Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

102 Kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.27 KB, 55 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành và phát triển, ngành ngân
hàng luôn luôn là một ngành quản lý tổng hợp với chức năng hoạt động là
trung tâm tiền tệ tín dụng và thanh toán. Ngành ngân hàng đã thực hiện tốt
chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực sự thành công thúc đẩy nền kinh tế
liên tục phát triển góp phần đẩy lùi lạm phát, thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo và thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Làm thế nào để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, nhất là kinh
doanh tiền tệ, luôn là vấn đề đặt ra cho mọi nhà lãnh đạo Ngân hàng, không
một ngân hàng nào lại muốn mình tồn tại trong tình trạng thua lỗ để một sớm
một chiều phá sản. Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu và quan trọng
nhất của các ngân hàng thương mại (NHTM). Nó có ảnh hưởng tích cực đến
nền kinh tế quốc dân, đến sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi NHTM.
Trong đó nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bọ tài sản có cảu Ngân hàng. Đây là nguồn vốn hình thành chủ yếu
từ việc huy động của khách hàng, do vậy Ngân hàng phải có trách nhiệm sử
dụng nó một cách có hiệu quả, nghĩa là cho vay phải thu hồi được nợ ( gốc +
lãi ). Để thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng phải giải quyết được một loạt các
vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ “kế toán cho vay” nhằm
phục vụ cho việc hạch toán quá trình cho vay, theo dõi thu nợ và lãi để đảm
bảo an toàn tài sản cho Ngân hàng và cho khách hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của nghiệp vụ kế toán
cho vay cùng với những kiến thức đã được học, tôi xin chọn đề tài “Một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại chi nhánh ngân
hàng công thương Hoàn Kiếm”.
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:


Tập hợp hệ thống những lý luận của kế toán Ngân hàng- kế toán cho vay áp
dụng tại Ngân hàng công thương (NHCT) Hoàn Kiếm trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở trình bày, phân tích đánh giá khách quan và toàn diện thực
trạng vận hành quy trình kế toán cho vay tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm
hiện nay.
Dựa trên việc bám sát chế độ kế toán cho vay đối với các tổ chức tín
dụng do ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành. Tác giả mạnh dạn đưa ra
những kiến nghị và giải pháp mang tính định hướng nhằm góp phầm khắc
phục những tồn tại thiếu sót trong công tác kế toán cho vay nhằm hoàn thiện
hơn nữa công tác này làm cho kế toán cho vay trở thành công cụ trợ giúp đắc
lực và có hiệu quả đối với hoạt động tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Lấy công tác tổ chức kế toán cho vay làm đối
tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động của kế toán cho vay tại ngân
hàng công thương Hoàn Kiếm từ năm 2005 đến năm 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở những tư duy đổi mới về tổ chức và vận hành kinh doanh, tư
duy về hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay trong mối quan hệ phù hợp với
từng nội dung mà đề tài đặt ra. Tôi xác lập các phương pháp thích hợp như:
duy vật biện chứng – lịch sử, phân tích tổng hợp, phân tích tác nghiệp, so
sánh đối chiếu, kết hợp lý luận với thực tiễn, qua đó rút ra những tồn tại thiếu
sót cần khắc phục và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán cho vay tại NHCT
Hoàn Kiếm.
5. Bố cục của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1: Những cơ sở lý luận về kế toán cho vay.
- Chương 2: Thực trạng kế toán cho vay tại NHCT Hoàn Kiếm.
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
2

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay
tại NHCT Hoàn Kiếm.
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Hoạt động tín dụng Ngân hàng
1.1.1. Bản chất của tín dụng Ngân hàng
“Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới
hình thức tiền tệ hoặc hiện vật từ người sở hữu sang người sử dụng để sau
một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban
đầu”. Như vậy một quan hệ tín dụng phải thoả mãn đặc trưng sau:
Thứ nhất: là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời. Đối tượng
của sự chuyển nhượng có thể là tiền hoặc hàng hóa. Tính chất tạm thời của sự
chuyển nhượng là một khoảng thời gian nhất định. Nó là kết quả cảu sự thỏa
thuận giữa bên đi vay và bên cho vay để đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian
nhàn rỗi và thời gian sử dụng lượng giá trị đó. Sự thiếu phù hợp của thời gian
chuyển nhượng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính và hoạt động kinh
doanh của cả hai bên và dẫn đến nguy cơ phá hủy quan hệ tín dụng. Quan hệ
tín dụng không làm thay đổi quyền sở hữu.
Thứ hai: là tính hoàn trả, lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn
trả đúng hạn cả về thời gian và gái trị bao gồm hai bộ phận gốc và lãi. Phần
lãi phải đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn lượng giá trị ban đầu. Sự
chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng tạm thời, là giá trả cho sự hy sinh
quyền sử dụng vốn của người sở hữu.
Thứ ba: là quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng giữa người đi vay và
người cho vay. Đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.
Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả khi đến hạn. Người đi vay
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
3

