Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nuôi tăng sản cá mè, trôi, trắm, chép, rô phi và nhóm cá chép ấn Độ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.23 KB, 11 trang )

Nuôi tăng sản cá mè, trôi, trắm, chép, rô phi và
nhóm cá chép ấn Độ
1.1- Điều kiện môi trường ao nuôi
Ao nuôi phải có diện tích từ 1000m2 trở lên, mặt
nước thoáng, không bị cớm rợp, độ sâu mực nước từ
1,5 - 2m, bờ ao cao hơn mực nước lúc cao nhất là
0,5m. Độ dày bùn đáy từ 20 - 30cm; pH = 7; oxy hòa
tan từ 3mg/l trở lên. Nhiệt độ thích hợp từ 18 - 30
0
C.
1.2-Chuẩn bị ao nuôi
Trước khi thả cá phải tát cạn nước trong ao, vét
bớt bùn đáy, tu sửa lại bờ ao, lấp hết các hang hốc
xung quanh bờ ao, tu sửa lại hệ thống cống tiêu và
cấp nước. Dùng vôi để tẩy trùng cho ao. ở những ao
đất thịt không chua dùng vôi với liều lượng 5 -
7kg/100m2, ở những ao bị nhiễm phèn dùng vôi với
liều lượng 10 - 15 kg/100m
2
. Tẩy vôi xong tiến hành
phơi ao, ao đất thịt không chua phơi cho đến khi se
mặt bùn (không nứt nẻ), ở những ao chua, mặn cghi
phơi cho đến khi vừa ráo nước là được. Phơi ao xong
dùng phân chuồng, phân xanh bón lót gây nguồn thức
ăn tự nhiên ban đầu cho cá.
Nơi có nguồn phân hữu cơ bón lót cho mỗi ao từ
2.000 - 3.000kg phân chuồng loại 1, phân xanh từ
800 - 1.000 kg/ha ao. Nơi có ít nguồn phân hữu cơ
bón lót cho mỗi ao từ 1000- 1500kg phân chuồng,
cộng với 800 - 1000 kg phân xanh, kết hợp với 30 -
40kg phân đạm, phân lân theo tỷ lệ 2/1.


Phân chuồng rải đều khắp ao, phân xanh bó
thành từng bó để ở góc ao. Phân đạm và phân lân hòa
tan trong nước rồi té đều khắp ao.
Nước lấy vào ao phải được lọc qua đăng, không
để cho sinh vật hại cá hoặc cá tạp đi vào ao. Nước lấy
vào ao được chia làm 2 đợt: Đợt 1 lấy vào cho đến độ
cao từ 25 - 30cm và giữ trong thời gian 6 - 7 ngày để
tạo điều kiện cho phân chuồng, phân xanh phân hủy
là cơ sở thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá. Đợt 2, đưa
nước vào ao đảm bảo mực nước từ 1,5 - 2,0m rồi tiến
hành thả cá. Cỡ cá giống thả:
- Cá mè trắng, mè hoa: 10 - 12cm
- Trắm cỏ: 12 - 15cm
- Chép, trôi: 8 - 10cm
- Rohu, Mrigan: 10 - 12cm
- Rô phi: 4 - 6cm
1.3- Thời vụ và mật độ thả cá
Cá giống được thả vào 2 vụ chính: vụ Xuân từ
tháng 2 đến tháng 3, vụ Thu từ tháng 8 đến tháng 9
(các tỉnh phía Bắc không thả cá rô phi vào vụ Thu).
Cá giống phải khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ,
không bị bệnh tật. Cần tranh thủ thả giống càng sớm
càng tốt.
Mật độ và tỷ lệ thả: tùy theo đối tượng nuôi
chính, nuôi phụ mà mật độ và tỷ lệ nuôi giữa các loài
có khác nhau.
1.3.1- Đối với ao nuôi cá mè là chính
Để đạt năng suất 6 tấn/ha.năm phải thả với mật
độ 13.000 - 14.000 con/ha (1,3 - 1,4com/m2). Nếu
năng suất cần đạt là 3 tấn/ha thì phải thả với mật độ

6.000 - 6.500 con/ha. Tỷ lệ thả ghép giữa các loài
như sau:







Loài cá

Tỷ lệ Số lượng (con/ha)
% Năng suất 6
tân/ha
Năng suất 3 tấn/ha

Cá mè
trắng
40 5600 2400
Cá mè
hoa
3 420 180
Trắm cỏ

2 280 120
Chép 5 700 300
Trôi 9 1260 540
Rôhu 23 3220 1380
Mrigan 18 2520 1080
Lượng phân bón hàng tuần cho 1 ha ao năng

suất 6 tấn/ha có thể áp dụng 1 trong 2 công thức sau:
* Công thức 1: (áp dụng cho cơ sở có nguồn phân
chuồng phong phú) Liều lượng bón phân chuồng từ
10 - 12 kg/100m2 trong 1 tuần. Phân xanh từ 5 -6
kg/100m2. trong 10 ngày.
Bảng 8: Lượng phân bón cho 1 ha ao qua
các tháng

