Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.39 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ THƯỜNG XUYÊN

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1
GVHD : TS. Hồ Văn Nhàn
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Phương Dung
Lớp: : B16KKT- Hệ ĐH Bằng hai

Kế toán quản trị 1 GVHD: TS. Hồ Văn Nhàn
Đà Nẵng, tháng 09 năm 2011.
SVTH: Ngô Thị Tuyết Mai – Lớp B16KKT – Hệ văn bằng 2 2
Kế toán quản trị 1 GVHD: TS. Hồ Văn Nhàn
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
Câu 2: Mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ 5
Câu 3: Thế nào là biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ), biến phí cấp bậc? 7
1. Định phí bắt buộc (committed fixed costs) 9
2. Định phí không bắt buộc (discretionary fixed costs) 10
SVTH: Ngô Thị Tuyết Mai – Lớp B16KKT – Hệ văn bằng 2 3
Kế toán quản trị 1 GVHD: TS. Hồ Văn Nhàn
Câu 1: Theo quan điểm của anh chị, tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp ở Việt Nam nên theo mô hình nào? Vì sao?
Hiện nay, ở Việt Nam đang trên đà phát triển không những về kinh tế mà còn
cả về xã hội, sự ra đời của nhiều công ty với các quy mô lớn nhỏ khác nhau và không
thay đổi để nâng cao hoạt động kinh doanh của mình cũng như hoàn nhập vào nền
kinh tế thế giới. Với những quy mô khác nhau, các doanh nghiệp đã chọn cho mình
một mô hình kế toán quản trị phù hợp để quản lý và vận hành bộ máy kế toán của
mình. Nước ta có các hình thức kế toán quản trị sau:
- Mô hình kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị
theo từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán


hàng,…Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài
chính và kế toán quản trị phần hành đó. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực
hiện các nội dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin
phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong
quản trị doanh nghiệp. Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp
hoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm.
- Mô hình tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với
bộ phận kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp. Mô hình này chỉ
thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,
- Mô hình hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai mô hình nêu trên như: Tổ chức bộ
phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo mô hình
kết hợp.
Tùy theo quy mô của mình mà doanh nghiệp có thể chọn mô hình kế toán quản
trị cho phù hợp, theo tôi mô hình nên được sử dụng nhiều nhất là hình thức kết hợp.
Với hình thức này, các doanh nghiệp sẽ bố trí kế toán viên theo dõi phần hành kế toán
nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó. Các kế toán
viên khi đang theo dõi phần hành kế toán nào thì họ sẽ nắm bắt rõ vầ phân đó và khi
thực hiện công việc kế toán sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người
thực hiện các nội dung như: thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán
và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp. Sau
đó kế toán trưởng sẽ tổng hợp. Khi thực hiện theo hình thức này sẽ giúp các doanh
nghiệp giảm bớt các khoản chi phí cho bộ máy kế toán của mình đồng thời tiết kiệm
được nguồn nhân lực, từ đó các thể nâng cao nguồn nhân lực và hoạt động sản xuất
cũng như king doanh của mình.
SVTH: Ngô Thị Tuyết Mai – Lớp B16KKT – Hệ văn bằng 2 4
Kế toán quản trị 1 GVHD: TS. Hồ Văn Nhàn
Câu 2: Mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có thể nhìn
nhận một cách trừu tượng chính là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và
lao động quá khứ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Những

quan điểm có thể khác nhau về hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận
một vấn đề chung: Chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh
gắn liền vói mục đích kinh doanh. Căn cứ theo chức năng hoạt động, chi phí sản xuất
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất được chia làm hai loại loại chi phí: chi phí
sản phẩm va chi phí thời kỳ.
1.Chi phí sản phẩm (product costs)
Chi phí sản phẩm bao gồm cac chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản
phẩm, do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai
đoạn sản xuất. Chi phí sản phẩm bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung.
2.Chi phí thời kỳ (period costs)
Chi phí thời kỳ gồm các khoản mục chi phí còn lại trừ cac khoản mục chi phí
thuộc chi phí sản phẩm. Đó là:
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ
Doanh nghiệp
sản xuất
Doanh nghiệp
thương mại
Doanh
nghiệp
dịch vụ
Bộ phận
sản xuất
Bộ phận
bán hàng và
quản lý