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
cũng tín tưởng vào khả năng phát huy hiệu quả vốn vay. Cơ sở của sự tin
tưởng này có thể là do uy tín của người đi vay, do giá trị tài sản thế chấp hay
do sự bảo lãnh của bên thứ ba.
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng
Trong lịch sử hình thành và phát triển của ngành Ngân hàng (NH), tín
dụng NH được coi là hoạt động nghiệp vụ sơ khai nhất và nó tồn tại cho tới
ngày nay, hoạt động tín dụng NH đã mang lại cho ngân hàng đến trên 70%
thu nhập và thực chất nghiệp vụ tín dụng là “ đi vay để cho vay”, là việc
người sử dụng vốn vay phải hoàn trả cho NH một khoản lãi sau một thời gian
cho quyền sử dụng vốn đó. Do vây vai trò của tín dụng NH thể hiện:
Vai trò của tín dụng NH đối với sự phát triển kinh tế
Tín dụng NH là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vì tín dụng Ngân
hàng đáp ứng về cơ bản nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp tiến hành tái sản
xuất và mở rộng sản xuất.
Tín dụng NH có tác dụng tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế. NH
là trung gian tín dụng, là nơi thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp,
từ các khoản thu nhập lẻ tẻ của các tầng lớp dân cư trong xã hội hình thành
nguồn vốn cho vay. Trên các cơ sở đó NH tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực
có nhu cầu về vốn. Như vậy, nhờ có hoạt động tín dụng NH, vốn được điều
chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
góp phần làm cho tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh được liên tục và có hiệu
quả.
Tín dụng Ngân hàng là công cụ lãnh đạo kinh tế
Tín dụng NH là đòn bẩy thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao
lưu kinh tế quốc tế thông qua việc tạo nguồn vốn đầu tư kinh doanh hàng hóa
xuất nhập khẩu và dầu tư vốn ra nước ngoài.
Hình thức huy động bằng nghiệp vụ tín dụng NH có ý nghĩa to lớn, nó
không làm tăng thêm khối lượng tiền lưu thông nên không ảnh hưởng dến lưu
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n

4
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
thông tiền tệ và giá cả. Ngược lại, nếu Nhà nước phát hành tiền giấy cho
Ngân sách dù có đưa vào đầu tư phát triển các chương trình kinh tế mang tính
chiến lược cũng dẫn đến tăng khối lượng tiền tệ lưu thông, gây nên lạm phát
và nó phản ánh trực tiếp đến đời sống xã hội và giá cả.
Tín dụng NH còn là công cụ giúp NHNN cũng như ban lãnh đạo các NH
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả tạo điều kiện cho
nền kinh tế phát triển ổn định.
Vai trò của tín dụng NH đối với bản thân ngành NH thể hiện cụ thể
Tín dụng là hoạt động quyết định tới kết quả kinh doanh của NH. Hoạt
động tín dụng là hoạt chính mang lại nguồn thu chủ yếu cho NH. Kết quả
kinh doanh NH tốt hay xấu phụ thuộc vào kết quả hoạt động tín dụng NH .Do
vậy khi tiến hành cấp tín dụng cho khác hàng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng từ
giai đoạn xét duyệt cho vay đến giai đoạn thanh lý hợp đồng tín dụng nhằm
đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, an toàn và hiệu quả .
Tín dụng NH còn có các quan hệ với các mặt nghiệp vụ chủ đạo
trong NH, nó có vai trò quyết định đến sự tồn tại của một ngân hàng từ việc
huy động vốn đến việc khai thông sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu
quả nhất.
1.2.Những vấn đề cơ bản về kế toán cho vay.
1.2.1 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán ngân hàng.
1.2.1.1 Vai trò của kế toán ngân hàng .
NH cũng như bất kì một doanh nghiệp nào khác hoạt động sản suất
kinh doanh trên thị trường, vấn đề lợi nhuận mang tính chất sống còn , ở dó
kế toán là nơi phản ánh tất cả các số liệu liệu liên quan đến hoạt động của
ngân hàng. Để điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại hiệu quả
cao đòi hỏi người quản lý phải nhận thức được vai trò của thông tin kế toán .
Khác vói ngành kinh tế khác, kế toán ngân hảng có một số lượng chứng
từ rất lớn, rất da dạng đáp ứng nhu cầu của các mỗi quan hệ trong nền kinh tế

Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
thị trường .Để làm được điều này đòi hỏi ngân hàng phải có những thể thức
thanh toán phù hợp, phải tổ chức quy trình luân chuyển chứng từ sao cho có
khoa học thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo an toàn tài sản.
Nhìn chung kế toán NH bao gồm bốn vai trò chính sau đây :
Thứ nhất: cung cấp thông tin về hoạt động tiền tệ, tín dụng thanh toán,
kết quả tài chính phục vụ chỉ đạo điều hành quản trị các mặt hoạt động nghiệp
vụ nghiệp vụ đạt hiệu quả cao và phục vụ các bên quan tâm tới hoạt động
ngân hàng.
Thứ hai: bảo vệ an toàn tài sản đơn vị. Do tổ chức ghi chép một cách
khoa học đầy đủ, chính xác toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động của
chúng nên kế toán đã giúp cho những nhà quản lý chặt chẽ tài sản của mình
nhằm tránh thiếu hụt về mặt số lượng và nâng cao hiệu quả trong việc sử
dụng tài sản của mình nhằm tránh thiếu hụt về mặt số lượng và nâng cao hiệu
quả trong việc sử dụng tài khoản.
Thứ ba: quản lý được hoạt động tài chính của NH. Công tác kế
toán phản ánh được đầy đủ, chính xác các khoản thu nhập, chi phí, kết quả
kinh doanh ở từng đơn vị cũng như toàn hệ thống. Từ đó giúp quản lý chặt
chẽ hoạt động tài chính, tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí.
Thứ tư: với chức năng tổ chức hạch toán và tạo nguồn thông tin nên kế
toán ngân hàng là nơi cung cấp thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất, phục vụ
đắc lực cho công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán và phân tích hoạt động
kinh doanh của NH.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán NH
Để phát huy vai trò của mình, kế toán NH có các nhiệm vụ chính sau:
 Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh thuộc về hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn NH theo đúng pháp
lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và theo thể lệ của kế toán hiện hành trên

Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
cơ sở đó để đảm bảo an toàn tài sản (vốn) của bản thân Ngân hàng và của
khách hàng, của xã hội được bảo quản tại NH.
 Phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán
và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ,
chính xác và kịp thời phục vụ quá trình lãnh đạo, thực thi chính sách quản lý
và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của NH.
 Giám sát quá trình sử dụng tài sản, nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản, nguồn vốn qua việc kiểm soát trước các nghiệp vụ bên nợ
và bên có ở từng NH cũng như toàn hệ thống góp phần tăng cường kỷ luật tài
chính củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
 Tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh,
giúp đỡ khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ
NH nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán nói riêng góp phần thực hiện
chiến lược khách hàng của NH.
1.2.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay
1.2.2.1. Vai trò của kế toán cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NH giao cho khách hàng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa
thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
“ Kế toán cho vay là công việc tính toán, ghi chép một cách đầy đủ chính
xác các khoản thu nợ, thu lãi, theo dõi dư nợ tín dụng NH. Trên cơ sở đó bảo
vệ an toàn vốn cho vay của NH và cung cấp các thông tin cần thiết cho việc
quản lý và điều hành hoạt động tín dụng của NH”.
Trong toàn bộ hoạt động của nghiệp vụ kế toán NH thì kế toán cho vay
được xác định là nghiệp vụ kế toán phức tạp và rất quan trọng, nó góp phần
bảo vệ an toàn vốn mà NH đã đầu tư cho các thành phần kinh tế. Các thành
phần kinh tế được vay vốn thể hiện ở số dư trên tài khoản tiền vay tại NH

thông qua việc tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác kịp
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
thời các khoản cho vay thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời theo dõi giám
sát chặt chẽ dư nợ đảm bảo an toàn vốn.
Kế toán cho vay phục vụ đắc lực trong việc chỉ đạo chấp hành chính sách
tiền tệ tín dụng của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường với cơ chế
tín dụng hiện nay, cụ thể là NH là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổ
chức thực hiện triển khai áp dụng mức lãi suất mà NH nhà nước đưa ra điều
kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế chủ động về vốn phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện tốt công tác kế toán cho vay làm
tham mưu đắc lực cho công tác tín dụng để tín dụng thực sự trở thành đòn bẩy
kinh tế cũng như giám đốc bằng tiền với toàn bộ hoạt động trong nền kinh tế
quốc dân.
1.2.2.2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay
Để phát huy được vai trò của mình, kế toán cho vay phải thực hiện tốt
các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: kiểm tra và xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế
toán cho vay để đảm bảo khoản cho vay có khả năng thu hồi ngay từ khâu
phát tiền vay.
Thứ hai: Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh về cấp tín dụng, về nghiệp vụ đầu tư, về quá trình
thu hồi vốn gốc và lãi.
Thứ ba: Giám đốc theo dõi chặt chẽ các khoản mục tín dụng, đầu tư đã
thực hiện thông quá việc kiểm soát và quản lý hồ sơ về cho vay trên cơ sỏ bảo
vệ an toàn tài sản góp phần nâng cao hiệu quả, mở rộng hoạt động tín dụng
toàn đơn vị cũng như toàn hệ thống.
Thứ tư: tổng hợp thông tin về hoạt động tín dụng để cung cấp cho lãnh
đạo và làm tham mưu cho hoạt động nghiệp vụ cũng như chỉ đạo thực hiện

chính sách kinh tế vĩ mô.
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Như vậy, kế toán cho vay là một công cụ gián tiếp tạo cho NH những nguồn thu
nhập trên cơ sở đó NH thực hiện chức năng kinh doanh và cung ứng vốn cho nền
kinh tế. Với vai trò quan trong như vậy, hệ thống kế toán NH phải hoàn thiện hơn
nữa để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi về vốn ngày càng cao của nền kinh tế.
1.2.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay
1.2.3.1. Chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay
Chứng từ dùng trong kế toán cho vay là những giấy tờ đảm bảo về mặt
pháp lý các khoản cho vay của NH. Mọi sự tranh chấp về các khoản cho vay
hay trả nợ đều phải giải quyết trên chứng từ Kế toán cho vay.
Chứng từ Kế toán cho vay gồm có:
Chứng từ gốc: là chứng từ có giá trị pháp lý trong quan hệ tín dụng, xác
định quyền và nghĩa vụ của hai bên đi vay và cho vay. Chứng từ gốc bao
gồm: hợp đồng tín dụng, đơn xin vay, kim giấy nhận nợ, bảng kê tính lãi, khế
ước vay tiền.
Chứng từ ghi sổ: là chứng từ làm thủ tục kế toán, là căn cứ được lập
trên cơ sở chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ gồm: giấy lĩnh tiền mặt hoặc séc
lĩnh tiền mặt trong trường hợp cho vay bằng tiền mặt, các chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, sec thanh toán trong
trường hợp cho vay bằng chuyển khoản.
1.2.3.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay
Tài khoản (TK) phản ánh nhiệm vụ cho vay thuộc tài sản Có của NH,
nó dùng để ghi chép, phản ánh toàn bộ số tiền cho vay của NH đối với người
đi vay, đồng thời cũng ghi chép, phản ánh số tiền người vay trả nợ NH theo
những kì hạn nhất định.
Việc bố trí TK cho vay trong hệ thống TK kế toán NH như thế nào là
tuỳ thuộc vào yêu cầu của việc chỉ đạo hoạt động tín dụng của NH phục vụ

