Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Công Nghệ lớp 12: BÀI 4 LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.63 KB, 5 trang )

BÀI 4
LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC

I. MỤC TIÊU:
- HS biết được cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện
bán dẫn và IC.
- Biết được nguyên lí làm việc của Thyristor và Triac.

II. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Nghiên cứu Bài 4 trong SGK.
- Tìm hiểu các kiến thức có liên quan.
2. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ các loại linh kiện bán dẫn và IC.
- Vật mẫu:
+ Diode tiếp điểm và tiếp mặt.
+ Transistor loại PNP và NPN công suất nhỏ và công suất lớn
+ Thyristor, Triac, IC và Quang điện tử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Nội dung bài dạy:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI CHÉP
GV nhắc lại vị trí của các linh kiện bán dẫn và
IC trong kĩ thuật điện tử và xu hướng phát triển
của chúng để HS có cách nhìn nhận khái quát về
các linh kiện bán dẫn và IC trước khi đi vào tìm
hiểu cụ thể.
VĐ:
Hãy nêu một số ứng dụng thực tế của các linh


kiện bán dẫn và IC trong sinh hoạt?
Bài 4:
Linh kiện bán dẫn và IC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Diode và Transistor.
GV đưa ra một số vật mẫu và tranh vẽ về Diode
để HS quan sát:
I. Diode





Diode thường Diode ổn áp
VĐ:
- Nêu đặc điểm về hình dạng của Diode?
- Nêu công dụng của Diode thường trong sinh
hoạt?
GV giới thiệu thêm cho HS về công dụng của
Diode, cấu tạo, phân loại và kí hiệu. Nhấn mạnh
với HS thế nào là “tiếp xúc kĩ thuật” và về cách
phân biệt hai cực anôt và catôt của Diode.
VĐ:
- Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa Diode
thường và Diode ổn áp?






GV đưa ra một số vật mẫu và tranh vẽ về
Transistor để HS quan sát:

VĐ:
- Nêu đặc điểm về hình dạng của Transistor?
- Nêu sự giống và khác nhau giữa Transistor
PNP và NPN?
- Diode là linh kiện bán
dẫn gồm hai lớp chất bán
dẫn loại P và N tiếp xúc kĩ
thuật với nhau.
- Diode có công dụng
chính là ngăn một chiều tín
hiệu.
- Diode gồm 2 loại là
Diode tiếp điểm và Diode
tiếp mặt.
- Cấu tạo và kí hiệu của
Diode:


N P
Catôt
Anôt
II. Transistor


- Transistor là linh kiện bán
dẫn có 3 lớp chất bán dẫn
loại P, N tiếp xúc kĩ thuật

với nhau trong đó lớp ở
giữa rất mỏng.
- Transistor là linh kiện
tích cực dùng để khuếch
đại tín hiệu, tạo xung, sóng,

- Transistor gồm hai loại
(thường) là PNP và NPN.
- Cấu tạo và kí hiệu của
Transistor:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về Thyristor.


GV đưa ra tranh vẽ về Thyristor và mẫu vật cho
HS quan sát, tìm hiểu:

VĐ:
- Nêu đặc điểm về hình dạng của Thyristor?
- So sánh với Diode và Transistor?



III. Thyristor (Diode chỉnh
lưu có điều khiển)
1. Cấu tạo, kí hiệu, công
dụng









- Thyristor là linh kiện có 4
lớp chất bán dẫn tiếp xúc
với nhau và có 3 đầu điện
cực.
- Thyristor được dùng
trong mạch chỉnh lưu có
điều khiển để thay đổi giá
trị của điện áp ra.
- Cấu tạo và kí hiệu của
Thyristor:




GV cho HS quan sát sơ đồ cấu tạo của Thyristor
và trình bày nguyên lí làm việc của linh kiện.
VĐ:
- Điều kiện để Thyristor dẫn điện và ngừng dẫn
điện là gì?

GV lưu ý HS những số liệu kĩ thuật chủ yếu khi
nghiên cứu Thyristor.

2. Nguyên lí làm việc và số
liệu kĩ thuật

a. Nguyên lí làm việc:




b. Số liệu kĩ thuật:
IAK định mức, UAK định
mức, UGK định mức,IGK
định mức.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về Triac và Diac


IV. Triac và Diac
1. Cấu tạo, kí hiệu và công
dụng
GV đưa ra các hình ảnh của Triac và Diac cho
HS quan sát, tìm hiểu:

Triac Diac

VĐ:
- Nêu nhận xét về cấu tạo của Triac và Diac?
- Điều kiện để Diac dẫn điện là gì?
- Điều kiện để Triac dẫn điện là gì?
- Diac là linh kiện có 5 lớp
chất bán dẫn nhưng chỉ có
2 điện cực dùng để điều
khiển các thiết bị điện
trong mạch điện xoay

chiều.

- Triac là linh kiện có 6 lớp
chất bán dẫn và có 3 điện
cực dùng để điều khiển các
thiết bị điện trong mạch
điện xoay chiều.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về Quang điện tử và IC
VĐ:
- Em hiểu thế nào là quang điện tử?
- Nêu một số loại quang điện tử mà em biết?





GV đưa ra một số mẫu vật và hình ảnh về IC để
HS quan sát, tìm hiểu:

V. Quang điện tử
Quang điện tử là linh kiện
có khả năng phát sáng hoặc
thông số thay đổi theo
cường độ sáng chiếu lên
nó.
VD:
Quang điện trở, LED,
photo Diode,
VI. Vi mạch tổ hợp (IC)


- IC là một mạch vi điện tử
được tích hợp trong 1 linh
kiện để thực hiện một chức
năng nào đó.
- IC được đặc trưng bởi kí
hiệu và các chân cắm.
- IC gồm có 2 loại:





GV giới thiệu quy định về kí hiệu, cách bố trí các
chân IC và hướng dẫn HS cách xác định các chân
của IC
+ IC tương tự dùng để
khuếch đại, tạo dao động,
thu phát sóng, giải mã màu,

+ IC số dùng trong các
thiết bị tự động, thiết bị
xung số, trong xử lí thông
tin,
Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá
GV đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài học để tổng kết, đánh giá sự tiếp thu của HS.
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhắc nhở HS đọc trước Bài 5.


×