Tháng Phân chuồng (x
100kg/ha)
Phân xanh (x 100
kg/ha)
3-5 12 5
6-8 12 6
9-11 15 6
12-2 11 5

Lượng phân bón cho 1 ao nuôi đạt 3 tấn/ha giảm
35% so với lượng phân bón cho ao nuôi 6 tấn/ha.
* Công thức 2: áp dụng đối với cơ sở thiếu nguồn
phân hữu cơ

Bảng9: Lượng phân hữu cơ và vô
cơ bón cho 1 ha ao

Phân vô cơ Tháng Phân
chuồng
(x 100
kg/ha)
Phân

xanh
(x 100
kg/ha)
Đạm Lân
3-5 6 7 11 12
6-8 7 7 28 18
9-11 8 8 23 16
12-2 6 4 21 20

Hệ số tiêu tốn thức ăn tính cho 1 kg cá mè
trắng cần 10 - 12kg phân chuồng, 5 - 6kg phân xanh,
0,35 - 0,40 kg phân vô cơ.
1.3.2- Đối với ao nuôi cá trắm cỏ là chính
Để đạt được năng suất 6 tấn/ha phải thả với mật
độ 8.000 con/ha. Nếu đạt 3 tấn/ha thì thả với mật độ
3.500 - 4.000 con/ha. Tỷ lệ thả ghép giữa các loài
như sau:

Số lượng (con/ha) Loài cá

Tỷ lệ (%)

Năng suất
(6tấn/ha)
Năng suất
(3tấn/ha)
Trắm cỏ

50 4.000 1.800


trắng
20 1.600 720
Mè hoa 2 160 70
Trôi
việt
18 1.410 650
Chép 4 320 150
Rô phi 6 540 220

Ao nuôi cá trắm cỏ là chính, ngoài lượng phân
bón lót hàng ngày phải cho cá ăn thức ăn xanh bao
gồm (rong, cỏ,bèo, lá không đắng ). Khối lượng
thức ăn trung bình hàng ngày 20 -30% trọng lượng
thân cá. Từ tháng 12 đến tháng 2 lượng thức ăn xanh
giảm đi chỉ còn bằng 15% trong lượng thân. Từ tháng
3 đến tháng 11 bằng 25 - 30% trọng lượng thân. Thức
ăn xanh phải đưa vào khung đặt ở góc ao, định kỳ vệ
sinh thức ăn trong khung (tránh làm cho thức ăn thừa
bị thối rữa trong khung).
- Hệ số tiêu tốn cho 1 kg cá trắm cỏ thịt cần từ
40 - 45kg thức ăn xanh hoặc 25 -30 kg thức ăn xanh
cộng với 0,8 kg thức ăn tinh.
1.4- Quản lý, chăm sóc: (tương tự như công tác
quản lý chăm sóc với kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh)
Chú ý:
- Cá nổi đầu vào lúc mờ sáng, khi mặt trời lên lại
chìm là nổi đầu nhẹ.
- Cá nổi đầu vào lúc nửa đêm đến 9 -10 giờ sáng là
nổi đầu nặng. Mức độ nặng nhẹ cần xem xét mức độ
phản ứng của cá đối với tiếng động hoặc đối tượng

nổi đầu (cá chép nổi đầu là mức độ nặng, cá mè nổi
đầu là mức độ nhẹ).
- Biện pháp cứu chữa cá nối đầu là thêm nước mới
vào ao, tháo bớt nước cũ, ngừng hẳn bón phân, nếu
cá quá năng phải nhanh chóng chuyển cá sang ao
khác.
1.5- Thu hoạch
- Sau khi thả nuôi được 8 - 9 tháng thì thu hoạch
bớt cá lớn đạt kích thước thương phẩm. Tiêu chuẩn
cá đánh tỉa, thả bù cũng tương tự như cỡ cá thu hoạch
ở ao nước tĩnh.
- Thu hoạch toàn bộ: cá thả vào tháng 2 - tháng 5
thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2. Cá thả tháng 9
đến tháng 10 thu hoạch vào tháng 9 - 10 năm sau.
- Trước khi thu hoạch phải ngừng cho cá ăn 1 tuần,
khi thu hoạch xong phải tiến hành cải tạo ao và tiến
hành chu kỳ sản xuất tiếp theo

×