Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2012 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.85 KB, 96 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng gắn liền với
bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững là lĩnh vực được nghiên cứu một
cách có hệ thống và được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển trên thế giới.
Kinh nghiệm từ các nước công nghiệp cho thấy quá trình xây dựng chiến lược phát
triển và quy hoạch phát triển kinh tế khu vực luôn phải kết hợp chặt chẽ với quy
hoạch môi trường. Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu
và trở thành vấn đề có tính pháp lý trong chiến lược bảo vệ môi trường hoặc trong
các bộ luật bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam nói chung và Thành phố Bắc Giang nói riêng, quá trình công
nghiệp hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong một vài thập niên gần đây. Tuy
nhiên việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp chỉ mới chú
trọng đến khía cạnh tăng trưởng kinh tế và còn xem nhẹ vấn đề ô nhiễm công
nghiệp. Hậu quả của ô nhiễm công nghiệp đã xuất hiện ngày càng rõ rệt, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của người dân, tác động trực tiếp đến
sự tăng trưởng kinh tế do chi phí thời gian, tiền của và công sức để giải quyết xử lý
những sự cố môi trường do ô nhiễm công nghiệp gây ra. Những năm gần đây, rút
kinh nghiệm từ nhiều bài học trước và nhận thấy tầm quan trọng của công tác quy
hoạch môi trường, nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng quy hoạch môi trường,
lồng ghép với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và bước đầu mang
lại kết quả khả quan. Công tác dự báo và ngăn ngừa ô nhiễm ngày càng được các
nhà quản lý quan tâm nhiều hơn, hứa hẹn một lộ trình “phát triển bền vững” trong
tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta.
Trên thực tế, có nhiều dự án được triển khai phù hợp với quy hoạch phát
triển của từng địa phương. Nhưng khi các nhà quản lý môi trường tiến hành thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường mới thấy rằng các dự án này hoàn toàn
2
không có lợi về mặt môi trường, thậm trí còn gây ra nhiều tác động xấu. Mâu thuẫn
giữa quy hoạch phát triển với các vấn đề môi trường của địa phương được thể hiện


rõ. Hay nói cách khác, trong bản quy hoạch phát triển dường như chưa có sự cân
nhắc tới các yếu tố môi trường. Điều đó cũng cho thấy chúng ta chỉ có một cái nhìn
cục bộ về tác động tới môi trường của một bản quy hoạch phát triển, chưa giải
quyết triệt để mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trong tương lai.
Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường
và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại các cụm công nghiệp của thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2020” được chọn để thực hiện.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa
bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất các biện pháp và chương trình hành động nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô
nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp cho thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
- Xác định nguyên nhân và mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải công
nghiệp gây ra tại các cụm công nghiệp đến môi trường thành phố Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các cụm công
nghiệp cho Thành phố Bắc Giang.
- Xây dựng chương trình ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm công nghiệp giai
đoạn 2012 - 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra kinh nghiệm
thực tế phục vụ cho công tác sau này.
Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý môi trường của Thành
phố Bắc Giang một cách hiệu quả trong giai đoạn mới, nhằm hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường trong tỉnh.
3

Nắm bắt hiện trạng ô nhiễm tại các cụm công nghiệp và các vấn đề ô nhiễm

môi trường do phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Bắc Giang.
Xác định được các vấn đề ô nhiễm cụ thể của các cụm công nghiệp trên địa
bàn nhằm giúp các nhà quản lý có chiến lược quy hoạch và phát triển vùng sản xuất
hợp lý trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của Thành phố Bắc Giang.
Đề ra các biện pháp và các chương trình hành động nhằm ngăn ngừa, hạn
chế ô nhiễm cho các cụm công nghiệp.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường công nghiệp
1.1.1. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự
biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường,
gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”. [16]
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn
(chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu.
1.1.2. Ô nhiễm môi trường công nghiệp

Theo Báo cáo quốc gia về môi trường Việt Nam năm 2009 (môi trường khu
công nghiệp Việt Nam), sau 18 năm xây dựng và phát triển (1991 – 2009), nước ta
đã thành lập được 223 khu công nghiệp ở 56 tỉnh, Thành phố với diện tích 57.264
ha. Trong đó, có 171 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (52 khu công nghiệp
đang xây dựng). Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội (11 KCN), Hải

Dương (23 KCN), Đồng Nai (28 KCN), TP.Hồ Chí Minh (15 KCN), Long An (13
KCN).Trong những năm qua các khu công nghiệp đã giữ vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống. Năm 2008, các
khu công nghiệp đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm
38% GDP cả nước), giá trị xuất khẩu đạt hơn 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổng giá
trị xuất khẩu cả nước), nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo việc làm cho gần 1,2
triệu lao động. Mặt khác, các khu công nghiệp còn là trung tâm thu hút vốn đầu tư ở
trong và ngoài nước, trung tâm thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, trung tâm
đào tạo rèn luyện góp phần xây dựng đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có ý thức
kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp. [3]
5
Tuy nhiên, hoạt động của các khu công nghiệp trong những năm qua đã bộc lộ
những hạn chế, cả những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực kinh tế xã hội, đời sống, văn
hóa. Cụ thể là, việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp gắn với việc thu hồi đất nông
nghiệp làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của dân cư nông nghiệp, đời sống kinh
tế và văn hóa của lực lượng công nhân làm việc trong các khu công nghiệp không cao
(nếu không muốn nói là thấp), quyền lợi của người lao động chưa được tôn trọng và
bảo đảm… Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra trầm trọng và phức tạp
làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và suy giảm hệ sinh thái.
 !"#!$%
Theo Báo cáo quốc gia về môi trường Việt Nam năm 2009 (môi trường khu công
nghiệp Việt Nam) lượng nước thải tại các khu công nghiệp ngày càng gia tăng, tập trung
chủ yếu ở các khu công nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm ở cả nước (vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long).
Năm 2009, tổng lượng nước thải từ các khu nghiệp của 4 vùng kinh tế trọng
điểm nói trên là 640.963 m
3
/ngày, trong đó, các chất ô nhiễm trong nước thải là: các
chất lơ lửng (SS) - 141.012 kg/ngày, chất hữu cơ (BOD) - 87.812kg/ngày, chất hữu

