Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn tài chính tiền tệ lớp đại học – tiền và lạm phát ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.1 KB, 26 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn tài chính tiền tệ lớp đại học – tiền và lạm phát

I.TIỀN LÀ GÌ?
Ngày nay phần lớn các giao dịch kinh tế của chúng ta đều được thực hiện thông
qua tiền. Đối với cá nhân, tiền vừa là phương tiện vừa là mục đích của hoạt động
kinh tế. Đối với quốc gia, tiền được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô.
Trong thực tế tiền tệ đã trải qua nhiều hình thức, nhiều giai đoạn phát triển từ thấp
đến cao theo thời gian của lịch sử và có nhiều nhà kinh tế học đưa ra nhiều định
nghĩa khác nhau về tiền chẳng hạn như: Tiền là một hình thức tồn trữ tài sản để
sẵn sàng cho các giao dịch hay tiền là bất cứ phương tiện nào được thừa nhận
chung để làm trung gian cho việc mua bán hàng hóa… Chúng ta cần xác định rõ
bản chất của đồng tiền đang được sử dụng để từ đó có thể nắm giữ chúng như một
công cụ phục vụ cho ý muốn của con người.
I.1. Chức năng của tiền
Tiền có 3 chức năng cơ bản thông dụng, đó là chức năng làm phương tiện trao đổi,
phương tiện cất giữ giá trị, phương tiện thanh toán.
a) Phương tiện trao đổi
Ý nghĩa của chức năng này là tiền được sử dụng như vật trung gian cho việc mua
bán hàng hóa. Đây là chức năng cơ bản nhất mà chúng ta đã dùng nó để đưa ra
khái niệm về tiền.
Muốn trở thành một phương tiện trao đổi tốt thì hệ thống tiền tệ phải đủ cỡ: lớn,
vừa và nhở theo tỷ lệ phù hợp với cơ cấu kinh tế. Nếu nền kinh tế có nhiều loại
hàng hóa có giá trị thấp nhưng lại thiếu tiền lẻ thì sẽ gây khó khăn trong việc trong
việc lưu thông hàng hóa. Ngược lại, nếu nền kinh tế có nhiều loại hàng hóa có giá
trị cao nhưng lại có ít tiền lẻ thì việc di chuyển tiền bạc rất cồng kềnh, bất tiện.
Ví dụ ở Việt Nam, cuộc đổi tiền ngày 10/9/1985 với tờ giấy 50 đồng có giá trị lớn
nhất đã không thể chi tiêu được vì thiếu tiền lẻ. Lúc đó dân chúng đã tự hạn chế
các cuộc giao dịch nhỏ mà họ thấy không cần thiết lắm, làm thiệt hại cho sản xuất.
Dưới thời Pháp thuộc, trước năm 1945 cũng có hiện tượng thiếu tiền lẻ, dân chúng
phải xé đôi tờ giấy bạc để trao đổi hàng hóa.
Ngoài ra, nếu như đồng tiền bị mất giá trầm trọng thì cũng khó thực hiện chức


năng phương tiện trao đổi. Lúc đó mọi người không muốn bán hàng hóa để lấy
những đồng tiền vô giá trị. Cơ chế hàng đổi hàng lại xuất hiện trở lại. Nói cách
khác, người ta không muốn dùng đồng tiền đó để làm trung gian cho trao đổi hàng
hóa. Điều này đã từng xảy ra ở nước Đức vào năm 1923. khi tỷ lệ lạm phát lên
đến 10 tỷ phần trăm!
b) Chức năng làm phương tiện cất trữ giá trị
Khi cất trữ một lượng tiền thì trong điều kiện giá cả không thay đổi, cũng có ý
nghĩa là cất trữ một lượng hàng hóa có giá trị tương đương. Vì vậy người ta sẵn
sàng cất trữ giá trị hàng hóa dưới dạng tiền tệ, để khi nào cần sử dụng hàng hóa thì
mới mua. Dùng tiền để cất trữ giá trị thuận tiện hơn cất trữ hàng hóa rất nhiều, bởi
vì nó gọn nhẹ, kín đáo, dễ lưu động và khó hư hỏng hơn nhiều loại hàng hóa khác.
