Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm hình thái hồ chứa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.05 KB, 6 trang )

Đặc điểm hình thái hồ chứa
3.1- Các công trình đầu mối
Vấn đề đầu tiên cần chú ý đến đặc điểm hình thái
của hồ chứa nước là các công trình xây dựng chủ yếu
của hồ chứa nước (công trình đầu mối).
Công trình đầu mối của một hồ chứa nước thủy
nông thường bao gồm một đập ngăn nước (đập chính
và đập phụ); cống điều tiết nước; đập tràn xả lũ và hệ
thống kênh dẫn nước.
Hồ chứa nước thủy lợi kiêm phát điện thì có
thêm trạm thủy điện hoặc nhà máy thủy điện đặt ở
phía hạ lưu của đập chính.
Trong công tác chuyên môn nghề cá chúng ta
cần tìm hiểu các số liệu biểu thị đặc trưng của các
công trình đầu mối của hồ chứa nước như: chiều dài
và cao trình đập chính; chiều dài và cao trình đập
tràn; ngưỡng tràn lớn nhất; ngưỡng tràn trung bình;
lưu lượng qua tràn, lưu lượng điều tiết qua cống;
chiều dài kênh chính; chiều dài mương dẫn.v.v
3.2- Hình thái mặt nước
Do phụ thuộc vào địa hình vùng ngập nên hình
thái mặt nước của các hồ chứa rất không giống nhau
và phức tạp hơn so với hồ thiên nhiên rất nhiều.
Nhưng tựu chung chúng có 3 dạng chủ yếu sau:
 Hồ nhiều nhánh trông như bàn tay xòe: Phía
hạ lưu gần đập thì rộng, dịch dần lên thượng nguồn
thì chia ra thành nhiều nhánh dọc theo các sông, suối
chảy vào hồ. Những hồ điển hình loại này như hồ
Suối Hai (Hà Tây); Cấm Sơn (Hà Bắc); Dầu Tiếng
(Tây Ninh)
 Hồ dạng sông: Hình thành do đắp ngang


dòng sông, phía trên đập hình thành hồ, dọc hai bên
bờ sông là đồi núi. Nên hồ không trải rộng mà kéo
dài theo lòng sông cũ. Điển hình nhất là hồ Hòa Bình
(sông Đà) kéo dài 230 km; hồ Thác bà dài 80 km.
 Dạng hồ thiên nhiên: Được hình thành do
đắp đập ở gần vị trí thung lũng rộng, hoặc đắp đập
ngăn mặn hình thành. Các nhánh của hồ thường ngắn,
trước đập rộng. Ở dạng này có hồ điển hình như Thác
Mơ (sông Bé); Đại Lãi (Vĩnh Phú); Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh).
NHẬN XÉT:
- Các hồ chứa cỡ nhỏ có hình thái đơn giản hơn so
với hồ chứa trung bình và cỡ lớn; hồ ở trung du đơn
giản hơn hồ ở miền núi
- Hình thái mặt nước của mỗi hồ chứa không ổn
định và thay đổi theo sự biến động của mực nước
trong hồ. Vì vậy ta thường lấy hình thái mặt nước ở
mức trung bình làm tiêu chuẩn.
3.3- Hình thái lưu vực và vùng ngập
Do phụ thuộc vào địa hình nơi xây dựng nên
hình thái lưu vực và vùng ngập của lòng hồ rất phức
tạp. Ngoài độ cao không đồng đều chúng ta cần lưu ý
đến một số đặc trưng của từng hồ như: diện tích vùng
ngập; diện tích phần núi cao, rừng rậm, đồi trọc, diện
tích ruộng, bãi canh tác; biến động độ cao từ lòng
sông, suối đến ruộng; tình hình thảm thực vật, dân cư
và đặc điểm các công trình xây dựng
Trong vùng ngập và khu vực đáy hồ rất không
bằng phẳng, độ sâu không đồng đều là đặc điểm
chính lớn nhất của hình thái vùng ngập của hồ chứa
nước. Tuy nhiên mức độ phức tạp có khác nhau giữa

các hồ và hồ ở trung du ít phức tạp hơn miền núi.
Ngoài ra mức độ phức tạp còn tùy thuộc vào khả
năng cải tạo của con người trước khi cho hồ ngập
nước.
Trong lòng hồ chứa chỗ sâu nhất là lòng suối,
lòng sông cũ, đặc biệt là ở khu vực gần đập chính.
Càng lên thượng lưu độ sâu càng giảm dần. Đối với
hồ chứa nước cỡ nhỏ độ sâu trung bình chỉ từ 4-6m,
lớn nhất cũng chỉ 15m; ở các hồ cỡ lớn như Cấm
Sơn, Thác bà độ sâu trung bình là 10-12m. Chỗ sâu
nhất có đến 33-35m. Hồ Hòa Bình có độ sâu lớn nhất
(hơn 110m).
3.4- Phân chia khu vực trong một hồ chứa nước
Trong một hồ chứa do địa hình vùng ngập quyết
định nên các đặc điểm về hình thái, thủy văn sinh vật
học thường có sự khác nhau giữa các khu vực. Sự
khác nhau này ở các hồ chứa cỡ nhỏ thể hiện không
rõ như ở các hồ lớn.
* Phân chia theo chiếu ngang:
Một số hồ chứa lớn thường được phân chia thành 3
khu vực:
- Vùng hạ lưu gần đập
- Vùng trung lưu
- Vùng thượng lưu.
* Phân chia theo chiều thẳng đứng:
Trong nghề cá căn cứ vào tính chất năng suất của
các vùng ngập nước các chuyên gia đã chia vùng
ngập nước thành 4 vùng như sau:


×