cơ (COD) - 204.467 kg/ngày, chất dinh dưỡng (tổng Nitơ) - 37.176 kg/ngày, chất
dinh dưỡng (tổng Phốt pho) - 51.277 kg/ngày (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
từ các khu công nghiệp của 4 vùng kinh tế trọng điểm năm 2009
&'() !"*+, 
6
Bảng trên cho thấy, lượng nước thải từ các khu công nghiệp rất lớn, tập trung
chủ yếu ở các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(4113,400m
3
/ngày, gần gấp đôi lượng nước thải của các khu công nghiệp thuộc 3
vùng kinh tế trọng điểm còn lại, 227.563 m
3
/ngày). Hơn nữa, tổng lượng các chất ô
nhiễm trong nước thải ở các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
cũng là lớn nhất. Chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp phụ thuộc chủ yếu
vào việc nước thải có được xử lý không và xử lý như thế nào. Hiện nay, các khu
công nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải chỉ chiếm 43%, còn hơn
57% chưa có cơ sở xử lý nước thải đã qua xử lý chỉ đạt khoảng 30%, còn 70% của
hơn 1 triệu m
3
nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các nguồn
tiếp nhận (không qua xử lý), chỉ có 4,26% nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường, còn hơn 25% xử lý qua loa không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường. Tình
hình trên dẫn đến ô nhiễm nặng không chỉ môi trường nước mặt, mà cả môi trường
nước ngầm. Kết quả phân tích mẫu nước thải từ các khu công nghiệp cho thấy:
nước thải có hàm lượng các chất lơ lưởng (SS) cao hơn QCVN từ 2 đến hàng chục
lần, thậm chí có nơi cao hơn đến hàng trăm lần. Giá trị các thông số BOD, COD,
tổng N và tổng P cũng cao hơn nhiều lần QCVN.
Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường

Đông Nam Bộ từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2008 cho thấy: Tất cả các khu công
nghiệp chưa thu gom triệt để lượng nước thải từ các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp; 6/7 khu công nghiệp được kiểm tra có lượng nước thải có độ ô nhiễm cao
(Công ty TNHH Việt Nam Northem Viking Technologies tại khu công nghiệp Tân
Thới Hiệp, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải như COD vượt mức cho phép 20
lần, Coliorm vượt 18.600 lần; công ty cổ phần bia Sài Gòn – Bình Tây tại khu công
nghiệp Vĩnh Lộc xả nước thải có nồng độ BOD
5
vượt mức cho phép gấp 145 lần, COD
vượt mức cho phép 165 lần và Coliform vượt mức cho phép 1.000 lần). [3]
Tình trạng xả nước thải công nghiệp thẳng ra môi trường (không qua xử lý)
đã làm ô nhiễm nặng cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm; hầu hết các con
sông, hồ ao, kênh rạch ở khu vực Khu công nghiệp bị suy thoái, không bảo đảm
chất lượng nước sinh hoạt, thậm chí nhiều địa phương có nguồn nước nhưng không
sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào. Theo tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi
7
trường, hiện nay ở Việt Nam có tới 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40%
bãi biển đã bị ô nhiễm và suy giảm môi trường. [3]
 !"/0%
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ hoạt động công nghiệp chủ yếu do 2 nguồn
gây ra: đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất và rò rỉ chất ô nhiễm
từ các hoạt động sản xuất. Hiện nay ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất có thể khống
chế được ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho sản xuất, còn ô
nhiễm không khí do rò rỉ chất ô nhiễm từ hoạt động sản xuất và tác động từ các loại
khí thải hầu như vẫn không được kiểm soát. Và điều này gây ra tác hại rất xấu cho
môi trường và sức khỏe không chỉ của những người làm việc trong các khu công
nghiệp, mà còn cả những khu dân cư rộng lớn chung quanh các khu công nghiệp.
Các khí thải ô nhiễm rất đa dạng (phụ thuộc vào từng ngành sản xuất và từng
loại công nghệ sản xuất), song tập trung chủ yếu ở các loại: Bụi, khí NO
2

, CO và SO
2
.
Nhiều nghiên cứu về môi trường gần đây cho thấy: lượng khí thải công
nghiệp ở Việt Nam ngày một tăng, song tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp
thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm cả nước. Đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam tập trung nhiều khu công nhiệp, cũng là nơi thải ra nhiều bụi, khí làm ô
nhiễm môi trường nặng nhất.
Năm 2009, thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp
thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm là: 91.659kg bụi/ngày, 172.034kg NO
2
/ngày,
26.536kg CO/ngày và 1.644.711kg SO
2
/ngày.
Bảng 1.2. Thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN
của 4 vùng Kinh tế trọng điểm năm 2009
TT Khu vực
Tải lượng (kg/ngày)
Bụi NO
2
CO SO
2
1 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 22.173 41.617 6.419 397.872
2 Vùng kinh tế trọng điểm miền trung 8.409 15.784 2.435 150.900
3 Vùng kinh tế trọng điểm phía nam 59.116 110.957 17.115 1.060.785
4 Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL 1.959 3.677 567 35.154
Tổng cộng 91.658 172.034 26.536 1.644.711
&'() !"*+, 
- Hiện nay, tình trạng ô nhiễm bụi ở hầu hết các khu công nghiệp đã

