Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Công Dân lớp 12: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN(tiết 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.99 KB, 5 trang )

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN(tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài 6 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
Giúp học sinh nêu được KN, ND, ý nghĩa của quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ danh dự, nhân phẩm của công dân.
2. Về kĩ năng.
- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm
quyền tự do của công dân.
- Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3. Về thái độ.
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của
người khác.
- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Bài tập tình huống, Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của
ĐHKTQ-Khoa luật
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền BKXP về TT của
công dân?
3. Học bài mới.
Giờ trước chúng ta đã học quyền BKXP về thân thể của công dân.
Vậy tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân có được
pháp luật bảo hộ hay không? đó là nội dung của bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học
sinh
Nội dung kiến thức cần đạt


Giáo viên tổ chức sử dụng
phương pháp giải quyết vấn đề, đàm
thoại, thuyết trình để dạy đơn vị
kiến thức này.
? Theo em quyền này có được
ghi nhận trong hiến pháp không?
? Công dân có quyền được bảo
hộ về…Vậy công dân có phải tôn
trọng quyền này của người khác
không?
Không chỉ cơ quan mà người
tiến hành TTHS mà mọi công dân
nói chung đều không được xâm
phạm tới những quyền này của công
dân.
? Vậy em hiểu từ bảo hộ có

1. Các quyền tự do cơ bản của
công dân.
b. Quyền được PL bảo hộ về
TM, SK, DD, NP.

* Thế nào là quyền được PL bảo
hộ TM, SK, DD, NP của công
dân.
- Được ghi nhận ở điều 71 HP
1992 (sđ) và điều 7 của
BLTTHS.
- KN: Công dân có quyền được
đảm bảo an toàn về tính mạng,

sức khoẻ, được bảo vệ danh dự,
nhân phẩm, không ai được xâm
nghĩa là gì?
(che chở, bảo vệ, đảm bảo an
toàn, không cho ai xâm phạm tới)

? Pháp luật bảo hộ về TM, SK,
DD, NP của công dân được thể hiện
ở mấy ND cơ bản?
(Hai nội dung cơ bản)
Với nội dung 1 giáo viên sử dụng
tình huống trong SGK trang 57 để
dẫn dắt cho học sinh năm được nội
dung đó.
? Theo em nếu TM, SK của một
người luôn bị đe doạ thì cuộc sống
của người đó sẽ ra sao?
(luôn bị bất an, không yên ổn để
LĐ, HT, CT vì tính mạng là vốn quý
của con người)
? TM, SK của nhiều người luôn
bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? có
phát triển lành mạnh được không?
? Đối với nội dung này pháp luật
nước ta nghiêm cấm những hành vi
nào?
phạm tới tính mạng, sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm của người
khác.


* Nội dung quyền được bảo hộ
về TM, SK, DD, NP.

- Nội dung 1: Không ai được
xâm phạm tới tính mạng, sức
khoẻ của người khác.

+ Không ai được đánh người
+ Giết người, đe doạ giết người,
làm chết người
- Nội dung 2: Không ai được
xâm phạm tới danh dự và nhân
phẩm của người khác.
+ Hành vi bịa đặt điều xấu, nói
xấu, xúc phạm người gây thiệt
hại về uy tín và danh dự của
người đó
+ Dù ở cương vị nào cũng không
được xúc phạm DD và nhâm
? Thế nào là xâm phạm tới danh
dự và nhân phẩm của người khác?
? Em hãy nêu một vài ví dụ về
hành vi xâm phạm đến danh dự và
nhân phẩm của người khác?
? Em sẽ làm gì nếu bị người khác
bịa đặt điều xấu, vu cáo hoặc xúc
phạm?
? Theo em pháp luật đảm bảo
quyền về tính mạng, sức khoẻ, danh
dự và nhân phẩm có ý nghĩa gì?

phẩm của người khác.

* Ý nghĩa quyền được PL bảo
hộ về TM, SK, DD, NP.

- Nhằm xác định địa vị pháp lí
của công dân trong mối quan hệ
giữa NN và XH
- Đề cao nhân tố con người trong
NN pháp quyền xã hội chủ nghĩa.



4. Củng cố.
- Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
- Giáo viên cho học sinh giaỉ quyết một số bài tập tình huống trong BT
tình huống trang 48 và 49.
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà làm bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước
khi đến lớp.







×