Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quy trình khóa luận tôt nghiệp và đề tài NCKH. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.7 KB, 7 trang )

QUY TRÌNH KHÓA LUẬN
TÔT NGHIỆP VÀ ĐỀ TÀI NCKH
Việc triển khai thực hiện một khóa luận tốt nghiệp hay một đề tài nghiên cứu khoa
học nói chung là khá phức tạp đối với những ai lần đầu thực hiện. với kinh nghiệm và sự
hiểu biết của mình, xin được chia sẻ cùng các bạn sinh viên và hi vọng nó sẽ giúp ích
phần nào cho các bạn.
1.MỤC ĐÍCH CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VÀ ĐỀ TÀI NCKH.
Trong 4 năm học tập và nghiên cứu, trước khi ra trường môic sinh viên phải hoàn
thành phần việc tốt nghiệp của mình, đó là thi tốt nghiệp và viết chuyên đề thực tập, viết
khóa luận tốt nghiệp hay đề tài NCKH. Do tỷ lệ được viết khóa luận tốt nghiệp là hạn chế
(30% trên tổng số sinh viên tổt nghiệp), nên chỉ những sinh viên có kết quả học khá trở
nên mới được xem xét. Khóa luận tốt nghiệp được tính tương đương 15 đơn vị học trình
và thể hiện thành một tiêu chí đánh giá riêng trong bảng điểm sinh viên.
Khóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học của sinh viênm thể hiện kiến thức
tổng hợp mà sinh viên đã tiếp thu trong 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường. Trong
khóa luận, sinh viên phải vận dụng phương pháp luận khoa học để thể hiện kiến thức tổng
hợp, kỹ năng nghiên cứu độc lập, kỹ năng phân tích, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn
đề, kỹ năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, ký năng dùng thực tiễn để kiểm chứng lý
thuyết, kỹ năng viết và trình bày, kỹ năng bảo vệ đề tài nghiên cứu.
Do là một công trình khoa học, nên phải có ý nghĩa khoa học, giá trị thực tế, các số
liệu và các nguồn tài liệu phải chính xác, rõ ràng; văn phong mạch lạc và hình thức phải
theo quy định.
2. CÁC BƯỚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VÀ ĐỀ TÀI NCKH
2.1 Chọn đề tài nghiên cứu:
Khi chọn đề tài khóa luận phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đề tài khóa luận phải thuộc lĩnh vực ngành học của và có thể ở các cấp độ
khác nhau, ví dụ:
- Vi mô hẹp: về một chi nhánh ngân hàng, một công ty.
- Vi mô rộng: về hệ thống một NHTM, hệ thống các NHTM, tổng công ty.
- Vĩ mô quốc gia: về chính sách tiền tệ, các công cụ chính sách tiền tệ, chính sách
tỷ giá hối đoái, lạm phát, quản lý ngoại hối, FDI, ODA, đô la hóa.