trở thành phổ biến. Chất lượng môi trường không khí, nhất là ở các khu công
8
nghiệp cũ, công nghệ sản xuất lạc hậu và các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử
lý khí thải đã và đang suy giảm nghiêm trọng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không
khí ở các khu công nghiệp đều vượt QCVN. Đặc biệt là ở khu công nghiệp Hòa
Khánh (Đà Nẵng): nồng độ khí CO vượt từ 67 đến 100 lần QCVN; nồng độ khí
NO
2
vượt từ 2 đến 6 lần QCVN và nồng độ chì (Pb) vượt từ 40 đến 65,5 lần QCVN.
- Theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, ở hầu hết các
khu công nghiệp và đô thị Việt Nam, môi trường không khí đều bị ô nhiễm nồng độ
bụi vượt trên chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3 lần; thậm chí ở một số khu công nghiệp
và đô thị nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần đến 20 lần. Trong đó, các
cơ sở sản xuất xi măng, cơ khí, luyện kim, hóa chất, phân bón, nhiệt điện, vật liệu
xây dựng… có mức độ gây ô nhiễm nặng nề. Kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu
quản lý kinh tế trung ương năm 2008 trên 275 doanh nghiệp (các ngành vật liệu xây
dựng, hóa chất, luyện kim, cơ khí) cho thấy: 23% cơ sở sản xuất này có nồng độ khí
thải độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 50 lần. Như vậy, mức độ ô nhiễm
không khí ở hầu hết các khu công nghiệp trong nước (nhất là nồng độ bụi, khí NO
2
,
CO và SO
2
) đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép; thậm chí một số khu công nghiệp
vượt rất nhiều lần. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao
động tại các khu công nghiệp và người dân sống trong vùng; đồng thời làm suy
giảm môi trường. [6]
 !"/1% 2
Hoạt động công nghiệp ở Việt Nam đã và đang thải ra một lượng ngày càng
lớn các chất thải rắn, trong đó chất thải rắn độc hại chiếm khoảng 20%.

Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2009 cho thấy: Tổng lượng chất thải rắn
trung bình của cả nước đã tăng từ 25 nghìn tấn/ngày (năm 1999) lên tới 30 nghìn
tấn/ngày (năm 2005). Trong những năm gần đây, lượng chất thải rắn công nghiệp
tăng nhanh (từ 1 triệu tấn/năm vào năm 2005 lên gần 2.500.000 tấn/năm vào năm
2008). Trong đó, lượng chất thải rắn độc hại cũng tăng khá cao (từ 200.000 tấn/năm
vào năm 2005 tăng lên 500.000 tấn/năm 2008).
Lượng chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp tăng nhanh phần lớn tập trung
ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
9
Chất thải rắn từ các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tỉ
trọng lớn nhất so với các vùng khác (3.000 tấn/ngày). Đồng thời, lượng chất thải rắn
độc hại ở đây cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất: nhiều gấp 3 lần lượng chất thải rắn độc
hại ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và gấp 20 lần lượng chất thải rắn độc hại ở
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bảng 1.3. Khối lượng chất thải rắn từ các KCN phía Nam năm 2008
Stt Tỉnh thành phố
Khối lượng chất thải rắn công nghiệp (tấn)
Không nguy hại Nguy hại
1 Đồng Nai 392 55
2 Bình Dương 155 41
3 TP. HCM 1.618 191
4 Long An 102 26
5 Bình Phước 45 11
6 Bà Rịa – Vũng Tàu 288 72
7 Tây Ninh 5 1
8 Tiền Giang 26 6
9 11 tỉnh ĐBSCL (không kể Long An) 371 93
Tổng cộng 2.939 496
&'() !"*+, 
Tại Bắc Ninh, lượng chất thải rắn công nghiệp có khoảng 450 tấn/ngày, trong đó,

chất thải độc hại khoảng 48 tấn/ngày (chiểm 10,7%), nhưng hầu hết các khu công nghiệp
ở đây đều không có khu vực thu gom và xử lí chất thải rắn tập trung. [3]
Ở Hà Nội, tổng lượng chất thải rắn do Công ty Môi trường đô thị URENCO
thu gom trong 1 tháng (năm 2009) là 2.700 tấn/tháng, trong đó lượng chất thải độc
hại từ hoạt động sản xuất công nghiệp (dầu thải, bùn thải, dung môi, dung dịch tẩy
rửa, bao bì hóa chất, pin, ắc quy…) là 2.100 tấn/tháng. Điều đó chứng tỏ tỉ lệ chất
thải độc hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp là rất cao.
Như vậy, lượng chất thải rắn công nghiệp ở nước ta là rất lớn và ngày càng
tăng lên; trong đó lượng chất thải độc hại chiến một tỷ lệ không nhỏ và ngày càng
tăng lên. Trong khi đó, hầu hết các khu công nghiệp chưa có khu tập trung thu gom
và xử lý chất thải rắn (Một số khu công nghiệp đã thu gom và xử lý chất thải rắn,
nhưng do công nghệ không phù hợp nên xử lý hiệu quả không cao).
10
Hiện nay, việc thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp là vấn đề nan giải.
Bởi lẽ, thứ nhất, đa số các khu công nghiệp chưa có khu tập trung thu gom, phân
loại chất thải rắn. Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có khu chế xuất Tân Thuận,
KCN. Linh Trung 1 và 2, KCN. Tân Bình đã hoàn thành hạng mục xây dựng khu
vực phân loại và trung chuyển chất thải rắn; KCN. Vĩnh Lộc và Hiệp Phước đang
xây dựng trạm trung chuyển; tất cả các KCN còn lại đều chưa triển khai thực hiện.
Tại miền Trung, các khu công nghiệp chưa có trung tâm xử lý chất thải độc hại tập
trung. Thứ hai, các khu doanh nghiệp được cấp giấy phép vận chuyển, xử lý, chất
thải rắn, chất thải độc hại còn ít; mặt khác, năng lực của các doanh nghiệp này còn
nhiều hạn chế, công nghệ chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp nên hiệu quả vận chuyển
và xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải độc hại chưa cao, một số trường hợp gây ô
nhiễm thứ cấp.
Vì vậy, đa số chất thải rắn công nghiệp độc hại không được xử lý, mà được
chôn xuống đất hoặc để trong kho, hoặc xả lẫn với chất thải thông thường ra môi
trường. Đặc biệt là, một số doanh nghiệp không xử lý chất thải độc hại, mà thu gom
rồi lén lút đổ xả thẳng ra môi trường tạo hậu quả rất nghiêm trọng đối với môi
trường và nhất là đối với sức khỏe của nhân dân.

