Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm – “Hãy mang dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.13 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm – “Hãy mang dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo”

MỤC LỤC
I/. PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
1/. Đặt vấn đề
2/. Mục đích đề tài
3/. Lịch sử đề tài
4/. Phạm vi đề tài

II/. PHẦN NỘI DUNG

Nội dung công việc đã làm
1/. Thực trạng đề tài
2/. Nội dung cần giải quyết
3/. Biện pháp giải quyết
4/. Kết quả chuyển biến

III/. PHẦN TỔNG KẾT

1/. Tóm lược giải pháp
2/. Phạm vi đối tượng
3/. Kiến nghị
4/. Lời kết

PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch
sử loài người, nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu. Âm


nhạc phản ánh cuộc sống con người bằng những hình tượng âm nhạc. Âm nhạc
còn phản ánh niềm vui, nổi buồn, khát vọng, ước mơ của con người.
Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là phương
tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao
tiếp, trao đổi tình cảm, âm nhạc của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể
tiếp nhận âm nhạc từ lúc còn trong nôi. Những lời ru của bà, của mẹ, những câu
hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình, quê
hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Trẻ mầm non dể xúc cảm, ngây thơ
trong sáng nên rất dể tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc muôn màu, muôn
sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức,
thẩm mĩ,…
Để hun đúc cho các bé có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật cổ truyền đóng
vai trò hết sức quan trọng. Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc
từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ.
Những làn điệu dân ca, những sáng tác mang sắc thái dân tộc phải được đến sớm
với tuổi thơ, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng.
Trẻ mầm non tiếp xúc dân ca quá muộn hoặc không được nghe dân ca thì khi
trưởng thành trẻ sẽ thờ ơ với dân ca hoặc có ưa thích thì cũng chỉ là âm nhạc tầm
thường.
Dân ca đối với trẻ là tiếp xúc nghệ thuật tổng hợp, thỏa mãn tính hình tượng đang
phát triển mạnh ở trẻ.
Dân ca nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu với nền văn hóa truyền thống một cách tích
cực, phù hợp hoạt động của trẻ. Đồng thời lời của những bài hát dân ca cho trẻ
những nhận biết về đời sống sinh hoạt dân gian mà trong những sáng tác hiện đại
ít gặp.
Trong chương trình, những bài hát dân ca dành cho trẻ rất ít, nếu có thì chỉ dàn
dựng cho một vài trẻ biểu diện trong chương trình lễ hội, chứ chưa áp dụng rộng
cho mọi cháu. Chủ yếu trẻ tiếp xúc với dân ca qua hình thức nghe cô hát. Những
những bài hát dân ca mà cô hát lại không gần gũi lắm với trẻ, làm cho trẻ không
hứng thú lắm với dân ca.

Tuổi thơ của những thầy cô giáo chúng ta đã trải qua đầy êm đềm bên những đêm
trăng, những đồng ruộng, cùng nhau đọc vè, đọc đồng dao, hát dân ca… còn trẻ
của ngày nay dường như “tuổi thơ của trẻ đang bị đánh cắp”. Đó là điều đã làm tôi
trăn trở. Vì vậy trong chương trình giảng dạy của mình tôi đã cố gắn lựa chọn,
lồng ghép một số bài dân ca phù hợp với trẻ. Tôi hy vọng rằng dân ca sẽ mang đến
cho trẻ niềm say mê hứng thú. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Hãy mang dân ca đến
gần hơn với trẻ mẫu giáo”.
2/. Mục đích đề tài
Mang dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo nhằm mục đích:
a/. Giáo dục nghệ thuật, bồi dưỡng tình cảm dân tộc.
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng. Những nét văn hóa dó là
những phong tục, truyền thống,… được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Dân ca thường là những câu vần, lời thơ gắn liền âm điệu cao thấp. Dân ca là vật
báu mà bất cứ dân tộc nào cũng ra sức nâng niu, giữ gìn. Dân ca xuất hiện từ nhân
dân và ngược lại tác động đến đời sống nhân dân.
Dân ca Việt Nam có nhiều luyến láy. Từ những làn điệu đơn sơ, qua quá trình phát
triển trở thành những khúc dân ca. Nhịp điệu tiết tấu của dân ca liên quan chắt đến
nhịp điệu tiết tấu của thơ, phải kể đến từ đa âm trong tiếng Việt. Ví dụ: “Kéo cưa
lừa xẻ”, “dung dăng dung dẻ”,…
Cấu trúc dân ca Việt thường có những tiếng đệm vào giữa hoặc cuối câu. Dân ca
Việt đa dạng, phong phú giúp trẻ dễ tiếp xúc, dễ thuộc, dễ hát, giúp tăng vốn từ
cho trẻ, giúp trẻ hiểu thêm phong tục tập quán từng vùng miền qua các giai điệu,
tiết tấu, động tác múa, trang phục,…
Trẻ tiếp xúc và hoạt động với các bài dân ca hình thành ở trẻ tình yêu quê hương
đất nước sâu đậm.
b/. Hình thành và phát triển nhân cách dân tộc cho trẻ
Âm nhạc là món ăn tinh thần đối với trẻ, nếu thiếu nó trẻ chỉ là “những bông hoa
khô héo”. Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻ thoải mái, học
tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tưởng tưởng ngày càng phong phú.
Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ của âm nhạc giúp phát triển đạo đức, trí tuệ,

