Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm – chuyên đề tạo hình ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.66 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm – chuyên đề tạo hình

Phòng GD & ĐT Sơn Dương Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Trường Mầm Non Tân Trào Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHUYÊN ĐỀ TẠO HÌNH
NĂM HỌC 2009 – 2010
Họ và tên: TRẦN THỊ THẮM
Trình độ chuyên môn: Trung cấp mầm non
Nhiệm vụ được giao: Dạy lớp Mẫu Giáo 5 tuổi A
Đơn vị: Trường Mầm Non Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang.
ĐỀ TÀI
LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TẠO HÌNH
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động tạo hình chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non,
nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ
ngay từ những năm đầu của cuộc sống.
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri
giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm- tình cảm- nhân cách-
trí tuệ-sự khéo léo- tính kiên trì. Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ- nghệ thuật.
Tính sáng tạo phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và
trân trọng cái đẹp (tình yêu con người ,yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây, hoa lá …).
Nó là phương tiện hữu hiệu giúp cho cô và trẻ trong việc tổ chức các hoạt động
các môn học khác có liên quan trong chương trình dạy và học của lứa tuổi mầm
non , có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống hàng ngày của con người.
Như trước đây vẫn thực hiện dạy theo chương trình cải cách- phát huy tính tích
cực của trẻ chưa cao , có lúc còn dập khuôn , máy móc.
Nay do thực hiện chương trình giáo dục đổi mới nên phát huy tính tích cực của cô
và trẻ cao hơn- phương pháp dạy và học phong phú hơn. Có sự lồng ghép , bám
sát nội dung ”Xây dựng môi trường học thân thiện”. Nhằm phát huy tính mạnh dạn
, phối hợp , đoàn kết , học hỏi lẫn nhau. Do nắm vững được tầm quan trọng của


hoạt động tạo hình đối với trẻ mầm non. Nên tôi đã đi sâu nghiên cứu vận dụng
thực tiễn để dạy trẻ các kỹ năngtạo hình phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi
với hình thức thực hiện theo nhóm. Thông qua đề tài “Dán tranh tặng cô ngày 20-
11”
II. THỰC TRẠNG.
Năm học này tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn gồm: 33 cháu trong đó có
15 cháu được chuyển từ lớp mẫu giáo 4 tuổi lên còn lại 18 cháu là học sinh thôn
bản thực hiện chương trình 26 tuần chuyển đến. Đa số trẻ ở độ tuổi này kĩ năng về
tạo hình còn sơ sài, cảm nhận tác phẩm nghệ thuật còn đơn giản, chậm,chưa tập
trung. Nhiều cháu còn chưa có thói quen nề nếp với lớp học , chưa tích cực
hoạt động tạo hình như: Các hoạt động còn vụng về. Vật liệu còn hạn chế. Các
buổi hoạt động ngoại khóa- dã ngoại quá ít.
Phụ huynh chưa nắm bắt được nội dung cụ thể môn học nên chưa nhiệt tình cùng
cô sưu tầm vật liệu liên quan đến môn học,chủ đề. Đặc biệt là trẻ còn hoạt động
độc lập chưa biết giúp đỡ nhau.
Nhưng với sự cố gắng kiên trì của bản thân và sự quan tâm của ban giám hiệu đã
giúp tôI vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tìm ra biện pháp, hình
thức tổ chức sáng tạo, đạt hiệu quả cao mang lại những bài học kinh nghiệm tiến
bộ cho bản thân và cho đồng nghiệp cùng thực hiện.
Để có những thành quả đó không phải 1 sớm , 1 chiều mà là cả 1 thời gian rèn
luyện trẻ , thử nghiệm Vì vậy tôi xây dung kế hoạch thực hiện chung cho cả lớp và
có những kế hoạch biện pháp riêng cho cá nhân trẻ. Từ đó tôi đã tìm ra biện pháp
dạy trẻ các kỹ năng tạo hình tốt hơn.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
a.Với cách làm cũ:
Như chúng ta đã biết trước đây mặc dù đã có cố gắng làm rất nhiều đồ dùng đồ
chơi để phục vụ cho hoạt động học và chơi của trẻ như con rối, cắt hoa, bình
xốp,… nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng với yêu cầu của chương trình. Trước kia ta
hướng dẫn trẻ em thực hiện giờ học tạo hình còn máy móc, cô làm mẫu, hướng
dẫn cho trẻ bó hẹp theo khuôn khổ, trẻ thực hiện chưa có sáng tạo, còn thụ động,