Tiền có thực hiện được chức năng cất trữ giá trị thì mới thực hiện được chức năng
cơ bản của nó là làm phương tiện trao đổi. Sẽ không còn giá trị gì cả. Vì vậy đây
là chức năng làm điều kiện cho chức năng thứ nhất.
Tuy nhiên , cần lưu ý rằng tiền không nhất thiết là tốt nhất. Còn nhiều loại hàng
hóa khác có thể cất trữ giá trị rất tốt, chẳng hạn như nhà cửa, đất đai, vàng bạc hay
cả một bộ sưu tâp tem, một món đồ cổ,…Song những loại hàng hóa này cũng có
những điểm bất tiện của nó. Chẳng hạn như bạn muốn cất trữ giá trị dưới dạng đất
đai thì đòi hỏi phải có một lượng tiền đủ lớn; mặt khác, khi muốn chuyển đổi ra
hàng hóa thì phải bán một mảnh đất đủ lớn và thường là mất nhiều thời gian.
Tiền (cũng như tất cả các loại hàng hóa khác) muốn thực hiện tốt chức năng cất
trữ giá trị thì đòi hỏi giá trị của nó phải được ổn định hoặc tốt hơn là được gia
tăng theo thời gian. Một đồng tiền bị mất giá liên tục chắc chắn sẽ không ai muốn
cất trữ nó, người ta sẽ chọn thứ khác để cất trữ.
c) Chức năng phương tiện thanh toán
Ý nghĩa của chức năng này là khi bạn vay mượn tiền bằng đồng Việt Nam thì sau
này số tiền trả lại cũng bằng đồng Việt Nam.
Chức năng này cũng rất thuận lợi cho hoạt động kinh tế. Nó đã gắn tiền tệ với tín
dụng. Mà tín dụng ngày càng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Vì vậy
chức năng làm phương tiện thanh toán cũng ngày càng quan trọng.

Thế nhưng chức năng này không phải lúc nào cũng được thực hiện. Có thể bạn
vay bằng tiền Việt Nam nhưng thanh toán lại sử dụng vàng hay một loại ngoại tệ
mạnh nào đó. Điều đó thường xuyên xảy ra khi đồng tiền dễ bị mất giá.
I.2.Các loại tiền
Theo lịch sử, tiền tệ đã trải qua 3 hình thái: tiền bằng hàng hóa, tiền qui ước và
tiền qua ngân hàng.
a) Tiền hàng hóa (commodity money)
Tiền hàng hóa xuất hiện sớm nhất và được lưu hành trong một thời gian rất dài.
Thời điểm xuất hiện vào thế kỷ13, 12 trước Công nguyên.
Tiền bằng hàng hóa hay “hóa tệ” là một quốc gia công nhận để làm vật trung gian
cho việc mua bán hàng hóa. Hóa tệ có hai loại: hóa tệ làm bằng kim loại và hóa tệ
không phải là kim loại.
Lúc đầu người ta sử dụng các loại hàng hóa thông thường như lúa mì, súc vật,
lông thú, rượu vang,… để làm tiền. Vỏ sò, vỏ hến cũng được dùng để làm tiền ở
Châu Phi. Ở Tây Tạng người ta sử dụng trà đóng thành bánh để làm tiền. Những
chiếc răng chó ở quần đảo Admiralty, những điếu thuốc lá ở trong tù,… cũng được
dùng làm tiền.
Việc sử dụng hóa tệ không phải là kim loại có nhiều bất tiện. Trước hết, chúng chỉ
được công nhận trong một nhóm người hay một địa phương nào đó. Kế đến là dễ
bị hư hỏng, không thuận lợi trong việc di chuyển. Và trong nhiều trường hợp khó
phân thành các đơn vị nhỏ khi cần thiết. Vì vậy dần dần người ta sử dụng hóa tệ
kim loại để thay thế các loại hóa tệ nói trên.
Hóa tệ kim loại được tồn tại ở một số loại thông dụng như sắt, đồng, kẽm, bạc,
vàng. Càng về sau vàng và bạc càng ngày được ưa chuộng, do chúng có nhiều ưu
điểm hơn các kim loại khác.
Nguyên tắc chung của hóa tệ là giá trị của tiền bằng với giá trị vật dùng làm tiền.