- Phạm vi quốc tế: hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF, WB, ADB,UCP, Basel I, Basel II,
kinh nghiệm các nước về lĩnh vực tài chính- tiền tệ - ngân hàng.
Thứ hai, đề tài phải khả thi. Khả thi có nghĩa là sinh viên phải làm được. Tính khả thi
của đề tài phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là: (i) năng lực của sinh viên, tức kiến thức
tích lũy được trong quá trình học tập; (ii) nguồn tài liệu có sẵn và chất lượng của tài liệu.
ở đây, yếu tố nào cũng quan trọng, tuy nhiên,đối với sinh viên thì yếu tố tài liệu có tính
quyết định hơn. Thực ra, việc viết khóa luận mới là giai đoạn đầu tập sự nghiên cứu, việc
kỳ vọng phát minh ra điểm mới là rất ít, mà chủ yếu là kế thừa nguồn tài liệu có sẵn, trên
cơ sở đó tổng hợp, cập nhật, phát triển và hoàn thành nội dung nghiên cứu là chính. Một
sinh viên dù có năng lực đến đâu mà không có nguồn tài liệu hỗ trợ thì khó mà hoàn
thành tốt được đề tài nghiên cứu, trong khi đó, một sinh viên năng lực bình thường nếu có
nguồn tài liệu hỗ trợ hiệu quả thì vẫn hoàn thành tốt được đề tài lựa chọn.
Thứ ba, đề tài phải phục vụ cho hướng nghiệp của sinh viên. Nhiều sonh viên có nhận
thức sai lệch về vai trò của đề tài khóa luận, hộ không nhận thức được mối quan hệ cầu
nối giữa khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp sau này. Các bạn cần chú ý, khóa luận tốt
nghiệp ngoài việc là điều kiện để tốt nghiệp, còn có ý nghĩa rất lớn với sinh viên sau này.
Khi phỏng vấn xin việc, hầu hết sinh viên đều được hỏi ”anh, chị làm khóa luận tôt
nghiệp về đề tài gì? Bảo vệ được mấy điểm?”. đây có thể là một căn cứ quan trọng để
phân công công việc nếu như sinh viên được tuyển dụng. Làm một đề tài mất nhiều công
sức, thời gian là tiền bạc, cho nên nếu làm xong mà không kế thừa được gì, không biến
nó thành công cụ hướng nghiệp sau này thì quả là lãng phí. Chính vì vậy,khi chọn đề tài
cần chú ý đến yếu tố hướng nghiệp sau này. Trong thực tế, nhiều sinh viên có ý thức về
nghề nghiệp và được tư vấn chu đáo nên chọn được đề tài rất phù hợp và phát huy rất tốt
sau này; tuy nhiên, cũng có những sinh viên, khi chọn đề tài không có chủ ý gì, trong quá
trình làm thấy hay, thấy hấp dẫn mới quyết định hướng nghề nghiệp của mình; và cũng
còn khá nhiều sinh viên rất thờ ơ với việc chọn đề tài nghiên cứu.
Thứ tư, đề tài phải phù hợp với sở thích, thế mạnh của mình. Có quá nhiều chủ đề mà
sinh viên phải học tập, nghiên cứu trong 4 năm học đại học, mỗi sinh viên cảm nhận một
khác, thành ra sở thích của mỗi người có khác nhau. Khi làm bất kỳ việc gì, nếu không
thích thì ta sẽ chán nản, quyết tâm sẽ không cao; tương tự làm một việc mà ta không có

thế mạnh sẽ khiến cho ta vất vả và có thể dẫn đến bất lực. Chính vì vậy, hãy chọn đề tài
phù hợp với sở thích và thế mạnh của mình.
Thứ năm, đặt tên đề tài. Sau khi chọn được đề tài thì đặt tên cụ thể cho nó. Tên đề tài
phải ngắn gọn, chuẩn xác, chỉ rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu và chỉ được hiểu theo
một nghĩa duy nhất, khồng được hiểu mơ hồ theo nhiều nghĩa khác nhau.
2.2 Thu thập tài liệu:
Sau khi đề tài được chọn, nghĩa là đã biết được đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thì
phải bắt tay ngay vào việc thu thập tài liệu. Cách tìm và phân loại tài liệu như sau:
Thứ nhất, nguồn tài liệu cơ bản. Đây chính là các giáo trình, bài giảng, sách khảo liên
quan đến đề tài. Trước khi đọc bất kỳ tài liệu nào, thì phải làm chủ được các kiến thức cơ
bản do các tài liệu cơ bản cung cấp, bởi vì tất cả các công trình nghiên cứu, dù ở cấp nào
thì kiến thức chuẩn và cơ bản cũng được bắt nguồn từ đây.
Thứ hai, nguồn tài liệu tham khảo có tính kế thừa. Bao gồm các khóa luận tốt nghiệp,
luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các công trình NCKH của sinh viên đạt giải, các đề tài
nghiên cứu khoa học cấp viện, trường và bộ có liên quan đến đề tài. Đọc các tài liệu này
để học cách làm của những người đi trước, đồng thời xem đề tài đã được nghiên cứu đến
mức nào, những nội dung nào cần giải quyết tiếp… Thông thường, ở cuối mỗi tài liệu là
danh mục tài liệu tham khảo, do đó, có thể tiếp tục khám phá các tài liệu mới.
Thứ ba, nguồn tài liệu có tính thời sự và thực tiễn. Bao gồm các bài báo khoa học
đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các chính sách, văn bản pháp luật. Hiện nay, các
tạo chí chuyên ngành về lĩnh vực tài chính – ngân hàng chủ yếu gồm: Tạp chí ngân hàng,
Tạp chí khoa học & đào tạo ngân hàng, Tạp chí tài chính, Tạp chí nghiên cứu kinh tế,
Tạp chí kinh tế phát triển,…
Vì mỗi tạp chí đều đăng tổng mục lục vào số cuối năm, nên để lấy được các báo cáo
nhanh và chính xác, cần phải qua các bước như sau:
Bước 1: Thu thập các số tạp chí cuối năm.
Bước 2: Chụp các Tổng mục lục và đóng thành cuốn.
Bước 3: Nghiên cứu các tổng mục lục để tìm ra các bài mình cần và đánh dấu lại.
Bước 4: Tìm các số tạp chí có bài mình cần và chụp các bài đó lại và đóng thành
cuốn.

