Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đề tài: Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.95 KB, 59 trang )


Đề tài: Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 6
1.1. Lý thuyết chung về khủng hoảng nợ công. 6
1.1.1. Nợ công. 6
1.1.2. Khủng hoảng nợ công. 13
1.2. Lịch sử các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới 14
1.2.1. Khủng hoảng nợ Argentina (1999 - 2002) 15
1.2.2. Khủng hoảng nợ Indonesia (1997) 18
1.2.3. Khủng hoảng nợ châu Âu (2010) 20
CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP. 24
2.1. Một số nét khái quát về Hy Lạp. 24
2.2. Khủng hoảng nợ Hy Lạp 2010. 25
2.2.1.Diễn biến. 25
2.2.2. Nguyên nhân. 29
2.2.2.1. Tham nhũng có hệ thống. 29
2.2.2.2. Bệnh thành tích khi gia nhập EU 31
2.2.2.3. Năng lực quản lý vĩ mô. 34
2.3. Tác động đến đồng tiền chung Châu Âu. 42
2.3.1 Khái quát chung về đồng Euro. 42
2.3.1.1 Lịch sử hình thành. 42
2.3.1.2 Các nước tham gia. 45
2.3.1.3 Ký hiệu tiền tệ. 45
2.3.2. Đồng Euro trước khủng hoảng nợ Hy Lạp. 47
2.3.2.1. Tác động kinh tế. 47
2.3.2.2. Tác động về lạm phát của đồng Euro. 47
2.3.2.3. Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. 48
2.3.3. Đồng Euro sau khủng hoảng nợ Hy Lạp. 50


2.3.3.1 Tỷ giá. 51
2.3.3.2 Dự trữ ngoại hối trên toàn cầu. 56
2.3.3.3 Giá trị thực của Đồng Euro. 55
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 57
3.1. Bài học cho các nước Liên minh Châu Âu. 57
3.2. Bài học cho ý tưởng về đồng tiền chung của ASEAN 59
3.3. Bài học về quản lý nợ công cho Việt Nam 63
3.3.1. Tình hình nợ công của Việt Nam 63
3.3.2. Nguy cơ từ nợ công. 65
3.3.3. Một số kiến nghị 66
KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
PHỤ LỤC 78
2

LỜI MỞ ĐẦU
Bắt đầu ý tưởng được cho là “không tưởng“ về một châu Âu thống
nhất, trải qua mấy thế hệ gian khổ nỗ lực, những người dân trên“lục địa già“
cảm thấy hoan hỉ vì những thành tựu đạt được khiến thế giới kính nể trong
việc nhất thể hoá kinh tế và chính trị. Những gì mà châu Âu gặt hái trên con
đường đi tới “Liên bang châu Âu“ tới nay được phản ánh rõ nét nhất ở sự ra
đời đồng tiền chung euro. Nhưng không ai ngờ 50 năm sau khi Tuyên ngôn
Schumann (đánh dấu ý tưởng hợp nhất các nước châu Âu) đồng tiền chung
của “lục địa già“ phải đối mặt với mối đe doạ nghiêm trọng từ cuộc khủng
hoảng nợ công Hy Lạp.
Sự hiện hữu của "bóng ma" khủng hoảng nợ đã và đang làm đau đầu
các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU). Gói cứu trợ dài hạn EU/IMF 110
tỷ euro dành cho Hy Lạp, đạt được sau nhiều tuần tranh cãi, đã chứng tỏ
mức độ nghiêm trọng của "cơn sóng ngầm" nợ công. Khủng hoảng nợ của
Hy Lạp là bài kiểm tra lớn nhất về mức độ tín nhiệm mà khu vực Eurozone
phải đối mặt kể từ khi chính sách sử dụng một đồng tiền duy nhất được đi