Ví dụ: 1 đồng tiền vàng có giá trị ghi trên bề mặt là 1000 đồng thì điều đó có
nghĩa là số lượng vàng và tiền công đúc (nếu có) của đồng vàng đó có giá trị đúng
bằng 1000 đồng. Chính nhờ nguyên tắc này mà chúng ta có thể phân biệt giữa tiền
bằng hàng hóa và tiền qui ước.

b) Tiền quy ước ( token money)
Tiền qui ước còn được gọi là chỉ tệ (fiat money) là loại tiền được lưu hành do chỉ
thị hay do sự cho phép của chính phủ. Nó được gọi là tiền qui ước bởi vì giá trị
ghi trên mặt đồng tiền là giá trị tượng trưng, nó lớn hơn rất nhiều so với vật dùng
làm tiền. Nó là cái biểu thị cho một lượng giá trị nào đó mà mọi người thừa nhận
chung và tin vào đó để sử dụng. Do đó các nhà kinh tế Việt Nam gọi tiền này là
“tín tệ”, nghĩa là tiền tệ do sự tín nhiệm mà có.
Tiền qui ước cũng có hai loại: Tiền kim loại (coin) và tiền giấy (paper money). Cả
hai dạng này đều lưu hành trên thể giới.
Đối với tiền giấy thì có hai loại: tiền khả hoán (convertible paper money) và tiền
giấy bất khả hoán (inconvertible paper money).
Tiền giấy bất khả hoán xuất hiện vào thế kỷ 17, lần đầu tiên do ngân hàng
Amsterdam của Hà Lan thực hiên. Nhưng người được công nhận đã sáng tạo loại
tiền giấy khả hoán theo đúng nghĩa là ông Palmstruck, người sáng lập ngân hàng
Stockhom của Thụy Điển, cũng vào thế kỷ 17. Ý nghĩa của đồng tiền này là khi có
một lượng tiền nào đó bạn có thể đến nơi mà chính phủ qui định để đổi lấy một
lượng bạc hay vàng tương đương. Lượng quí kim đó được căn cứ vào bản vị tiền
tệ, là cái mà chính phủ dùng để định nghĩa giá trị một đơn vị tiền tệ quốc gia.
Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền bắt buộc lưu hành, dân chúng không thể mang
tiền đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Ngày nay mọi quốc gia đều sử dụng
tiền giấy bất khả hoán, dân chúng đã quen và không ai nghĩ đến chuyện lấy tiền
để đổi lấy vàng cả. Còn việc phát hành tiền mà gây ra lạm phát là do bản thân
khối lượng tiền phát hành không phù hợp với sức sản xuất của quốc gia, làm cho
đồng tiền bị mất giá. Phát hành tiền không có bảo chứng bằng vàng hoàn toàn
không phải là nguyên mhân gây ra lạm phát.
c) Tiền qua ngân hàng (bank money)
Tiền qua ngân hàng hay còn gọi là tiền ký thác hay tiền ký thác không kỳ hạn sử
dụng séc hay tiền ghi nợ. Đó là loại tiền được tạo ra từ tài khoản séc. Theo định
nghĩa của một số nhà kinh tế thì “ tiền ghi nợ là một phương tiện trao đổi dựa trên
khoản nợ của một hãng tư nhân hay một cá nhân”.

Khái niệm nợ ở đây là chỉ khoản nợ của ngân hàng đối với người mở tài khoản séc
tại ngân hàng. Khi mở tài khoản séc tức là người ta đưa vào ngân hàng một lượng
tiền ký thác không kỳ hạn. Người chủ tài khoản có thể viết một tờ séc (checque)
cho mình hoặc một người nào đó để yêu cầu ngân hàng thanh toán một lượng tiền
khi tờ séc được xuất trình và chưa quá hạn. Lượng tiền ký thác không kỳ hạn đó
chính là tiền qua ngân hàng.
I.3. Tiền giấy hình thành như thế nào?
