Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.55 KB, 92 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1.1.1. Khái niệm môi trường 3
1.2 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về môi trường 7
1.2.1. Khái niệm về quản lý môi trường 7
1.3.2. Cơ sở kinh tế 12
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra dưới
sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ
sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó loại hàng hóa kém chât lượng và đắt sẽ không có chỗ
đứng. Hàng hóa công cộng là hàng hóa được dùng cho nhiều người, khi chúng cung cấp
cho một số người thì những người khác cũng có thể sử dụng được. Môi trường là loại hàng
hóa công cộng, có hai thuộc tính là không cạnh tranh và không loại trừ. Vì vậy, chúng ta có
thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động sản
xuất để có lợi cho công tác bảo vệ môi trường 12
1.3.3. Cơ sở pháp luật 13
1.4. Công tác quản lý nhà nước về môi trường trên thế giới và Việt Nam 16
1.4.1. Các hoạt động quốc tế về môi trường 16
1.4.3. Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam 28
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công tác quản lý môi trường của Việt Nam [8].
31
1.4.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 32
1.4.5. Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Thái Nguyên 36
Duy trì thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ 6lần/năm tại 105 điểm. Kết
quả quan trắc môi trường đã theo dõi diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn toàn
tỉnh; phát hiện và xử lý kịp thời các khu vực bị ô nhiễm môi trường và thực hiện nghĩa


vụ nộp phí bảo vệ môi trường [25] 39
Sơ đồ tổ chức bộ máy ngành TNMT tại Thái Nguyên: 40
i
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 41
2.2.2. Thới gian tiến hành 41
2.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội và môi trường của huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên 41
2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên 41
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên 62
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Diễn giải đầy đủ nội dung
BĐKH Biến đổi khí hậu
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
HTX Hợp tác xã
KT-XH Kinh tế - xã hội
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QLMT Quản lý môi trường
QLNN Quản lý nhà nước
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND Uỷ ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
1.1.1. Khái niệm môi trường 3
1.2 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về môi trường 7
1.2.1. Khái niệm về quản lý môi trường 7
1.3.2. Cơ sở kinh tế 12
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra dưới
sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ
sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó loại hàng hóa kém chât lượng và đắt sẽ không có chỗ
đứng. Hàng hóa công cộng là hàng hóa được dùng cho nhiều người, khi chúng cung cấp
cho một số người thì những người khác cũng có thể sử dụng được. Môi trường là loại hàng
hóa công cộng, có hai thuộc tính là không cạnh tranh và không loại trừ. Vì vậy, chúng ta có
thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động sản
xuất để có lợi cho công tác bảo vệ môi trường 12
1.3.3. Cơ sở pháp luật 13
1.3.3. Cơ sở pháp luật 13
1.4. Công tác quản lý nhà nước về môi trường trên thế giới và Việt Nam 16
1.4. Công tác quản lý nhà nước về môi trường trên thế giới và Việt Nam 16
1.4.1. Các hoạt động quốc tế về môi trường 16
1.4.3. Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam 28
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công tác quản lý môi trường của Việt Nam [8].
31
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công tác quản lý môi trường của Việt Nam [8].
31
1.4.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 32
1.4.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 32
1.4.5. Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Thái Nguyên 36
1.4.5. Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Thái Nguyên 36
Duy trì thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ 6lần/năm tại 105 điểm. Kết
quả quan trắc môi trường đã theo dõi diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn toàn

tỉnh; phát hiện và xử lý kịp thời các khu vực bị ô nhiễm môi trường và thực hiện nghĩa
vụ nộp phí bảo vệ môi trường [25] 39
Duy trì thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ 6lần/năm tại 105 điểm. Kết
quả quan trắc môi trường đã theo dõi diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn toàn
iv
tỉnh; phát hiện và xử lý kịp thời các khu vực bị ô nhiễm môi trường và thực hiện nghĩa
vụ nộp phí bảo vệ môi trường [25] 39
Sơ đồ tổ chức bộ máy ngành TNMT tại Thái Nguyên: 40
Sơ đồ tổ chức bộ máy ngành TNMT tại Thái Nguyên: 40
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 41
2.2.2. Thới gian tiến hành 41
2.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội và môi trường của huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên 41
2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên 41
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên 62
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công tác quản lý môi trường của Việt Nam Error:
Reference source not found