1.2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường công nghiệp
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh công nghiệp nói
chung và hoạt động của các khu công nghiệp nói riêng là rất lớn. Nó gây hậu quả
nghiêm trọng tới các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt là, nước thải, khí thải, chất rắn
công nghiệp không được xử lý, mà xả thẳng ra môi trường đã gây ra thiệt hại lớn tới
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở các vùng lận cận, tạo ra nguy cơ “sa
mạc hóa nông nghiệp, nông thôn”.
Ô nhiễm môi trường công nghiệp còn là nguồn gốc phát sinh và làm gia tăng
dịch bệnh, gia tăng tỷ lệ người mặc bệnh và làm trầm trọng thêm mức độ bệnh tật ở
những người lao động tại các khu công nghiệp và cộng đồng dân cư vùng phụ cận.
Điều báo động là mức độ bệnh tật và tỷ lệ người bệnh ngày càng gia tăng trong
những năm gần đây và gây ra tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển con người.
11
Theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi
trường lên tới 5% GDP (như vậy Việt Nam mất 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của
GDP năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD trong 76 tỷ USD của GDP năm 2008). Mỗi
năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng do ô
nhiễm môi trường.
Tóm lại, ô nhiễm môi trường công nghiệp, nhất là môi trường nước, đất,
không khí do các chất thải độc hại từ nước thải công nghiệp, khí thải công nghiệp
và chất thải rắn công nghiệp gây ra là rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng lên.
Tình trạng này đã và đang tác động gây hậu quả rất xấu đến mọi lĩnh vực của xã
hội. Đặc biệt là, làm thiệt hại lớn về kinh tế, làm ô nhiễm và giảm diện tích sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; làm giảm và ô nhiễm nguồn nước ngọt cung cấp
cho sản xuất và tiêu dùng; gây ra và làm gia tăng bệnh tật của con người (nhất là
người lao động trong các KCN và vùng phụ cận). Có thể nói ô nhiễm môi trường
công nghiệp là “thủ phạm” chính gây các loại bệnh dịch cho con người và làm suy
giảm môi trường phát triển lành mạnh của con người.
1.3. Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm môi trường công

nghiệp
Một là: hệ thống luật pháp và chính sách về bảo vệ môi trường, nhất là môi
trường công nghiệp chưa đầy đủ, còn nhiều kẽ hở. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp và
các cá nhân cố tình lách luật, xâm hại môi trường để thu lợi. Hơn nữa, mức xử phạt
về vi phạm xâm hại môi trường quá thấp, không đủ sức răn đe (trước đây, khung
hình phạt được quy định từ 100.000 đến 70.000.000 đồng, từ tháng 3/2008 được
điều chỉnh lên trên 500.000 đồng nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện,
theo chúng tôi vẫn còn quá thấp). Vì vậy, các doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm và bỏ
ra tiền nộp phạt bởi số tiền nộp phạt nhỏ hơn nhiều lần so với số tiền họ thu được do
vi phạm môi trường.
Hai là: sự yếu kém của các cơ quan quản lí, bảo vệ môi trường và các
cơ quan chức năng thực thi pháp luật về môi trường đã góp phần làm tăng thêm các
vụ xâm hại môi trường.
12
Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 của Cục Cảnh sát phòng, chống tội
phạm về môi trường (C49) cho biết, từ đầu năm đến nay, cơ quan cảnh sát môi
trường đã điều tra và khám phá 3.012 vụ vi phạm pháp luật về môi trường. (tăng
275% so với cùng kỳ năm trước). Theo đó, có 1034 doanh nghiệp, 2096 cá nhân có
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, mới chỉ có 62 vụ đã bị
khởi tố với 106 bị can.
Sự “lơ là”, chậm trễ và thiếu kiên quyết xử lý các vụ xâm hại môi trường dẫn
đến những hậu quả tai hại, làm xuất hiện tình trạng “nhờn luật” đi đến coi thường
pháp luật. Có thể nói “62 vụ việc đã bị khởi tố với con số 3.012 vụ việc đã bị phát
hiện lại tiềm ẩn một số nỗi lo khác. Đó là sự thiếu kiên quyết của pháp luật đối với
loại tội phạm vô cùng nguy hiểm này”.
Ba là: trong hệ thống sản xuất công nghiệp ở Việt Nam còn một bộ phận
không nhỏ các nhà máy, cơ sở công nghiệp cũ (ở TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà
Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì…), có máy móc thiết bị và công
nghệ lạc hậu, sản xuất tiêu tốn rất nhiều nguyên liệu và năng lượng, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Ở các khu công nghiệp mới có có máy móc thiết bị trung

bình và tương đối hiện đại, song chưa đầu tư đúng mức cho hệ thống xử lí nước
thải, chất thải rắn, tiếng ồn… nên phần lớn vẫn xả thải trực tiếp ra môi trường.
Bốn là: quy mô phát triển công nghiệp ngày càng rộng lớn, tốc độ phát triển
công nghiệp ngày càng nhanh làm cho các cơ quan và đội ngũ cán bộ quản lí công
nghiệp, nhất là quản lí môi trường “theo không kịp”. Có thể nói, chúng ta chưa
chuẩn bị, chưa đào tạo đủ một đội ngũ cán bộ có đủ tâm và đủ tầm để thực thi nghĩa
vụ quản lí và bảo vệ môi trường công nghiệp.
Năm là: một bộ phận các nhà doanh nghiệp do “hám lợi” nên trong hoạt
động sản xuất kinh doanh đã bất chấp cả luật pháp, bất chấp môi trường; một
bộ phận khác thì thiếu kiến thức về môi trường. Trong khi đó, đa số người lao động
ở các khu công nghiệp có trình độ học vấn thấp, thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
1.4. Cơ sở lý luận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công
nghiệp
13
Mục tiêu của bảo vệ môi trường là giảm tối đa các tác động to lớn của chất ô
nhiễm và chất thải đến môi trường. Ngăn ngừa ô nhiễm đứng vị trí đầu trong hệ
thống cấp bậc các phương pháp bảo vệ môi trường bao gồm cả: tái sử dụng, tái chế,
kiểm soát hay xử lý ô nhiễm, tiêu tán, tiêu hủy, phục chế và làm sạch. Khi mà tất cả
các phương pháp này cung cấp một số lợi ích môi trường thì ngăn ngừa ô nhiễm
được đặt lên hàng đầu trong hệ thống cấp bậc này vì nó có thể đem lại cơ hội có chi
phí hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu mối hiểm họa về môi trường và sức khỏe.
Ngăn ngừa ô nhiễm nhằm hướng tới hạn chế căn nguyên gây ra ô nhiễm hơn là bảo
vệ xử lý hậu quả.
Chính sách phòng ngừa ô nghiễm của Mỹ được pháp lý hóa theo “Điều luật
ngăn ngừa ô nhiễm 1990” như sau:
- Ô nhiễm phải được ngăn ngừa và làm giảm ngay tại nguồn hễ thực hiện được.
- Chất ô nhiễm nếu không thể ngăn ngừa cần phải tái chế hễ thực hiện được
theo phương thức đảm bảo an toàn về môi trường.
- Chất ô nhiễm mà không thể ngăn ngừa hay tái chế phải được xử lý theo
phương pháp đảm bảo an toàn về môi trường.