phát huy khả năng của trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa được thảo luận, giao lưu tiếp xúc
theo ý tưởng.
VD: đối với tiết dán hoa, cô chuẩn bị mẫu có 3 bông hoa cùng một loại nhưng
khác màu: xanh, đỏ, vàng. Rồi dạy trẻ cách dán như vậy, khi ra sản phẩm đồng
loạt như nhau dẫn đến trẻ nhàm chán, tính sáng tạo không cao. Nên trong quá trình
thực hiện lại có sự thay đổi về kiến thức, phương pháp tiến bộ hơn.
b.Với cách làm mới:
Với cách làm mới hiện nay thì chỉ với môn học tạo hình thôi đã có vô vàn các hình
thức, phương pháp sáng tạo khác nhau. Trẻ được phát triển nhanh, nâng cao cả về
kiến thức lẫn kĩ năng và cho ra nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo. Bắt nhịp cùng
các phương pháp đổi mới này tôi đã có biện pháp thực hiện cụ thể như sau:
3. Biện pháp:
*Xây dựng được kế hoạch thực hiện :
Bản thân phải có kiến thức vững vàng về CM nghiệp vụ. Tâm huyết với nghề. Sưu
tầm một số sách vở để nghiên cứu…Bám sát nội dung chương trình cải cách.
Nghiên cứu kỹ chương trình đổi mới theo chủ điểm Dựa trên điều kiện thực tiễn
của trường, lớp. Xây dựng kế hoạch nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi,
đặc điểm tâm sinh lí, kiến thức,kỹ năng của trẻ tại lớp. Trao đổi, học hỏi, rút kinh
nghiệm với bản thân và đồng nghiệp. Ý tưởng sáng tạo phong phú, Xây dựng môi
trường học tập hấp dẫn, đảm bảo nội dung phù hợp, logic… Xây dựng nơi trưng
bày thuận tiện để trẻ trưng bày và nhìn ngắm, phụ huynh dễ quan sát đảm bảo đẹp
hấp dẫn , gây sự chú ý cao . Truyền đạt kiến thức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
*Thể hiện ở ngoài tiết học: ví dụ đối với chủ đề “thực vật”
Cho trẻ được quan sát, trò chuyện về thế giới xung quanh. Cho trẻ quan sát vườn
hoa.Cô sử dụng những câu hỏi gợi mở, bắt buộc trẻ phải suy nghĩ trả lời, dạy cho
trẻ cách cảm thụ vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên mà lại tư duy, nhớ lâu, ấn tượng
như: Đang là mùa xuân, thời tiết ấm áp có mưa xuân khiến các loại hoa đua nở(
tên gọi, màu sắc, mùi hương…).
Các loại hoa được xem kẽ màu sắc tạo nên cái rực rỡ của bức tranh mùa xuân
(hình dáng cánh vàlá của từng loại hoa, trồng ở đâu?, tác dụng…). Gió thổi nhẹ