nền kính tế từng thời kì và yêu cầu bảo vệ tài sản của NH.
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
9
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Khi các đơn vị, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, tư nhân có đủ đỉều kiện
vay vốn và được NH cho vay thì kế toán NH sẽ mở cho mỗi người vay một
TK cho vay thích hợp ( TK phân tích) .
TK cho vay thuộc nhóm 2(20,21,22,23) và có kết cấu :
Bên Nợ: ghi số tiền NH cho khách hàng vay và được gia hạn nợ
Bên Có: ghi số tiền thu nợ từ khách hàng hoặc ghi số tiền chuyển sang nợ quá
hạn (nếu có).
Dư Nợ: phản ánh số tiền khách hàng còn nợ NH và được gia hạn nợ đến
một thời điểm.
Kết cấu của TK Nợ quá hạn
Bên Nợ: ghi số tiền chuyển nợ quá hạn ( từ TK cho vay chuyển sang)
Bên Có: ghi số tiền thu nợ quá hạn hoặc ghi số tiền được điều chỉnh lại
kì hạn (chuyển sang TK cho vay).
Dư Nợ: phản ánh số nợ quá hạn chưa hoàn trả.
Đi liền với hệ thống TK cho vay là một loạt các TK liên qua khác như:
TK lãi cộng dồn dự thu, dự trả. TK dự phòng nợ phải thu khó đòi. TK ngoải
bảng( dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất tài sản thế chấp cầm cố của
khách hàng). Phản ánh tiền lãi cho vay chưa thu hồi được TK nợ khó đòi.
1.2.4. Quy trình kế toán một số phương thức cho vay chủ yếu
1.2.4.1. Phương thức cho vay từng lần
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng ( HĐTD) đã kí kết, kế toán cho vay giải
ngân phát tiền vay đồng thời hoạch toán:
Nợ: TK Cho vay trong hạn và đã được gia hạn nợ/chi tiết cho từng đối
tượng vay
Có: TK Tiền mặt( nếu giải ngân bằng tiền mặt)
Có: TK Tiền gửi khách hàng (nếu cho vay bằng chuyển khoản thanh

toán cùng NH).
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Có: TK Thanh toán vốn giữa các NH thích hợp( nếu cho vay bằng
chuyển khoản thanh toán khác NH)
Đồng thời với việc hạch toán nội bảng phát tiền cho vay, kế toán tiến
hành hạch toán ngoại bảng căn cứ vào phiếu lập kho.
Đối với các cam kết bảo lãnh, kế toán ghi:
Nhập: TK các cam kết bảo lãnh nhận được từ cơ quan chính phủ.
TK các cam kết bảo lãnh nhận được từ công ty bảo hiểm.
TK các cam kết bảo lãnh nhận được từ tổ chức quốc tế.
TK các cam kết khác nhận được.
Đối với tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng, kế toán ghi:
Nhập: TK tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
Kế toán thu lãi
Công thức tính lãi: Tiền lãi = số tiền vay * lãi suất* thời hạn vay
Hạch toán thu lãi cho vay:
Nợ: TK tiền lãi cộng dồn dự thu (TK 217)
Có: TK thu nhập- thu lãi cho vay ( TK 701)
Khi khách hàng trả lãi, kế toán hạch toán:
Nợ: TK Tiền gửi/ Tiền mặt
Có: TK lãi cộng dồn dự thu
Kế toán thu nợ
Cơ sở để kế toán thu hồi các khoản cho vay từng lần là kỳ hạn nợ ghi
trên hợp đồng tín dụng. Khi đến kì hạn trả nợ, người vay phải chủ động trả nợ
cho NH. Nếu không chủ động trả nợ trong khi tài khoản tiền gửi của người
vay có đủ tiền để trả nợ thì kế toán chủ động lập phiếu chuyển khoản trích tài
khoản tiền gửi của người vay để thu nợ.
Nếu thu bằng tiền mặt:

Nợ: TK Tiền mặt
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Có: TK cho vay/ chi tiết từng đối tượng vay.
Nếu thu nợ bằng chuyển khoản:
Nợ: TK Tiền gửi của người vay
Có: TK cho vay/ chi tiết từng đối tượng vay.
Đồng thời với việc hạch toán, kế toán ghi số tiền thu nợ vào cột " số tiền trả
nợ", rút số dư trên khế ước vay. HĐTD khi đã thu hết nợ xuất khỏi hồ sơ tín dụng
đưa vào lưu trữ.
Đối với các khoản vay có cam kết bảo lãnh, tài sản cầm cố, thế chấp, kế toán
làm thủ tục để ghi xuất ngoại bảng và trả lại các giấy tờ được nhận làm tài sản đảm
bảo cho khoản vay.
Kế toán chuyển nợ quá hạn.
Đến hạn trả nợ gốc hoặc đến kì hạn trả nợ lãi khách hàng không trả
được nợ và cững không được NH gia hạn nợ thì kế toán lập phiếu chuyển
khoản để chuyển sang nợ quá hạn và ghi:
Nợ: TK nợ quá hạn trong vòng 180 ngày
Có: TK cho vay/ chi tiết từng đối tượng vay.
Bên cạnh đó. hồ sơ cho vay đã được tính lãi cộng dồn dự thu, kế toán
lập phiếu chuyển khoản ghi giảm thu toàn bộ số tiền lãi cộng dồn dự thu.
Nợ: TK thu nhập- thu lãi cho vay
Có: TK lãi cộng dồn dự thu
Đồng thời hạch toán ngoại bảng:
Nhập: TK lãi phải thu chưa thu được (TK lãi treo)
Trường hợp khách hàng thanh toán được gốc hoặc trả nợ lãi mà khoản
vay vẫn còn trong hạn, thì kế toán lại làm thủ tục chuyển từ nợ quá hạn vào
nợ trong hạn đồng thời ghi: Xuất TK ngoại bảng "lãi phải thu chưa thu được".
Kế toán thu nợ khó đòi

Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
12
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Trong trường hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi
do làm ăn thua lỗ hoặc bị phá sản, khi đó NH cho vay có thể tạm giứ các tài
sản để siết nợ.
Kế toán lập phiếu ghi:
Nhập: TK gán, siết nợ chờ xử lý.
Nếu khách hàng không trả được nợ vay, NH có thể làm thủ tục phát
mại tài sản, khi đó hạch toán:
Xuất: TK tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng
Xuất: TK gán, siết nợ chờ xử lý
Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng (RRTD)
Sau khi phân loại tài sản Có, NH sẽ căn cứ vào đó để tính ra mức trích
lập. NH sẽ so sánh số phải chấp trong quý với quỹ dự phòng hiện có:
Nếu quỹ dự phòng hiện có nhỏ hơn số phải trích trong quý, kế toán sẽ
tiến hành trích thêm phần chênh lêch, kế toán hạch toán:
Nợ: TK chi dự phòng
Có: TK dự phòng
Nếu quỹ dự phòng hiện có lớn hơn số phải trích trong quý, phần chênh
lệch sẽ được ghi tăng thu nhập bât thường cho NH, kế toán hạch toán:
Nợ: TK dự phòng
Có: TK thu nhập bất thường
Sử dụng dự phòng phải thu khó đòi: dự phòng chỉ được sử dụng sau khi
đã tận dụng mọi khoản thu nhưng yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ,
phát mại tài sản và các biện pháp khác.
Khi bù đắp rủi ro kế toán hạch toán:
Nợ: TK dự phòng
Có: TK nợ khó đòi
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n

13
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Sau khi khoản tổn thất đã sử dụng dự phòng để bù đắp, kế toán sẽ
chuyển khoản nợ này sang TK ngoại bảng để theo dõi, tiếp tục thu hồi dần, kế
toán hạch toán:
Nhập: TK nợ khó đòi đã xử lý
Nếu hết thời gian quy định mà không thu được thì khoản nợ này cũng
phải huỷ bỏ. Khi đó kế toán lập phiếu và hạch toán:
Xuất: Tk nợ khó đòi đã xử lý
Trường hợp khách hàng trả một phần hoác toàn bộ nợ khó đòi, kế toán
hạch toán:
Xuất: TK nợ khó đòi đã xử lý
Đồng thời hạch toán nội bảng:
Nợ: TK tiền mặt tại quỹ/ tiền gửi thanh toán
Có: TK thu nhập bất thường
1.2.4.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là khách hàng cũng với
NH thoả thuận một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định hoặc theo
chu kì sản xuất kinh donh trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu
về vốn của đơn vị.
NH cùng khách hàng kí hợp đồng tín dụng thoả thuận hạn mức tín
dụng, điều kiện vay, trả, mức lãi suất, cách thức trả nợ cũng như quyền hạn,
nghĩa vụ của mỗi bên.
Từng lần vay, khách hàng không phải làm lại các thủ tục mà chỉ cần lập
một giấy nhận nợ cũng với hợp đồng tín dụng đã lập lần đầu.
Kế toán giai đoạn giải ngân
Nợ: TK cho vay theo hạn mức tín dụng
Có: TK tiền mặt/ TK thanh toán của người thụ hưởng
Kế toán thu nợ:
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n

14
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Nợ: TK Tiền mặt/ TK của người chi trả
Có: TK cho vay theo hạn mức tín dụng
Kế toán giai đoạn thu lãi cho vay
Do tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng có thể dư có hoặc dư nợ
nên cách tính lãi sẽ khác so với phương thức cho vay từng lần. Nếu TK vãng
lai dư nợ, NH thu lãi suất cho vay thấu chi. Việc tính lãi được tiến hành hàng
tháng theo phương pháp tích số:
Tiền lãi hàng tháng =( tổng số tính lãi trong tháng* lãi suất)/ 30 ngày
Tổng số tính lãi trong tháng = số dư nợ TK vãng lai hàng ngày * số dư
nợ thực tế trong tháng.
Việc tính lãi được thực hiện trên bảng kê số dư tính lãi và được sử dụng
làm chứng từ hạch toán thu lãi:
Nợ: TK Tiền mặt hoặc Tiền gửi thanh toán
Có: TK thu lãi cho vay
Trường hợp khách hàng không đến thanh toán lãi đến hạn nhưng hạn
mức tín dụng trong hợp đồng vẫn còn thì kế toán hạch toán:
Nợ: TK cho vay theo hạn mức tín dụng
Có: TK thu lãi cho vay
Các giai đoạn chuyển nợ quá hạn, xử lý nợ khó đòi, trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng được tiến hành tương tự như trường hợp cho vay từng lần.
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
15
Chuyên đề tốt nghiệp
CHNG II
THC TRNG CễNG TC K TON CHO VAY TI
CHI NHNH NGN HNG CễNG THNG HON KIM
2.1 Khỏi quỏt tỡnh hỡnh hot ng ca NHCT Hon Kim
2.1.1 c im kinh t xó hi trờn a bn qun Hon Kim