Chi phí
sản
phẩm
Tất cả các chi phí phát sinh là chi
phí sản phẩm. Ban đầu, nó được
đưa vào chi phí sản phẩm đang chế
tạo. Khi sản phẩm được chế tạo thì
giá trị của thành phẩm được
chuyển vào hàng tồn kho.
Không có Giá mua và chi phí
mua của hàng tồn
kho.
Không có
Chi phí
thời kỳ
Thành phẩm được bán ra và trở
thành giá vốn hàng bán.
Tất cả chi
phí phát sinh
Giá vốn hàng hóa
xuất bán và chi phí
bán hàng cũng như
chi phí quản lý
Tất cả chi
phí phát
sinh trong
kỳ.
SVTH: Ngô Thị Tuyết Mai – Lớp B16KKT – Hệ văn bằng 2 5
Kế toán quản trị 1 GVHD: TS. Hồ Văn Nhàn
doanh nghiệp.

Sơ đồ 2.1. Các chi phí xét theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định
trong từng kỳ
SVTH: Ngô Thị Tuyết Mai – Lớp B16KKT – Hệ văn bằng 2 6
Thành phẩm
Chi phí
SX – KD dở dang
Chi phí
NVL trực tiếp
Chi phí
Nhân công trực tiếp
Chi phí
Sản xuất chung
Chi phí
sản phẩm
Chi phí
thời kỳ
Doanh thu
Giá vốn
hàng bán
Lợi nhuận
gộp
Chi phí
bán hàng
Chi phí
QLDN
Lợi nhuận
thuần
+
-
=-

=
Kế toán quản trị 1 GVHD: TS. Hồ Văn Nhàn
Câu 3: Thế nào là biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ), biến phí cấp bậc?
Biến phí là các chi phí, xét về lý thuyết, có sự thay đổi tỉ lệ với các mức độ hoạt
động. Biến phí chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy ra. Tổng số biến phí sẽ tăng
(hoặc giảm) tương ứng với sự tăng (hoặc giảm) của mức độ hoạt động, nhưng biến phí
tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi. Nếu ta gọi:
a: Biến phí tính theo 1 đơn vị mức độ hoạt động.
x: Biến số thể hiện mức độ hoạt động đạt được.
Ta có tổng giá trị biến phí (y) sẽ la một hàm số có dạng: y = ax
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của biến phí theo mức độ hoạt động như sau:
Hình 2.2 đồ thị biểu diễn biến phí
Trong thực tế, không phải tất cả các biến phí đều có cách ứng xử giống nhau
theo mức độ hoạt động. Xét theo cach thức ứng xử khác nhau đó, biến phí còn được
chia thành hai loại: Biến phí thực thụ (true variable costs) va Biến phí cấp bậc (step-
variable costs).
1. Biến phí thực thụ
Là các biến phí có sự biến đổi một cách tỉ lệ với mức độ hoạt động. Đa số các
biến phí thường thuộc loại này, và đồ thị biểu diễn của chúng có dạng. Với:
a: Biến phí tính theo 1 đơn vị mức độ hoạt động.
x: Biến số thể hiện mức độ hoạt động đạt được.
Ta có tổng giá trị biến phí (y) sẽ la một hàm số có dạng: y = ax
Hình 2.2 đồ thị biểu diễn biến phí thực thụ
SVTH: Ngô Thị Tuyết Mai – Lớp B16KKT – Hệ văn bằng 2 7
y
(biến phí)
y = ax
x
y
y = ax

