
của nhóm mình về thể lỏng.


do về mọi hướng.
+ Suy ra chất khí không có hình
dạng và thể tích xác định.
- Học sinh thảo luận nhóm và tự
nhận xét về thể rắn.
- Mỗi nhóm cử đại diện phát
biểu nhận xét của nhóm mình về
thể rắn.
+ Khoảng cách giữa các phân tử
rất ngắn.
+ Lực tương tác phân tử rất
mạnh.
+ Các phân tử chỉ dao động
quanh vị trí cân bằng.
+ Suy ra chất rắn có hình dạng
và thể tích xác định.

- Học sinh thảo luận nhóm và tự




- Giáo viên thông báo về hình
dạng chất lỏng trong môi trường
có trọng lực và không có trọng lực.



- Giáo viên chuyển ý sang mục II:
Xét riêng thể khí và áp dụng các
kiến thức đã học, ta xây dựng
thuyết động học phân tử chất khí.
Thuyết này được ra đời vào những
năm đầu của thế kỷ XVIII.
nhận xét về thể lỏng:
+ Khoảng cách phân tử gần hơn
so với thể khí nhưng xa hơn so
với thể rắn.
+ Lực tương tác mạnh hơn so
với thể khí nhưng yếu hơn so
với thể rắn.
+ Các phân tử dao động quanh
vị trí cân bằng nhưng vị trí cân
bằng này có thể di chuyển được.

+ Suy ra chất lỏng có thể tích
xác định nhưng không có hình

dạng xác định.
- Học sinh được thông báo: Chất
lỏng có dạng bình chứa do tác
dụng của trọng lực tác dụng lên
chất lỏng. Nếu ở trạng thái
không trọng lực thì khối chất
lỏng có dạng hình cầu.
- Học sinh tự tóm tắt và ghi vào
tập các thuộc tính của 3 thể
5) Nội dung cơ bản của thuyết
động học phân tử chất khí.
- Giáo viên ghi đề mục II.1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đi
đến thuyết động học phân tử chất
khí bằng cách kế thừa kiến thức về
cấu tạo chất đã được học ở lớp 8.
Sau mỗi gợi ý, giáo viên gợi ý để
học sinh chuyển thành luận điểm
riêng cho chất khí.



- Học sinh nhắc lại kiến thức về
cấu tạo chất ở lớp 8.
- Học sinh chuyển ý đối với
từng luận điểm để áp dụng cho
chất khí.
+ Chất khí được cấu tạo từ
những phần tử có kích thước rất
nhỏ so với khoảng cách giữa

chúng.
+ Các phân tử chất khí chuyển
động hỗn loạn không ngừng
theo mọi hướng. Chuyển động
này càng nhanh khi nhiệt độ
- Ý tưởng gây áp suất lên thành
bình là ý tưởng mới so với lớp 8.
Giáo viên diễn giải thêm phần này.

càng cao.
+ Khi chuyển động hỗn loạn các
phân tử khí va chạm vào thành
bình gây nên áp suất lên bình.
- Học sinh tự tóm tắt và ghi vào
tập.
6) Khí lý tưởng.
- Giáo viên chuyển sang II.2 đồng
thời thông báo định nghĩa về khí lý
tưởng: Trên thực tế, ở điều kiện
bình thường, nhiều loại khí dù có
bản chất hóa học khác nhau nhưng
chúng đều có chung đặc điểm:
Kích thước phân tử rất nhỏ so với
kích thước giữa chúng, lực tương
tác rất nhỏ. Để đơn giản, người ta
định nghĩa một loại khí mà trong

- Học sinh nghe thông báo về
khí lý tưởng.
- Học sinh đọc lại định nghĩa về

khí lý tưởng trong sách giáo
khoa.
đó người ta bỏ qua kích thước của
các phân tử, gọi là khí lý tưởng.
7) Mở rộng kiến thức, vận dụng và
củng cố.
- Giáo viên diễn giảng thêm phần
đọc thêm.
- Cho học sinh đọc và trả lời các
câu hỏi 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa.


- Học sinh đọc thêm phần em có
biết: PLASMA
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
8) Giao việc về nhà
- Cho học sinh ghi nhận bài tập về
nhà: 5, 6, 7, 8 sách giáo khoa.
- Có thể tham khảo trước bài
Boyle Mariotte.

- Trả lời các câu hỏi và bài tập.

×