Câu hỏi ôn tập :
Câu 1: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì ? Thế nào là lợi thế cạnh
tranh bền vững ? Thế nào là lợi thế cạnh tranh không bền vững :
Câu2: Để dành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình ,doanh nghiệp
có thể sử dụng vũ khí cạnh tranh nào ? Lấy ví dụ thực tế và phân tích?
Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân ?
Câu3: trình bày các nhân tố tác động đến việc lựa chọn tạo dựng lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp ? Ví dụ thực tế chứng minh?
Câu4: Để dành được lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp cần phải làm
gì ? Tại sao ?. VD bài học kinh nghiệm của doanh nghiệp của một doanh
nghiệp trong việc vận dụng bài học trên ?
Câu5:Trình bày các công cụ cách thức lựa chọn lợi thế cạnh tranh ?
Trả lời :
Câu1: Khái niệm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp :
- Những lợi thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh
được gọi là lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh còn được hiểu như là các đặc điểm hay các biến số
của sản phẩm hoặc nhãn hiệu, mà nhờ có chúng doanh nghiệp tạo ra một
số tính trội hơn, ưu việt hơn so với những người cạnh tranh trực tiếp.
- Cạnh tranh bền vững là những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
được tạo ra có tính chất ổn định và có thể duy trì sử dụng cho cạnh tranh.
Ví dụ : thương hiệu, nhãn hiệu… Qua thời gian sản phẩm sẽ thay đổi
nhưng niềm tin mà người tiêu dùng có được về thương hiệu là tài sản tồn
tại lâu dài
- Lợi thế cạnh tranh không bền vững là những lợi thế của doanh nghiệp
tạo ra sử dụng cho cạnh tranh nhưng không ỏn định và có thể mất đi qua
thời gian
Ví dụ : sự sáng chế, phát minh …
Câu 2: Để dành lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp có thể sử
dụng vũ khí cạnh tranh :
a, Cạnh tranh bằng sản phẩm :
chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi
thế có tính quyết định trong cạnh tranh,cạnh tranh về sản phẩm thẻ hiện
qua những mặt sau:
- cạnh tranh về trình đọ của sản phẩm : chất lượng của sản phẩm ,tính
hữu dụng của sản phẩm bao bì. Tuỳ theo những sản phẩm khác nhau để
chúng ta lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau có tính chất quyết
định trình độ của sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh
tranh nếu như lựa chọn trình đọ sản phẩm phù hợp với yêu câu của thị
trường .
-
Cạnh tranh về chất lượng : Tuỳ theo từng sản phẩm khác nhau với các
đặc điểm khác nhau để ta lựa chọn chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản
phẩm khác nhau . Nếu tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm
càng có nhiều cơ hội giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường.
-
cạnh tranh về bao bì : đặc biệt là ngành có liên quan đến lương thực
thực phẩm, những mặt hàng có giá trị sử dụng cao. Cùng với việc thiết
kế bao bì cho phù hợp,cùng với việc thiết kế bao bì cho phù hợp doanh
nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm cho phù hợp . Lựa chọn cơ
cấu hàng hoá và cơ cấu chủng loại hợp lí . Điều đó có nghĩa là trong việc
đa dạng hoá và cơ cấu chủng loại và nhất thiết phải dựa vào một số sản
phẩm chủ yếu. Cơ cấu thường thay đổi theo sự thay đổi của thị trường .
Đặc biệt là những xu hướng phù hợp với nhu cầu phù hợp với nhu cầu
của người tiêu dùng .
-
cạnh tranh về nhãn mác ,uy tín sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng công
cụ này để đánh trực tiếp vào trực giác của người tiêu dùng .
-
cạnh tranh do khai thác chu kì sống của sản phẩm . sử dụng biện pháp này
doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt để đưa ra một sản
phẩm mới hoặc dừng việc cung cấp một sản phẩm đã lỗi thời .
b, Cạnh tranh về giá :
Giá là một trong những công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử
dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị
trường mới… ví dụ , để thăm dò thị trường các doanh nghiệp đưa vào thị
trường mức giá thấp và sử dụng mức giá đó để phá kênh phân phối của đối
thủ cạnh tranh. Cạnh tranh bằng giá cả thường được thể hiện qua các biện
pháp sau:
- kinh doanh với mức chi phí thấp .