- Việc tiêu hủy hay đưa chất ô nhiễm vào môi trường chỉ được áp dụng nếu
đó là phương sách cuối cùng và cần phải được thực hiện theo cách đảm bảo an toàn
về môi trường.
Các thuật ngữ thường được dùng trong các hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm:
- Tái sử dụng: là sử dụng lại sản phẩm hoặc nguyên liệu ở dạng nguyên thủy
của nó hoặc cho một mục đích mới với sự tân trang lại như cũ hoặc thêm chi tiết
mới theo yêu cầu.
- Tái chế: sự kéo theo vòng đời hiệu quả của các nguồn tài nguyên tái tạo
hoặc không tái tạo thông qua quá trình xử lý, chế biến và bổ sung năng lượng.
- Kiểm soát và xử lý ô nhiễm: là việc bổ sung các quá trình xử lý, chế biến,
bổ sung nguyên vật liệu, sản phẩm và năng lượng cho các dòng thải nhằm giảm sự
nguy hại do chất ô nhiễm và chất thải trước khi xả chúng ra môi trường.
- Tiêu hủy và hủy: là sắp đặt an toàn chất ô nhiễm hoặc phân hủy bằng nhiệt,
hóa chất hay các quá trình khác. Các cách này chỉ được áp dụng đối với các chất ô
14
nhiễm trường. Phục hồi là sử dụng các quá trình, thực tiễn, nguyên liệu, sản phẩm hoặc
năng lượng để khôi phục lại các hệ sinh thái mà đã bị phá hủy do hoạt động của con
người. Đây là phương pháp tốn kém và ít hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường.
Thí dụ về hoạt động phòng ngừa ô nhiễm có thể là:
- Gia tăng hiệu suất thông qua việc sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên
liệu thô.
- Nâng cao động cơ của công nhân, nhân viên thông qua việc giảm nguy
hiểm cho công nhân và sự tín nhiệm cao vào việc tham gia tích cực (của công nhân)
nghĩ ra và thực hiện các sáng kiến.
- Giảm trách nhiệm dài hạn mà các công ty có thể phải đối mặt nhiều năm
sau khi gây ô nhiễm hoặc sau khi thải chất thải của mình ra một địa điểm nhất định
nào đó.
- Giảm các mối hiểm họa của sự cố môi trường.
Lập kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm là một phương pháp hệ thống toàn diện nhằm
xác định các lựa chọn giảm đến mức tối thiểu hoặc loại bỏ việc phát sinh chất ô nhiễm

hay chất thải. Có sáu bước và thực hiện kế hoạch định một chiến lược bao gồm:
Bước 1: Hình thành sự thỏa thuận/cam kết phòng ngừa ô nhiễm và hoạch
định một chiến lược chung về phòng ngừa ô nhiễm.
Bước 2: Tiến hành biện hộ số liệu xác định hiện trạng các nguồn đầu vào
(nguyên liệu, năng lượng, nước), sản phẩm và chất thải đầu ra; xác định các thông
tin còn thiếu và thiết bị, các sản phẩm đặc thù và dây chuyền sản xuất.
Bước 3: Soạn thảo kế hoạch: đặt mục tiêu, chỉ rõ, lượng giá và chọn phương
án ngăn ngừa đáp ứng các mục tiêu và chỉ tiêu lựa chọn.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch.
Bước 5: Giám sát thực hiện kế hoạch.
Bước 6: Đánh giá, tổng kết và nâng cấp kế hoạch.
Các hoạt động sản xuất công nghiệp hiện đang thải ra môi trường một lượng
lớn các chất thải công nghiệp làm suy thoái và đe dọa môi trường sống của chúng
ta. Hiện nay nước thải công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính khiến
kênh rạch của tỉnh ô nhiễm trầm trọng, môi trường không khí ngày càng ô nhiễm
15
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, việc quản lý chất thải rắn công nghiệp một cách
bừa bãi đã dẫn đến sự quá tải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân. Tất cả những vấn đề đó, đến nay các nhà quả lý môi trường, lãnh đạo
các cơ sở sản xuất công nghiệp đều biết được, nhưng làm cách nào để khắc phục và
làm cho môi trường ngày càng tốt hơn thì không phải dễ, đòi hỏi phải có sự nỗ lực
và nay đã có nhiều cách tiếp cận để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong
hoạt động sản xuất công nghiệp.
Trước đây, khi nền công nghiệp chưa phát triển, lượng chất thải công nghiệp
vào môi trường còn ít, nằm trong khả năng đồng hóa của môi trường thì vấn đề bảo
vệ môi trường còn ít, nằm trong lĩnh vực môi trường không được quan tâm đúng
mức. Cách giải quyết chất thải công nghiệp lúc này là cách tiếp cận thụ động nhất
và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như hiện nay.
Mặc dù vậy, đến nay vẫn là cách mà các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước ta thực
hiện khá phổ biến và không ngoại trừ Thành phố Bắc Giang. [17]