Hon Kim l mt qun trung tõm ca th ụ H Ni, l mt mụi
trng phỏt trin v vn hoỏ, kinh t, chớnh tr xó hi. L a im gn vi tr
s chớnh ca nhiu cụng ty, doanh nghip ln c bit l mt s doanh nghip
nh nc ln. õy l iu kin thun li NH huy ng vn cho vay v
cung cp cỏc sn phm dch v khỏc.
Cỏc doanh nghip úng trờn a bn ch yu hot ng trong lnh vc
thng mi, dch v v cụng nghip. Vỡ vy trong nhng nm qua ngõn hng
ó cho vay c nhiu d ỏn ln ỳng vi th mnh ca NH.
Tuy nhiờn, qun Hon Kim gm phn ln l ph c nờn ng ph
cht, nhiu ng mt chiu, va hố hp, thiu ch xe cho khỏch hng nờn
cng gõy khú khn v tr ngi cho khỏch hng. Hn na, qun Hon Kim
hu nh khụng cú nh mỏy hay khu cụng nghip do vy NH ớt cho vay c
nhng d ỏn sn xut ln.
2.1.2 Lch s hỡnh thnh v phỏt trin ca NHCT Hon Kim
Ngay t khi mi ra i, cỏc NH ó úng mt vai trũ rt quan trng
trong h thng hot ng ti chớnh tin t vi nhu cu phỏt trin rng khp v
ỏp ng ũi hi ca nn kinh t ang trờn hi nhp khu vc v th gii,
NHCT Vit Nam ó thnh lp 101 chi nhỏnh trờn c nc, trong ú NHCT
Hon Kim l mt trong nhng chi nhỏnh trong h thng NHCT Vit Nam.
Khoa Kế toán - Kiểm toán
16
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
NHCT Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp một của NHCT Việt Nam, là một chi
nhánh thương mại có uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoạt động theo
luật NHNN Việt Nam.
NHCT Hoàn Kiếm tiền thân là NHCT thành phố Hà Nội, thành lập
ngày 26/3/1988. NHCT Hoàn Kiếm có tên giao dịch quốc tế là Industrial and
Commercial Bank of Viet Nam-Hoan Kiem branch (ICB Hoan Kiem Branch).
Trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ- Hoàn Kiếm- Hà Nội- Việt Nam. Tổng số
nhân viên là 215 người, trong đó có một giám đốc, 3 phó giám đốc, 9 trưởng

phòng ban.
Trong cơ cấu của NHCT Hoàn Kiếm, đồng chí giám đốc trực tiếp phụ
trách phòng kinh doanh đối ngoại, một phó giám đốc phụ trách phòng kinh
doanh, một phó giám đốc phụ trách phòng nguồn vốn, kho quĩ và phòng hành
chính. Một phó giám đốc phụ trách phòng vi tính, phòng giao dịch Đồng
Xuân, phòng giao dịch Sài Đồng, phòng kế toán.
NHCT Hoàn Kiếm thực hiện đầy đủ chức năng của một chi nhánh
NHCT Việt Nam, có chức năng hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ và thực
hiện các dịch vụ như một NH thương mại, là đơn vị hạch toán kinh doanh độc
lập. NHCT Hoàn Kiếm có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và
được phép mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng
trong nước.
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
17
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NHCT Hoàn Kiếm
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm
2.1.3.1 Công tác huy động vốn
Là NH có trụ sở tại một quận trung tâm nhất thủ đô Hà Nội, các hoạt
động về thương mại, dịch vụ và công nghiệp rất phát triển. Địa bàn gồm rất
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
18
Giám đốc
Phó giám đốcPhó giám đốc Phó giám đốc
Phòng Kinh doanh Phòng Ngân quỹ
Phòng Kinh doanh đối ngoại Phòng Nguồn vốn
Phòng Kế toán Phòng Thông tin- điện toán
Phòng Kiểm soát Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Giao
dịch Đồng

Xuân
Phòng Giao
dịch Sài
Đồng
QTK
01
QTK
06
QTK
07
QTK
08
QTK
09
QTK
10
QTK
11
QTK
12
QTK
13
QTK
71
QTK
14
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
nhiều TCT, công ty lớn, mức thu nhập của dân cư nhìn chung là cao hơn các
nơi khác. Do vậy mà NHCT có rất nhiều lợi thế với công tác huy động vốn.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, NHCT tiếp tục nỗ lực hơn bằng việc mở rộng

mạng lưới các quĩ tiết kiệm, tuyên truyền mở tài khoản cá nhân, áp dụng
nhiều biện pháp gửi tiền vừa linh hoạt vừa hiệu quả, đưa ra các hình thức dự
thưởng khuyến mãi, đơn giản hoá thủ tục gửi tiền. Do vậy số dư tiền gửi mỗi
năm một tăng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Kết
quả huy động vốn được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại NHCT Hoàn Kiếm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Nội dung
2005 2006 2007
So sánh
2006/2005
So sánh
200/2006
Tổng nguồn vốn
huy động
2.761.000 3.212.700 3.261.000 116,36% 101,5%
+ Tiền gửi doanh
nghiệp
1.826.000 2.259.000 2.276.000 123,31% 100,75%
+ Tiền gửi dân cư 935.000 953.700 985.000 102% 103,28%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm)
Từ bảng trên thấy tổng nguồn vốn huy động tại NHCT Hoàn Kiếm tăng
qua các năm. Tính đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn huy động cả nội tệ và
ngoại tệ qui ra đồng Việt Nam là 3.261.000 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ
năm 2006 là 48.300 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 1,5%. Tổng nguồn vốn
huy động năm 2007 tăng nhưng tăng chậm hơn rất nhiều so với năm 2006
(tốc độ tăng trưởng 16,36%) cho thấy thực tế các NHTM đang cạnh tranh gay
gắt, Việt Nam đang gia nhập WTO, điều này đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của
tập thể NHCT Hoàn Kiếm.

