Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán thu chi hoạt động tại trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên phần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.79 KB, 34 trang )

Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2009 được kế toán lập sẽ chuyển
cho hiệu trưởng ký duyệt. Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2009 được
lập thành 2 liên, 1 liên chuyển cho kho bạc và 1 liên lưu tại phòng kế toán đơn vị
để làm sơ sở ghi sổ với nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên có thể diễn giản như sau
Theo chứng từ số 81 ngày 31 tháng 12 năm 2009 kế toán đơn vị xác đinh
tiền lương, phụ cấp,... phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị
tính vào chi hoạt động số tiền là 138.906.695 VNĐ
Kế toán đơn vị định khoản như sau:
Nợ TK 66121: 138.906.695
Có TK 334: 138.906.695
Bút toán trên được phản ánh vào sơ đồ tài khoản:
TK 334 TK 66121
138.906.695 138.906.695
Kế toán sẽ nhập vào máy tính bút toán ghi:
Nợ TK 66121: "Thanh toán tiền lương tháng 12/2009"
Có TK 334: "Phải trả công chức, viên chức"
Và nhập số tiền 138.906.695 VNĐ theo chứng từ số 81 ngày 31 tháng 12
năm 2009. Khi nhập vào máy tính bút toán đó thì máy tính sẽ tự động nhập số
liệu vào sổ chứng từ - ghi sổ
Bảng 2.2: Phản ánh nghiệp vụ phải trả tiền lương, phụ cấp cho công
nhân viên chức tháng 12 năm 2009 tính vào chi hoạt động vào chứng từ ghi sổ
40
Đơn vị:
Trường Cao Đẳng Y tế Điện Biên
Tỉnh Điện Biên
Mẫu số S02a-H
(Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ - BTC
ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 81
Ngày 31 tháng 12 năm 2009


Đơn vị tính: VNĐ

Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.3: Phản ánh nghiệp vụ phải trả tiền lương phụ cấp cho công
nhân viên chức tháng 12 năm 2009 tính vào chi hoạt động vào Sổ đăng ký
Chứng từ - Ghi sổ
Đơn vị:
Trường Cao Đẳng Y tế Điện Biên
Tỉnh Điện Biên
Mẫu số S02b-H
(Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ – BTC
ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm 2009 Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ
Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng

81

….
31/12


138.906.695 …
….

….




Cộng
Cộng

Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Số hiệu tài khoản
Nợ Có
Thanh toán tiền lương tháng
12/2009
66121 334 138.906.695
Tổng cộng 138.906.695
41
Bảng 2.4: Phản ánh nghiệp vụ phải trả tiền lương, phụ cấp cho
công nhân viên chức tháng 12 năm 2009 tính vào chi hoạt động vào Sổ cái
Đơn vị:
Trường Cao Đẳng Y tế Điện Biên
Tỉnh Điện Biên
Mẫu số S02c-H
(Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ – BTC
ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
SỔ CÁI
Năm: 2009
Tài khoản cấp 1: 661
Tài khoản cấp 2: 6612 Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
tháng
ghi sổ

Chứng từ ghi
sổ
Diễn giải
Số hiệu
TK đối
ứng
Số tiền
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
Số dư đầu năm
81 31/12
Thanh toán tiền lương tháng
12/2009
334 138.906.695
Cộng số phát sinh
138.906.695

Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.5: Phản ánh nghiệp vụ phải trả tiền lương, phụ cấp cho
công nhân viên chức tháng 12 năm 2009 tính vào chi hoạt động vào Sổ chi tiết
chi hoạt động
Đơn vị:
Trường Cao Đẳng Y tế Điện Biên
Tỉnh Điện Biên
Mẫu số S61-H

(Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ – BTC
ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
42
SỔ CHI TIẾT CHI HOẠT ĐỘNG
Năm 2009
Loại 490 khoản 501 mục 6000 - Tiền lương
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 6612
Ghi Có
TK 6612
Số
hiệu
Ngày
tháng
Tổng số Chia ra các tiểu mục
6001 6002 6003
31/12 81 31/12 Chi lương T12 138.906.695
129.477.39
5
3.035.80
0
6.393.50
0
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
Lũy kế từ đầu năm
Điện Biên, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Như vậy, có thể thấy quy trình kế toán xác định tiền lương, phụ cấp,…
phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức tính vào chi hoạt động của đơn vị có 2
ưu điểm lớn, đó là:
Thứ nhất, đơn vị có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán HCSN nên kế toán
phải hạch toán với các thao tác rất nhanh chóng trên phần mềm kế toán.
Thứ hai, sau khi hoàn tất việc xác định tiền lương,… phải trả thì việc
thanh toán cho cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện qua Kho bạc nhà
nước.
2.2.4.2. Kế toán phải trả các khoản trích theo lương tính vào chi hoạt động
Hàng tháng, kế toán phản ánh tình hình trích BHXH, BHYT, KPCĐ của
đơn vị với cơ quan Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn lao động. Việc trích các khoản
BHXH, BHYT, KPCĐ của đơn vị đều tuân theo quy định của nhà nước.
Khi có số phát sinh, kế toán lập Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
để xác định số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ mà đơn vị và người lao động phải nộp
trong tháng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn lao động. Chứng từ này
là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương tính vào chi hoạt
43
động (19% trên tổng lương phải trả) và trừ vào lương của cán bộ, công chức,
viên chức (6% trên tổng lương phải trả).
Cuối tháng, kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi hoạt động,
ghi:
Nợ TK 66121: Chi hoạt động
Có TK 3321: BHXH
Có TK 3322: BHYT
Có TK 3323: KPCĐ.
Ví dụ: Căn cứ vào chứng từ số 82 ngày 31/12/2009, kế toán đơn vị trích
BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi hoạt động số tiền là: 26.392.272VNĐ (Trong
đó: BHXH: 20.836.000VNĐ; BHYT: 2.778.136VNĐ; KPCĐ: 2.778.136VNĐ)
Bảng 2.6: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương tháng 12/2009

Đơn vị:
Trường Cao Đẳng Y tế Điện Biên
Tỉnh Điện Biên
Mẫu số C11-HD
(Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ – BTC
ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG
Tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Tên
đơn vị
Tổng
cộng
Tính vào chi hoạt động Trừ vào lương
Tổng BHXH BHYT KPCĐ Tổng BHXH BHYT
1 2 3 4 5 6 7 8 9
TCĐYT
ĐBP
35.258.675 26.392.272 20.836.000 2.778.136 2.778.136 8.866.385 7.388.654 1.477.731

Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán đơn vị đã định khoản nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK 66121: 26.392.272 (=19%*138.906.695)
Có TK 3321: 20.836.000 (=15%*138.906.695)
Có TK 3322: 2.778.136 (=2%*138.906.695)
44
Có TK 3323: 2.778.136 (=2%*138.906.695
Phản ánh nghiệp vụ phải trả các khoản trích theo lương tháng 12/2009 tính

vào chi hoạt động vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi
tiết chi hoạt động (Chi tiết xem phụ lục số 01)
2..2.4.3. Kế toán chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ tính vào chi hoạt động
Ngày 11 tháng 11 năm 2009 Trường Cao Đẳng Y tế Điện Biên mua bàn
cho bộ môn dược
Việc mua sắm TSCĐ tại đơn vị được tuân theo một trình tự nhất định. Khi
một TSCĐ được mua sắm, trước hết đơn vị phải căn cứ vào chứng thư thẩm định
của Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam do Trường Cao Đẳng Y tế
Điện Biên yêu cầu thẩm định giá TSCĐ để lập hợp đồng mua bán hàng hóa
Căn cứ vào HĐMBHH được ký kết vào ngày 08 tháng 11 năm 2009, giữa
Cơ sở sản xuất đồ gỗ - nội thất gia đình Vân Hoan và Trường Cao Đẳng Y tế
Điện Biên thì 2 bên tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng Khi mua hàng thì
Cơ sở sản xuất Đồ gỗ - Nội thất Vân Hoan đã cung cấp hóa đơn bán hàng cho
Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên như sau:
Bảng 2.7: Hóa đơn mua hàng ngày 11 tháng 11 năm 2009
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Mẫu số: 02 GTTT- 3LL
(THÔNG THƯỜNG) CP/2007B
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 11 tháng 11 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Cơ sở sản xuất Đồ gỗ - Nội thất Vân Hoan
45
Địa chỉ: SN98 – Tổ dân phố 7 Phường Nam Thanh - TP Điện Biên Phủ -
Tỉnh Điện Biên.
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thị Phương
Tên đơn vị: Trường Cao Đẳng Y tế Điện Biên
Địa chỉ: Phường Noong Bua - TP Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên.
Stt
Tên hàng hóa ĐVT SL Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền

(VNĐ)
1
Mua bàn bộ môn dược cho
học sinh Lào Cái 25 392.000 9.800.000
2
Mua kính bàn bộ môn dược
cho học sinh Lào Cái
25 496.960 12.424.000
Tổng cộng 22.224.000
Số tiền bằng chữ:Hai mươi hai triệu hai trăm hai mươi bốn nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Như vậy, ngày 11/11/2009 đơn vị có phát sinh một nghiệp vụ kinh tế liên
quan đến mua sắm TSCĐ, có thể diễn giải nội dung nghiệp vụ đó như sau:
Theo hợp đồng mua bán hàng hóa số 467/HĐMBHH ngày 08/11/2009 và
biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng số: 470/BBNT&TLHD ngày
11/11/2009, đơn vị rút dự toán chi hoạt động mua bàn bộ môn dược cho học sinh
Lào và kính bàn với giá mua là 22.224.000 VNĐ. TSCĐ mua về đưa ngay vào
sử dụng.
Kế toán đơn vị đã định khoản:
BT1) Nợ TK 2112: 22.224.000
Có TK 46121: 22.224.000
46
BT2) Nợ TK 66122: 22.224.000
Có TK 466: 22.224.000
BT3) Có TK 0081: 22.224.000
Bút toán trên được phản ánh vào sơ đồ tài khoản:
TK46121 TK2112 TK466 TK66121

22.224.000 22.224.000 22.224.000 22.224.000


TK0081
22.224.000
Với nghiệp vụ này, các nội dung kế toán đã nhập vào máy bao gồm: Ngày
tháng ghi sổ: 11/11/2009; Số hiệu chứng từ: 467; Ngày tháng: 08/11/2009; Đồng
thời nhập bút toán; Nợ TK 2112: “Bàn bộ môn dược cho học sinh Lào” / Có TK
46121: “Nguồn kinh phí hoạt động” và nhập số liệu tiền phát sinh là:
22.224.000VNĐ. Đối với bút toán ghi Nợ TK 66121 / Có TK 466 thì máy tính sẽ
tự động ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và tăng chi hoạt động. Nói
cách khác máy tính sẽ hiểu bút toán sau:
Nợ TK 66121: Chi hoạt động
Có TK 466: Nguồn kinh phí hoạt động
Kế toán cũng không cần nhập bút toán ghi đơn Có TK 0081: Dự toán chi
thường xuyên.
Việc hạch toán chi tiết nghiệp vụ mua sắm, sửa chữa TSCĐ (Chi tiết xem
phụ lục số 02)
47
Với việc sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng, kế toán đã đơn giản hoá
việc ghi chép, giảm thiểu được công việc hơn do đó tiết kiệm được thời gian
trong việc cập nhật các thông tin kế toán.
Tuy nhiên do đơn vị mang đầy đủ đặc điểm hoạt động của đơn vị HCSN
nên trong quá trình hoạt động đơn vị có những nghiệp vụ phát sinh lớn về mua
sắm TSCĐ. Đặc biệt là các TSCĐ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài như
các phương tiện vận chuyển (ô tô con,…), phương tiện quản lý văn phòng có giá
trị lớn (như máy tính xách tay, các đồ điện tử có giá trị cao,…) và các TSCĐ có
giá trị lớn khác,…
Đây là những nghiệp vụ ít xảy ra vì TSCĐ có giá trị lớn và phải có quyết
định của cơ quan cấp trên. Nhưng khi phát sinh nghiệp vụ này, kế toán đơn vị đã
phản ánh rất tốt công tác tiếp nhận TSCĐ cũng như việc ghi sổ kế toán liên quan.
Tóm lại, các nghiệp vụ phát sinh về mua sắm TSCĐ được phản ánh chính