thẩm mĩ…
M. Gorki nhận xét: “Âm nhạc có tác động kì diệu đến tân đáy lòng, nó khám phá
ra các phẩm chất cao quí của con người. Chính vì vậy, người lớn cần đặc biệt quan
tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt”.
Âm nhạc quan trọng thì âm nhạc dân tộc càng quan trọng hơn đối với trẻ. Những
cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này sang đời khác, đã làm
cho các làn điệu dân ca tác động nhiều thế hệ, hun đúc cho trẻ tâm hồn Việt. Giúp
trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện.
c/. Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ
Tạo điều kiện cho trẻ có đời sống âm nhạc phong phú, nâng cao kỹ năng âm nhạc
cho trẻ, hát và múa nhuần nhuyễn các bài hát, đặc biệt là các bài dân ca.
3/. Lịch sử đề tài
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của âm nhạc đối với trẻ
mầm non, sự tác động của âm nhạc đói với sự hình thành và phát triển nhân cách ở
trẻ.
Ở Việt Nam cũng có một số nhà sư phạm nghiên cứu đưa dân ca vào chương trình
giáo dục phổ cập. Ví dụ: Trong chương trình tiểu học có “Inh lả ơi” (Dân ca Thái),
“Hát mừng” (Dân ca Hrê), “Màu xanh quê hương” (Dân ca Kh’mer).
Đối với chương trinh giáo dục mầm non chú trọng cho trẻ làm quen dân ca qua
hình thức nghe cô hát. 1993 – 1996 Vụ giáo dục Mầm Non thực hiện chuyên đề
giáo dục âm nhạc.
Việc lựa chọn và dạy dân ca cho trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo còn là vấn đề mới
mẻ. Một số tài liệu mà tôi tiếp cận: Luận văn tốt nghiệp đại học của Phan Đông
Phương “Bước đầu dạy hát đồng dao phổ nhạc của Phạm Tuyên” cho trẻ 4-5 tuổi.
Gần đây là luận án của thạc sĩ Phạm Thị Hòa “Nghiên cứu âm nhạc đối với trẻ tuổi
Mẫu giáo” là công trình nghiên cứu cơ bản trong chương trình “Tính giáo dục
truyền thống thông qua các hoạt động âm nhạc”. Tác giả sưu tâm phân tích một số
bài dân ca đảm bảo tính vừa sức.
Mỗi loại đề tài trên đề cập đến một khía cạnh khác nhau trong quá trình nghiên
cứu âm nhạc, đã gây cho tôi sự hứng thú. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi

đã thử lồng ghép một số bài dân ca vào các chủ điểm. Tôi nhận thấy rằng trẻ đặc
biệt hứng thú với những bài hát dân ca. Trẻ hát say mê và thuộc rất nhanh các bài
hát đó. Và khi tôi cho biểu diễn múa minh họa trẻ càng say mê và thích thú hơn,
trẻ biểu diễn như những diễn viên thực thụ.
Tôi mong rằng, “Mang dân ca đến gần hơn với trẻ” sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện
hơn.
4/. Phạm vi đề tài
Mỗi bài dân ca đều có nét đặc sắc riêng, mỗi một giai điệu, tiết tấu trong bài dân
ca thể hiện tính chất trữ tình, phản ánh sinh hoạt, hoạt động, cuộc sống, tình cảm
của nhân dân. Dân ca Việt Nam mang tính chất vùng miền rõ rệt. Mỗi miền có thể
loại dân ca riêng mà khi hát lên người ta sẽ nhận ra ngay đó là dân ca miền nào.
Điều đó cũng tạo nên nét đặc sắc của dân ca Việt Nam. Dân ca Nam bộ với những
bài lí như Lí con khỉ, Lí cây bông, Lí cây khế,… nhẹ nhàng đi vào lòng người với
những sản vật trú phú của Nam bộ. Dân ca Bắc bộ vui vẻ, hóm hỉnh thể hiện cuộc
sống lao động vật vả của người nông dân Bắc bộ: Cái Bống, Bà Còng,… Dân ca
Trung bộ thì sâu lắng và trữ tình. Mỗi một miền lại thể hiện những động tác,
những trang phục riêng khác nhau. Đó chính là nét đẹp của con người Việt Nam.
Vì vậy khi tôi chọn đề tài “Mang dân ca đến gần hơn với trẻ” tôi đã sưu tầm những
bài hát dân ca phù hợp với trẻ để trẻ có thể hát, múa, trải nghiệm và lớn lên cùng
dân ca dân tộc. Đặc biệt các bài dân ca đó phải lồng ghép được vào một số chủ
điểm của chương trình giáo dục Mầm non.
Ví dụ: Chủ điểm nghề nghiệp: Tập tầm vông, Rềnh rềnh ràng ràng…
Chủ điểm động vật: Lý chim sáo, Lý con khỉ, Câu ếch…
Chủ điểm thực vật: Bầu và bí, Lý cây bông,…
Chủ điểm gia đình: Cái Bống, Bà Còng đi chợ,…
Chủ điểm quê hương: Cò lả, Inh lả ơi,…
PHẦN NỘI DUNG
NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
I/. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
“Mang dân ca đến gần hơn với trẻ” với hy vọng trẻ sẽ được phát triển toàn diện,

hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách của một con người Việt Nam, đó là
việc làm không dể, do môi trường mà tôi giảng dạy:
1. Trường mẫu giáo của tôi vừa tách ra khỏi tiểu học nên cơ sở vật chất còn
nhiều thiếu thốn.
2. Phụ huynh đa phần làm nông hoặc công nhân xí nghiệp nên chưa quan tâm
nhiều đến việc học của trẻ.
3. Các bài hát dân ca thường mang tính chất vùng miền, không phù hợp với
chất giọng ở tất cả tỉnh khác.
4. Những bài hát dân ca có trong chương trình chủ yếu là hát cho trẻ nghe, có
rất ít bài dạy cho cháu hát.
Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi cũng có một số thuận lợi:
1. Được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu.
2. Khi đưa những trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, trò chơi vào các bài dân ca gây
cho trẻ sự hứng thú.
3. Những nốt nhạc luyến láy của dân ca tạo nên những âm thanh dễ đi vào
lòng người, trẻ thích hát, thích nghe và thuộc rất nhanh các bài dân ca.
Trong cả quá trình 9 tháng tổ chức thực hiện “Mang dân ca đến gần hơn với trẻ
Mẫu giáo” tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo ra những phương pháp
nhằm thu hút trẻ về với âm nhạc dân tộc.
Mong rằng những việc làm của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định cho trẻ.

II/. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một số khảo sát đối với trẻ:
Bảng khảo sát tỉ lệ đầu năm
TT Nội dung khảo sát Tỉ lệ %
1 Ngôn ngữ 25%
2 Khả năng cảm thụ âm nhạc (Tiết tấu, giai điệu,…) 20%
3 Óc thẩm mĩ 30%
4 Trí nhớ 20%
5 Trí tưởng tượng 20%

