Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án Vật Lý lớp 10: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát biểu được định pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.42 KB, 7 trang )

CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức tính tốc độ dài và trình bày đúng được hướng của
vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều.
- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị của
tốc độ góc trong chuyển động tròn đều.
- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị của
chu kỳ và tần số.
- Viết được công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
- Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được
công thức của gia tốc hướng tâm.
2. Kỹ năng:
- Chứng minh được công thức
T
fT
1
;
2



; V = ωr;
2
2

r
r
v


a
ht

và sự
hướng tâm của vectơ gia tốc.
- Giải được các bài toán đơn giản về chuyển động tròn đều.
- Nêu được một số ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Một vài thí nghiệm đơn giản để minh hoạ chuyển động tròn đều.
- Đĩa tròn bằng bìa cứng có trục quay.
- Hình vẽ 5.5 trên giấy khổ lớn dùng cho học sinh trình bày cách chứng
minh.
Học sinh:
- Ôn lại các khái niệm vận tốc, gia tốc ở bài 3.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là sự rơi tự do?
- Nêu đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do?
3. Bài mới.

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Đặt vấn đề
- Ở bài trước các em đã khảo sát một số
loại động cơ như chuyển động thẳng đều,
chuyển động thẳng biến đổi đều nhưng
trong thực tế các em gặp rất nhiều

chuyển động có quỹ đạo không phải là
đường thẳng như chuyển động của một
điểm trên cánh quạt máy, quỹ đạo của nó
là đường tròn. Để phù hợp với khả năng
của các em hôm nay ta chỉ xét chuyển





- Ghi đề mục I.
- Đọc các tiểu mục 1, 2, 3.

động tròn đều.
- Ghi đề bài, đề mục I
- Yêu cầu học sinh ghi các tiểu mục 1, 2,
3.
2) Tìm hiểu khái niệm chuyển động tròn
đều
- Đặt câu hỏi và chỉnh sửa câu trả lời của
học sinh.
+ Thế nào là chuyển động tròn?
+ Tốc độ trong chuyển động tròn tính
bằng công thức nào?
+ Thế nào là chuyển động tròn đều?
+ Nêu câu hỏi C1 sách giáo khoa.
- Làm một vài thí nghiệm chuyển động
tròn đều đơn giản.



- Trả lời các câu hỏi của
giáo viên như sách giáo
khoa.
- Ghi các tiểu mục và tóm
tắt câu trả lời vào tập
3) Tìm hiểu khái niệm tốc độ dài, vectơ
vận tốc.
- Yêu cầu học sinh đọc các tiểu mục 1, 2
trong đề mục II, ghi đề mục III.
- Đặt câu hỏi.
+ Trong chuyển động tròn, tốc độ dài
được tính bằng công thức nào?
+ Để công thức này đúng cần phải có
những điều kiện gì?

+ Nêu câu hỏi C2.
- Vẽ hình 5.3 lên bảng
+ Vận tốc trong chuyển động tròn đều có
phương như thế nào?
- Đọc các tiểu mục 1, 2
-
t
s
v




- Trong khoảng thời gian
Δt rất ngắn để cung tròn

có thể xem như một đoạn
thẳng.
- Trả lời câu hỏi C2.
- Vẽ hình 5.3.
- Trả lời câu hỏi như sách
giáo khoa.
- Ghi bài vào tập.
5) Tìm hiểu các khái niệm tốc độ góc,
chu kỳ, tần số. Tìm ra công thức liên hệ
giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
- Yêu cầu học sinh đọc các tiểu mục a, b,
c, d của tiểu mục 3.
- Ghi các công thức 5.2, 5.3, 5.4 lên
bảng.
- Dùng các ví dụ để làm rõ các định
nghĩa tốc độ góc, chu kỳ, tần số.
- Chia lớp ra thành 6 nhóm, nhóm 1 và 2
thực hiện câu C3, nhóm 3 và 4 thực hiện
câu C4, nhóm 5 và 6 thực hiện câu C5.
- Cho các học sinh quan sát chuyển động
quay của đĩa tròn bằng bìa cứng trên đó
có vẽ hai điểm, một điểm gần tâm và một
điểm xa tâm. Yêu cầu học sinh nhận xét
tốc độ dài và tốc độ góc của hai điểm này
và đưa ra lý giải.
- Yêu cầu các nhóm chứng minh công
thức 5.5 và trả lời câu hỏi C6.
- Đọc các tiểu mục a, b, c,
d của tiểu mục 3.
- Ghi các định nghĩa và

công thức vào tập.
- Các nhóm thực hiện yêu
cầu của giáo viên và cử
đại diện lên bảng trình
bày.
- Học sinh quan sát và
đưa ra nhận xét: Tốc độ
dài càng xa tâm càng lớn,
tốc độ góc như nhau. Học
sinh giải thích và đi đến
công thức
v=ωr
- Chứng minh công thức
5.5 và trả lời câu hỏi C6.
Cử đại diện lên bảng trình
bày.
4. Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà
- Yêu cầu học sinh đọc phần tóm tắt bài.
- Cho học sinh làm các bài tập 8, 9, 10, 11 sách giáo khoa.
- Cho bài tập về nhà 12, 13, 14, 15 sách giáo khoa

×