- Bán với mức giá hạ và mức giá thấp.
khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- chi phí về kinh tế thấp
- khả năng bàn hàng tốt do đó có khối lượng bán lớn
- khả năng về tài chính tốt
Vì vậy hạ giá là phương pháp cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ thực hiện
trong cạnh tranh bởi nhạ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của
doanh nghiệp . Vì vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn thời điểm thích
hợp để tiến hành sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh. Như thế doanh
nghiệp cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về
chiết khấu với những phương pháp bán mà doanh nghiệp đang sử
dụng ,với những phương pháp thanh toán, với xu thế ,trào lưu của người
tiêu dùng . Đồng thời do đặc điẻm của từng vùng thị trường khác nhau
nên doanh nghiệp cũng cần có những chính sách hợp lí giá ở từng thị
trường. Một điểm nữa mà doanh nghiệp cần quan tâm khi sử dụng chính
sách giá cả là phải biết kết hợp giữa giá cả của sản phẩm với chu kì sống
của sản phẩm đó . Việc kết hợp này sẽ cho phép doanh nghiệp khai thác
được tối đa khả năng tiêu thụ của sản phẩm cũng như không bị mắc vào
những lỗi lầm trong việc khai thác chu kì sống đặc biệt là với những sản
phẩm đang đứng trước sự suy thoái.
c, Cạnh tranh về phân phối và bán hàng:
Cạnh tranh về phân phối vaf bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ
yếu sau đây:
-
khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn kênh chủ lực . Ngày nay ,các
doanh nghiệp thường có một cơ cấu sản phẩm rất da dạng . Thích ứng với
mỗi sản phẩm đó có các biện pháp cũng như các kênh phân phối khác
nhau . Việc phân định đâu là kênh phân phối chủ lực có yếu ý nghĩa quyết
định trong việc tối thiểu hoá chi phí dành cho tiêu thụ sản phẩm .
-
tìm được những điều kiện đủ mạnh . Đối với các doanh nghiệp sử dụng
các đại lí độc quyền thì cần phải xem xét đến sức mạnh của các doanh
nghiệp thương mại làm đại lí cho doanh nghiệp . Điều này có ý nghĩa cực kì
quan trọng ,có vốn lớn và đủ sức chi phối được lực lượng bán hàng trong
kênh trên thị trường . Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phân
phối và trực tiếp quản lí các kênh phân phối phải tìm ra được kênh phân
phối chủ đạo,chiếm tỷ lệ chính trong tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.
-
Có hệ thống bán hàng phong phú . Đặc biệt là hệ thống các kho các
trung tâm bán hàng . Các trung tâm này phải có được cơ sở vật chất hiện
đại.
-
Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh với nhau. Đặc biệt những biện
pháp quản lí người bán và điêuù khiển người bán đó.
-
Có những khả năng hợp tác giữa người bán trên thị trường đặc biệt là
trong các thị trường lớn .
-
Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lí .
-
Kết hợp hợp lí giữa phương thức bán và phương thức thanh toán …
Các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán :
chủ yếu là các nội dung sau:
- tạo ranhững điều kiẹn thuận lợi nhất trong thanh toán .
-
Có những chính sách tài chính và tiền tệ hợp lí tạo điêu kiện thuận lợi
nhất cho công việc mua bán với khách hàng .
-
-Có hệ thống thanh toán nhanh , hợp lí vừa tạo đièu kiện thuận lợi cho
thanh toán nhanh vừa đảm bảo công tác quản lí của doanh nghiệp .
Có phương tiện bán văn minh, các phương tiện tạo ưu thế cho khách
hàng
Tạo ưu thế cho khách hàng ,tạo điều kiện để có công nghệ bán hàng
đơn giản hợp lí . Nắm được phản hồi của khách hàng nhanh nhất và
hợp lí nhất.