xác bút toán tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và tăng chi hoạt động. Có
được điều này là do kế toán của đơn vị có trình độ cao, được đào tạo bài bản về
chuyên môn, am hiểu sâu rộng về các nghiệp vụ kế toán.
2.2.4.4. Kế toán phải trả về các dịch vụ điện, điện thoại, nước, bưu phí, tính vào
chi hoạt động
Trong tháng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi hoạt động như phải
trả về các dịch vụ điện, điện thoại, nước, bưu phí,… đơn vị đã sử dụng nhưng
chưa thanh toán, kế toán căn cứ vào hoá đơn của bên cung cấp dịch vụ (Như Hoá
đơn tiền điện GTGT, Hoá đơn tiền nước, Hoá đơn tiền điện thoại,...) ghi:
Nợ TK66121: Chi hoạt động
Có TK3311: Phải trả người cung cấp.
Ví dụ : Công ty Điện lực 1 có gửi Hoá đơn tiền điện GTGT số 19067730
cho đơn vị vào ngày 10/02/2010 yêu cầu đơn vị thanh toán tiền điện đã sử dụng
trong tháng 2/2010 cho Công ty.
48
Sau khi tiếp nhận Hoá đơn tiền điện GTGT số 19067730 với tổng số tiền
đơn vị phải tính vào chi hoạt động là 8.107.759 VNĐ. Kế toán đơn vị định khoản
như sau:
Nợ TK 66121: 8.107.759
Có TK 3311: 8.107.759
Bút toán trên được phản ánh vào sơ đồ tài khoản:
TK 3311 TK 66121
8.107.759 8.107.759
Mọi khoản phải trả nhà cung cấp của đơn vị đều được hạch toán chi tiết
cho từng đối tượng phải trả, nội dung phải trả và từng lần thanh toán. Như trong
ví dụ trên, kế toán đơn vị đã ghi Có TK 3311 (Tức là phải trả cho Công ty Điện
lực 1). Điều này tạo ra sự chặt chẽ trong công tác kế toán của đơn vị. Cũng như
các nghiệp vụ phát sinh khác, bút toán trên được kế toán nhập vào máy tính và
được máy tính tự động vào sổ sách có liên quan.
Việc hạch toán nghiệp vụ thanh toán các dịch vụ điện, điện thoại, nước,

bưu phí, tính vào chi hoạt động (Chi tiết xem phụ lục số 03)
Kế toán phải trả các dịch vụ khác tính vào chi hoạt động: Hàng tháng, đơn
vị cũng có phát sinh một số nghiệp vụ khác liên quan đến việc phải trả cho nhà
cung cấp dịch vụ như: dịch vụ điên thoại, dịch vụ nước, dịch vụ bưu phí,…
Khi phát sinh các nghiệp vụ này, kế toán tại đơn vị đã tiếp nhận các hoá
đơn do bên cung cấp dịch vụ cung cấp và tiến hành ghi sổ ngay. Việc thực hiện
công tác kế toán liên quan đến nghiệp vụ này được kế toán đơn vị thực hiện
tương đối tốt. Đây là một thành tích trong công tác kế toán chi hoạt động tại đơn
vị.
Nhận xét về kế toán phải trả về các dịch vụ điện, điện thoại, nước, bưu
phí,… tại đơn vị tính vào chi hoạt động: Khi xác định các khoản phải trả cho nhà
cung cấp dịch vụ, kế toán căn cứ vào hoá đơn do bên cung cấp dịch vụ lập (Nói
49
cách khác kế toán tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài) để làm căn cứ ghi sổ chứng từ
ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ, thẻ kế toán chi tiết. Việc xác
định các khoản phải trả được kế toán mở riêng cho từng nhà cung cấp dịch vụ.
Đây cũng là các nghiệp vụ phát sinh hàng tháng, vào một thời điểm nhất định
trong tháng thường là vào cuối mỗi tháng. Vì vậy, việc ghi chép được kế toán
thực hiện đơn giản và chính xác, tạo điều kiện cho việc thực hiện lập các báo cáo
định kỳ (Cuối tháng, cuối quý, cuối năm) của đơn vị.
2.2.4.5. Kế toán thanh toán các khoản tạm ứng tính vào chi hoạt động
Việc thanh toán các khoản tạm ứng tính vào chi hoạt động là nghiệp vụ
diễn ra thường xuyên tại đơn vị. Người nhận tạm ứng là các cán bộ, công chức,
viên chức trong đơn vị. Người nhận tạm ứng được Thủ trưởng đơn vị giao cho
một khoản tiền, vật tư để giải quyết công việc cụ thể nào đó như đi công tác, đi
mua vật tư, chi hành chính,…
Thanh toán các khoản tạm ứng tính vào chi hoạt động, kế toán đơn vị ghi:
Nợ TK 66121: Chi hoạt động
Có TK 312: Tạm ứng.
Ví dụ: Ngày 24 tháng 12 năm 2009 kế toán của đơn vị lập Giấy thanh