6 Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người. 30%
Để “mang dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo” tôi đã sử dụng một số biện pháp
như sau:
-Sưu tầm các bài dân ca dễ học, dễ nhớ và phù hợp chủ điểm giáo dục trường mầm
non.
-Giúp trẻ hiểu được nội dung ngôn ngữ riêng của từng bài dân ca làm phong phú
vốn từ cho trẻ.
-Dạy dân ca mọi lúc mọi nơi.
-Chuẩn bị trang phục, đạo cụ để trẻ múa vận động minh họa biểu diễn cho các bài
dân ca.
-Kết hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động lễ hội ở trường.
III/. BIỆN PHÁP CẦN GIẢI QUYẾT
1/. Sưu tầm các bài dân ca dễ học, dễ nhớ và phù hợp chủ điểm giáo dục
trường mầm non
Do tính chất vùng miền của dân ca, nên việc đầu tiên tôi làm là tìm kiếm những
bài hát dân ca Nam bộ: Lý cây khế, Lý cây bông, Cò lả… với chất giọng Nam bộ
trẻ sẽ dễ dàng hát được những bài hát trên. Sau đó là tìm kiếm những bài đồng dao
phổ nhạc của đồng bằng Bắc bộ, bởi nói tới đồng dao là nói đến những gì quen
thuộc nhất trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Đồng dao mang tính chất truyền
khẩu, bản thân trẻ đã thuộc sẵn những bài đồng dao qua những trò chơi dân gian.
Do đó với nhưng bài đồng dao phổ nhạc trẻ cũng sẽ thuộc nhanh chóng. Ví dụ: bài
Bà Còng, bài Cái Bống, Bầu và Bí, Gánh gánh gồng gồng, Rềnh rềnh ràng ràng,
Tập tầm vông,…
Và sau cùng là lựa chọn những bài dân ca ở các vùng miền khác để hát cho trẻ
nghe: Cây trúc xinh, Inh lả ơi,… Các bài dân ca ở các vùng miền khác nhau dể
mang đến cho trẻ những trải nghiệm khác nhau. Qua đó trẻ sẽ càng yêu thêm quê
hương, đất nước, con người Việt Nam.
Điều quan trọng mà người giáo viên cần làm ở đây là lựa chọn những bài dân ca
nào phù hợp để đưa vào các chủ điểm trong chương trình giáo dục mầm non. Ví
dụ: Với chủ điểm Thực vật tôi chọn bài “Lý cây bông” hoặc bài “Bầu và bí” để

giới thiệu trẻ một số loại hoa, loại rau quen thuộc. Cũng có thể cho trẻ nhận biết số
lượng. Qua đó, giáo viên có thể giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây, đặc biệt nói cho
trẻ biết tình đoàn kết yêu thương lẫn nhau của cùng một dân tộc, một giống nòi.
Với chủ điểm Động vật: Tôi chọn bài “Lý con khỉ” hoặc “Chim sáo”, giới thiệu trẻ
một số loài động vật trong rừng, ở nhà… cho trẻ biết về tiếng hót của chim sáo,
chim cất tiếng hót vang trong rừng cho thấy khung cảnh thanh bình và yên ả. Trẻ
biết về khỉ, về vùng đất gọi là đảo khỉ nơi mà khỉ và con người sống chung.
2/. Giúp trẻ hiểu được nội dung, ngôn ngữ riêng của từng bài dân ca làm
phong phú thêm vốn từ cho trẻ.
Trẻ có thể biết được các bài hát cô dạy nhưng điều quan trọng là giáo viên phải
giúp trẻ hiểu được nội dung của những bài hát đó, hiểu được những từ trong các
bài hát của các vùng miền khác, đặc biệt là trong dân ca Việt Nam thường hay có
những tiếng đệm ở giữa hoặc cuối câu để mở rộng khuôn khổ câu: ối a, chi rứa, í
a, ơ, i, u…
Ví dụ: Chủ điểm Gia đình
Bài “Cái Bống” cô phải nói cho trẻ biết đây là bài dân ca Bắc bộ, bài hát tiêu biểu
cho việc làm đẹp của con người. Bài hát miêu tả Cái Bống giúp mẹ với những việc
làm rất khéo léo “Kéo sẩy kéo sàng…” và giúp mẹ gánh gồng để chạy một cơn
mua. Giáo viên phải giải thích nhưng từ có trong bài hát, “Bống” tên riêng của
một cô bé người miền Bắc, ở miền Bắc người ta hay dùng từ đẻ gọi trước tên riêng
là “cái”. “Kéo sẩy kéo sàng” là động tác sàng lúa, Bống dùng một cái sàng xoay
tròn để những hạt lúa lép rơi ra ngoài. Bài hát ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của
Bống, tuy nhỏ nhưng bống đã có thể giúp mẹ làm những việc đơn giản. Qua đó
giáo viên giáo dục trẻ tình cảm gia đình, là con phải biết yêu thương kính trọng
ông bà, cha mẹ.
Bài “Bà Còng”, đây là bài hát phổ từ ca dao cổ nói về một người bà đã già lưng
còng, khi bà đi chợ, do không cẩn thận, bà đã đánh rơi tiền. “Cái tôm cái tép”
trogn bài hát là những bạn nhỏ khi nhìn thấy của rơi đã nhặt lên trả lại cho bà.
Giáo viên giáo dục trẻ kính trọng, giúp đỡ người lớn tuổi như ông bà, cha mẹ…
giáo dục trẻ thái độ kính trọng người khác.