Thứ tư, tìm kiếm nguồn tài liệu trên Internet, qua giới thiệu của thầy cô và tài liệu nội
bộ nơi thực tập.
2.3. Đọc tài liệu:
Sau khi đã thu thập tương đối tài liệu, phải bắt tay vào đọc tài liệu. Do tài liệu nhiều
trong khi thời gian lại có hạn, cho nên cần có kỹ năng đọc và sàng lọc tài liệu.
Vòng 1: Trước hết phải đọc và nghiên cứu kỹ các nguồn tài liệu cơ bản.
Vòng 2: Đọc lướt qua các tài liệu còn lại và loại bỏ hoàn toàn các tài liệu”lạc đề”.
Hiện nay, cũng có nhiều bài báo “treo đầu dê, bán thịt chó”, nên đôi lúc người đọc bị
đánh lừa; nhiều khóa luận, luận văn viết rất hời hợt…, những tài liệu này cần loại bỏ
hoàn toàn mà không cần nghiên cứu thêm. Qua vòng đọc này có thể loại tới 1/3 tổng số
tài liệu, mà chưa cần ghi chép hay ghi nhớ điều gì.
Vòng 3: Đọc chậm các tài liệu đã chọn ở vòng 2. trong số này, nhiều tài liệu đã lạc
hậu, không cập nhật, hoặc nhìn toàn cục bài viết chung chung, không có gì mới, tuy
nhiên, một vài nội dung có thể kế thừa được, có thể là gợi ý để phát triển tiếp…, những
nội dung này cần được ghi chép ra để sử dụng sau này. Sau khi đọc và chép được nội
dung mình cần, thì loại hoàn toàn tài liệu này. Qua vòng này có thể loại tiếp 1/3 tổng số
tài liệu.
Vòng 4: Với 1/3 tổng số tài liệu còn lại, là những tài liệu hay, cổt lõi để mình kế thừa,
hoàn thiện và phát triển tiếp. Đặc biệt, các tài liệu này có tính gợi mở cao và cung cấp
phương pháp nghiên cứu và hướng giải quyết vấn đề triệt đêt hơn. Phải đọc kỹ nhiều lần
các tài liệu này, khi đọc có so sánh, nếu bật ra được ý tưởng mới thì cần phải ghi chép
ngay.
2.4. Xây dựng đề cương:
Trong quá trình đọc và nghiên cứu tài liệu, phải chủ động mường tượng cái đích mà
đề tài hướng tới giải quyết. Khi cái đích đã tương đối rõ ràng, thì bắt tay xây dựng lộ
trình để đi tới đích đó; lộ trình đi đến đích chính là đề cương của đề tài. Như vậy, một
nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đề cương đó là: Chỉ sau khi đọc cơ bản tài liệu, trên cơ
sở đó định hướng mục tiêu nghiên cứu và lộ trình đạt được mục tiêu đó.
Trong thực tế, có thể bắt gặp nhiều trường hợp giáo viên hướng dẫn yêu cầu sinh viên
phải trình đề cương chi tiết để duyệt ngay buổi đầu. Đối với những đề tài truyền thống, đã