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên

Error: Reference source not found
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của phòng Tài nguyên & Môi trường Đồng Hỷ Error:
Reference source not found

vi
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí
hậu (BĐKH) đã trở thành chủ đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của hầu hết
các quốc gia, đặc biệt là những nước đã và đang chịu tác động nặng nề của ô
nhiễm môi trường và BĐKH. Đây cũng là những chủ đề của các hội nghị
quốc tế lớn với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia.
Có thể nói rằng, chưa bao giờ Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm
đến môi trường, ô nhiễm môi trường và BĐKH như hiện nay. Ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề, các khu công nghiệp, các cơ sở y tế, dịch vụ là
nguồn gốc gây ô nhiễm các lưu vực sông chính như sông Cầu, sông Nhụê -
sông Đáy, sông Đồng Nai - sông Sài Gòn. Ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và ô
nhiễm không khí đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống tinh thần và sức
khoẻ của con người. Trong khi đó, nhận thức và nhu cầu có một môi trường
trong sạch của mỗi người dân ngày càng cao. Môi trường đã tác động, đã gắn
bó với cuộc sống thường ngày của người dân như cơm ăn, áo mặc, như giáo
dục và y tế. Những điều này yêu cầu chúng ta phải quan tâm niều hơn, tích
cực hơn và hiệu quả hơn đối với các vấn đề môi trường.
Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức đúng về môi trường, BVMT và
BĐKH. Thấu suốt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI,
cũng như nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành TN&MT đã triển
khai đồng bộ và tích cực hệ thống các giải pháp để BVMT, chủ động ứng phó
với BĐKH, bảo đảm phát triển bền vững trên qui mô toàn quốc.
Đồng Hỷ là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái
Nguyên, những năm gần đây cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, kinh tế của huyện ngày càng phát triển kéo theo đó là các vấn
đề môi trường, vì thế công tác quản lý nhà nước về môi trường ngày càng
được quan tâm.
1
Để hiểu rõ hơn thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại

huyện Đồng Hỷ và góp phần hướng tới phát triển bền vững, được sự đồng ý
của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học và sự hướng
dẫn của Thầy giáo PGS.TS. Lương Văn Hinh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý
nhà nước về môi trường tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nước về môi trường của huyện
Đồng Hỷ.
- Đánh giá việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
- Xác định các khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý môi trường
của các cấp, các ngành.
- Đề xuất được giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao công tác
quản lý môi trường cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu cần thiết cho việc đánh giá.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Cần nắm vững các quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005
và các văn bản dưới luật có liên quan đến công tác quản lý môi trường.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa Khoa học
Phân tích, làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường đối với cấp huyện, được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2005.
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng tổng
hợp và phân tích số liệu.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về
công tác quản lý môi trường tại huyện Đồng Hỷ. Từ đó đề ra giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý môi trường của tỉnh Thái Nguyên nói chung và
huyện Đồng Hỷ nói riêng.

2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề chung về môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật.
Theo cách phân chia tương đối theo nguồn gốc thì môi trường được
quan niệm thành 3 dạng là môi trường tự nhiên, xã hội và nhân tạo:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học, còn được
gọi là môi trường vật lý, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người.
+ Môi trường vật lý (Physical environment): để chỉ các yếu tố nhiệt độ,
bức xạ, áp suất khí quyển, màu, mùi, vị
+ Môi trường hoá học (Chemical environment) : chỉ những nguyên tố
và các hợp chất hoá học. Đây là dạng môi trường “vô sinh” (abiotic).
+ Môi trường sinh học (Biological environment): gồm động vật, thực
vật, vi sinh vật. Đây là dạng “biotic”.
Khái niệm “môi trường sinh thái” được sử dụng nhiều vì suy cho cùng
mọi vấn đề môi trường đều do nguyên nhân suy giảm sinh thái.
- Môi trường xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa con người và con
người tạo nên sự thuận lợi hay cản trở cho sự phát triển xã hội.
- Môi trường nhân tạo: môi trường của tất cả các yếu tố vât lý - hoá học
- sinh học và xã hội, chịu sự chi phối của con người và sự biến đổi do hoạt
động của con người. Ví dụ: những toà nhà - những khối bê tông khổng lồ đặc
biệt ở các “trade center” ở các nước phát triển.
Ngoài cách phân loại dựa trên nguồn gốc ở trên, môi trường còn có thể
được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
3
Môi trường theo nghĩa rộng là tổng quan các nhân tố như không khí,

nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội vv Có ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh
sống và sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân tố
như: Không khí, đất, nước, ánh sáng vv liên quan đến chất lượng cuộc sống
con người, không xét tới tài nguyên.
Theo nghĩa hẹp: môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội, ảnh
hưởng tới chất lượng sống của con người mà không xem xét đến vấn đề tài
nguyên. Theo nghĩa này thì môi trường chỉ “chất liệu môi trường”. Tuy nhiên,
sự phân chia các khái niệm này chỉ là tương đối, phục vụ cho các mục tiêu
nghiên cứu chuyên ngành. Các hợp phần và yếu tố của môi trường luôn có
mối liên hệ và quy ước với nhau.
1.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường
1. Môi trường tạo ra không gian sinh sống:
- Mỗi một con người đều có yêu cầu về lượng không gian cần thiết cho
hoạt động sống như: diện tích đất ở, hàm lượng không khí Trung bình một
ngày, một người cần khoảng 4m
3
không khí sạch, 2,5l nước uống, một lượng
lương thực, thực phẩm đáp ứng hàm lượng calo từ 2.000 – 2.500 calo Cộng
đồng loài người tồn tại trên Trái đất không chỉ đòi hỏi ở môi trường về phạm
vi không gian sống mà cả về chất lượng của không gian sống đó. Chất lượng
không gian sống phải đảm bảo được các yêu cầu bền vững về sinh thái - kinh
tế - môi trường, thể hiện ở môi trường sạch sẽ, tinh khiết, giàu O2, không chứa
các chất cặn bẩn, độc hại đối với sức khoẻ của con người.
- Môi trường chính là khoảng không gian sinh sống của con người. Hệ
số sử dụng đất của con người ngày một giảm: nếu trước đây, trung bình diện
tích đất ở của một người vào năm 1650 là khoảng 27,5 ha/người thì đến nay
chỉ còn khoảng 1,5-1,8 ha/người. Diện tích không gian sống bình quân trên
trái đất ngày càng bị thu giảm, mức độ giảm ngày càng tăng nhanh. [9]
4

2. Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc
sống và các hoạt động sản xuất của con người:
Môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng
“đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một
quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc,
đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản
phẩm hàng hóa. Có những nguồn tài nguyên có thể sử dụng trực tiếp (thuỷ,
hải sản ), có dạng phải tác động thì mới sản xuất được của cải vật chất phục
vụ đời sống con người (đất đai ). Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta
cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại,
cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết Những dạng vật chất
trên chính là các yếu tố môi trường.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao
động là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con
người. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống.
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra
nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu
con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân
bằng tự nhiên.
3. Môi trường là nơi chứa đựng và hoá giải các chất thải do con người
tạo ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất:
Bên cạnh vai trò “đầu vào”, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa
đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và
đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải(cả khí thải,
nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc
hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá trình
sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều
chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm
5
môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được

nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực
đối với môi trường. Hiện nay, vấn đề chất thải đô thị và công nghiệp là cực kỳ
quan trọng. Có quan điểm cho rằng “chất thải là một dạng tài nguyên” do đã
có công nghệ chế biến chất thải thành phân bón. Đó là một dạng “công nghệ
thân thiện với môi trường”. Tuy nhiên, mặc dù điều kiện phát triển đến đâu
thì các nhu cầu tự nhiên của con người như ăn, uống, thở cũng đều yêu cầu
môi trường trong sạch.
4. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đến
con người và các vi sinh vật trên trái đất, ví dụ như:
- Tầng khí quyển: Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các
bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu
đựng của con người
- Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt
độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và
các sinh vật
- Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác
của Trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật
5. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin
Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến
hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của oài
người. Bên cạnh đó, môi trường sống cung cấp các chỉ thị không gian và tạm
thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh
vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy
ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động
đất, v.v. Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các
nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các
vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.
6
Ô nhiễm môi trường (Environmental Pollution): Theo Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”. Trên thế giới,
ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng
vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất
thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như nhiệt độ, bức xạ.Tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học,
sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô
nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người [9].
1.2 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về môi trường
1.2.1. Khái niệm về quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ
thống và kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên
quan tới con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát
triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên [12].
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ
thống và kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề về môi trường có
liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự
phát triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.2.2. Nội dung của QLNN về môi trường [12]
- Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;
7
- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn và bộ chỉ thị về môi trường; thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo
vệ môi trường;

- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường; đánh giá hiện
trạng, dự báo diễn biến môi trường và quản lý thống nhất thông tin, dữ liệu về
môi trường;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách thuế, phí về bảo
vệ môi trường;
- Bảo đảm ngân sách đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường,các kết cấu hạ tầng quan trọng về môi trường và các dịch vụ bảo
vệ môi trường mà khu vực ngoài nhà nước không thể đầu tư;
- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý trong bảo vệ môi trường;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn
nhân lực cho hoạt động bảo vệ môi trường;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi
phạm pháp luật về môi trường;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, bồi thường thiệt hại về môi trường
1.2.3. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường
Mục tiêu chủ yếu của QLMT là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân
bằng giữa phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường.Phát triển KT-XH tạo tiềm
lực BVMT. Và ngược lại bảo vệ môi trường tạo các tiềm năng tự nhiên và xã
hội mới cho phát triển KT-XH.Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội, hệ thống chính trị, pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia
mà mục tiêu QLMT có thể khác nhau. Theo Chỉ thị 36/CT-TW ngày
8
25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, một số mục
tiêu cụ thể của công tác QLMT Việt Nam hiện nay là:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong các hoạt động sống của con người.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành
các chính sách phát triển KT-XH phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm

chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững được Hội
nghị Thượng đỉnh về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio de Janneiro
(Braxin) tháng 6/1992 thông qua.
1.2.4. Các nguyên tắc của quản lý môi trường
Để xây dựng xã hội phát triển bền vững, các nhà môi trường đế ra 9
nguyên tắc bảo vệ môi trường. Những nguyên tắc này bao gồm [8]:
- Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng
- Cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống con người
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên không tái tạo
- Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất
- Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức vì sự phát triển bền vững
- Tạo điều kiện để cộng đồng tự QLMT của mình
- Tạo cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển bền vững
- Xây dựng khối liên minh toàn thế giới về bảo vệ và phát triển bền
vững. Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của
một thế giới vốn nhiều biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa. Sau RIO-92,
đã có thêm rất nhiều cố gắng mới trong nghiên cứu các nguyên tắc phát triển
bền vững, nhằm mục tiêu bổ sung hoàn thiện, hoặc chi tiết hóa làm rõ nghĩa
hơn, hoặc giản lược hóa, làm cho nó dễ hiểu và dễ áp dụng hơn. Một trong
những cố gắng theo hướng giản lược các nguyên tắc của phát triển bền vững
9
đã được thực hiện bới Luc Hens, một giáo sư ngành sinh thái nhân văn học
người Bỉ. Đó là các nguyên tắc:
- Sự ủy thác của nhân dân;
- Phòng ngừa;
- Bình đẳng giữa các thế hệ;
- Bình đẳng trong nội bộ một thế hệ;
- Phân quyền và ủy quyền;

- Người gây ô nhiễm phải trả tiền;
- Người sử dụng phải trả tiền.
Luc Hens đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio-92 về
Môi trường và phát triển để xây dựng một hệ thống các nguyên tắc mớicủa
phát triển bền vững. Mặt khác, trong các nguyên tắc này của Luc Hens, ông
quan tâm nhiều tới khía cạnh thể chế. Các nước trên thế giới cũng đã bước
đầu thể chế hóa các nguyên tắc này, trong đó có cả ở Việt Nam. Nghị quyết số
41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX nêu lên 3 mục tiêu chủ yếu về bảo vệ môi trường của nước ta
trong thời gian tới là:
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, từng bước nâng cao chất
lượng môi trường.
- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường.
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:
10
- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững
kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng
dân cư trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công
cụ tổng hợp thích hợp.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu
tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi

trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử
dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.
1.3. Các cơ sở của quản lý nhà nước về môi trường
1.3.1. Cơ sở khoa học
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi
trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các
phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình
thành và phát triển ngành khoa học môi trường. Nhờ sự tập trung quan tâm
cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong thời gian từ năm 1960 đến nay
nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn
thành các giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương
pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt
động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh,
ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường
như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên
thế giới.
11
Tóm lại, quản lý môi trường cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ
thống tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của
các bộ môn chuyên ngành [5].
1.3.2. Cơ sở kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải
vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng
hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó
loại hàng hóa kém chât lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Hàng hóa công
cộng là hàng hóa được dùng cho nhiều người, khi chúng cung cấp cho một số
người thì những người khác cũng có thể sử dụng được. Môi trường là loại

