Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Quản lý và chăm sóc nuôi cá lồng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.01 KB, 2 trang )

Quản lý và chăm sóc nuôi cá lồng
* Thức ăn và biện pháp cho cá ăn: Thức ăn trực
tiếp gồm nhiều loại và tùy theo đối tượng nuôi. ở các
tỉnh miền Bắc và miền Trung chủ yêu nuôi cá trắm cỏ
nên thức ăn cho đối tượng này là các loài cỏ trên cạn
và rong thủy sinh. Lượng thức ăn cho cá trắm cỏ
hàng ngày bằng 25 - 30% trọng lượng cơ thể cá.
Ở các tỉnh miền Nam chủ yêu nuôi các loài như
cá tra, ba sa, bống tượng, chình, thức ăn bao gồm
các loại bột cám, bột cá, cá vụn, phụ phẩm nhà máy
chế biến thực phẩm, Đối với những loại này trước
khi cho cá ăn thức ăn cần phải được chế biến và phối
trộn. Thành phần và tỷ lệ phối trộn gồm: cám (60 -
70%), còn lại là cá tươi (20%) và rau xanh (10 -
20%). Rau được xay nhuyễn trộn với cám và cá rồi
nấu chín, vo viên cho cá ăn. Để tránh thức ăn tan
nhanh trong nước cần phải trộn kỹ và có chất kết dính
(bột lá gòn) để thức ăn kết dính tốt với nhau. Thức ăn
nâu xong để nguội và cho ăn ngay, không để lâu làm
hư, thiu thức ăn. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào lúc
nước đứng để thức ăn không bị trôi ra ngoài. Lượng
thức ăn cung cấp bằng 5 - 10% trọng lượng thân cá.
Cần theo dõi tình hình ăn và tốc độ tăng trưởng
của cá để kịp thời tính toán và điều chỉnh hợp lý.
* Quản lý:
- Thường xuyên kiểm tra bè (phần ngập nước),
xem xét lưới kẽm, rác rửi bám vào bè, và kiểm tra
dây neo. Vào mùa nước lũ nếu bè bị chìm xuống do
bè lắng xuống do lắng đọng phù sa trong bè thì kịp
thời dùng máy bơm thổi từ dưới đáy lên.
- Mùa nắng, nước chảy yếu và những lúc nước


ròng phải theo dõi tình hình cá, kịp thời trợ lực dòng
chảy qua bè bằng máy bơm hoặc quạt nước để tránh
cho cá không bị ngột do thiếu oxy hòa tan.

×