làm rung rinh, bươm bướm chuồn chuồn dập dìu, con ong tìm mật… Quan sát con
vật, nhà cửa, đồ chơi ngoài trời,cây,ô tô, các hiện tượng thiên nhiên…
Trò chuyện về cảnh vật thiên nhiên nơi trẻ được thăm qua du lịch , dùng ngôn ngữ
cung cấp cho trẻ tư duy về âm thanh , đường nét , màu sắc, không gian , thời gian
của cảnh vật Cho trẻ xếp hình, vẽ tự do… Chơi ở góc tạo hình: vẽ,nặn, xé, dán, tô
màu, dán hình,… Trang trí lớp học, góc chủ điểm cùng với cô,… Làm đồ dùng,đồ
chơi để phục vụ các môn học khác. Trò chuyện, tả về những người thân, cô giáo
và các bạn.
* Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin như :
Cô cho trẻ xem các hình ảnh nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi. Các tác phẩm được
thực hiện các thao tác , cách làm các chi tiết tạo ra sản phẩm thật gần gũi với trẻ
VD: Vẽ hoa, nhà – tô màu, làm hiệu ứng gây hứng thú
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện , cho trẻ lần lượt thực hiện. Cô hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ
được làm quen dần qua máy tính
* Kết hợp giữa môn tạo hình với môn học khác :
Để cung cấp những kiến thức cụ thể trực quan nhằm hỗ trợ môn tạo hình
VD: Môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thì cô và trẻ cùng khám
phá trò chuyện rõ ràng tên gọi , đường nét , hình dáng , màu sắc như : Con gà có
hình dáng như thế nào , các bộ phận bên ngoài : đầu , mình , chân , cổ , cánh , màu
lông…. Hoặc bông hoa có thân, cành , lá , hình dáng , màu sắc như thế nào … Đối
với môn văn học : Qua các bài thơ , câu chuyện cung cấp những biểu tượng về
hình ảnh , màu sắc gắn liền với nội dung
Và ngược lại môn tạo hình còn được làm rất nhiều đồ dùng đồ chơi để phục vụ
môn học khác như làm tranh truyện , môn âm nhạc …
* Rèn luyện kỹ năng thao tác thực hiện :
Để trẻ thực tốt các bài tập tạo hình ở lứa tuổi này không chỉ cung cấp kiến thức về
hình ảnh , màu sắc mà cònphải dạy và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng cầm bút , tư
thế ngồi , đặt phảI bài để làm , vẽ , nặn , xé , dán
Phối hợp vận dụng giữa kiến thức với thực tiễn, phối kết hợp mắt, tay khéo léo từ
đơn giản, cơ bảnđến phức tạp theo mức độ nhận thức, phát triển của trẻ ( chung và

cá nhân )
VD: Với thể loại dán tranh thì cô cần dạy trẻ cách đặt bài phải chiều , vừa tầm với
vị trí ngồi , xác định nội dung bài , đàm thoại về yêu cầu của bài , cách sắp xếp bố
cục , màu sắc , hình ảnh phù hợp , cách chấm hồ vào mặt trái của hình định dán ,
với bài nào thì cần phết hồ , với bài nào thì dùng ngón tay trỏ chấm hồ nhẹ nhàng ,
rồi lau tay sạch sẽ vào khăn lau tay , nhặt giấy vụn sau khi làm bài …
* Vật liệu , đồ dùng , dụng cụ :
Vật liệu, đồ dùng, dụng cụ là thứ không thể thiếu được với hoạt động tạo hình .Vì
vậy khi có ý tưởng xây dựng tiết học hoặc cho trẻ hoạt động cô cần phải linh hoạt
sáng tạo lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung lứa tuổi,tính năng sử
dụng cao và đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn trẻ, an toàn tuyệt đối. Tăng cường sử
dụng những vật liệu từ thiên nhiên
VD: Cỏ khô, hoa lá khô, tranh ảnh lịch cũ, họa báo cũ ….
Cho trẻ tìm chọn,tập dùng kéo cắt hình từ họa báo, lịch cũcó hình ảnh dùng để dán
phục vụ nội dung hoạt động
* Vận dụng thực tiễn
Những kiến thức mà trẻ thu lượm được ngoài tiết học đều được chắt lọc và vận
dụng vào trong tiết học thật cụ thể và phản ánh hiệu quả chân thực. Nhưng cái nổi
bật ở đây là kết quả thu được từ tiết học cụ thể theo hình thứcđổi mới. Trẻ được
thực hiện theo nhóm.
Từ trước đến nay do đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi này là trẻ thường thực hiện
độc lập đơn lẻ, mỗi cháu một bài riêng biệt, chưa có sự giao lưu giúp đỡ hỗ trợ lẫn
nhau, giao tiếp thảo luận còn ít. Trên cơ sở thực hiện“Môi trường học thân thiện”
tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp cho trẻ mẫu giáo bé thực hiện bài “Dán tranh
tặng cô” theo chủ điểm chào mừng ngày 20-11. Được thực hiện theo nhóm, cụ thể
như sau:
Ý tưởng: tôi sẽ cho trẻ dán 4 tranh.
+Tranh 1: hình ảnh trường học. Nổi bật là hình ảnh sân trường với những cây cao,
to, có các bồn hoa và các bạn đang làm cồn việc tưới tắm, chăm sóc cây trong khu
vực bồn hoa ( các cây hoa chưa có hoa để cho trẻ sau sẽ dán các loại hoa…)