Sự ra đời của tiền là một cuộc cách mạng lớn trong hoạt động kinh tế. Một nền
kinh tế không dùng tiền sẽ rất bất tiện, bởi vì một mặt người ta bỏ ra nhiều thời
gian và công sức cho việc trao đổi hàng hóa, mặt khác gây lãng phí của cải không
ít. Trong chế độ trao đổi hàng đổi hàng, đòi hỏi phải có sự trùng hợp kép về nhu
cầu. Ví dụ: một người có gạo muốn đổi lấy thịt thì phải tìm gặp một người có thịt
muốn lấy gạo. Điều đó thật khó khăn, nhất là khi xét đến cả số lượng hàng hóa mà
hai người muốn trao đổi với nhau điều đó dẫn đến sự xuất hiện của tiền hàng hóa
xuất hiện để hỗ trợ cho giao dịch: người ta sẽ chấp nhận một số tiền loại tiền hàng
hóa như vàng với một giá trị nào đó, hãy hình dung một nền kinh tế trong đó
người ta mang theo hàng túi vàng khi đi mua hàng. Khi một giao dịch mua bán
được thỏa thuận, người mua phải trả một số vàng tương ứng với giá trị giao dịch.
Nếu người bán tin khối lượng và chất lượng thì cả hai sẽ thực hiện cuộc giao dịch.
Chánh phủ là người đầu tiên can thiệp vào để giảm chi phí giao dịch của việc sử
dụng tiền hàng hóa. Sử dụng vàng thô như tiền thì rất tốn kém vì cần phải có thời
gian để kiểm định chất lượng và đo lường chính xác số lượng. Để giúp giảm chi
phí, cháng phủ đóng dấu chất lượng và khối lượng cho vàng, nên các đồng tiền
vàng. Các đồng tiền vàng dễ sử dụng hơn do giá trị của nó được công nhận rộng
rãi.
Bước kế tiếp là chánh phủ phát hành các chứng chỉ vàng – mảnh giấy có thể thay
thế cho một lượng vàng nào đó. Nếu người ta tin vào lời hứa của chánh phủ, các
mãnh giấy này sẽ được xem có giá trị như chính số vàng mà nó đảm bảo bởi chánh
phủ trở thành tiêu chuẩn tiền tệ. Cuối cùng, tiền dựa trên giá trị không còn cần
thiết. Không ai quan tâm nhiều đến việc đem những tờ giấy này đổ thành vàng và

cũng không ai quan tâm đến việc cơ hội chuyển đổ này có thể bị hủy bỏ hay không
vì nếu như vậy nền kinh tế sẽ bị sụp đổ. Miễn người ta chấp nhận dùng tiền giấy
để trao đổi thì chúng sẽ có giá trị và được xem như là tiền. Vì vậy, hệ thống tiền
hàng hóa trở thành hệ thống tiền giấy.
I.4 Làm thế nào để kiểm soát được lượng tiền?
Lượng tiền sẵn có để tiêu xài được gọi là số cung tiền. Trong nền kinh tế sử dụng
tiền hàng hóa, số cung tiền chính là số lượng hàng hóa đó. Trong nền kinh tế sử
dụng tiền giấy như nền kinh tế hiện nay, chánh phủ kiểm soát lượng tiền theo số
cung tiền vì theo quy định của pháp luật chánh phủ sẽ độc quyền in và phát hành
tiền. Cũng như thuế hay chi tiêu chánh phủ là các công cụ chánh sách của chánh
phủ thì số cung tiền tệ cũng do chánh phủ quyết định.
Ở hầu hết quốc gia trên thế giới, kiểm soát số cung tiền là công việc của ngân hàng
trung ương. Số cung tiền được thực hiện trong khuôn khổ chánh sách tiền tệ. Một
trong những cách mà các ngân hàng trung ương kiểm soát số cung tiền tệ là thông
qua các hoạt động trên thị trường mở – đó là mua và bán các trái phiếu chánh phủ
trên thị trường. Để tăng số cung tiền, ngân hàng trung ương sử dụng tiền để mua
trái phiếu chính phủ từ công chúng. Việc mua này làm tăng số cung tiền ngân hàng
trung ương sẽ bán đi trái phiếu chánh phủ mà mình sở hữu. Việc bán trái phiếu
chánh phủ này sẽ lấy bớt tiền ra khỏi lưu thông.
I.5. Làm thế nào để định lượng được tiền?
Để đo được mức cung tiền tệ trên thị trường người ta đưa khái niệm khối tiền tệ.
Loại tài sản đầu tiên được bao gồm trong tổng lượng tiền là tổng tiền giấy cộng
với tiền kim loại. Hầu hêt các giao dịch hàng ngày đều sử dụng tiền giấy hay kim
loại để làm phương tiện giao dịch và chúng được ký hiệu là C.