Chủ điểm Quê hương, đất nước tôi chọn bài “Cò lả” hoặc “Inh lả ơi”.
“Inh lả ơi” là lời mời gọi các bạn dân tộc Thái, bài hát ca ngợi cảnh núi rừng Tây
Nguyên xinh đẹp, ca ngợi mùa xuân đất nước muôn hoa tươi đẹp. Qua bài hát trẻ
sẽ biết thêm về một vùng đất Tây Nguyên của Việt nam, đó là nơi muôn hoa, lá
luôn khoe sắc tươi màu. Các bạn ở đó thân thiện và vui vẻ.
Bài “Cò lả” lại là một cảnh đẹp khác của đất nước Việt Nam, là một vùng đồng
bằng Bắc bộ trù phú với những cánh đồng cò bay thẳng cánh. Nơi đó có những
con người chịu thương chịu khó mà ai đi qua cũng sẽ nhớ.
Khi tiếp xúc với các bài dân ca vốn từ của trẻ tăng rõ rệt, trẻ biết được thêm cả từ
của các vùng miền khác, điều đó giúp cho trẻ dễ dàng làm quen văn học, làm quen
chữ viết.
3/. Dạy dân ca mọi lúc mọi nơi
Dạy mọi lúc mọi nơi là không phải lúc nào cũng bắt trẻ hát, múa dân ca, như vậy
dễ gây nhàm chán. Do đó, người giáo viên cần phải linh hoạt áp dụng vào các hoạt
động trong ngày của trẻ. Hoặc có thể lồng ghép vào các môn học khác: Làm quen
văn học, làm quen toán, làm quen môi trường, tạo hình…
Ví dụ:
+Trong tiết làm quen văn học: Kể “Quả bầu tiên”, cô có thể dẫn dắt bằng cách cho
trẻ hát dân ca “Bầu và bí”. Cô hướng trẻ đến tình đoàn kết dân tộc thương yêu
đồng loại, tình cảm thương yêu với loài vật xung quanh, giáo dục trẻ nhân cách tốt
đẹp, khi biết yêu thương giúp đỡ người khác.
+Trong hoạt động ngoài trời: Cô tổ chức trẻ chơi trò chơi dân gian tập tầm vông,
qua đó cô giới thiệu trẻ bài dân ca “Tập tầm vông”.
+Trong hoạt động góc:
 Góc âm nhạc: Cô có thể bật nhạc cho trẻ múa minh họa động tác cho bài
“Cái Bống”, “Bà Còng đi chợ”
 Góc thiên nhiên: Cô có thể tổ chức cho trẻ trồng hoa chăm sóc hoa, trẻ có
thể vừa làm vừa hát “Hoa trong vườn” (Dân ca Thanh Hóa).
 Trong làm quen với toán: Cô cho trẻ hát “Lý cây bông” trẻ sẽ đếm số
lượng, màu sắc cho các loại hoa trong bài dân ca.