được làm đi, làm lại nhiều lần thì đây là phương án khả thi. Tuy nhiên, đối với những đề
tài mới, thì không nên duyệt trước đề cương, vì đây là một công trình khoa học, nội dung
và kết quả nghiên cứu đang nằm phía trước, đang phải đi tìm mới ra được. việc duyệt
trước đề cương sẽ thủ tiêu tính sáng tạo của sinh viên, đồng thời buộc sinh viên phải đi
theo lối suy nghĩ “truyền thống” của thầy. Đúng! Duyệt trước đề cương có thể tạo ra hệ
số an toàn cao hơn trong nghiên cứu, nghĩa là ít rủi ro, nhưng rủi ro thấp lại đem lại kết
quả không cao! Một trong những mục tiêu chính của đề tài là khám phá cái mới và đề tài
nào thực sự có cái mới và sáng tạo thì sẽ đạt được điểm cao; tuy nhiên, đề tài đi theo
hướng sáng tạo, tìm tòi cái mới gặp nhiều rủi ro hơn, Đó là quy luật!
Đề cương không nên xây dựng quá chi tiết, vì trong quá trình nghiên cứu có thể còn
có những thay đổi phụ thuộc vào nguồn tài liệu, vào những phát hiện mới của sinh viên.
Đề cương nghiên cứu cũng chính là bố cục của luận văn, bao gồm các chương, mục phản
ánh đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic. Nguyên tăc khi xây
dựng đề cương phải là: tên các chương phải phù hợp với đề tài; tên các mục lớn trong
chương phải phù hợp với tên chương; tên các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục
lớn… Trong mỗi chương thường bao gồm 3 mục lớn, trong mỗi mục lớn lại thường bao
gồm 3 mục nhỏ.
Trong quá trình thu thập tài liệu, đọc và xây dựng đề cương sinh viên có thể gặp tình
huống bế tắc, như: chưa tìm được tài liệu ưng ý, đề cương chưa thoát,bế tắc trong hướng
đi… Không được hoang mang! Mình đã cố gắng hết sức mà vẫn gặp trở ngại, thì đó cũng
chính là thời điểm sinh viên chuẩn bị “xuất thần” sáng tạo ra điểm mới theo quy luật “cài
khó ló cái khôn”. Hãy bằng lòng với những gì mình đang có!
3. HÌNH THỨC CỦA KHÓA LUẬN
3.1. Trình tự bố cục:
Bìa cứng mạ vàng (theo mẫu), Bìa phụ giấy thường (nội dung như bìa cứng), Lời cảm
ơn (nếu có), Lời cam đoan (nếu có), Bảng chữ cái viết tắt, Danh mục các bảng, đồ thị, sơ
đồ; Mục lục; Lời mở đầu; Phần nội dung (các chương); Kết luận; Danh mục tài liệu tham
khảo; Phụ lục (nếu có).
3.2. Trình bày:
Khóa luận phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4; Số thứ tự của trang ở