Loại tài sản thứ hai được sử dụng trong giao dịch là các khoản tiền gửi không kỳ
hạn – đó là các khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn mà người mở tài khoản có
thể rút bất kỳ lúc nào từ tài khoản séc. Hầu hết người bán đều chấp nhận séc, tài
khoản nằm trong tài khoản séc tiện lợi gần như tiền giấy hay tiền kim loại vì
trong cả hai trường hợp tài sản đang ở hiện trạng thái sẵn sàng cho các giao dịch.
Các khoản tiền gửi không kỳ hạn vì vậy được cộng vào tiền giấy và tiền kim loại

khi đo lường số lượng tiền.
Khi cho rằng các khoản tiền gửi không kỳ hạn nên được bao gồm vào số lượng
tiền thì cũng nên bao gồm một số loại tiền khác.Tiền trong tiết kiệm, chẳng hạn,
có thể dễ dàng chuyển thành séc nên cũng râts thuận tiện cho các giao dịch. Các
quỹ lợi ích song phương cho phép các nhà đầu tư phát hành séc dựa trên đó mặc
dù có sự hạn chế về quy mô séc và số lượng phát hành. Do các tài sản này không
dễ sử dụng trong các giao dịch nên đôi khi người ta ngại bao gồm chúng vào
lượng tiền.
Do không biết chính xác loại tài sản nào nên được bao gồm vào trong số lượng
tiền nên có nhiều số đo tiền được sử dụng. Bảng số đo tiền dưới đây sẽ cho ta biết
một cách chi tiết hơn:
Ký hiệu Tài sản đựợc bao gồm
C Tiền giấy và tiền kim loại
M1 C, tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch và các khoản séc khác
M2 M1, các đồng mua bán, Euro, dollar, tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ,
cổ phần
Các quỹ cùng có lợi, tiền gửi tiết kiệm và có kỳ hạn ngắn
M3 M2, tiền gửi có kỳ hạn dài và các hợp đồng mua bán có kỳ hạn
L M3, các trái phiếu tiết kiệm, trái phiếu kho bạc, và các tài sản thanh khoản
khác
II. LÝ THUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN TỆ
II.1. Giao dịch và phương trình định lượng
Người ta giữ tiền để mua hàng hóa, dịch vụ. Nếu cần thiết cho các giao dịch này
thì
người ta sẽ giữ nhiều tiền. Vì vậy, số lượng tiền trong nền kinh tế có liên hệ chặt
chẽ với số lượng tiền sử dụng trong các giao dịch.
Mối quan hệ giữa số lượng tiền sử dụng trong các khoản giao dịch và lượng tiền
được diễn tả qua đẳng thức sau, được gọi là phương trình định lượng:
M x V= P x T
Trong đó: M: Số lượng tiền

V: Tốc độ chu chuyển tiền
P: Giá
T: Số lần giao dịch
Hãy xem xét từng biến số một trong phương trình này. Vế phải của phương trình
này đề cập đến giao dịch trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. T cho biết số lượng
giao dịch trong một khoảng thời gian nào đó, một năm chẳng hạn. Nói cách khác,
T là số lần mà trong đó hàng hóa, dịch vụ được trao đổi thành tiền. P là giá của
một giao dịch tiêu biểu hay số tiền được trao đổi. Như vậy tích số PxT chính là số
tiền được trao đổi trong một năm.
Vế trái của phương trình này đề cập đến tổng số lượng tiền được sử dụng trong
giao dịch
Ví dụ: Trong một năm 100 chiếc xe ôtô được bán với giá 1000 đvt. Khi đó T=100
và P=1000. Như vậy, tổng số tiền giao dịch là:
PxT= 1000đvt/chiếc x 100 chiếc/ năm =100000đvt/ năm.
Giả sử số lượng tiền của nền kinh tế là M=50000đvt. Khi đó tốc độ chu chuyển
tiền V trên thị trường là:
V = (P xT)/ M = (100000 đvt/ năm)/(50000đvt)= 2 lần/ năm
Phương trình định lượng này rất hữu ích vì nó cho biết một trong các biến số này
thay đổi thì một hay nhiều biến số khác thay đổi để duy trì sự cân bằng trong nền
kinh tế.