 Trong làm quen MTXQ: ở chủ điểm gia đình cô có thể gợi mở bằng cách
hát ru Ru em (Dân ca Xê Đăng) hoặc Ru con (Dân ca Nam bộ) nói cho trẻ
biết về tình cảm thiết tha của người mẹ, người chị qua lời ru ngọt ngào của
các bài dân ca đó.
 Trong giờ tập thể dục buổi sáng cô có thể mở cho trẻ nghe “Gà gáy le te”
(Dân ca Cống Khao) tạo cho trẻ không khí của một ngày mới sinh động.
4/. Chuẩn bị trang phục, đạo cụ để trẻ múa vận động minh họa biểu diễn cho
các bài dân ca.
Giáo viên dạy hát dân ca, cho trẻ nghe dân ca thì vẫn chưa đủ, điều quan trọng hơn
là cần cho trẻ trải nghiệm hóa thân vào những nhân vật trong các bài dân ca. Điều
đó sẽ khắc sâu trong trẻ những hình tượng về con người của từng vùng miền trên
đất nước Việt Nam
Khi cho hát trẻ múa các bài dân ca Bắc bộ cô có thể chuẩn bị trang phục Bắc bộ:
Váy đụp, áo tứ thân, áo yếm bên trong, đầu ván khăn. Đạo cụ hay nhạc cụ đi kèm
sẽ tùy theo các bài hát.
Ví dụ: Với bài “Cái Bống” cô chuẩn bị những cái thúng hoặc sòng. Với bài “Bà
Còng đi chợ” chuẩn bị gậy, mủ tôm tép. Với bài “Trống cơm” cô chuẩn bị phách
tre, trống, trẻ trai có thể chuẩn bị áo dài, khăn đóng.
Còn khi trẻ múa, hát các bài dân ca Nam bộ, trẻ cần phải có áo bà ba, quần dên,
khăn rằn.
Trang phục, đạo cụ, nhạc cụ là một phần không thể thiếu khi “mang dân ca đến
gần với trẻ”. Những tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì
trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp để qua đó trẻ thêm yêu dân ca,
trẻ say mê và thích thú với dân ca.
5/. Kết hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động “lễ hội” ở trường
Giáo viên cần tuyên truyền cho phụ huynh biết lợi ích khi mang dân ca đến gần
hơn với trẻ. Để từ đó phụ huynh có thể phối hợp cùng giáo viên dạy dân ca cho trẻ
ở nhà hát ru hoặc hát dân ca cho trẻ nghe vào mỗi tối, nếu có điều kiện phụ huynh
có thể mua băng đĩa có các bài dân ca cho trẻ xem. Với những bài dân ca mà trẻ đã
được nghe, được xem thì khi đến trường cô dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe sẽ gây

cho trẻ sự hứng thú khác trẻ sẽ hát hay hơn, múa đẹp hơn.
Các dịp lễ hội mà nhà trường tổ chức là cơ hội để trẻ được biểu diễn cho các bạn
xem. Khi dàn dựng chương trình các giáo viên cố gắng lựa chọn các bài dân ca để
trẻ hát múa. Giáo viên cùng phụ huynh chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho trẻ. Đây
cũng là dịp để gia đình và nhà trường thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến
cho trẻ tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đầy ấp tiếng cười
4/. Kết quả chuyển biến
Sau khi sử dụng các biện pháp trên để “mang dân ca đế ngần hơn với trẻ mẫu
giáo” tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt thích thú và say mê hát các bài dân ca đơn
giản, trẻ biết lắng nghe giai điệu các bài dân ca phức tạp.
Mặt khác, tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong các môn học khác. Trẻ
nhận biết được đất nước Việt Nam có nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều
phong tục.
Nhìn chung đa phần các trẻ phát triển tích cực. Tuy nhiên 1-2 trẻ do tình hình sức
khỏe yếu, phụ huynh không thường xuyên đưa trẻ đến trường nên trẻ không theo
kịp bạn.
Sau đây là bảng khảo sát tỉ lệ cuối năm, sau 9 tháng tôi thực hiện đề tài:
TT Nội dung khảo sát Tỉ lệ %
1 Ngôn ngữ 85%
2 Khả năng cảm thụ âm nhạc (Tiết tấu, giai điệu,…) 87%
3 Óc thẩm mĩ 85%
4 Trí nhớ 80%
5 Trí tưởng tượng 80%
6 Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người. 90%
PHẦN TỔNG KẾT
I/. TÓM LƯỢT GIẢI PHÁP
Khi “mang dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo”, nhìn trẻ của mình say sưa hát,
say mê vận động múa, tôi cảm thấy rất vui. Tôi hi vọng rằng “tuổi thơ đang bị
đánh cắp” của trẻ sẽ có lại những phần bị mất đi.
Là giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, tôi hi vọng trẻ của mình sẽ phát triển