chính giữa, phía trên; Số trang bắt đầu từ Lời nói đầu; Dùng font chữ là: “Vn Time” hoặc
“Time New Roma”; Cỡ chữ: 13, 13.5 hay 14; Cách dòng 1,5 line ( khoảng 28 đến 30
dòng trên 1 trang); Lề trên, lề dưới bằng nhau là 3cm, lề trái là 3,5 cm, lề phải là 2 cm;
Các công thức cần viết rõ ràng và nên dùng các ký hiệu thông dụng; Các hình vẽ, bảng,
sơ đồ, đồ thị… cần đánh sôd thứ tự kèm theo chú thích; Khóa luận có số trang tối thiểu là
50 và tối đa là 80 (chuyên đề tốt nghiệp là 30 và tối đa là 50 trang). Lưu ý, nếu là số thập
phân thì dùng dấu (,), nếu phân biệt hàng nghìn,triệu…thì dùng dấu chấm (.)
Phải hạn chế đến mức tối thiểu các lỗi chính tả, sai ngữ pháp, lỗi đánh máy và lỗi
trình bày. Lời văn được dùng chủ yếu ở thể bị động, không nên dùng các đại từ nhân
xưng, như tôi, em…mà thay vào đó có thể dùng tác giả, người viết…
3.3. Chương, mục:
a/ Tên chương: In hoa, đậm, đứng; đánh số chương: Chương 1,Chương 2, Chương
3…
b/ Tên mục cấp 1: In thường (hoặc hoa), đậm, đứng; đánh số theo số của chương. Ví
dụ, Chương 1: 1.1;1.2;1.3…
c/ Tên mục cấp 2: In thường, đứng ( hoặc nghiêng); đánh số theo mục cấp 1. Ví dụ,
Mục cấp 1: 1.1.1; 1.1.2; 1.1.3…
d/ Nếu có mục cấp nhỏ hơn: Lựa chọn kiểu chữ và dấu hiệu khác để phân biệt.
e/ Quy ước kiểu chữ, cách đánh số chương mục giống nhau ở tất cả các chương mục.
3.4. Trích dẫn và chú thích:
a/ Trích dẫn trực tiếp: Là cách trích dẫn trực tiếp lời của tác giả. Toàn bộ nội dung
trích dẫn phải tuyệt đối chính xác, để trong ngoặc kép và “in nghiêng”, đồng thời phải chỉ
rõ nguồn trích dẫn ( Họ tên tác giả, tên tác phẩm, năm xuất bản, Nhà xuất bản, số trang)
dưới dạng footnote.
b/ Trích dẫn gián tiếp: Là cách trích dẫn ý tưởng của tác giả nhưng diễn đạt theo văn
phong của mình. Theo cách này, nguồn trích dẫn để ngay trong đoạn văn bằng ngoặc
vuông, ví dụ: [10] nghĩa là: trích dẫn từ tài liệu số 10 trong danh mục tài liệu tham khảo.
c/ Chú thích và các giải thích: Đánh số 1, 2,3… và ghi chú thích ngay dưới trang
(foodnote). Các chú thích này là cần thiết, bởi vì nếu viết liền mạch sẽ làm mất tính logic
của vấn đề đang trình bày, còn nếu cho vào ngoặc đơn thì sẽ không đẹp.

3.5. Số liệu và trích dẫn nguồn tài liệu:
a/ Số liệu phải cập nhật. Thông thường, số liệu lấy đến thời điểm cuối năm gần nhất.
tùy theo nhu cầu phân tích mà số liệu có thể lấy một hay nhiều năm (thông thường từ 3
đến 5 năm) và tần suất thu thập số liệu có thể là tháng, quý, 6 tháng hoặc năm.
b/ Số liệu phải ghi nguồn gốc dẫn chiếu cụ thể, chi tiết, rõ ràng để bất kỳ người nào
cũng có thể kiểm chứng được.
c/ Mọi sai sót về nội dung số liệu, nguồn tài liệu tham chiếu…, nếu phát hiện ra, thì
khóa thì khóa luận sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ.
4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Tùy theo từng đề tài, phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề, mà khóa luận được kết
cấu nội dung cho thích hợp. thông thường, khóa luận được kết cấu theo phương pháp
truyền thống gồm: lời nói đầu, 3 chương và kết luận.
4.1. Lời nói đầu: Bao gồm các nội dung
a/ Tính cấp thiết của đề tài.
b/ Mục đích nghiên cứu.
c/ Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
d/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
e/ Phương pháp nghiên cứu.
f/ Những đóng góp mới của đề tài.
g/ Kết cấu các chương.
4.2.Nội dung các chương:
Chương 1: Viết về lý luận, những vấn đề cơ bản có tính học thuật mà đề tài giải
quyết. Chính vì vậy, nội dung chương 1 phải làm rõ được những khái niệm, định nghĩa,
thuật ngữ, nội dung…, đồng thời làm toát lên được kiến thức tổng hợp, các quan điểm,
các trường phái, tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về tình hình khóa luận giải
quyết. Nội dung chương 1 được xem là cơ sở, là phương pháp luận, là chìa khóa để giải
quyết nội dung chương 2.
Chương 2: viết về thực trạng (thực tiễn), kiểm chứng, đánh giá…Trên cơ sở phương
pháp luận đã được đề cập ở chương 1, khóa luận sẽ vận dụng nó vào phân tích tình hình
thực tiễn mà khóa luận đề cập. nói cách khác, trong chương 2, “dùng lý luận để soi sáng,