II.2. Từ giao dịch đến thu nhập
Các nhà kinh tế sử dụng phương trình định lượng khác đôi chút so với phương
trình định lượng được giới thiệu trên. Khó khăn đối với phương trình định lượng
trên là làm thế nào để đo lường được số giao dịch. Để giải quyết vấn đề này, số
giao dịch T được thay thế bằng sản lượng của nền kinh tế Y.
Số giao dịch và sản lượng có mối quan hệ chặt chẽ vì nếu sản lượng nhiều hơn thì
nhiều hàng hóa, dịch vụ mua bán hơn. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống
nhau. Thí dụ: Khi một cá nhân bán một chiếc xe sử dụng cho ai đó, cá nhân này đã
tạo ra một giao dịch sử dụng tiền mặc dù chiếc xe này không phải là một bộ phận
của sản lượng hiện thời. Tuy nhiên, giá trị giao dịch xấp xỉ giá trị sản lượng.

Nếu ký hiệu Y cũng là sản lượng và P là giá của mỗi đơn vị sản lượng thì giá trị
sản lượng là PY. Chúng ta đã gặp ký hiệu này trong hệ thống tài khoản quốc gia ở
Chương 2, trong đó Y là GDP thực, P là chỉ số điều chỉnh GDP, và PY chính là
GDP danh nghĩa. Như vậy, phương trình định lượng trở thành:
M xV = P xY
Do Y là thu nhập nên V trong trường hợp này được gọi là tốc độ chu chuyển tiền
tệ theo thu nhập. Tốc độ chu chuyển này cho chúng ta biết số lần tiền đi vào thu
nhập trong một khoảng thời gian nào đó.
II. 3. Số cầu tiền tệ và phương trình định lượng
Để tiện lợi hơn khi biểu thị số lượng tiền tệ thông qua số lượng hàng hóa, dịch vụ
có thể mua được. Con số này chính là M/P và được gọi là tiền tệ thực.
Tiền tệ thực đo lường sức mua của một số lượng tiền nào đó. Thí dụ, hãy xét xem
một nền kinh tế chỉ sản xuất bánh mì. Nếu số lượng tiền là 10 đvt và giá của một
ổ bánh mì là 0.5 đvt/ ổ thì số lượng tiền thực của nền kinh tế là 20 ổ bánh mì.
Nghĩa là, số lượng tiền trong nền kinh tế đủ mua 20 ổ bánh mì ở mức giá trị hiện
tại.
Hàm số cầu đổi với tiền là một phương trình cho biết yếu tố quyết định số lượng
tiền thực mà người ta muốn có. Hàm số cầu đối với tiền đơn giản là:
(M/P)
d
= kY
Trong đó k là hằng số. Hàm số này cho biết số lượng tiền thực mà người ta cần tỷ
lệ với thu nhập thực Y.
Hàm số cầu đối với tiền cũng giống như số cầu hàng hóa khác. Ở đây, hàng hóa
tiện lợi của việc cất giữ một số tiền nào đó. Cũng giống như việc sở hữu một chiếc
xe máy giúp đi lại dễ dàng hơn. Vì vậy, cũng giống như thu nhập cao hơn sẽ có
thể làm tăng nhu cầu đối với xe máy, thu nhập cao hơn sẽ dẫn đến nhu cầu đối với
tiền tệ thực cao hơn.
Từ hàm số cầu tiền tệ thực này, ta có thể xây dựng nên phương trình định lượng.
Để làm điều này, ta phải làm thêm điều kiện là số cầu đối với tiền thực (M/P) d

phải bằng với số cung tiền tệ thực M/P. Vì vậy:
M/P = kY
Sắp xếp lại đẳng thức này, ta được:
M/k = PY hay MV = PY
Trong đó: V = 1/k. Vì vậy, khi sử dụng phương trình định lượng, ta phải giả định
là số cung tiền tệ thực bằng với số cầu của nó và số cầu là một tỷ lệ nào đó của thu
nhập.
