Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Vi khuẩn “săn mồi” như thế nào? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.04 KB, 2 trang )

Vi khuẩn “săn mồi” như thế nào?
Hầu hết các loài vi khuẩn đều
không có mắt lẫn mũi, thế nhưng
làm thế nào chúng có thể săn mồi?
Nhóm khoa học gia thuộc Trường đại học Utah (Mỹ)
do GS John Parkinson đứng đầu cho biết mặc dù
không hề có những chức năng kể trên, nhưng các loài
vi khuẩn vẫn có thể đánh hơi được thức ăn nhờ các
sensor tập trung ở một đầu cơ thể.

Cơ cấu này cho phép chúng định hướng nguồn lương
thực để di chuyển có mục đích.
Nhóm chuyên gia này nhận định rằng việc sắp xếp
dày đặc các sensor tạo ra một cái “mũi” nhạy cảm
gấp nhiều lần, giúp vi khuẩn có thể đánh hơi thức ăn
ở rất xa. Chẳng hạn, khi quan sát vi khuẩn E.coli
(chuyên gây ra các bệnh đường ruột - ảnh), nhóm
khoa học gia nhận thấy chúng có các thụ quan cực kỳ
nhạy cảm tập trung dày đặc ở một đầu vi khuẩn.
Hệ thống này giúp nó nhận biết các loại axit amino
trong thức ăn một cách nhanh chóng. Trong một thí
nghiệm khác, các nhà khoa học đã dùng phương pháp
chuyển gen để tạo ra các con vi khuẩn E.coli có thụ
quan dày đặc gấp ba lần bình thường. Kết quả là
chúng có thể đánh hơi nguồn thức ăn trong bán kính
rộng gấp hai lần các vi khuẩn khác.
NGUYỄN SINH

×