-
Bảo đảm lợi ích của người bán và người mua ,người tiêu dùng tốt nhất
và công bằng nhất . Thường xuyên cung cấpnhững dịch vụ sau khi bán
hàng cho người sử dụng , đặc biệt là những sản phẩm có bảo hành
hoặc hết thời hạn bảo hành. Hình thnàh mạng lưới dịch vụ mở rộng
khắp ở những địa bàn dân cư .
d, cạnh tranh về thời cơ thị trường :
-Do sự thay đổi của môi trường công nghệ
-Do sự thay đổi của yếu tố dân cư
-Do các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp
Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dụ báo
được những thay đổi của thị trường . Từ đó các chính sách khai thác thị
trường hợp lí và sớm hơn các doanh nghiệp khác . Tuy nhiên cạnh tranh
về thời cơ thị trường cũng còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được
những lợi thế kinh doanh sớm và đi vào khai thác thị trường và một loạt
sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ sớm bị lão hoá . Yêu cầu này đòi
hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó .
Doanh nghiệp nào dự báo được thời cơ thị truờng và nắm được thời cơ thi
trường sẽ chiến thắng trong cạnh tranh . Thời cơ thị trường xuất hiện do
các yếu tố sau:
e, Cạnh tranh về không gian và thời gian:
Loại cạnh tranh này xuất hiện những vấn đề chính sách sản phẩm và chính
sách gía cả của sản phẩm. Giá cả của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị
trường là
không chênh lệch lớn , chất lượng sản phẩm tương đối ổn định . Trong trường
hợp như vậy thời cơ và thời gian có vai trò quan trọng và nó quiyết định việc
buôn bán. Những doanh nghiệp nào có quá trình buôn bán thuận tiện nhất ,
nhanh nhất sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. để thực hiện được việc bán hàng
nhanh nhất và thuận tiện nhất phải sử dụng một loạt các biện pháp sau:
-
Kí kết hợp đồng nhanh và thuận tiện
-
Thủ tục thanh toán nhanh
-Các hoạt động sau khi bán phong phú
-Điều kiện bán hàng nhanh và thuận tiện
Song vấn đề chính là tạo lập được uy tín giữa người mua và người bán . Làm
tốt được công tác này sẽ tạo diều kiện cơ bản cho công tác tiêu thụ hoàn
thiện .
Ví dụ: Vũ khí cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình
hội nhập và toàn cầu hoá .
Tiến trình hội nhập vào nền kinhtế khu vực và thế giới của Việt Nam
đangdiễn ra một cách nhanh chóng. Hội nhập và toàn cầu hoá đã và
đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên nó
cũng mang lại nhiều đe doạ và thách thức. Cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp với nhau , giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ,giữa
các doanh nghiệp trong nước với nhau ngày càng khốc liệt .
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là
yếu vì chưa chuẩn bị cho mình hành trang đầy đủ, chưa có được vũ khí
cạnh tranh đemlại cho công ty sức mạnh đương đầu với các đối thủ,
mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững . Đối với khách hàng vũ khí cạnh
tranh của công ty chính là phương tiện giúp làm thoả mãn khách hàng
và ngày càng thu hút khách hàng đến mua sản phẩm/dịch vụ của mình .
Có nhiều loại vũ khí cạnh tranh đang được các công ty sử dụng trên thế
giới. Đó là (1) sự vượt trội về kĩ thuật công nghệ ,(2) danh tiếng về chất
lượng ,(3) sự hỗ trợ về sản phẩm dịch vụ ,(4) mạng lưới chăm sóc
khách hàng,(5) khả năng giữ nhân viên giỏi ,(6) chi phí thấp ,(7) danh
tiếng và thương hiệu,(8) khả năng tài chính,(9) sự định hướng khách
hàng và khả năng nghiên cứu thị trường ,(10) sự đa dạng vế sản phẩm
(11)Phân đoạn thị trường
Mỗi loại vũ khí đều có những đặc điểm riêng ,có những vượt trội riêng .