x
Kế toán quản trị 1 GVHD: TS. Hồ Văn Nhàn
Đây là loại biến phí mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ lệ thuận với
mức độ hoạt động như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công tực tiếp,
giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng.
2. Biến phí cấp bậc
Là các biến phí không có sự biến đổi liên tục theo sự thay đổi liên tục của mức
độ hoạt động. Khác với biến phí thực thụ, biến phí cấp bậc chỉ có sự thay đổi hoạt
động đạt đến một giới hạn nhất định.
Gọi a là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i, ta có phương
trình biến phí cấp bậc y=a
i
x
i
. Đồ thị được thể hiện như sau:
Hình 2.3
Đồ thị biểu
diễn biến phí cấp bậc
Thực tế có những chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của
mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt được ở mức độ nào đó mới dẫn tới sự biến
động về chi phí như: chi phí về thợ bảo trì máy móc thiết bị, chi phí điện năng…
những chi phí này cũng thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp,
nhưng chúng chỉ thay đổi quy mô khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máy
móc thiết bị đạt đến một phạm vi, một giới hạn nhất định.
SVTH: Ngô Thị Tuyết Mai – Lớp B16KKT – Hệ văn bằng 2 8
y
x
y= a
i
x

i
Biến phí cấp bậc
Kế toán quản trị 1 GVHD: TS. Hồ Văn Nhàn
Câu 4: Thế nào là định phí bắt buộc, định phí tùy ý?
Định phí là những chi phí, không có sự thay đổi theo mức độ hoạt động đạt
được, tổng số định phí là không thay đổi cho nên, khi mức độ hoạt động tăng hay giảm
thì cũng không ảnh hưởng tới định phí. Nếu ta gọi b la tổng số định phí, thi đường biểu
diễn định phí là một đường thẳng có dạng y = b.
Hình 2.4. Đồ thị biểu diễn định phí
Trong các doanh nghiệp sản xuất, các loại định phí thường gặp là chi phí khấu
hao TSCĐ, tiền lương nhân viên quản lý, quảng cáo, v.v Xét ở khía cạnh quản lý chi
phí, định phí được chia thành 2 loại: định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc.
1. Định phí bắt buộc (committed fixed costs)
Định phí bắt buộc là các chi phí phát sinh nhằm tạo ra các năng lực hoạt động
cơ bản của doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất la chi phí khấu hao TSCĐ hay tiền lương
nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng.
Định phí bắt buộc có những đặc điểm sau:
- Bản chất lâu dài, tồn tại cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
- Không thể cắt giảm hay bằng 0 ( trong thời gian ngắn), dù hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp giảm hoặc bị gián đoạn.
Định phí bắt buộc được thể hiện bằng phương trình đường thẳng y=b, với b là
hằng số và ta có đồ thị định phí bắt buộc như sau:
SVTH: Ngô Thị Tuyết Mai – Lớp B16KKT – Hệ văn bằng 2 9
y= b
y
x
y
x
y=b

i
x
y= b
y
Kế toán quản trị 1 GVHD: TS. Hồ Văn Nhàn
Hình 2.4. Đồ thị biểu diễn định phí bắt buộc
2. Định phí không bắt buộc (discretionary fixed costs)
Khác với các định phí bắt buộc, các định phí không bắt buộc thường được kiểm
soát theo các kế hoạch ngắn hạn và phụ thuộc nhiều vào chính sách quản lý hàng năm
của các nhà quản trị. Thuộc loại định phí này gồm chi phí quảng cáo, nghiên cứu phát
triển, đào tạo nhân viên, v.v
Định phí không bắt buộc thường có 2 đặc điểm:
- Có bản chất ngắn hạn, liên quan đến những kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng
tới chi phí của doanh nghiệp hàng năm.
- Có thể cắt bỏ định phí này trong những trường hợp cần thiết
Định phí không bắt buộc được biễn diễn bằng phương trình có dạng y=b
i
với b
thay đổi theo bậc i, ta có đồ thị như sau:
Hình 2.4. Đồ thị biểu diễn định phí không bắt buộc
SVTH: Ngô Thị Tuyết Mai – Lớp B16KKT – Hệ văn bằng 2 10
y
y=b
i
x

×