vào đời sống.
3
I. Thực trạng Hy Lạp và khu vực eurozone trước khi khủng hoảng
nợ công xảy ra:
I.1. Thực trạng khu vực đồng tiền chung eurozone:
Ngày 1/1/2009, eurozone chính thức kết nạp thêm Slovakia nâng tổng
số nước sử dụng chung đồng tiền euro lên con số 16, với dân số hơn 300
triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 12.000 tỉ Euro. Đến nay,
sau 11 năm phát triển, khu vực đồng tiền chung châu Âu đã phát triển, trải
qua những thăng trầm. Đồng Euro đã trở thành một công cụ thanh toán toàn
cầu và trở thành một đối trọng với đồng USD của Mỹ .
Trước giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, nền kinh tế của khu vực
eurozone đã có những thành tựu nhất định:
Tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của khu vực đồng Euro từ năm 1999
- 2007 ở mức trung bình 2.59% /năm, và có lúc lên cao nhất vào năm 2006:
3.5%; giá trị GDP trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2007 là
khoảng 8200 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn trên, Euro đã góp phần tạo thêm
15 triệu việc làm mới khiến thương mại và du lịch trở nên dễ dàng hơn.
Có được điều đó là do việc gia nhập vào khu vực đồng tiền chung châu
Âu, sử dụng chung 1 đơn vị tiền tệ đã hình thành nên 1 thị trường thống nhất
về vốn, sức lao động, hàng hóa và giúp cho các giao dịch trong khối diễn ra
thuận tiện và dễ dàng, giúp các nước trong khu vực tận dụng được các nguồn
lực sẵn có cũng như các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển.
4
Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của khu vực Euro
( 1999-2007 )
Đơn vị : %
Nguồn : TradingEconomics.com; European Commission
Ngoài ra, do có một Ngân hàng trung ương cho cả khu vực cùng với
chính sách tiền tệ độc lập và không hề chịu sự tác động hay can thiệp của bất

kỳ một quốc gia nào trong nội bộ khối nên kể từ khi thành lập, ECB đã giữ
được tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, góp phần giữ ổn định giá cả, kiềm chế
lạm phát cho các hoạt động của nền kinh tế.
Cụ thể, trong giai đoạn 1999-2007, giá cả ở Châu Âu tăng với tốc độ
bình quân vào khoảng 2.2% mỗi năm bất chấp giá lương thực và nhiên liệu
có xu hướng leo thang liên tục trong những năm gần đây.

5
Biểu đồ về tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng Euro( 1999 – 2007 )
Đơn vị : %

Nguồn : TradingEconomics.com; European Commission
Bên cạnh đó, ECB đã duy trì một mức lãi suất ổn định, điều này đã
giúp hạn chế những biến động lớn có thể gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư và
các doanh nghiệp. Lãi suất bình quân ở mức 2,89% năm trước giai đoạn
khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới 2008.
Nhờ sự ổn định và tăng trưởng kinh tế mà mức sống của người dân
trong khu vực Eurozone tăng lên, thể hiện qua sự gia tăng thu nhập bình
quân đầu người. Tính đến cuối năm 2007, thu nhập bình quân của cả khu
vực là khoảng 22000 USD/người; còn nếu tính theo giá sức mua tương
đương thì thu nhập bình quân là khoảng 33500 USD.
6
Biểu đồ thu nhập bình quân ( 1980 – 2009 )
Đơn vị : USD
Nguồn : TradingEconomics.com; The World Bank Group
Không chỉ là biểu tượng của cho sự hội nhập của Châu Âu, việc ra đời
đồng Euro đã tạo ra sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới. Đó là
những thay đổi trong việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế,
kể cả các giao dịch trên thị trường chứng khoán khi đồng Euro trở thành một
phương tiện thanh toán tương đối ổn định và có sức chuyển đổi cao, khiến

Euro dần trở thành 1 trong những kênh đầu tư an toàn. Bên cạnh đồng USD
dự trữ như trước đây thì NHTW các nước có thêm 1 sự lựa chọn nữa là đồng
Euro. Trên thực tế, dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên thế giới bằng đồng
Euro có xu hướng tăng lên chứng tỏ Euro đã được các công ty và chính phủ
các nước chấp nhận như là 1 ngoại tệ mạnh. Khi mới đưa vào lưu hành, giá
trị 1 Euro chưa bằng 1 USD. Tuy nhiên, đồng tiền này đã từng đạt mức kỷ
lục 1 Euro đổi được 1,6 USD trong năm 2008.
7
Khu vực Eurozone chỉ chiếm 16,5% sản lượng kinh tế toàn cầu, nhưng
đồng Euro lại chiếm tới 27% dự trữ ngoại hối của thế giới. Sau hơn 3 năm đi
vào hoạt động, tỷ trọng của Euro trong quỹ dự trữ của các NHTW trên thế
giới vào năm 2005 đạt 24,3% (của USD là 66,4%) và cho tới cuối năm 2007,
đã là khoảng 27,8% .
Khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 thực sự là một thách thức với khu
vực đồng tiền chung eurozone.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm
2008, kinh tế EU liên tục phải đối mặt với nhiều khó khăn như tốc độ lạm
phát, tỷ lệ lạm phát cao khiến cho việc lựa chọn đối sách của khu vực EU trở
nên phức tạp. Như nhận định của Ủy ban Châu Âu, khủng hoảng tài chính
đã gây ra những tác động nặng nề, đã quét sạch những thành tựu mà EU đạt
được trong thập kỷ qua. Sản lượng công nghiệp của EU trở lại mức của
những năm 1930, 23 triệu người hay 10% dân số độ tuổi lao động bị thất
nghiệp.
Kinh tế các nước Eurozone lần đầu tiên kể từ ngày được thành lập
năm 1999, đã rơi vào giai đoạn suy thoái, do tăng trưởng âm (GDP đều giảm
0,2%) trong hai quý liên tiếp. Sang đến đầu năm 2009, kinh tế các nước
Eurozone tiếp tục sụt giảm 0.5% sau khi chỉ tăng 1.1% năm 2008. Cụ thể,
mảng dịch vụ và chế tạo tại 16 nước Eurozone đều sụt giảm kỷ lục so với
tháng 1/09. Ngoài ra, kinh tế khu vực Eurozone cũng đã có 4 quý liên tiếp
xuất hiện tăng trưởng kinh tế âm.