hàng hóa công cộng, có hai thuộc tính là không cạnh tranh và không loại trừ.
Vì vậy, chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá
và định hướng hoạt động sản xuất để có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, đôi khi giá cả thị trường không phản ánh hoạt động của những
sản xuất hay những người tiêu dùng, do tồn tại những hàng hóa công cộng.
Ngoại ứng là những tác động đến lợi ích và chi phí nằm ngoài thị trường. Ngoại
ứng có thể tích cực khi tạo ra lợi ích cho các bên khác, hoặc có thể là tiêu cực khi
áp đặt chi phí cho các bên. Hàng hóa công cộng là hàng hóa được dung cho
nhiều người, khi chúng cung cấp cho một số người thì những người khác có thể
sử dụng chúng được.
Môi trường là loại hàng hóa công cộng, có hai đặc tính không cạnh
tranh và không loại trừ. Vì vậy chúng ta có thể dùng các phương pháp và các
công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có
lợi cho công tác bảo vẹ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí,
cota ô nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái,
hệ thống các tiêu chuẩn ISO [10].
12
1.3.3. Cơ sở pháp luật
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế
và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc,quy phạm quốc
tế điều chỉnh mối quan hệ giưã các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế
trong việc ngăn chặn loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc
gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia [13].
Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách
chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường con người “ tổ chức năm
1972 tại Thụy Điển và sau hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản
về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các

văn bản về luật quốc tế về môi trường [14].
Trong đó có nhiều các văn bản đã được Việt Nam tham gia ký kết, gồm:
+ Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt
là các loài chim cư trú các loài chim nước (RAMSA) “20/9/1988”.
+ Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên
(19/10/1982).
+ Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có
nguy cơ bị đe dọa (20/1/1994).
+ Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển (MARPOL)
“29/8/1991”.
+ Công ước liên hiệp quốc về sự biến đổi môi trường.
+ Công ước về bảo vệ tầng ozon (13/5/1995).
+ Công ước về sự thông báo sớm về sự cố hạt nhân IAEA (29/9/87).
+ Công ước khung của liên hiệp quốc về sự biến đổi khí hập, 1992
(16/11/1994).
+ Công ước về đa dạng sinh học, 1992 (16/1/1994).
13
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật. Gần đây, nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản mới có liên quan đến
vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường như:
+ Luật bảo vệ môi trường 29/11/2005.
+ Thông tư 103 ngày 30/11/2005 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện
nghị định số 107/2005/NĐ – CP ngày 09/11/2005 của chính phủ về phí
BVMT đối với khai thác khoáng sản.
+ Quyết định của thủ tướng chính phủ số 328/2005 QĐ – TTg ngày
12/12/2005 về việc phê duyệt kê hoạch quốc gia kiểm soát môi trường đến năm 2010.
+ Nghị quyết liên tịch 01/2005/NQTL – HPN – BTNMT về việc phối
hợp hành động BVMT phục vụ phát triển bền vững.
+ Nghị định số 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 của chính phủ về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT (Thay thế nghị định

81/2006/NĐ – CP).
+ Nghị định số 72/2010/NĐ – CP ngày 8/7/2010 của chính phủ quy định
phòng ngừa, đấu tranh trống tội phạm vi phạm pháp luật khác về môi trường.
+ Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 18/4/2011 của chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường (Thay thế nghị định 21/2009/NĐ-CP)
+ Thông tư số 26/2011/TT – BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ tài nguyên
và môi trường, quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ – CP
ngày 18/4/2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (Thay thế thông tư
05/2008/TT-BTNMT).
+ Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ tài
nguyên và môi trường, quy định về quản lý chất thải nguy hại.
+ Thông tư số 46/2011/TT – BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, quy định về Bảo vệ môi trường làng nghề.
14
+ Thông tư số 01/2012/TT – BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ tài
nguyên và môi trường, quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác
nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo
vệ môi trường đơn giản (Thay thế thông tư 04/2008/TT-BTNMT).
+ Thông tư số 04/2012/TT – BTNMT ngày 8/5/2012 của Bộ tài nguyên
và môi trường, quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT – BTC - BTNMT ngày
30/3/2010 của Bộ Tài chính - Bộ tài nguyên và môi trường, Hướng dẫn việc
quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa
XI), đã nhất trí ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [1].
Một số văn bản pháp luật khác có liên quan:

+ Luật Hàng hải
+ Luật Đất đai
+ Luật Dầu khí
+ Luật Khoáng sản
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng
+ Luật Lao động
+ Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân
+ Pháp lệnh về đê điều
+ Pháp lệnh về bảo vệ nguồn thuỷ sản
+Pháp lệnh bảo vệ các công trình giao thông
+ Luật Tài nguyên nước
+ Luật thuế môi trường
+ Luật Bảo vệ đa dạng sinh học
+ Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
15
1.4. Công tác quản lý nhà nước về môi trường trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Các hoạt động quốc tế về môi trường
Trên thế giới các vấn đề môi trường toàn cầu, khu vực, quốc gia đang
trở lên cấp bách. Hội nghị thượng đỉnh môi trường toàn cầu 5/6/1972 với tiêu
đề “Môi trường con người” (Human Environment) ở Stockhom, đã nêu những
vấn đề môi trường toàn cầu, báo động cho toàn thế giới 7 vấn đề môi trường
cấp thiết:
1. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và nóng lên của Trái đất.
2. Suy thoái rừng và mất đa dạng sinh học.
3. Suy thoái đất và hoang mạc hoá.
4. Lỗ thủng tầng ôzôn.
5. Quá trình suy thoái và ô nhiễm môi trường biển.
6. Ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp.
7. Rác thải và các chất tồn lưu [4].
Thế giới đã lấy ngày 5/6 hàng năm làm ngày Môi trường toàn cầu với

mục đích nhắc nhở các vấn đề môi trường cấp bách và hậu quả cho nhân loại.
Điều đó cho thấy vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng trở lên cấp bách do
sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, sự phát triển với
tốc độ nhanh của nền kinh tế đòi hỏi khai thác một lượng lớn tài nguyên thiên
nhiên. Do nhu cầu của con người về tài nguyên ngày một tăng lên và lượng
chất thải ở cả dạng rắn, lỏng, khí trong sinh hoạt và sản xuất ngày một tăng
gây sức ép ngày càng lớn đối với môi trường và tài nguyên. Chính bởi những
nội dụng trên, vấn đề bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường là vấn đề không phải của riêng từng quốc gia mà là vấn đề chung.
Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường là công
tác đòi hỏi phải có sự hợp tác cùng thực hiện của nhiều quốc gia, nhiều khu
vực. Nghiên cứu những thành công cũng như tiếp nhận những bài học kinh
nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới là tiền đề để từ đó, công tác QLNN
16
về tài nguyên và môi trường được hoàn thiện và gặt hái những tiến bộ nhất
định.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường việt Nam đã sớm có quan hệ quốc tế
về bảo vệ môi trường, đã được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế (WB,
UDNP, WWF, UNEP ) và Việt Nam đã tham gia công ước sau.
- Hiệp ước về khoảng không vũ trụ (1967)
- Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa và tài nguyên (1982)
- Công ước về thông báo sớm về sự cố hạt nhân (9/1987)
- Công ước RAMSAT (1988)
- Công ước về việc trợ giúp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ
(9/1987)
- Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa tự nhiên (10/1987)
- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc
biệt là nơi cư chú của các loài chim (1/1989)
- Công ước quốc tế ngăn ngừa ô nhiêm do tàu biển gây ra (5/1991)
- Công ước đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994)

- Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có
nguy cơ diệt chủng (1/1994).
- Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ô zôn (1994)
- Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tần ô zôn
(1/1994) công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (16/11/1994).
- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên
giới và việc tiêu hủy chúng (3/1995).
- Công ước chống hoang mạc hóa.
- Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
(6/2002).
- Nghị định thư Kyoto (25/9/2003).
17
- Nghị định thư Cartahena về an toàn sinh học của công ước đa dạng
sinh học (01/2004).
- Công ước Rotterdam về các thủ tục thỏa thuận thông báo trước một số
hóa chất và thuốc trừ sâu nguy hại trong thương mại quốc tế (PIC – có hiệu
lực từ ngày 5/8/2007) [8].
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý môi trường của nước ngoài
1.4.2.1. Kinh nghiệm về quản lý ô nhiễm hồ Laguna ở Philipin
Philipin là một quốc gia nằm ở phía Tây biển Thái Bình Dương trong
khu vực Đông Nam Á, được cấu thành từ 7.107 hòn đảo với đường bờ biển
dài 36.000 km và là quốc gia nổi tiếng về chủng loại thủy hải sản và các sản
phẩm từ nghề cá. Hồ Laguna là hồ nước ngọt lớn nhất của Philipin và lớn thứ
ba tại Đông Nam Á với diện tích mặt hồ là 949 km2 và chiều sâu là 2m. Hồ
được cung cấp nước bởi một lưu vực rộng 45.000 km2 với 21 phụ lưu chính,
trong đó, sông Pagsaryan chiếm 35% lượng nước và sông Santa Cruz chiếm
15%. Hồ được sử dụng cho các mục đích khác nhau như tưới tiêu, giao thông
đường thủy, chứa nước lũ, nước thải, cung cấp nước làm mát trong sản xuất
công nghiệp, cấp nước, thủy điện, giải trí và nuôi cá.
Với vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy nên công tác BVMT, quản lý

ô nhiễm hồ Laguna được Chính phủ Philipin đặc biệt coi trọng. Năm 1966,
Cơ quan phát triển hồ Laguna (LLDA) được thành lập, có vị trí như một tổ
chức có tính chất của cơ quan nhà nước. Tính chất hoạt động của LLDA khá
đặc biệt, không giống với các tổ chức phi chính phủ (NGOs) vì không hoàn
toàn độc lập với Chính phủ; không phải là một cơ quan lập pháp (vì không có
chức năng đại diện, không có quyền ban hành văn bản); cũng không phải là
một cơ quan tư pháp (vì không có chức năng tài phán) và cũng không hoàn
toàn là một cơ quan hành chính nhưng lại được đặt dưới một cơ quan hành
pháp và được hưởng một mức độ độc lập nhất định về cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ và hoạt động. LLDA có nhiệm vụ giúp Chính phủ điều phối,
18
thúc đẩy các hoạt động phát triển bền vững vùng hồ Laguna thông qua các
quy định về quản lý môi trường, đặc biệt là giám sát chất lượng nước, bảo tồn
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào
cộng đồng. Trước đây, khi được thành lập, LLDA được đặt dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Văn phòng Tổng thống Chính phủ Philipin được tổ chức theo thể
chế Cộng hòa nhất thể, Tổng thống, tuy nhiên sau này đã được tổ chức lại và
đặt tại Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Philipin.
Để thực hiện nhiệm vụ, LLDA đã được giao thực hiện các quyền hạn:
cấp các loại giấy phép liên quan đến vùng hồ Laguna (giấy phép xả thải vào
nguồn nước, giấy phép sử dụng nguồn nước, giấy phép lưu thông trên hồ);
Thực hiện công tác thanh tra định kỳ, thanh tra theo khiếu nại tố cáo đối với
các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn thải ra hồ Laguna. Kết luận thanh tra
của LLDA có ý nghĩa buộc phải thực hiện và trong trường hợp cần thiết
LLDA có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm việc thực hiện kết
luận thanh tra của mình; Tổ chức thu các loại phí, lệ phí có liên quan đến
nguồn nước. LLDA được phép sử dụng số phí, lệ phí thu được để phục vụ cho
hoạt động của mình.
Hoạt động của LLDA hoàn toàn độc lập với các cơ quan quản lý môi
trường của Philipin, có sự phân định phạm vi trách nhiệm rất rõ ràng. Cụ thể,

đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có xả thải vào hồ Laguna thì
trách nhiệm quản lý xả thải đó thuộc về LLDA, còn trách nhiệm quản lý khí
thải, chất thải rắn thì thuộc về các cơ quản lý môi trường. LLDA có thể kết
hợp với cơ quan quản lý môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra cơ sở hoặc
cũng có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra độc lập.
Nhìn chung, mô hình hoạt động của LLDA có những nét tương đồng
với mô hình hoạt động của một đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam, song cũng có
những điểm khác biệt. Sự tương đồng thể hiện ở các điểm: Thứ nhất, LLDA
cũng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể ở
19

×