Vì vậy mỗi loại vũ khí mang lại cho công ty những lợi thế riêng . Danh
tiếng và thương hiệu được coi là tài sản quý giá và là vũ khí cạnh tranh
hữu hiệu. khả năng về tài chính khả năng giữ được nhân viên giỏi là một
trong những điểm mạnh giúp doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh với các
đối thủ của mình . Danh tiếng về chát lượng ,hỗ trợ về sản phẩm dịch vụ,
mạng lưới chăm sóc khách hàng , định hướng khách hàng … được coi
là vũ khí cạnh trnah đầy hiệu quả. Tuy nhiên sức mạnh của mỗi loại vũ
khí trong các ngành khác nhau cũng khác nhau . Do vậy các công ty
trước hết càn hiểu rõ đặc điểm riêng của mình để lựa chọn lợi thế cạnh
tranh cho phù hợp. Thực tế các công ty nước ngoài thường sử dụng kết
hợp khoảng 5-6 vũ khí để đạt được lợi thế cạnh tranh . Đối với các
doanh nghiệp Việt Nam do có sự hạn chế về vốn công nghệ và quản lí
nên các doanh nghiệp chỉ nên chọn ra những vũ khí có thể duy trì và
phát triển thành lợi thế cạnh tranh Các vũ khí có thể lựa chọn là danh
tiếng về chất lượng : chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh trnah đầy lợi
hại trên thị trưòng . Khi nền kinh tế phát triển thu nhạp của người tiêu
dùng ngày càng cao thì chất lượng sản phẩm/dịch vụ ngày càng được
chú trọng . Đặc biệt để đưa được hàng hoá vào thị trường khó tính như
thị trường
Mỹ và Châu Âu chất lượng hàng hoá phải đạt tới mức “chất lượng quốc tế”.
Và phải được một tổ chức uy tín chưng nhận. Vì vậy để xâm nhập vào các
thị trương như thị trường Mỹ và thị trường Châu Âu các doanh nghiẹp cần
xây dựng cho mình một danh tiếng về chất lượng là một điều hoàn toàn
không dễ . Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể làm được điều
này
Chi phí thấp : là một vũ khí cạnh tranh đầy mãnh lực . Doanh nghiệp Việt
Nam với lợi thế có nguồn lao động dồi dào , đơn giá rẻ , có thể sản xuất ra
sản phẩm dịch vụ để tiêu thụ với giá cả mang tính cạnh tranh cao . Hơn thế
nữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể áp dụng các phương pháp
quản lí vật tue tiên tiến hoặc thiết lập một đồng minh chiến lược trong cung
cấp nguyên vạt liệu nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào , giảm giá thành sản
phẩm.
hỗ trợ về sản phẩm dịch vụ là một vũ khí cạnh tranh được nhiều cong ty sử
dụng . Thực tế chứng minh rằng các sản phẩm dịch vụ phụ trợ đi kèm đã
giúp công ty xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng và tạo cho
khách hàng một niềm tin tuyệt đối vào sản phẩm dịch vụ của công ty . Đây
là một dịch vụ dễ thực hiện và ít tốn kém .tuy nhiên thời gian qua các công
ty Việt Nam ít chú ý đến hoạt động hỗ trọ về sảnphẩm và dịch vụ. Vì vậy họ
đã mất đi một phần lớn thị phần vào tay các doanh nghiệp do nước ngoài
đầu tư.
Định hướng khách hàng là việc doanh nghiệp thực hiện theo tôn chỉ “ sản
xuất ra các sảnphẩm dịch vụ phải trên cơ sở nhu cầu khách hàng và chất
lượng sản phẩm dịch vụ là mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng của
sản phẩm dịch vụ đó”. Vì thế cần phải nghiên cứu nhu cầu khách hàng để
sản xuất ra sản phẩm dịch vụ không chỉ thoả mãn nhu cầu khách hàng
ngay từ đầu mà còn phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của họ . Việc
triển khai các chương trình cải tiến như ISO 9000:2000,TQM,hoặc bất kì
một hệ thống cải tiến chất lượng nào khác đều nhằm mục đích thoả mãn
nhu cầu của khách hàng
Phân đoạn thị trường ; là mọt vũ khí cạnh tranh hiệu quả đặc biệt với các
doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế . Việc phân chia thị trường ra các
phân đoạn khác nhau và lựa chọn cho mình một thị trường phù hợp l; à
một con đường đúng đắn để đi đến thành công . Các doanh nghiệp Việt
Nam với những hạn chế của mình về vật lực và tài lực có thể chọn ra cho
mình một thị trưòng riêng không phải chỉ ở trên lãnh thổ Viẹt Nam mà còn
cả ở thị trương nước ngoài .