+ Tranh 2: hình ảnh cái áo to khổ 4 mảnh A4 ghép lại màu vòng.
+ Tranh 3: mảng xốp to khoảng 4 khổ A4 ghép lại dán nền vàng nơ đỏ.
+ Tranh 4: lẵng hoa mới có cành chưa có hoa.
Khi có ý tưởng như vậy thì tôi sưu tầm một số loại hoa qua tranh lịch cũ, giấy gói
quà, hoa tươi có màu sắc đẹp như hoa giấy, hoa bướm, bằng lăng, cúc, hồng,…
các màu sắc khác nhau, cỏ tóc tiên,cành khô về ép phẳng rồi phơi khô…Làm một
số con bươm bướm, chuồn chuồn,… dẹt. Chuẩn bị để khi nào đến tiết học trẻ sẽ
dán vào tranh vườn hoa của trường, lẵng hoa.
- Bánh kẹo bằng giấy óng ánh các sắc màu chuẩn bị cho tranh gói quà.
- HìnhTròn , vuông -cho tranh chiếc áo .
- Dùng xốp xanh, đỏ, vàng, cam làm vòng đeo tay cho trẻ.
Các tranh mỗi tranh một màu riêng để khi chuẩn bị vài dán trẻ đã xác định được
nhóm theo dấu hiệu màu vòng.
Khi thực hiện tiết học đương nhiên cô phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng như: hồ dán,
khăn lau tay, đàn nhạc, bàn trưng bày sản phẩm như hình thức trưng bày triển
lãm.Các tranh được dựng trên bàn có khăn trải bàn màu trắng. 4 tranh trên cô cũng
phải có 4 tranh đã dán gợi ý cho trẻ xem để đàm thoại trọng tâm như đã có những
bông hoa còn trong rổ chuẩn bị cho trẻ có thêm phần sáng tạo như các con chuồn
chuồn bướm,ong… để kích thích tính sáng tạo và gây nguồn cảm hứng đối với
trẻ.(Trong công tác chuẩn bị có trao đổi và thông báo với phụ huynh cùng tham
gia sưu tầm kết hợp với giáo viên).
Khi thực hiện tiết học cô bao quát chặt chẽ và đã phát hiện ra là khi thực hiện theo
nhóm thì trẻ có sự giao lưu thảo luận và cùng giúp đỡ, hướng dẫn kĩ năng cho một
số bạn yếu tự nhìn cách làm và học luôn những bạn khá giỏi cùng nhóm. Và có sự
phối hợp: có bạn chuyên phết hồ, có bạn chuyên dán tạo bố cục đẹp cho bức
tranh…
Kết quả thu được ở đây cũng rất phong phú về chủng loại, màu sắc. Về hình ảnh
nội dung phong phú như có thể là lẵng hoa. Vườn hoa sân trường có cả ong bướm
dập dìu nhưng cũng từ những kỹ năng dán như vậy nhưng cho ra sản phẩm thật
sinh động phong phú, phát huy tính sáng tạo cho trẻ, cảm nhận về nghệ thuật cao