toán tạm ứng số 046 để thanh toán tạm ứng cho Bà Nguyễn Thị Phương (Tạm
ứng để may trang phục cho lưu học sinh Lào).
Giấy thanh toán tạm ứng do kế toán lập, sau khi lập xong chuyển cho kế
toán trưởng soát xét và Thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Người đề nghị thanh toán là
Bà Nguyễn Thị Phương phải ký xác nhận (Trong trường hợp này không có chênh
lệch). Giấy thanh toán tạm ứng kèm theo chứng từ gốc (Chứng từ số 325, ngày
17/12) được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Nghiệp vụ thanh toán tạm ứng trên được diễn giải như sau: Bà Nguyễn
Thị Phương thanh toán tạm ứng: May trang phục cho lưu học sinh Lào
Kế toán đơn vị đã định khoản;
50
Nợ TK 66121: 12.400.000
Có TK 312: 12.400.000
Bút toán trên được phản ánh vào sơ đồ tài khoản:
TK 312 TK 66121

12.400.000 12.400.000
Việc phản ánh chi tiết nghiệp vụ thanh toán các khoản tạm ứng tính vào
chi hoạt động (Chi tiết xem phụ lục 04)
Tóm lại, thanh toán tạm ứng là công việc phát sinh liên tục tại đơn vị, phải
đảm bảo nguyên tắc thanh toán tạm ứng phải đúng mục đích xin tạm ứng. Kế
toán cũng cần căn cứ vào chứng từ gốc để vào Sổ Chứng từ - Ghi sổ và các sổ
liên quan.
2.2.4.6. Kế toán kết chuyển chi hoạt động
Đến cuối năm, kế toán đơn vị in các báo cáo tài chính từ phần mềm kế
toán và tiến hành đối chiếu, kiểm tra, khớp đúng số liệu giữa sổ kế toán với
chứng từ và báo cáo tài chính. Kế toán đơn vị căn cứ vào thực tế chi hoạt động
trong năm để tiến hành ghi sổ nghiệp vụ kết chuyển chi hoạt động.
* Cuối năm, nếu quyết toán chưa được duyệt, kế toán tiến hành chuyển số
chi hoạt động năm nay thành số chi hoạt động năm trước, ghi:

Nợ TK 6611: Năm trước
Có TK 6612: Năm nay.
* Năm sau, khi báo cáo quyết toán chi hoạt động được duyệt, tiến hành kết
chuyển số chi hoạt động vào nguồn kinh phí hoạt động, ghi:
Nợ TK 4611: Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 6611: Chi hoạt động.
51
Vì là bút toán kết chuyển, nên kế toán không cần nhập bút toán này mà
phần mềm máy tính sẽ tự động kết chuyển số chi hoạt động cuối năm vào sổ
chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Ví dụ: Cuối năm 2009, số chi hoạt động của đơn vị đã phát sinh trong
năm là 8.835.257.103. Đến cuối năm, báo cáo quyết toán chưa được duyệt, kế
toán kết chuyển số chi hoạt động năm nay thành số chi hoạt động năm trước theo
định khoản sau:
Nợ TK 6611: 8.835.257.103
Có TK 6612: 8.835.257.103
- Sang năm 2009, báo cáo quyết toán được duyệt, lúc này kế toán định
khoản như sau:
Nợ TK 4611: 8.835.257.103
Có TK 6611: 8.835.257.103
Đây là bút toán kết chuyển, nên kế toán không cần nhập bút toán này mà
phần mềm máy tính sẽ tự động kết chuyển số chi hoạt động cuối năm vào Sổ
Chứng từ ghi sổ. Điều này làm cho kế toán giảm bớt khối lượng công việc trong
công tác kế toán của mình và tạo sự chính xác trong việc tổng hợp các số liệu kế
toán để chuẩn bị cho việc duyệt quyết toán chi hoạt động vào cuối năm ngân
sách của đơn vị.
2.3. Kế toán thu hoạt động tại Trường Cao Đẳng Y tế Điện Biên
2.3.1. Nội dung kế toán thu hoạt động
Trường Cao Đẳng Y tế Điện Biên là đơn vị sự nghiệp hành chính có thu
các khoản thu hoạt động của đơn vị bao gồm các khoản:

* Thu học phí, lệ phí
* Các khoản thu khác
2.3.2. Chứng từ kế toán sử dụng
52

×