Lạm phát ở khu vực Eurozone tăng lên mức kỷ lục vào tháng 6/2008
với 4%, vượt cả mức dự đoán xấu nhất là 3,9% và gấp đôi so với mục tiêu
2% mà ECB đặt ra.
8
Tỷ lệ thất nghiệp ở EU lên cao nhất trong 10 năm qua ở châu lục này.
Trong đó, hơn 15 triệu người đã thất nghiệp ở khu vực đồng Euro, tương
đương với mức tăng 9,5% vào tháng 5/2009 so với mức 9,3% hồi tháng
4/2009. Nếu nhìn con số theo một năm, thì tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực 16
quốc gia sử dụng đồng tiền chung này là 7,5% hồi tháng 4/2008, một con số
đã được cho là khá cao. Bước sang năm 2010, mặc dù đã qua đáy của khủng
hoảng, bắt đầu bước sang giai đoạn phục hồi, đến tháng 5/2010, tỷ lệ thất
nghiệp tại 27 nước Liên minh Châu Âu vẫn ở mức cao nhất trong thập kỷ là
9.6% còn trong khu vực eurozone là 10%, trong đó, Áo có tỷ lệ thất nghiệp
thấp nhất là 4%, Hà Lan 4,3 %, cao nhất là tại Latvia 20% và Tây Ban Nha
là 19,9%.
9
Biều đồ: Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đồng euro từ 2008- 2010
Đơn vị : %
Nguồn : TradingEconomics.com; European Commission
Xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng là những động lực chính thúc đẩy kinh
tế EU tăng trưởng. Khủng hoảng tài chính làm thương mại toàn cầu suy
giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kim ngạch xuất khẩu của EU nói chung
và eurozone nói riêng.
Theo “Báo cáo ổn định tài chính” của ECB tháng 12/2009 đã nâng dự
tính về khoản lỗ và sự giảm giá của chứng khoán các ngân hàng thuộc 16
10
nước trong khu vực đồng tiềng chung eurozone phải chịu do khủng hoảng từ
65 tỷ EUR lên 286 tỷ EUR.
Cùng với suy giảm kinh tế, thất nghiệp gia tăng, việc áp dụng các gói
giải cứu như hạ lãi suất, cắt giảm thuế, bơm tiền ồ ạt cho hệ thống ngân hàng

tài chính đã làm nảy sinh vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng ở
một loạt quốc gia, vượt xa giới hạn cho phép của Liên minh là thâm hụt
không quá 3% GDP, nợ công không quá 60% GDP.
I.2. Thực trạng Hy Lạp
Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu, là thành viên của khu vực
đồng tiền chung Châu Âu. Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người chiếm
2,2% EU, đóng góp 2.8% GDP của EU. Hy Lạp có thu nhập bình quân đầu
người khoảng 15360USD, bằng khoảng 2/3 các nước phát triển trong
Eurozone. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 10.2% (trong khi tỷ lệ này ở EU là
10%) nhưng lại duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong
EU-16.
Hy Lạp có nền kinh tế phát triển với khu vực kinh tế quốc doanh
chiếm khoảng 40%GDP. Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp năm 2009 như sau:
dịch vụ chiếm 76%, công nghiệp 20,6% và nông nghiệp 3.4%. Trong đó du
lịch là ngành thế mạnh của Hy Lạp, là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu, đóng
góp 15% GDP. Bên cạnh đó, các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài
chính, viễn thông, sản xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh.
Những chính sách cải cách kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên
minh Châu Âu đã thúc đẩy nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ, đồng
thời nâng cao mức sống cho người dân Hy Lạp. Chỉ số phát triển con người
11
xếp thứ 22 trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng thường xuyên nằm ở mức cao
nhất so với các nước trong Eurozone. Bình quân giai đoạn 2000 – 2009,
GDP của Hy Lạp tăng trưởng khoảng 3.1%, GDP năm 2009 là 333 tỷ USD,
thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 15360 USD/năm (khoảng
29000USD/năm theo PPP).