hơn rất nhiều so với trước.
Trước đây chỉ dán hoa nhưng trong tiết học này trẻ còn được chiêm ngưỡng những
món quà khác nhau như chiếc áo được dán bằng hình tròn , vuông có màu xanh
,đỏ , vàng , cho trẻ được củng cố kiến thức về hình tròn và hinh vuông, màu sắc.
Như vậy mang lại kiến thức cho trẻ thật phong phú ( Khi cho kết nhóm tôi có cho
lồng những cháu khá giỏi ngồi kèm với những cháu yếu). Tranh lẵng hoa trẻ được
dán các loại hoa có các màu sắc, chủng loại khác nhauchất liệu khác nhau : Hoa
cắt từ tranh, lịch cũ, hoa , lá, cỏ khô. Ngồi theo nhóm tuổi, sàn nhà có trải xốp.
Khi lên nhận xét, cho trẻ nhận xét về hình ảnh, nội dung, bố cục. Nhận xét về nội
dung tranh bồn hoa sân trường ở đây thể hiện sự đoàn kết thân thiện… Cùng trưng
bày tranh ở nơi phụ huynh dễ quan sát.
Tôi nhận thấy cả phụ huynh và học sinh đều rất tâm đắc, phấn khởi về những kết
quả này. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình hưởng ứng và phối hợpchặt chẽ với giáo
viên và nhà trường tốt hơn thiện chí hơn.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Là người giáo viên mầm non ngoài lòng yêu nghề mến trẻ cần phải có trình độ
chuyên môn, có năng lực sư phạm và nắm rõ tâm lí của trẻ. Bản thân luôn phải
trau dồi học hỏi, tự tu dưỡngbản thân, ham học hỏi, luôn tìm tòi sáng tạo trong
giảng dạy, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để thiết kế giáo cụ trực quan gây
hứng thú, đưa những bài hát, vần thơ, có nhiều hình ảnh trừu tượng giúp trẻ sáng
tạo trong hoạt động tạo hình … cô có thể sáng tác những bài thơ, bài hát phù hợp
với nội dung bài học để cung cấp kiến thức và gây hứng thú cho trẻ đầu giờ hoạt
độnghoặc thư giãn sau khi hoạt động.
Xây dựng thiết kế nội dung hoạt động, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, không gò ép.
Đưa các câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát huy tính tích cực, khả năng quan sát, tư duy
tưởng tượng. Trang trí môi trường học đẹp, thẩm mỹ, thường xuyên thay đổi theo
chủ điểm , kích thích trẻ và phụ huynh quan sát, ngắm nghía. Thông qua hoạt động
tạo hình đã giúp cô và trẻ làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các môn
học khác. Tận dụng từ 1 số vật liệu đã qua sử dụng đảm bảo vệ sinh, an toàn, thẩm
mỹ.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình cho trẻ làm quen, hoạt
động với bộ môn nghệ thuật – tạo hình .
Rất mong được sự góp ý quí báu của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để tôi
có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy.
Ngày 20 tháng 10 năm 2009
Người viết
Trần Thị Thắm
Nhận xét của hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………….
Nhận xét đánh giá của hội đồng thi đua các cấp
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………
Y
THỜI GIAN THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐỀ 3- 4 TUỔI
Chủ đề lớn Chủ đề nhánh Số tuần thực Thời gian thực hiện
hiện
Trường mầm non của bé 1 tuần Từ 6/9- 10/9/2010
Lớp học của bé 1 tuần Từ 13/9- 17/9/2010

Trường mầm
non
Tết trung thu (CDBX) 1 tuần Từ 20/9- 24/9/2010
Tôi là ai 1 tuần Từ 27/9- 1/10/2010
Cơ thể tôi 2 tuần Từ 4- 15/10/2010
Bản thân
Tôi cần gì để lớn và khỏe mạnh 2 tuần Từ 18- 29/10/2010
Ngôi nhà của bé 1 tuần Từ 01- 05/11/2010
Những người thân trong gia đình bé 1 tuần Từ 08- 12/11/2010
Ngày nhà giáo việt nam 20/11CDBX 1 tuần Từ 15- 19/11/2010
Gia đình
Những người thân trong gia đình