cải tạo thực tiễn” đồng thời “dùng thực tiễn để kiểm chứng lý luận”. như vậy, nội dung
chính của chương 2 là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, dùng lý luận để
giải quyết thực tiễn, đồng thời dùng thực tiễn để kiểm chứng lý thuyết.
Chương 3: viết về phương hướng, giải pháp, kiến nghị, đề xuất…trên cơ sở phân tích
thực trạng ở chương 2, chương 3 tập trung đưa ra các giải pháp và kiến nghị ( hoặc đề
xuất) để khắc phục nhứng hạn chế mà chương 2 đã chỉ ra, đồng thời khóa luận cũng có
thể đưa ra những ý kiến hay quan điểm để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.
Nhìn chung, khuyến khích SV đi sâu phần học thuật, dùng các phương pháp lượng
hóa để kiểm chứng thực tiễn, tránh viết chung chung, theo lối mô tả định tính, thống kê
số lượng đơn thuần, mà thay vào đó là phải làm cho các số liệu trở nên “có hồn và biết
nói”. Các chương 1,2 và 3 phải có sự liên kết, thể hiện tính nhất quán giữa kiến thức lý
luận, kiến thức thực tiễn và các giải pháp đề xuất.
4.3. kết luận:
Kết luận thực chất là phần công bố những kết quả nghiên cứu, những đóng góp mới
của đề tài. Vì là phần công bố, nên phải ngắn gọn, cô đọng và cụ thể, không kém theo bất
kỳ sự giải thích nào, và thường được đánh số từ 1, 2, 3…. Các kết quả nghiên cứu được
rút ra từ nội dung nghiên cứu ở các chương, bao gồm cả phần lý luận, thực tiễn và các
giải pháp, kiến nghị. Đây là nội dung quan trọng, bởi vì để đánh giá nhanh chất lượng
một đề tài thì người ta thường đọc phần kết luận là đủ, do đó, khi viết phần này cần đầu
tư thỏa đáng thời gian và phải tập trung cao độ.
4.4. Tài liệu tham khảo:
Chỉ liệt kê những tài liệu liên quan đến đề tài mà tác giả đã sử dụng tham khảo và có
dẫn chiếu trong đề tài. Cách thức như sau:
*/ Trong toàn bộ danh lục tài liệu:
a/ Xếp tào liệu tiếng việt và tiếng nước ngoài theo thứ tự: I. tài liệu tiếng việt; II. Tài
liệu tiếng nước ngoài.
b/ Xếp sách, báo và tạp chí, các tài liệu khác theo thứ tự: I. Sách; II. Báo và tạp chí;
III.Tài liệu khác.
c/ Nhiều tác giả thì ghi tên chủ nhiệm, chủ biên, ví dụ: Nguyễn văn A ( chủ biên)
d/ Tiếng việt: sắp xếp theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả; nếu chữ cái thứ nhất giống

nhau thì phân biệt theo chữ cái tiếp theo; nếu trùng chữ cái thì phân biệt theo vần; trùng
vần thì phân biệt theo dấu thanh điệu: không →huyền→sắc→hỏi→ngã.
e/ Tiếng nước ngoài: xếp theo từng ngôn ngữ: anh, pháp, đức, nga, trung,… sau đó
xếp theo chữ cái đầu tiên của họ tác giả. Các tài liệu nước ngoài để nguyên thể.
f/ Tên cơ quan, địa phương: Sử dụng chữ cái đầu tiên làm tên tác giả, ví dụ: tổng cục
thống kê; viện nghiên cứu kinh tế…, xếp theo chữ cái T, V…
*/ Trong từng tài liệu:
a/ Họ và tên tác giả → Năm xuất bản (để trong ngoặc kép) → Tên sách (in nghiêng)
→ Nhà xuất bản → Nơi xuất bản.
b/ Họ và tên tác giả → Tên bài báo (in nghiêng) → Tên tạp chí → Số tạp chí → Năm
XB.
c/ Nếu tài liệu nội bộ, thì ghi: (Lưu hành nội bộ).
4.5. Phụ lục:
Do số tranh của luận văn có hạn, nên những nội dung phụ mang tính minh họa, minh
chứng như: các mẫu biểu, các hình minh họa, đồ thị, các dữ liệu, kết quả điều tra, khảo
sát,… thì để ở phần phụ lục. Phụ lục cần được đánh số thứ tự và số trang riêng, số trang
của phụ lục không tính vào số trang của khóa luận.

(Trích “ bài tập và bài giải tài chính quốc tế của PGS.TS NGUYỄN VĂN TIẾN”)

×