2006 2007 2008 2009
GDP
4.5% 4.5% 2% - 1.9%

Inflation: Annual Average
3.2% 2.9% 4.2% 1.2%
Inflation: Percentage Change December to
December
2.9% 3.9% 2.0% 2.6%
Labour Productivity (EU-27=100)**
99.7 99.8 102.2 103.8
Unemployment Rate
8.9% 8.3% 7.6% 9.4%
Public Investments (%GDP)
3% 2.9% 2.8% 2.9%
Exports (Goods – Current Prices)
20.5* 21.4* 22.8* 19.2*
Imports (Goods – Current Prices)
56.4* 61.4* 62.5* 52.5*
12
Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hy Lạp ( 1999-
2009)
Đơn vị: %
Nguồn: TradingEconomics.com; NSS
Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng hàng năm từ 2004-2007 khoảng 4% do
một phần là chi tiêu cho thế vận hội Athens 2004 và phần còn lại là sự gia
tăng của tín dụng mà đóng góp đáng kể là sự gia tăng của tín dụng tiêu dùng.
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của quốc gia này chỉ còn là 0.7%. Năm 2009,
GDP tăng trưởng âm, đạt mức -2.5% là kết quả tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới, các biện pháp thắt chặt điều kiện tín dụng, và thất
bại của Athens để giải quyết thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, gây ra do
các nguồn thu của nhà nước không tăng kịp với nhu cầu chi tiêu chính phủ,
thậm chí, một số loại thuế còn phải chịu áp lực cắt giảm do nhiều nguyên
nhân khác nhau.

13
Nợ công, lạm phát, thất nghiệp của Hy Lạp luôn ở mức cao so với
trung bình chung của khu vực eurozone. Năm 2009, tình trạng thất nghiệp
tăng cao lên đến 9.4% là do những tác động của khủng hoảng tài chính.
Biểu đồ tỷ lệ lạm phát ở Hy Lạp từ 1/2002-1/2010
Đơn vị: %
Nguồn: TradingEconomics.com; NSS
14
Biểu đồ tình trạng thất nghiệp của Hy lạp giai đoạn 2002-2010
Đơn vị: %
Nguồn: TradingEconomics.com; European Commission
II.Diễn biến khủng hoảng nợ công Hy Lạp.
Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới
của đảng xã hội Hi Lạp, ông George A. Papandreou, thông báo rằng người
tiền nhiệm của ông đã che dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà
nước này đang mắc phải. Thâm hụt ngân sách chính phủ của nước này là
12,7% GDP, chứ không phải 3,7% như chính phủ tiền nhiệm dự báo trước
đó. Nợ công của nhà nước đã tới ngưỡng gần 300 tỷ euro, tương đương
125% GDP, chiếm khoảng 4% tổng nợ của khu vực đồng tiền chung. Theo
dự tính trong năm 2010, con số này sẽ lên tới 326 tỷ euro, tương đương
133% GDP. Theo quy định của Hiệp ước về ổn định tài chính của Khu vực
đồng tiền chung Châu Âu, thâm hụt ngân sách của các nước thành viên
15
không được phép vượt quá 3% GDP. Như vậy, mức thâm hụt ngân sách của
Hy Lạp đã vượt quá khoảng 4 lần.
Với mức vay nợ như trên, Hy Lạp phải đối mặt với khoản nợ đến hạn
thanh toán 8,5 tỷ euro (tương đương với 11,3 tỷ USD) trái phiếu chính phủ
vào ngày 19/5/2010. Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong
đó, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ.
Định mức tín nhiệm của nước này tiếp tục đi xuống trong mắt các tổ