Hình 1.1. Cách tiếp cận thụ động để giải quyết chất thải công nghiệp
Hoạt động công nghiệp ngày càng phát triển, trong khi khả năng đồng hóa
của môi trường ngày càng giảm và quá tải. Lúc này, con người đã nhận thấy phần
nào về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Ở nước ta, Luật Bảo vệ môi
trường ra đời năm 1993 cùng các chính sách khác đã phần nào buộc các cơ sở sản
xuất phải có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Cách tiếp cận lúc này là
xử lý các chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường bằng các trạm xử lý nước thải,
các thiết bị xử lý khí thải, các lò đốt chất thải rắn, các bãi chôn lấp nhằm hạn chế sự
Các vật liệu
thô
Nhân lực
Năng lượng
Quá trình
công
nghiệp
Các SP công
nghiệp hoàn tất
Chất thải được
thải bỏ trực tiếp
16
ô nhiễm môi trường, thường được gọi là “xử lý ở cuối đường ống”. Đây là cách mà
hiện nay nước ta được xem là có hiệu quả và các cơ sở sản xuất buộc phải áp dụng.
Tuy nhiên ở Thành phố Bắc Giang chưa thực hiện tốt giải pháp này, xây dựng hệ
thống xử lý vận hành không hiệu quả, chỉ nhằm để đối phó với các đơn vị quản lý
môi trường. Nguyên nhân vì sao? Các nhà sản xuất công nghiệp quan tâm tới khía
cạnh kinh tế nhiều hơn là bảo vệ môi trường. Do đó, nếu phân tích ở khía cạnh kinh
tế thì giải pháp này đòi hỏi những chi phí lớn cho đầu tư và vận hành các hệ thống
xử lý, ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà sản xuất. Thêm vào đó các chất thải sau khi
qua hệ thống xử lý sẽ giảm bớt độc hại trước khi thải ra ngoài môi trường nhưng
thực chất chúng biến đổi thành dạng chất ô nhiễm khác, vẫn phải tiếp tục xử lý và

có thể sẽ là nguyên nhân của hàng loạt những vấn đề ô nhiễm khác. [17]
Hình 1.2. Cách tiếp cận cuối đường ống
Một cách tiếp cận mang tính chủ động hơn đó là tái sinh chất thải. Bằng cách
này, chất thải công nghiệp có thể được tái sử dụng trong quá trình sản xuất (hoặc
cho mục đích khác) đồng thời giúp giảm lượng thải ra môi trường. Một số đơn vị
sản xuất của Thành phố đã áp dụng cách tiếp cận này tuy nhiên không phải đơn vị
nào cũng có thể tái sử dụng nên số lượng cơ sở sản xuất tiếp cận giải pháp này còn
rất hạn chế. [17].
Các vật liệu thô
Nhân lực
Năn lượng
Quá trình
công nghiệp
Các SP công nghiệp
hoàn tất
Các chất thải ô
nhiễm
Dạng
lỏng
Dạng
khí
Dạng
rắn
Trạm
xử lý
Thiết bị
lọc
XLhoạc
tái chế
17

Hình 1.3. Cách tiếp cận chủ động bậc thấp – tái sinh chất thải
Những hạn chế của cách tiếp cận trên đã thôi thúc các nhà quản lý môi
trường tìm ra một cách tiếp cận mới mang tính chủ động và hiệu quả hơn, đó là
ngăn ngừa ô nhiễm. Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là một thuật ngữ được dùng để
miêu tả các công nghệ sản xuất và những chiến lược mà nó dẫn đến kết quả là loại
trừ hoặc giảm bớt các dòng thải cả về số lượng cũng như đặc tính ô nhiễm của mỗi
dòng thải.
Hình 1.4. Cách tiếp cận chủ động bậc cao - ngăn ngừa ô nhiễm
Ngăn ngừa ô nhiễm đòi hỏi phải có sự thay đổi về nhận thức và thái độ của
các đối tượng có liên quan, thực hiện việc quản lý môi trường một cách có tinh thần
trách nhiệm và định lượng những sự lựa chọn về công nghệ.
Tái sinh
Xử lý và
lưu chữ
Tái sinh
nội tại
Bán hoặc
trao đổi
Các vật liệu thô
Nhân lực
Năng lượng
Quá trình
công nghiệp
Các SP công
nghiệp hoàn tất
Các chất thải ô
nhiễm
Các SP công nghiệp
hoàn tất
Các vật liệu thô

Nhân lực
Năng lượng
Quá trình
công nghiệp
Giảm thiểu chất thải
đến mức thấp nhất
Tái sinh, xử lý và
lưu trữ
18
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp được
tổng hợp lại trong sơ đồ sau [6].
Hình 1.5. Các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Sơ đồ trên cho thấy: tính liên tục, biện pháp ngăn ngừa và sự thống nhất là
03 yếu tố cốt lõi để đưa ra được chiến lược đối với sản phẩm và các quá trình sản
xuất giúp giảm rủi ro cho con người và môi trường. Ưu điểm của cách tiếp cận này
rất lớn không chỉ liên quan đến bảo vệ môi trường (giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn,
giảm các rủi ro môi trường) mà còn liên quan mật thiết tới vấn đề mà các nhà sản
xuất công nghiệp rất quan tâm đó là kinh tế. Để áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô
nhiễm công nghiệp, không nhất thiết phải đầu tư lớn nhưng lại giảm được chi phí
vận hành sản xuất, tăng lợi nhuận và tính khả thi cao. Do đó, đây là cách tiếp cận
được xem là ưu việt nhất hiện nay.
Còn nhiều giải pháp để thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, tuy nhiên
đều phải đảm bảo nguyên tắc: giảm tối đa nhiên liệu và nguyên liệu sản xuất, giảm
tối đa lượng phát thải; tái sinh và sử dụng lại tối đa chất thải; những chất thải không
thể tái sinh hoặc sử dụng lại thì được xử lý; chất thải còn lại sau khi xử lý phải được
tiêu hủy.
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp hiện đang được khuyến khích tại nhiều
nước trên thế giới nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường. Ở nước ta, tuy
các vấn đề môi trường nói chung và môi trường trong sản xuất công nghiệp nói
riêng chỉ mới được quan tâm trong những năm gần đây, nhưng chúng ta cũng đã