Xây dựng các cơ sở chăm sóc khách hàng . Khách hàng ngày càng quan
tâm đến dịch vụ hậu mãi khi mua một sản phẩm /dịch vụ nào đó . Vì vạy
bố trí các cơ sở chăm sóc khách hàng ở những thuận tiện và với đầy đủ
trang thiết bị, đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao , tận tình phụcvụ là
một công cụ hữu hiệu cho việc bán hàng . Hiện tại có rất ít công ty Việt
Nam quan tâm đến việc thiết lập mạng lưới chăm sóc khách hàng .
Chính vì vậy mà khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước đã yếu
lại càng yếu đi .
Danhh tiếng và thương hiệu. Thương hiệu là một tài sản quý giá mà
không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng nhận thức được . Vừa qua
do không có thương hiệu mà sản phẩm của nhiều công ty Việt Nam khi
xuất ra nước ngoài đã chịu nhiều bất lợi như giá thấp hoặc phải bán nhờ
thương hiệu của một hãng nước ngoai nào đó. Do vậy đầu tư xây dựng
thương hiệu vững mạnh là việc làm cần thiết và cực kỳ quan trọng với
các doanh nghiệp Viẹt Nam
giữ nhân viên giỏi. Nhân viên giỏi là một trong những nhân tố quyết định
chất lượng của công việc ,quyết định hiệu quả của sản xuất kinh doanh .
giữ một nhân viên giỏi là một vũ khí cạnh trạnh đầy uy lực đặc biệt là với
ngành công nghệ cao và dịch vụ. Tầm quan trọng của việc giữ được các
nhân viên giỏi đã kiểm chứng rõ ràng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiênđối với các doanh nghiệp tổ chức của VN thì điều
này vẫn hoàn toàn mới. Vì vậy tuyển dụng và giữ được nhân viên giỏi ở
lại làm việc cho công ty là một trong những chiến lược dài hạn đúng đắn
với các doanh nghiệp VN.
Bài học cho bản thân: trong kinh doanh để dành đượclợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp mình phải chú trọng đến những lợi thế mạnh của
mình và những lợi thế bền vững. Phát huy tốt những vũ khí ấy .
Phải lựa chọn vũ khí cho phù hợp. Tìm ra phương pháp để sử dụngtối
đa hiệu quả của các vũ khí ấy . để lựa chọn vũ khí cần phải suy tính cân
nhắc tới tài nguyêncủa doanh nghiệp cũng như sức mạnh của đối
phương ,những điều kiện của thị trường và những nhu cầu của khách
hàng. Mặc dù chọn được vũ khí tối ưu trong từng thời điểm nhất định của
doanh nghiệp vẫn phải sử dụng đồng thời 2 loại vũ khí còn lại. Có như
vậy hiệuquả sử dụng vũ khí mới phát huy được tối ưu sức mạnh của nó.
Câu 3: các yếu tố tác động đến việc lựa chọn tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho DN.
Lấy ví dụ thực tế chứng minh.
Trả lời:
Các yếu tố tác động đến khả năng tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có phạm
vi rất rộng. Nh ng chủ yếu cũng chỉ xoay quanh 8 yếu tố sau:
1. Bầu không khí trong nội bộ doanh nghiệp:
Yếu tố này thể hiện sự phản ứng chung của NV trong DN với công việc. Phong
cách và lề lối làm việc của nhân viên sẽ quyết định hiệu quả và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Đây là tài sản vô hình quan trọng quyết định t ơng lai của DN và
cũng là một yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của DN.