chức quốc tế. S&P tiếp tục hạ điểm của Hy Lạp xuống còn BBB- vào ngày
16/12.
Các nhà đầu tư bị sốc mạnh. Vào đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả
năng mất thanh toán của Hi Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính khi
các nhà đầu tư nghi ngờ khả năng của chính phủ Hi Lạp trong việc thực hiện
các biện pháp cứng rắn như cam kết nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Tuần cuối cùng của tháng 1/2010, lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp
kì hạn 10 năm đã lập mốc cao kỷ lục kể từ khi gia nhập Eurozone. Chủ tịch
nhóm đồng tiền chung Châu Âu, Jean Claude Junker tuyên bố không loại trừ
nguy cơ Nhà nước Hy Lạp bị phá sản. Theo nhận định của cơ quan thẩm
định mức độ rủi ro FITCH, khả năng thanh toán nợ của Athena đã xuống
đến mức thấp nhất trong vòng 10 năm.
Trái phiếu Chính phủ Hy Lạp liên tục phải nâng lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế.
16
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp từ tháng 9/2009 đến nay (đơn vị: %). Nguồn: Thomson Reuters
Khi sự sợ hãi này lan sang cả với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, các
nhà lãnh đạo của các nước có ảnh hưởng lớn ở châu Âu như Đức và Pháp
bắt đầu lo ngại về sự nguy hại kéo dài của nó đối với đồng euro. Họ cam kết
bảo vệ đồng tiền của khu vực nhưng từ chối một gói cứu trợ ngay đối với Hi
Lạp.
Sau nhiều tháng tranh cãi, vào cuối tháng 3/2010, các nước sử dụng
chung đồng euro đã đồng ý về một giải pháp an toàn cho Hi Lạp. Theo đó Hi
Lạp sẽ nhận được các khoản vay từ các quốc gia châu Âu và IMF. Tuy nhiên
những cam kết thiếu cụ thể này chưa đủ sức thuyết phục để làm giảm sức ép
lãi suất trên thị trường trái phiếu đối với chính phủ Hi Lạp. Lãi suất trái
phiếu chính phủ Hi Lạp tiếp tục tăng mạnh do lo ngại của giới đầu tư về khả
năng mất khả năng thanh toán của chính phủ nước này. Vào ngày 11/4 các
nhà lãnh đạo châu Âu thông báo hứa sẽ cho chính phủ Hi Lạp vay 30 tỉ $,
cùng với khoản vay 15 tỉ $ từ IMF, với mức lãi suất 5% - thấp hơn so với
mức lãi suất 7,5% mà Hi Lạp đang phải trả.

Cũng trong tháng 4/2010, ông Papandreou đã chính thức thỉnh cầu gói
cứu trợ trị giá 60 tỉ $ nhằm cứu con tàu kinh tế đang chìm dần. Giới đầu tư
17
quốc tế tiếp tục hạ thấp mức tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hi Lạp, điều
này khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các đối tác của Hi Lạp ở châu Âu
buộc phải đứng ra cam kết một gói cứu trợ lớn hơn. Theo kế hoạch này,
công bố ngày 2/5 và được thông qua bởi quốc hội Hi Lạp ngày 6/5, Hi Lạp
sẽ nhận được khoản vay trị giá 110 tỉ euro hay tương đương 140 tỉ $ trong
vòng 3 năm tới nhằm tránh mất khả năng thanh toán. Đổi lại, chính phủ Hi
Lạp phải đáp ứng những cam kết cắt giảm nợ trong vòng 3 năm tới và thực
hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Tuy nhiên, thị trường tiếp tục hoài nghi với các khoản vay được cam
kết này, các nhà đầu từ tiếp tục đẩy lãi suất đối với trái phiếu chỉnh phủ Hi
Lạp lên cao hơn cả trái phiếu chính phủ của các nước đang phát triển như Ấn
Độ và Philippines, khiến Hi Lạp lâm vào tình thế khó khăn hơn trên thị
trường tài chính.
Ngày 18/5 Hi Lạp đã nhận được khoản vay đầu tiên trong gói cứu trợ
kéo dài 3 năm của 10 nước châu Âu, trong đó có Đức, và IFM nhằm tránh
khả năng phá sản. Gói cứu trợ kéo dài 3 năm này được đưa ra nhằm giúp Hi
Lạp không cần dựa vào thị trường tài chính cho tới cuối năm 2011 và quý
đầu của năm 2012. Khoản giải ngân này đã giúp Hi Lạp trả món nợ trị giá
8,5 tỉ euro đáo hạn vào ngày hôm sau. Khoản nợ tiếp theo mà chính phủ Hi
Lạp cần phải chi trả trị giá 8,6 tỉ euro sẽ đáo hạn vào tháng 3/2011.
Nằm trong kế hoặc thắt lưng buộc bụng nhằm nhận được gói cứu trợ,
vào đầu tháng 3/2010 chính phủ Hi Lạp đã phê chuẩn một kế hoạch cắt giảm
chi tiêu bao gồm: cắt giảm ngân sách dành cho y tế, quốc phòng, tăng thuế,
lãnh đạo Hy Lạp tuyên bố một chính sách lương thưởng hà khắc đối với
khối dịch vụ công: cắt giảm lương của khu vực công và cắt giảm lương hưu,
18
với mục tiêu cắt giảm quỹ lương khoảng 4%. Những biện pháp thắt lưng