2.1.3.2 Tình hình cho vay và đầu tư
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
19
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Để tồn tại và phát triển, các NHTM sau khi huy động vốn sẽ tiến hành
cho vay, đầu tư số vốn huy động nhằm hai mục đích chủ yếu là trang trải chi
phí huy động và có lợi nhuận.
Hoạt động đầu tư và tín dụng không chỉ có ý nghĩa với NHTM mà còn
có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng ấy,
NHCT Hoàn Kiếm đã nỗ lực mở rộng qui mô cho vay, từng bước nâng cao
chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro…Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.2 Tình hình cho vay qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Tổng dư nợ cho vay 1.100.000 1.070.000 1.100.000
Chênh lệch so với
năm trước
- -30.000 +30.000
Mức tăng trưởng - 97,27% 102,80%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm)
Như vậy, tổng dư nợ cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006 là 30.000
triệu đồng đạt tốc độ tăng 2,8%. Đồng thời trong năm không phát sinh nợ quá
hạn mới. Vốn tín dụng được đầu tư an toàn hiệu quả cho các ngành kinh tế
trọng điểm, quan trọng như: Than, Điện, Giao Thông Vận Tải, Xây dựng, lắp
máy…Đến nay số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại chi nhánh
tương đối lớn, đó là các TCT và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
có uy tín, khả năng tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu
quả.

2.1.3.4 Kết quả tài chính
Lợi nhuận năm 2005 đạt 68 tỷ đồng, năm 2006 đạt 61 tỷ đồng giảm so
với năm 2005 là 7 tỷ đồng song năm 2007 lợi nhuận đạt 65 tỷ đồng tăng so
với năm 2006 là 4 tỷ nhưng vẫn giảm so với năm 2005. Như vậy năm 2005
tốc độ tăng trưởng doanh thu rất cao nhưng đến năm 2006 lại chững lại và
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
giảm đi một phần. Nguyên nhân là do khả năng cho vay chưa cao và do yếu tố
khách quan bên ngoài tác động. Những tồn tại này phần nào đã được NH khắc
phục trong năm 2007.
2.2 Thực trạng công tác kế toán ch vay tại NHCT Hoàn Kiếm
2.2.1 Cơ sở pháp lý
Nghiệp vụ kế toán tài chính tại NHCT Hoàn Kiếm được tổ chức thực
hiện theo qui định QĐ 70/1999/QĐ-NHCT 10 ngày 01/03/1999.
Công văn số 2562/CV- NHCT 10 ngày 12/08/2002 qui định về “Qui trình và
phương pháp kế toán cho vay”.
Công văn số 2563/CV-NHCT 10 ngày 12/08/2002 qui định về “Nghiệp
vụ kế toán trong chương trình quản lý tín dụng thuộc hệ thông NHCT Việt
Nam”. Hai công văn 2562 và 2563 còn được sửa đổi, bổ sung một số điểm tại
công văn 1316/CV-NHCT 10 ngày 28/04/2003.
Ngoài ra còn rất nhiều văn bản hướng dẫn đầy đủ và chi tiết hơn về công tác
kế toán cho vay.
Không thể không nhắc đến một quyết định mới đây nhất của NHCT,
một bước đi góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình hiện đại hoá NH. Đó là
quyết định số 312/QĐ-NHCT 10 về việc “Ban hành hệ thống tài khoản kế
toán áp dụng cho hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán NHCT-
NICAS” ngày 23/03/2005.
2.2.2 Qui trình hoạch toán kế toán cho vay
• Kế toán giai đoạn phát tiền vay

Tại NHCT Hoàn Kiếm, qui trình hạch toán kế toán cho vay cũng được
thực hiện theo đúng qui định, có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
21
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1- Cán bộ tín dụng chuyển chứng từ cho kế toán, kế toán kiểm tra tính hợp
lệ hợp pháp của bộ chứng từ.
2- Kế toán căn cứ vào bộ chứng từ và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để
hạch toán.
3- Kế toán và sổ theo dõi ngày đến kỳ thu nợ.
4- Hàng tháng kế toán tính và thu lãi.
5- Trường hợp nợ đến hạn mà đơn vị không có tiền trả nợ thì kế toán
chuyển nợ quá hạn và nhập lãi chưa thu.
Khi nhận được hồ sơ tín dụng do bộ phận tín dụng chuyển sang thì kế
toán phải thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và các yếu tố ghi trên hợp
đồng tín dụng, giấy nhận nợ. Sau đó kế toán hướng dẫn người vay lập giấy
nhận tiền vay thích hợp, giấy lĩnh tiền, uỷ nhiệm chi. Sau khi các chứng từ
thanh toán đã được kiểm soát lại, bảo đảm hợp lệ hợp pháp, kế toán căn cứ
vào số tiền trên chứng từ để hạch toán vào tài khoản đã được mở chi tiết cho
khách hàng.
Nợ: Tài khoản cho vay.
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
22
Cán bộ tín dụng
Cán bộ kế toán
Vào sổ theo dõi
Thu lãiThu nợ Chuyển nợ quá hạn
1
2
3