1 tuần Từ 22- 26/11/2010
Nhu cầu gia đình 2 tuần Từ 29/11-10/12/2010
Nghề nghiệp của bố mẹ 1 tuần Từ 13- 17/12/2010
Ngày thành lập quân đôi NDVN 1 tuần Từ 20- 24/12/2010
Nghề giáo viên 1 tuần Từ 27-31/12/2010
Nghề chăm sóc sức khỏe 1 tuần
Nghề nghiệp
Một số ngành nghề(XD,dịch vụ, nghề
phổ biến ở địa phương)
1 tuần
Cây xanh 1 tuần
Một số loại rau 1 tuần
Tết và mùa xuân 1 tuần
Nghỉ tết nguyên đán
Thế giới thực
vật
Một số loại hoa quả (Ngày quốc tế 8/3) 1 tuần


Một số con vật nuôi trong gia đình 1 tuần
Một số con vật nuôi trong gia đình 1 tuần
Một số con vật sống trong rừng 1 tuần
Thế giới động
vật
Một số con vật sống dưới nước 1 tuần
Phương tiện giao thông 1 tuần
Bé học luật giao thông 1 tuần
Giao thông
Bé tham gia giao thông 1 tuần
Nước 1 tuần Nước và hiện
tượng thiên
nhiên
Mùa hè 1 tuần
Quê hương, đất nước 1 tuần Quê hương-
đất nước- Bác
Hồ
Bác Hồ với các cháu nhi đồng(Tết thiếu 2 tuần
nhi)

…………
THỜI GIAN THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐỀ 4- 5 TUỔI
Chủ đề lớn Chủ đề nhánh Số tuần thực
hiện
Thời gian thực hiện
Ngày hội đến trường của bé 1 tuần Từ 6/9- 10/9/2010
Lớp học của bé 1 tuần Từ 13/9- 17/9/2010
Trường mầm
non

Tết trung thu 1 tuần Từ 20/9- 24/9/2010
Tôi là ai 1 tuần Từ 27/9- 1/10/2010
Cơ thể tôi 2 tuần Từ 4- 15/10/2010
Bản thân
Tôi cần gì để lớn và khỏe mạnh 2 tuần Từ 18- 29/10/2010
Gia đình Gia đình tôi 1 tuần Từ 01- 05/11/2010
Gia đình sống chung một ngôi nhà 1 tuần Từ 08- 12/11/2010
1 tuần Từ 15- 19/11/2010 Ngày nhà giáo việt nam 20/11(Chủ đề
bổ xung)
1 tuần Từ 22- 26/11/2010
Nhu cầu gia đình 2 tuần Từ 29/11-10/12/2010
Nghề nghiệp của bố mẹ 1 tuần Từ 13- 17/12/2010
Ngày thành lập quân đôi NDVN 22/12 1 tuần Từ 20- 24/12/2010
Nghề giáo viên 1 tuần Từ 27-31/12/2010
Nghề chăm sóc sức khỏe 1 tuần
Nghề nghiệp
Một số ngành nghề(XD,dịch vụ, nghề
phổ biến ở địa phương)
1 tuần
Cây xanh 1 tuần Thế giới thực
vật
Một số loại rau 1 tuần
Tết và mùa xuân 1 tuần
Nghỉ tết nguyên đán
Một số loại hoa quả (Ngày quốc tế 8/3) 1 tuần

Một số con vật nuôi trong gia đình 1 tuần
Một số con vật nuôi trong rừng 1 tuần
Một số con vật sống dưới nước 1 tuần
Thế giới động

vật
Côn trùng- Chim 1 tuần
Phương tiện giao thông 2 tuần
1 tuần
Giao thông
Luật giao thông

Nước và hiện Nguồn nước 1 tuần
tượng thiên
nhiên
Một số hiện tượng tự nhiên 1 tuần
Quê hương, đất nước 1 tuần Quê hương-
đất nước- Bác
Hồ
Bác Hồ với các cháu nhi đồng(Tết thiếu
nhi)
2 tuần

×