một cách toàn diện nhất. Chúng ta đang cung cấp cho trẻ những bước tiến của
công nghệ thông tin, những cũng đừng quên cho trẻ biết những gì mà ông cha ta
qua nhiều thế hệ đã giữ gìn nâng niu. Đó là những trò chơi dân gian, những bài hát
dân ca, nhiều điệu hò, điệu lý… Có lẽ ở cuộc sống hiện đại thì những điều đó quá
tầm thường so với những điều nhảy rock, hip hop… nhưng xin hãy nhớ rằng đó là
một phần khắc họa nên tâm hồn Việt, nên một con người Việt Nam.
Ngày nay, giới trẻ đang dần bị ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Lỗi không
phải ở trẻ mà ở những người lớn chúng ta. Chúng ta đã cho trẻ biết gì về văn hóa
dân tộc? đừng cho trẻ biết qua loa mà hãy để trẻ cảm nhận và thấu hiểu. Đó là lý
do tại sao tôi “Mang dân ca đến gần hơn với trẻ Mẫu giáo”.
Với chất giọng Nam bộ, tôi biết mình không thể lột tả hết cái hay, cái đẹp trong
những bài dân ca của các vùng miền khác. Nhưng tôi tin với sự cố gắn của mình
một phần nào đó tôi đã giúp cho trẻ hiểu thêm về quê hương, đất nước, con người
Việt Nam.
II/. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DUNG
Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mĩ phát triển mạnh, tâm hồn nhạy cảm. Trẻ nhìn
thế giới xung quanh bằng cặp mắt trong sáng dễ xúc cảm. Trẻ nhận ra vẻ đẹp xung
quanh, biết cảm thụ cái đẹp, thích học và hát rất hay cho nên tuổi mẫu giáo không
dạy trẻ múa hát sau này sẽ khó phát triển.
Tính chất ước lệ tượng trưng trong cách nhìn của trẻ rất gần gũi với loại hình nghệ
thuật cổ truyền của nhân dân: Chèo, tuồng… và tưởng tượng là điều không thể
thiếu đối với các nghệ sĩ. Trong khi hát dân ca trẻ thường được sánh vai các bà già
với gậy, nón, khăn đen, trẻ làm điệu bộ không ngượng chính là cơ sở để giáo dục
trẻ cội nguồn dân tộc.
Trẻ ở tuổi mẫu giáo hoạt động của yếu là hoạt động vui chơi mà trò chơi đóng vai
theo chủ đề là trung tâm, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) chính vì đặc điểm
này mà tôi nghĩ đưa các bài dân ca đến với trẻ mẫu giáo là rất phù hợp.
Đối tượng trẻ của tôi là trẻ 5-6 tuổi. Trẻ đã có khả năng tri giác toàn vẹn hình
tượng âm nhạc. Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, biết kết hợp khăng
khít giữa thời gian với âm nhạc, vận động phối hợp toàn thân theo trình tự phức

tạp trong các điệu múa. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng
đĩa… biết so sánh các thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất, lời ca.
III/. KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
Mong các bạn đồng nghiệp sẽ có những dóng góp cho đè tài này, để đề tài của tôi
có thể hoàn thiện hơn.
Mong các giáo viên hãy vì đàn em tương lai hết lòng tìm kiếm những phương
pháp giáo dục mới để nâng cao trình độ chyên môn của mình.
Mong rằng cơ quan các cấp đầu tư nhiều hơn vào ngành học Mầm non.
Mong những nhà biên soạn chương trình sẽ đưa nhiều hơn các bài dân ca phù hợp
lứa tuổi trẻ mẫu giáo vào chương trình giáo dục âm nhạc để làm phong phú hơn
tâm hồn trẻ thơ, hướng trẻ thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc.
IV/. LỜI KẾT
Qua 9 tháng thực hiện đề tài: “Mang dân ca đến gần hơn với trẻ Mẫu giáo” tôi
nhận thấy ở trẻ có được niềm say mê thích thú hát, vận động theo các bài dân ca.
Trẻ trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn. Đó là niềm vui, là sự khích lệ to lớn đối với
người giáo viên. Chính điều đó càng khuyến khích tôi năng tìm tòi sáng tạo ra
nhiều phương pháp giảng dạy hơn nữa. Mỗi sự cố gắng đều có sự đền bù xứng
đáng, không có gì là uổng phí khi phải bỏ công sức vì đàn em của mình. Mong
rằng với mỗi phương pháp mới sẽ giúp các em ngày càng phát triển toàn diện
hơn./.
Người thực hiện

×