Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số biện pháp xử lý và chăm sóc mạ nền cứng vụ xuân 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.75 KB, 3 trang )

Một số biện pháp xử lý và chăm sóc mạ nền
cứng vụ xuân 2008
Do tình hình rét đậm rét hại kéo dài chưa từng có trong lịch sử, phần lớn diện tích lúa
nhóm dài ngày đã cấy ở các địa phương cùng 30-35% diện tích mạ ngắn ngày gieo
trước tết âm lịch cũng đã và đang bị chết. Đặc biệt hiện tượng chết chòm (Bệnh
Damping) ở diện tích mạ ngắn ngày đã có trên 2 lá.
Để đảm bảo có đủ mạ cấy hết diện tích, Sở NN&PTNT Thái Bình xin hướng dẫn một
số biện pháp khắc phục và chăm sóc mạ gieo trên nền cứng như sau:
1. Đối với mạ đã có từ 1,5 lá trở lên (Gieo trước tết âm lịch)
Khi thời tiết ấm dần, nhất là có nắng, diện tích mạ này sẽ có hiện tượng chết chòm,
từng chòm mạ bị héo và chết, chòm mạ chết sau đó lan dần, nếu bị nặng có thể chết 30-
40% diện tích. Loại bệnh này thường xảy ra phổ biến với mạ nền cứng và nguyên nhân
được xác định là do nấm bệnh tồn tại trên nền gieo, nền gieo bị ô nhiễm, đất chua và
nhiều chất độc của hữu cơ chưa phân huỷ hoàn toàn, hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu
để phòng trừ. Cách khắc phục:
- Nếu mạ đã đạt 2,5 lá trở lên có thể tranh thủ làm đất và cấy ngay khi thời tiết ấm dần
và nền nhiệt trên 15
0
C, khi cấy cần loại bỏ các chòm mạ đã bị héo chết, trước khi cấy 1
ngày cần tưới nước thuốc Validacin (thuốc khô vằn) 1.5-2 phần nghìn: 2 lắp chai nước
thuốc/bình 10 lít nước cho mạ
- Nếu mạ còn non dưới 2 lá và chưa cấy kịp cần khẩn trương chuyển mạ ra gửi ngoài
ruộng-chọn khu ruộng cấy đã làm đất, be bờ khoanh lại tát cạn nước rồi đặt từng tảng
mạ liền nhau, giữ không cho nước ngập vào khoang gửi mạ. Trước khi gửi cũng cần
tưới nước thuốc Validacin + pennacP cho mạ . Khi gửi ra ruộng cây mạ sẽ tiếp tục sinh
trưởng nhưng bệnh chết chòm sẽ bị chặn lại vì môi trường đã được thay đổi. Mạ còn
non cần chú ý chuyển luôn cả vòm và nilon che phủ để phòng đợt rét đậm cuối tháng 2
theo dự báo sẽ tăng cường vào 28/2 đến 3/3.
Sau kết thúc đợt rét này mạ vừa đến tuổi, cấy bình thường.
2. Đối với mạ gieo bổ sung và gieo sau tết âm lịch.
Do thời tiết ấm lên trong vài ngày tới, đợt mạ này sẽ nhanh "Ngồi", nhưng cần tránh tư


tưởng chủ quan, mạ vẫn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật đã được
chuyên ngành khuyến cáo: Gieo nền bùn dầy, lấp kín gốc mạ bằng hỗn hợp đất bột
khô+ tro bếp mục, tưới nước lân suppe+PennacP và đặc biệt che phủ kỹ bằng vòm
nilon, gieo trên nền đất là tốt nhất.
Khi mạ có trên 1 lá có thể phun bổ sung bằng phân qua lá như KH, PennacP, nếu thời
tiết ấm nhiệt độ trên 15
0
C khi mạ được 2 lá trở lên có thể tưới thúc cho mạ bằng hỗn
hợp nước lân Lâm thao +nước giải pha loãng (1 gáo nước giải/thùng 10 lít nước ngâm
lân lâm thao).
Khi mạ có hiện tượng chết chòm cần phun hoặc tưới bằng nước thuốc validacin, nếu có
ruộng, và nhiệt độ trên 15
0
C có thể cấy ngay, nếu chưa kịp cần gửi mạ ngay ra ruộng
như phương thức gửi đã nói ở trên.
3. Những ruộng đã cấy mạ nền: cần đảm bảo giữ nước đều trên mặt ruộng, tuyệt đối
không bón đạm lót hoặc thúc khi nhiệt độ còn thấp, cần chuẩn bị đủ mạ dự phòng để
cấy dặm và cấy bổ sung cho diện tích bị chết sau khi thời tiết ấm lên. Cấy bằng mạ nền
coi như biện pháp làm bầu với lúa nên không tổn thương rễ, cây lúa sẽ nhanh hồi phục
hơn.
4. Những ruộng đã cấy giống dài ngày: nếu toàn bộ rễ bị đen, không có rễ trắng nhú
ra, hoặc những ruộng bị chết quá 50% số khóm cần mạnh dạn xoá bỏ để thay thế bằng
mạ ngắn ngày gieo nền sẽ đỡ tốn công chăm sóc và dặm lại.
5. Thời vụ cấy lúa xuân: với nhóm ngắn ngày cho phép đến 15/3, nếu gieo muộn cần
chọn các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như N-87, Việt hương chiêm, TH3-3, nếu
gieo được sớm hơn thì sử dụng TBR-1, Q5, N-97, HT-1 và BT-7..
Tuân thủ tốt các biện pháp kỹ thuật, có đủ mạ gieo cấy sẽ có một vụ lúa bội thu.

×