Ví dụ: ở Nhật Bản do nhiều chục năm áp dụng chế độ làm việc suốt đời và thăng
tiến nội bộ nên đây chính là một trong những điều kiện tốt để xây dựng tình cảm
của các nhân viên với nhau. Ng ời ta có thể chia sẻ thông tin về công việc mà
không lo ngại điều đó có làm mất đI lợi thế về nghiệp vụ hay không và liệu có
vì thế mà tăng nguy cơ bị sa thảI hay không. Chính điều này tạo nên sự gắn kết
giữa các nhân viên trong công ty, giúp tăng năng suất lao động từ đó tạo nên lợi
nhuận cho công ty.
2. Sức sinh lời của vốn đầu t :
Yếu tố này thể hiện trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp
nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố vật chất cũng nh phi vật chất
của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả của vốn đầu t có thể sử dụng một số
chỉ tiêu tổng hợp nh : tỷ suất lợi nhuận, số vòng quay vốn, hệ số sinh lời
Doanh nghiệp sử dụng và quản lý vốn có hiệu qủa thì lợi nhuận cao từ đó có
khả năng táI sản xuất mở rộng phần thị tr ờng tiềm năng, nâng cao khả năng
cạnh tranh của DN.
Ví dụ: đ ợc sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên Unilever Việt Nam
có nền tài chính vững mạnh. Sản phẩm đ ợc ng ời tiêu dùng a thích lựa chọn nên
việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng từ đó nhanh chóng thu hồi vốn và lợi nhuận để
tái đầu t sản xuất, hệ số sinh lời cao là những thành công mà ban lãnh đạo
công ty đã đạt đ ợc.
3. Năng suất lao động:
Đây là yếu tố phản ánh trình độ trang bị kĩ thuật công nghệ cho sản xuất, trình
độ tổ chức sản xuất, trình độ tổ chức quản lý. Nếu máy móc thiết bị đ ợc trang bị
hiện đại, trình độ tay nghề của công nhân cao phù hợp với trình độ máy móc
thiết bị và có trình độ tổ chức, quản lý tốt thì công việc quản lý kinh doanh sẽ
suôn sẻ, tạo ra đ ợc nhiều lợi thế so với đối thủ,khẳng định khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị tr ờng. Để đạt đ ợc điều đó cần phảI kết hợp nhuần
nhuyễn cả 3 yếu tố: máy móc thiết bị, lao động và tổ chức quản lý. Nếu thiếu
một trong 3 yếu tố thì khó đạt đ ợc một sức cạnh tranh có thể chiến thắng trên thị
tr ờng.
ví dụ: sau hơn 12 năm có mặt tại VN, công ty Unilever Việt Nam với vốn
đầu t 100% n ớc ngoài, đã có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức, và khu
công nghiệp Biên Hoà, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đ ợc nhập khẩu từ n
ớc ngoài, công nghệ sản xuất hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu đ ợc chuyển
giao nhanh chóng. Hệ thống phân phối rộng khắp cả n ớc với 350 nhà phân phối
lớn và 150 000 cửa hàng bán lẻ, với hơn 2000 nhân viên, ngoài ra còn hợp tác
với nhiều nhà máy, xí nghiệp nội địa để sản xuất gia công cung ứng nguyên vật
liệu sản xuất. Ban lãnh đạo tài năng, có tinh thần trách nhiệm cao, sát sao với tổ
chức.
4. Lợi thế về chi phí và khả năng hạ giá thành sản phẩm:
Giá thành là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh
nghiệp trong tr ờng hợp cạnh tranh. Nếu chênh lệch giữa giá bán và giá thành cá
biệt của DN càng cao so với đối thủ thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
càng lớn. Đây cũng là vũ khí lợi hại trên th ơng tr ờng cạnh tranh về giá.
Ví dụ: ví dụ chung cho mục 8
Ngoài ra công ty còn có chế độ l ơng bổng, phúc lợi thoả đáng và có các khoá
học tập trung trong và ngoài n ớc cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ. Với
những cố gắng trên công ty Unilever VN đ ợc xem là một trong những công ty có
vốn đầu t n ớc ngoài thành công nhất tại VN trong các hoạt động kinh doanh và
hỗ trợ cộng đồng. Từ năm 1995 đến năm 2005 Unilever VN đã đóng góp vào
ngân sách quốc gia hơn 2.400 tỉ đồng.