buộc bụng khó khăn này đã gặp phải sự phản ứng giận dữ từ công chúng khi
mà có tới 1/3 lực lượng lao động thuộc khu vực nhà nước. Các nhà phân tích
cho rằng, các cuộc biểu tình có thể là tín hiệu khởi đầu của một xã hội bất
ổn. Nó có thể làm tê liệt và đẩy nền kinh tế lún sâu vào suy thoái.
Hy Lạp đã tăng thuế VAT từ 21% lên 23%, giữ nguyên tiền lương và
bỏ tiền thưởng của khu vực công. Đồng thời, các thành viên quốc hội sẽ
không nhận tiền thưởng, những quy định đặc biệt cho phép về hưu sớm sẽ
được thắt chặt và chính phủ dự định tăng thuế đối với nhiên liệu, thuốc lá, và
rượu khoảng 10%. Hi Lạp hi vọng những cải cách kinh tế sẽ giúp thâm hụt
ngân sách của Hi Lạp giảm xuống còn 8,1% GDP trong năm nay, so với
mức 13,6% của năm 2009. Theo quy định của EU, các nước nên giới hạn
thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP nếu không muốn bị trừng phạt. Hi
Lạp dự kiến sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4,9% vào năm 2013
và xuống dưới mức giới hạn của EU vào năm 2014.
Khác với ở Đức, sự gia tăng tiền lương ở Hi Lạp trong thời gian qua
không tương ứng với sự gia tăng năng suất. Khả năng cạnh tranh kém đã làm
giảm cầu về hàng hóa Hi Lạp và dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại cao
(khoảng 14% GDP). Hơn nữa, do sử dụng đồng tiền chung châu Âu nên Hi
Lạp không có khả năng phá giá tiền tệ nhằm khôi phục khả năng cạnh tranh.
Tăng trưởng kinh tế năm 2009 của Hi Lạp giảm 1,2% và các cuộc biểu tình
bãi công khiến cho khả năng hồi phục càng chậm lại. Các giải pháp thắt lưng
buộc bụng hiện tại có thể chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Các nước đang
kêu gọi Hi Lạp cần phải cắt giảm chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, khi nền kinh
tế đang lâm vào suy thoái và thất nghiệp cao, việc thắt chắt chặt tài khóa
trong khi không có khả năng nới lỏng tiền tệ, chỉ làm cho mọi thứ xấu thêm.
19
Do vậy, có lẽ còn phải rất lâu nữa kinh tế Hi Lạp mới thoát khỏi cái mớ
bòng bong hiện tại.
Hai quý đầu năm 2010, tăng trưởng kinh tế đều ở mức âm. Quý
I/2010 là âm 0,8% còn quý II, tăng trưởng ở mức âm 1,8%. Số liệu thống kê

quốc gia Hy Lạp nói mức tiêu thụ quý II giảm 4,2% thường niên so với mức
tiêu thụ gia tăng của 1,5% quý trước. Tổng vốn đầu tư giảm 18,6%, trong
khi xuất khẩu giảm 5%. Tuy nhiên mức thâm hụt ngân sách đã giảm 46%
trong nửa năm đầu, cao hơn mức dự kiến là 40%.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 tăng lên 12% từ mức 11,9% trong tháng 4,
đây là tỷ lệ cao nhất từ tháng 2/2010 với con số 12,1%. Đặc biệt, tỷ lệ giới
trẻ độ tuổi từ 15 – 24 thất nghiệp trong tháng 5 đã lên tới mức kỷ lục với
32,5%, cao hơn nhiều so với mức 25% của đầu năm ngoái.
Theo Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng mức giảm
GDP của Hy Lạp trong năm 2010 dự đoán sẽ vào khoảng 4%.
20
III. Nguyên nhân khủng hoảng nợ công Hy Lạp
Tác nhân bên ngoài và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU
đề cập là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Để cứu vãn
nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, chính phủ Hy Lạp đã tung ra những gói hỗ
trợ khổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển. Gói hỗ trợ này làm gia tăng
chi ngân sách và nợ công một cách đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng này diễn
ra ở hầu hết các nước trên thế giới, không chỉ có ở Hy Lạp và EU. Do vậy,
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ là tác nhân thêm vào
những vấn đề sẵn có trong nội tại nền kinh tế Hy Lạp.
Chính sách "vung tay quá trán" và "căn bệnh thành tích" đã khiến Hy
Lạp trượt sâu trong vũng lầy nợ công. Thực chất, nợ không phải là điều gì
xấu, nhưng vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia là mức nợ ấy phải rõ ràng và
trong tầm kiểm soát.
So sánh với Nhật Bản với khoản nợ công lên tới 10.710 tỷ USD,
tương đương với số nợ bình quân đầu người là 84.435 USD, lên tới 200%
GDP so với mức 60% của 20 năm trước, có sự khác biệt khá lớn giữa nợ
công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu
chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ
chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ. Bên cạnh đó, Nhật còn tự

chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao (theo con
số mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-
2010, dự trữ quốc gia của Nhật là 1.046,873 tỉ USD). Do vậy, nền kinh tế
Nhật Bản, mặc dù ngoài nợ công cao còn đứng trước nhiều khó khăn khác
21
nữa, nhưng vẫn được dự báo là khó có thể trở thành mục tiêu tấn công của
giới đầu cơ quốc tế.
Ở trường hợp Hy Lạp, có thể thấy rằng khủng hoảng nợ công bắt
nguồn từ sự "lạm chi" và sự lơi lỏng của EU khi Brussel sốt ruột muốn đẩy
nhanh tiến trình hội nhập của Hy Lạp. Nói cách khác, những "ảo tưởng" về
một viễn cảnh mới, về ánh hào quang của EU đã khiến Athens phớt lờ mọi
cảnh báo, tiếp tục mạnh tay chi tiêu và hậu quả nhãn tiền đều như người ta
đã thấy.
Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào những nguyên nhân riêng có của Hy
Lạp.
III.1. Nạn nhân của bệnh thành tích
Có nhiều dẫn chứng thuyết phục cho thấy chính việc châu Âu nhiều
lần làm ngơ trước các hành xử vô nguyên tắc của thành viên khiến Hy Lạp
ra nông nỗi ngày nay.
Theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung,
các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định
mức bội chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét
trường hợp mức thâm hụt đang trong xu hướng được cải thiện hoặc mức
thâm hụt lớn hơn 3% nhưng mang tính tạm thời, không đáng kể, không là
mức bội chi cơ cấu; nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc bằng 60% GDP, có xem xét
các trường hợp đang điều chỉnh.
Mười một sáng lập viên lúc bấy giờ vẫn ấn định giờ G là ngày
1/1/1999 ra mắt đồng euro. Nhưng không có quốc gia nào trong khối lúc bấy
giờ đáp ứng được tiêu chí trên. Thậm chí, lúc đó Bỉ có tổng nợ quốc gia lên
đến 131% GDP, gấp 2,2 lần mức cho phép.

Theo những quy định của Hiệp ước này, Hy Lạp chưa đủ điều kiện
tham gia khu vực đồng tiền chung Châu Âu vào tháng 5/1998. Nhưng 2 năm
22
sau, ngày 1/1/2001, mặc dù chưa đủ chuẩn, Hy Lạp cũng được chấp thuận
gia nhập vào khu vực đồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện
mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc
trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài
không những không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng.
III.1.1. Gia nhập vội vã
Tham vọng tạo ra một khối kinh tế chung có sức ảnh hưởng đã khiến
cho các thành viên sáng lập lúc bấy giờ muốn có càng nhiều thành viên càng
tốt. Điều đó khiến các tham vọng chính trị va vấp với những thực trạng về
nền kinh tế các quốc gia.
Đối với Athens khi đó, việc gia nhập khu vực sử dụng đồng Euro
(Eurozone) vừa là vấn đề danh dự, vừa là sự cần thiết, vì nếu Hy Lạp sử
dụng đồng tiền chung, giới đầu cơ tiền tệ sẽ không thể tấn công và nền kinh
tế của nước này sẽ có được sự bình ổn. Bên cạnh đó, việc tham gia “câu lạc
bộ nhà giàu” Eurozone cũng đồng nghĩa với việc Hy Lạp có thể tiếp cận
được với nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp.
Bất chấp tất cả, các quốc gia châu Âu “làm đẹp” sổ sách bằng mọi giá
để kịp tiến độ gia nhập. Lúc đó, con số “sạch đẹp” thâm hụt 4% của Hy Lạp
khiến một số người nghi ngờ.
Thần kỳ hơn khi Hy Lạp giảm được mức thâm hụt xuống còn 2,5%
vào năm 1998 và dự báo lúc bấy giờ nói thâm hụt chỉ còn 1,9% vào năm
1999. Cả châu Âu đã hoan hô thành tích này, tung hô Hy Lạp như một câu
chuyện thần kỳ khiến một số nước phải ngưỡng mộ. Tây Ban Nha, Pháp, Bồ
Đào Nha cũng cố gắng “đạt thành tích” thâm hụt chỉ 3%.
III.1.2. Những số liệu “ma”
23
Quả đúng như người ta nghi ngờ. Tháng 3.2000, dưới một tiêu chuẩn