tiếp cận được với cách bảo vệ môi trường mang tính chủ động nhất, đó là ngăn ngừa
Chiến lược
đối với
Liên tục
Ngăn ngừa
Thống nhất
Sản phẩm
Giảm rủi ro
Các quá trình
SX
Môi trường
Con người
19
ô nhiễm. Trong những năm qua, đã có nhiều chương trình liên quan tới ngăn ngừa ô
nhiễm công nghiệp được nghiên cứu và thực hiện, tuy kết quả đạt được còn chậm
nhưng đã giúp nhiều cơ sở sản xuất thấy được lợi ích của việc áp dụng các biện
pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Đặc biệt càng trở nên có ý nghĩa hơn khi giá nhiên liệu,
điện, nước tăng và việc tiêu thụ phí môi trường đang được triển khai.
Tóm lại, ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là mang lại lợi ích kinh tế cho
chính đơn vị sản xuất công nghiệp và đồng thời mang lại lợi ích môi trường cho
cộng đồng. Việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại Thành phố Bắc
Giang chỉ thực hiện được khi cơ sở sản xuất trên địa bàn thấy được lợi ích của nó.
Muốn vậy lãnh đạo Thành phố phải có những giải pháp riêng phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh của Thành phố như: giải pháp quy hoạch không gian hợp lý, giải
pháp quản lý môi trường công nghiệp, giải pháp khuyến khích đổi mới công nghệ…
3%45678
Đô thị hóa và công nghiệp hóa là hai quá trình đồng hành, do đó trong quy
hoạch định hướng không gian một Thành phố cần tính toán để giảm thiểu đến mức
thấp nhất ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến hệ sinh thái đô thị, đăc biệt là
ảnh hưởng đến các khu dân cư và các khu hệ sinh thái tự nhiên còn lại rất ít trong

khu vực đô thị. Đối với Thành phố Bắc Giang, việc bố trí công nghiệp phải lưu ý
đến việc bảo vệ khu vực sản xuất nông nghiệp, hệ sinh thái ven sông và hệ thống
kênh rạch tự nhiên. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới hình thành về cơ
bản được bố trí phù hợp, tuy nhiên nhiều nhà máy lớn nằm rải rác trên địa bàn được
hình thành trước đây (ở khu vực có địa hình thấp trũng, hoặc ven sông) có nhiều
yếu tố không phù hợp về mặt môi trường và đang gây các tác động không nhỏ cho
khu vực xung quanh.
%%78 !"
Hệ thống quản lý môi trường là công cụ không thể thiếu trong việc ngăn
ngừa ô nhiễm. Thông qua hệ thống quản lý môi trường ở các cấp độ khác nhau
(tỉnh, thành phố, ban quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp các cơ sở sản
xuất) một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm mới được thiết lập và thực thi đúng với mục
20
tiêu và các chỉ tiêu đề ra. Kiện toàn hệ thống quản lý môi trường công nghiệp phải
gồm các biện pháp sau:
- Hoàn thiện và phổ biến khung pháp lý về môi trường cho các chủ thể tham
gia hoạt động công nghiệp.
- Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý của phòng tài nguyên và môi trường
Thành phố.
- Xây dựng các quy định bắt buộc về công tác quản lý môi trường tại các cơ
sở công nghiệp, đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các chủ cơ sở
và công nhân.
- Đẩy mạnh thường xuyên công tác giám sát của cơ sở quản lý môi trường
địa phương nhằm bảo đảm việc tuân thủ nghiêm quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp; xây dựng hạ tầng xử lý chất thải công nghiệp đầy đủ.
3%
Giải pháp công nghệ thường được tập trung vào việc giảm thiểu tối đa chất ô
nhiễm thông qua việc đầu tư các công nghệ hiện đại, thay đổi các dây chuyền sản
xuất theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng hoặc tái sử dụng chất thải.
Giải pháp công nghệ cũng có thể được áp dụng trong khâu xử lý cuối cùng đường

ống. Áp dụng sản xuất sạch hơn là giải pháp đang được khuyến khích hiện nay. Sản
xuất sạch hơn là quá trình cụ thể và rất riêng của từng cơ sở sản xuất, do vậy chỉ có
thể áp dụng sản xuất sạch hơn cho các ngành nghề.
21
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: từ năm 2012 và định hướng
đến năm 2020.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: thành phố Bắc Giang, tỉnh
Bắc Giang.
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian tiến hành: từ tháng 08/2012 đến tháng 08/2013.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
2.3.2. Điều tra, khảo sát xác định tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trên
địa bàn Thành phố Bắc Giang.
2.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường tại các cụm công nghiệp của thành phố
Bắc Giang.
2.3.4. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các
cụm công nghiệp của Thành phố Bắc Giang.
2.3.5. Xây dựng chương trình hành động ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm môi
trường công nghiệp giai đoạn 2012 – 2020.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, chế độ thủy văn ),
điều kiện kinh tế xã hội (dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của Thành phố Bắc Giang.
22
- Tài liệu về các báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương và kết quả
quan trắc môi trường hàng năm tại địa bàn nghiên cứu.
- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
- Các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, các
tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan.
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái
nhìn tổng quát và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính
xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp
và phân tích. Do địa bàn nghiên cứu khá rộng vì vậy đề tài không thể khảo sát thực
địa tất cả các điểm mà chỉ chọn một số điểm điển hình để nghiên cứu và lấy mẫu.
Từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm môi trường cho các
cụm công nghiệp và những ảnh hưởng môi trường khác nhau của toàn Thành phố
Bắc Giang.
2.4.3. Phương pháp phân tích
,9:9;9<9=>?@714A
+ Nước thải: 14 điểm (trong đó 11 điểm cuối dòng thải tại các công ty điển
hình trong các cụm công nghiệp Thành phố Bắc Giang, 3 điểm tại cuối dòng thải
của 3 hộ dân điển hình tại 3 làng nghề của Thành phố Bắc Giang.)
+ Khí thải công nghiệp: 10 điểm thực hiện tại 5 công ty điển hình mỗi công ty
thực hiện lấy tại 2 vị trí.
+ Không khí xung quanh: 4 điểm tại 4 cụm công nghiệp trên địa bàn Thành
phố Bắc Giang.
+ Đất: 5 điểm tại các vùng chuyên canh, thâm canh sản xuất nông nghiệp gần
các cụm công nghiệp Thành phố Bắc Giang.