5. Chất l ợng sản phẩm, dịch vụ:
Chất l ợng sản phẩm tác động trực tiếp tới ng ời tiêu dùng nên nó quyết định đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho doanh nghiệp mở rộng
đ ợc phần thị tr ờng, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn đảm bảo thu hồi vốn nhanh để
sản xuất.
Ví dụ: Unilever cung cấp sản phẩm ở nhiều lĩnh vực thiết yếu cho nhu cầu hàng
ngày của con ng ời từ vệ sinh chăm sóc cá nhân và gia đình có: n ớc xả vải
Comfor, chất tẩy rửa nh OMO,VISO,, trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng nh
P/S, Close-up cho tới lĩnh vực thực phẩm: knorr,,trong các lĩnh vực trà, đồ uống
nh Lipton, Suntea Unilever chú trọng tới chất l ợng sản phẩm hoàn hảo, giá
thành hợp lý phù hợp với túi tiền ng ời tiêu dùng, dịch vụ chăm sóc khách hàng
chu đáo, có dịch vụ t vấn, hỗ trợ khách hàng nh các sản phẩm nổi tiếng : OMO,
DOVE, CLEAR, PONDS
Chiến l ợc tiếp thị chu đáo, đầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút
sức tiêu thụ của khách hàng với sản phẩm của công ty. Công ty vận dụng tối đa
những điểm mạnh vốn có của mình nh phát huy đ ợc những cơ hội của thị tr ờng
để mang lại nguồn doanh thu khổng lồ hàng năm cho công ty, từ đó tiếp tục đầu t
sản xuất, đ a ra những sản phẩm mới lạ trên thị tr ờng.
6. Kinh nghiệm kinh doanh trên th ơng tr ờng:
Trong môI tr ờng kinh doanh cạnh tranh hiện nay các DN phảI có kinh nghiệm,
chiến thuật thủ pháp để tận dụng những cơ hội có thể đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Không chỉ nắm bắt thông tin trong môI tr ờng kinh doanh nhanh
chóng kịp thời để từ đó tìm ra cơ hội kinh doanh hiệu quả cho DN mình mà còn
yêu cầu doanh nghiệp phảI có những tiểu xảo thủ pháp để tận dụng những cơ
hội có thể đem lại lợi nhuận cho DN. Có kinh nghiệm trên thị tr ờng thì khả năng
tồn tại của DN là chắc chắn.
Ví dụ: Unilever là tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan, nổi tiếng thế giới
trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và
gia đình, thức ăn, và các đồ uống từ trà Đ ợc thành lập từ năm 1930, trụ sở chính
đựơc đặt tại LonDon và Rotterham, trảI qua nhiều biến cố và thăng trầm, với
hơn 81tồn tại, Unilever đã xây dựng cho mình nhiều kỹ năng và kinh nghiệm
tồn tại trên thị tr ờng và đối phó với các đối thủ cạnh tranh. Mỗi ngày,có khoảng
150.00.000 ng ời tại hơn 150 quốc gia trên thế giới lựa chọn sản phẩm của
Unilever.
7. Sự linh hoạt:
Yếu tố này biểu hiện sự nhạy bén của lãnh đạo DN. Muốn thành công muốn
chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì DN phảI chủ động dự đoán đ ợc những biến
động của thị tr ờng, đi tr ớc các đối thủ trong việc đáp ứng những thay đổi nhu
cầu đó. Không những thế doanh nghiệp cần phải tìm ra những sản phẩm thay
thế sản phẩm mà đối thủ đang bán trên thị tr ờng. Sự ra đời của những sản
phẩm thay thế cho phép doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy lùi
sự xâm lấn của đối thủ trên thị tr ờng mà doanh nghiệp đang tham gia. Sự
nhạy bén của doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp đứng vững trên thị tr
ờng cạnh tranh.