kế toán mới, cho thấy thâm hụt thực sự của Hy Lạp vào năm 1998 là 3,2%.
Đến năm 2004 một báo cáo khác lại chỉ ra con số thâm hụt của Hy Lạp vào
năm 1998 là 4,3%, bởi Hy Lạp đã nhập nhằng tiền chi tiêu mua sắm công
với viện trợ chính phủ đến 2 tỉ euro.
Không chỉ thế, Hy Lạp còn cố ý không tính đến một số chi tiêu quân
sự cũng như y tế trong tổng chi chính phủ. Ngược lại, quốc gia này còn xem
một số viện trợ từ châu Âu là khoản thu vào của chính phủ.
Với cách này, Hy Lạp đã “bùa” thâm hụt ngân sách năm 2003 một
cách khó tin. Vào tháng 3/2004, Hy Lạp công bố thâm hụt ngân sách 2,6 tỉ
euro tương đương 1,7%, tức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của EU là
2,7%. Điều đó khiến nhiều người nghi ngờ và EU gây áp lực khiến Hy Lạp
công bố lại.
Dưới áp lực từ châu Âu, Hy Lạp công bố là 3,2% bởi trước đó đã tính
các trợ cấp thuế ước tính của châu Âu vào nguồn thu chính phủ. Bốn tháng
sau đó, Hy Lạp thừa nhận đã bỏ qua một số khoản chi tiêu quân sự, tính cao
lên giá trị thặng dư an sinh xã hội cùng lãi suất thấp đi, nên con số thực phải
là 4,6%. Đến tháng 3.2005, Hy Lạp “thành thật” thông báo thâm hụt của
năm 2003 là 5,2%. Và trong lần “thành thật” cuối cùng vào cuối năm đó,
con số tăng lên mức 5,7%. Sau 18 tháng, số liệu thâm hụt năm 2003 đã tăng
từ 2,6 tỉ lên 8,8 tỉ euro.
III.1.3. Có lợi cùng hưởng, có hoạ… tự chia
Vấn đề hiện tại của Hy Lạp cũng cho thấy thể chế tài chính của EU
không đủ năng lực và chuyên môn để kềm chế những thành viên không tuân
thủ hiệp ước của khối. Ngay từ khi thành lập, Liên minh tiền tệ đã được xem
24
là công cụ cho liên minh chính trị, nên các “sáng lập viên” chẳng hề quan
tâm nhiều đến chuyện trừng phạt thành viên vi phạm quy chế chung.
Năm 1996, khi thảo luận xem liệu có cần thiết có những công cụ trừng
phạt những thành viên vi phạm hay không, Tổng thống Pháp Jacques Chirac
và Thủ tướng Đức Helmut Kohl cho rằng nên dựa vào ý thức, và cuối cùng

EU ủng hộ chủ trương này. EU cho rằng các quốc gia sẽ phải tự điều tiết lấy.
Chính thái độ thờ ơ,bàng quan của EU trước những sai phạm của các
nước thành viên như ngọn gió thổi vào khủng hoảng :
“Ở thời điểm đó, đã có những bằng chứng rõ ràng cho thấy, Hy Lạp
đưa ra những số liệu không trung thực, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách,
nhằm đưa ra hình ảnh về tình hình tài chính công của họ ‘đẹp’ hơn thực tế.
Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không phản đối. Vì lý do chính trị, họ
phải cho Hy Lạp tham gia đồng Euro”, Giáo sư kinh tế học Jürgen von
Hagen thuộc Đại học Bonn, Đức, cho biết.
Chính sự thờ ơ, thiếu kiểm soát chặt chẽ này đã tiếp tay gây ra cuộc
khủng hoảng. Ở thời điểm đó, EU có thể nhìn rõ mối nguy hiểm của buông
lỏng quản lý và ra tay ngăn chặn.
Các năm 2002, 2003, và 2004, ngay cả Đức và Pháp đã không tuân
thủ được các điều khoản về thâm hụt ngân sách, tạo ra một tiền lệ nguy
hiểm. Các nước lớn có thể vi phạm, tại sao các nước nhỏ lại ko? Điều này
càng giảm đi tính kỷ luật của chính sách chung.
Tới năm 2004, việc Hy Lạp công bố số liệu kinh tế giả mạo đã rõ như
ban ngày. EU đã mở cuộc điều tra đầu tiên nhằm vào tình trạng bội chi của
Athens. Mặc dù Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) thu thập đủ bằng
chứng về sự gian dối số liệu của Hy Lạp, nhưng các quan chức của châu Âu
vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất Hy Lạp khỏi Khu vực đồng tiền chung
euro không phải là lựa chọn của họ.
25

×