23
Bảng 2.1. Các vị trí lấy mẫu phân tích
TT Vị trí lấy mẫu Các chỉ tiêu
Số
chỉ tiêu
Thời gian
thực hiện
Đặc điểm
Nước thải công nghiệp
1 CT Tiến Thành pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
Đánh giá
nguồn nước
thải công
nghiệp
2 CT giấy Việ Nga pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
3 CT nhựa Việt Quang pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
4 CT thể thao Ba Sao pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
5 CTTM Dương Tiến pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
6 CTTM Liên Sơn pH, BOD
5

, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
7 CT Giấy Bình Dương pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
8 CT Thế Cường pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
9 CT Hoàng Quang pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
10 CTDVTHTM Việt Trung pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
11 CT Rượu nước giải khát Habada pH, BOD
5
, COD, SS, ∑N,∑P 5 25/11
Nước thải làng nghề
1 Mỳ Kế pH, BOD
5
, COD, NH
4+
4 25/11 Đánh giá
nguồn nước
thải làng
nghề
2 Bún Đa Mai pH, BOD
5
, COD, NH
4+
4 25/11

3 Bánh Đa Kế pH, BOD
5
, COD, NH
4+
4 25/11
Khí thải
1 Cty CNHH một thành viên giấy Xương Giang
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2
, NO
2
, CO
8 08/11
Đánh giá
nguồn khí
thải công
nghiệp
2 Cty CNHH một thành viên giấy Xương Giang
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2
, NO
2
, CO
8 08/11
3 Cty CNHH một thành viên giấy Bắc Hà
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2

, NO
2
, CO
8 08/11
4 Cty CNHH một thành viên giấy Bắc Hà
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2
, NO
2
, CO 8 08/11
24
5
Cty CNHH một thành viên Phân Đạm hóa chất Hà
Bắc
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2
, NO
2
, CO
8 08/11
6
Cty CNHH một thành viên Phân Đạm hóa chất Hà
Bắc
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2
, NO
2

, CO
8 08/11
7 CT lương thực Bắc Giang
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2
, NO
2
, CO
8 08/11
8 CT lương thực Bắc Giang
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2
, NO
2
, CO
8 08/11
9 CT CNHH Việt Thắng
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2
, NO
2
, CO
8 08/11
10 CT CNHH Việt Thắng
Hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
bụi, SO
2

, NO
2
, CO
8 08/11
Không khí xung quanh
1 CCN Xương Giang I
Hướng gió, bụi, tiếng ồn, NO
2
, SO
2
,
CO
6 08/11
Đánh già
nguồn không
khí tại cụm
công nghiệp
2 CCN Dĩnh Kế
Hướng gió, bụi, tiếng ồn, NO
2
, SO
2
,
CO
6 08/11
3 CCN Thọ Xương
Hướng gió, bụi, tiếng ồn, NO
2
, SO
2

,
CO
6 08/11
4 Tiểu CCN Dĩnh Kế
Hướng gió, bụi, tiếng ồn, NO
2
, SO
2
,
CO
6 08/11
Đất
1
Cách cuối nguồn thải Bãi chon lấp rác thải xã Đa Mai
200 m
Mn, Fe, Cu, Zn, Pb, Cd, As, Hg 8 18/11
Đánh giá
chất lượng
đất ven cụm
công nghiệp
2 Thôn Tiêu, xã Dĩnh Kế Mn, Fe, Cu, Zn, Pb, Cd, As, Hg 8 18/11
3
Xã Song khê, cách điểm xả thải tập trung của KCN
Song Khê – Nội Hoàng 300m
Mn, Fe, Cu, Zn, Pb, Cd, As, Hg 8 18/11
4 Làng Đìa Thyền, Dĩnh Trì, cuối nguồn thải Mn, Fe, Cu, Zn, Pb, Cd, As, Hg 8 18/11
5 Thôn Lịm Xuyên, Xã Song khê Mn, Fe, Cu, Zn, Pb, Cd, As, Hg 8 18/11
25
,9:9;9,9B!C714A
- Không khí xung quanh: Thực hiện đo trực tiếp đối với các thông số vi khí

hậu, các thông số khác sử dụng dung dịch hấp thụ phù hợp theo từng phương pháp
phân tích cụ thể.
- Khí thải: được lấy theo TCVN 5939:2005.
- Nước thải: được lấy theo TCVN 5999:1995 (ISO 5667/10:1992).
- Đất: được lấy theo TCVN 5297: 1995
,9:9;9;9DEF>714A' (Các thiết bị lấy mẫu đều đã được chuẩn hóa và được
công nhận chất lượng).
* Thiết bị lấy mẫu nước:
- Máy đo chất lượng nước 6 chỉ tiêu TOA (Nhật).
- Máy đo pH WTW 320 (Đức).
- Bộ lấy mẫu nước mặt, cán dài.
- Xô bằng nhựa, có dung tích 20l, dùng để chứa mẫu nước trước khi pha trộn
(lấy mẫu tại 3 vị trí sau đó trộn đều).
- Bình vật liệu PE có dung tích 2l, dùng để đựng mẫu sau khi đã hòa trộn. Xô
và bình được rửa sạch sẽ và tráng bằng chính mẫu nước trước khi chứa mẫu.
* Thiết bị lấy mẫu đất:
- Xẻng cán dài 1,2 mét.
- Bay xây dựng.
- Hộp nhựa dung tích 2l có nắp kín, dùng để đựng mẫu đất.
,9:9;9:9(@G17!6HIJH
9HIJH 5?K714A
Hoạt động lấy mẫu cần đạt được mục tiêu của chương trình kiểm soát chất
lượng là:
+ Cung cấp được những phương pháp giám sát và phát hiện các sai sót do
lấy mẫu và do đó có các biện pháp loại trừ các dữ liệu không hợp lệ hoặc sai lạc.
+ Chứng minh được rằng các sai số lấy mẫu đã được kiểm soát một cách
thích hợp.
+ Chỉ ra được các thay đổi của việc lấy mẫu và từ đó truy nguyên các nguồn
gốc gây sai số.

×