4
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Có: Tài khoản thích hợp (tiền mặt, tiền gửi đơn vị thụ hưởng hay TK
giữa các Ngân hàng).
Nếu đơn vị vay vốn đảm bảo cho khoản vay của mình bằng tài sản hoặc
được bảo lãnh thì kế toán hạch toán:
Nhập TK 994 “Tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng”.
Hoặc nhập TK 93 “Các cam kết bảo lãnh”.
Căn cứ để kế toán hạch toán ngoại bảng là phiếu nhập kho và tài khoản
ngoại bảng được mở chi tiết cho từng khách hàng.
Kế toán cho vay phải theo dõi và ghi chép trên HĐTD đầy đủ các yếu
tố khi phát tiền vay như: Ngày, tháng, năm vay; Số tiền vay; Ngày trả nợ; Lãi
suất và ký tên trên HĐTD; Lấy chữ ký nhận tiền của khách hàng vay vốn. Sau
đó kế toán giao một liên HĐTD kiêm khế ước vay tiền cho khách hàng. Các
hồ sơ bản gốc như: Giấy đề nghị vay vốn, giấy nhận nợ, HĐTD và các giấy tờ
khác có liên quan cũng phải được lưu tại bộ phận kế toán để tiện cho việc
theo dõi khoản nợ.
Trường hợp khách hàng nhận nợ tiền vay nhiều lần một HĐTD, kể từ
lần giải ngân thứ hai trở đi, trước khi lập chứng từ giải ngân các đợt không
được vượt quá số tiền cho vay đã ký trên HĐTD.
Do tổ chức và hạch toán kế toán được ban lãnh đạo quan tâm, trưởng
phó phòng kế toán là những người có năng lực và trình độ kinh nghiệm nên
các nghiệp vụ phát sinh được kế toán cho vay phản ánh, hạch toán chính xác
đầy đủ kịp thời đúng chế độ, không có sai lầm làm tổn thất xảy ra. Điều này
đã góp phần to lớn vào kết quả tăng trưởng của chi nhánh.
Kế toán cho vay đã góp phần quan trọng trong hạch toán theo dõi kết
cấu khối lượng dư nợ theo thời gian và theo thành phân kinh tế. Sau đây là
các số liệu minh họa:
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n

23
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Bảng 2.3 Kết cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay và theo thành
phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Nội dung
2005 2006 2007
So sánh
2006/2005
So sánh
2007/2006
1. Theo thời hạn cho
vay:
1.100.00
0
1.070.00
0
1.110.00
0
+ Ngắn hạn 200.000 220.000 410.000 110% 186,36%
+ Trung và dài hạn 900.000 850.000 690.000 94,45% 81,17%
2. Theo thành phần: 1.100.00
0
1.070.00
0
1.110.00
0
+ DNNN 880.000 778.000 800.000 88,4% 102,82%
+ DN Ngoài quốc doanh 220.000 292.000 300.000 132,72% 102,74%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm)
• Về cơ cấu tổng dư nợ cho vay theo thời gian:
Phần lớn vốn tín dụng của chi nhánh được dùng để cho vay trung và dài
hạn. Tỷ lê dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2005 là 81,2% trên tổng dư
nợ, năm 2006 là 79,45% và năm 2007 là 62,72%. Tỷ lệ dư nợ cho vay trung
dài hạn trên tổng dư nợ năm 2005, 2006 và 2007 là vượt giới hạn do NHNN
và NHCT Việt Nam qui định. Nguyên nhân là NHCT Hoàn Kiếm trong ba
năm qua đã giải ngân cho một số khách hàng lớn là các TCT với các dự án
lớn như TCT Điện lực, TCT Than Việt Nam, TCT Đường sông miền Bắc. Tỷ
lệ dư nợ trung dài hạn như vậy là khá cao, sẽ gây khó khăn cho NH trong vấn
đề thanh khoản. Với quyết định 453 của NHNN thì tỷ lệ này không đáp ứng
được tỷ lệ an toàn theo qui định mặc dù khách hàng cho vay là khách hàng
truyền thống. Thực tế cho thấy NH đã có những điều chỉnh để khắc phục tình
trạng này. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2006 so với năm 2005 đạt
110%,năm 2007 so với năm 2006 đạt 186,36%. Trong khi tỷ lệ dư nợ cho vay
trung dài hạn năm 2006 so với năm 2005 là 94,45%, năm 2007 so với năm
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
24
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2006 là 81,17%. Như vậy đã có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Cơ cấu dư
nợ đã thay đổi theo hướng tích cực. Điều này tạo điều kiện giúp NH chủ động
trong vấn đề thanh khoản.
• Về cơ cấu tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế:
Do đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là nơi có
nhiều DNNN, hơn nữa thế mạnh cho vay của NHCT Hoàn Kiếm là đối với
khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Do vậy tỷ lệ dư nợ DNNN chiếm 80%
năm 2005 và 72,72% năm 2006 trên tổng dư nợ. Tỷ lệ tuy đã giảm song vẫn
còn khá cao so với định hướng của Ban lãnh đạo NHCT Việt Nam cụ thể như
sau:
Biểu đồ kết cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng
Qua số liệu trên ta thấy, NHCT Hoàn Kiếm đã quan tâm khai thác tiềm
năng cho vay từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cụ thể năm 2006 tăng
32,72% so với năm 2005, năm 2007 tăng 2,74% so với năm 2006. Như vậy,
NH đã chưa quan tâm đúng mức tới tiềm năng cho vay từ các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, mức tăng này không ổn định sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của Ngân hàng trong khi với cơ chế mở cửa nền kinh tế như
bây giờ, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã hoàn toàn chứng tỏ được
năng lực kinh doanh của mình.
Khoa KÕ to¸n - KiÓm to¸n
25

×