II.4. Tốc độ chu chuyển tiền cố định
Cũng giống như nhiều giả định trong kinh tế học, ta có thể cho rằng giả định tốc
độ chu chuyển cố định là chính xác ở mức độ tương đối nào đó. Tốc độ chu
chuyển thay đổi khi hàm số cầu tiền tệ thay đổi. Thí dụ, khi máy rút tiền tự động
xuất hiện cho phép giảm số tiền tệ cần phải cất giữ nên cũng làm giảm tham số
nhu cầu đối với tiền tệ k. Loại máy này cũng làm tăng tốc độ chu chuyển của tiền
trong nền kinh tế hay làm tăng V. Tuy nhiên, giả định rằng tốc độ chu chuyển là
số cố định và xem giả định này có tác dụng như thế nào đối với số cung tiền tệ lên
nền kinh tế.
Khi đã giả định tốc độ chu chuyển là cố định, phương trình định lượng có thể
được xem như là một lý thuyết về GDP danh nghĩa. Phương trình định lượng này
nói rằng:
MV = PY
Trong đó V cho biết tốc độ chu chuyển tiền cố định. Vì vậy, sự thay đổi trong đó
cung tiền tệ (M) sẽ tạo ra sự thay đổi tương ứng của GDP danh nghĩa (PY). Nghĩa
là, số cung tiền sẽ quyết định GDP danh nghĩa của nền kinh tế.
II.5. Tiền và lạm phát
Do lạm phát là số phần trăm thay đổi của giá nên lý thuyết này cũng chính là lý
thuyết lạm phát . Phương trình định lượng có thể viết dưới dạng phần trăm như
sau:
%thay đổi của M + % thay đổi của V = %thay đổi của P + % thay đổi của Y
Hãy nghiên cứu từng thành phần của đẳng thức này. Một, số phần trăm thay đổi
của số cung tiền M được ấn định bởi ngân hàng trung ương. Hai, số phần trăm

thay đổi của tốc độ chu chuyển tiền V phản ánh sự thay đổi của số cầu tiền; giả
định tốc độ chu chuyển này là cố định nên phần trăm thay đổi của nó là bằng
không. Ba, phần trăm thay đổi của giá là tỷ lệ lạm phát; đây là biến số mà ta cần
phải giải thích. Bốn, phần trăm thay đổi của sản lượng Y phụ thuộc vào tốc độ gia
tăng của số lượng các yếu tố sản xuất và tiến bộ kỹ thuật – các yếu tố mà hiện tại
được giải định không đổi. Như vậy, tốc độ tăng trưởng trong đó số cung tiền tệ sẽ
quyết định tỷ lệ lạm phát.
III. SỐ THU TỪ VIỆC IN TIỀN
Chánh phủ có thể tài trợ cho viêc chi tiêu của mình bằng 3 cách. Một, tăng doanh
thu từ việc tăng thuế như thuế thu nhập cá nhân hay thuế doanh nghiệp. Hai, vay
từ công chúng. Ba, in thêm tiền.
Vào thời phong kiến thì các địa chủ là những người có quyền phát hành tiền kim
loại cho chính mình. Ngày nay, quyền này được thực hiện bởi ngân hang trung
ương và đây chính là nguồn thu của ngân hang trung ương.
Việc chánh phủ in tiền để tài trợ cho chi tiêu sẽ làm gia tăng số cung tiền tệ. Sự gia
tang này sẽ gây ra lạm phát. In tiền để tăng nguồn thu chính là một hình thức thuế
lạm phát.
Người phải trả số tiền thuế này chính là những người giữ tiền. Khi chính phủ in
them tiền sử dụng, chính phủ làm cho số tiền trước đó mà người dân có bị giảm
giá trị. Như vậy thuế lạm phát là một loại thuế đánh vào người giũ tiền.
Ở các quốc gia đã trãi qua siêu lạm phát, số thu từ việc in tiền thường là nguồn thu
chủ yếu của ngân sách chính phủ. Các nhà kinh tế đã chứng minh rằng việc in tiền
để tài trợ cho chi tiêu chính phủ chính là nguyên nhân chính của siêu lạm phát.
IV. LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT
IV.1. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
Các nhà kinh tế gọi lãi suất mà ngân hang trả cho ban là lãi suất danh nghĩa và
mức độ gia tăng của sức mua của bạn là lãi suất thực.
Nếu: i là lãi suất danh nghĩa
r là lãi suất thực
Π là tốc độ lạm phát

Ta có: r = i – Π
Lãi suất thực chính là chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát.
Vd: bạn gởi tiền trong ngân hang với lãi suất là 10%/năm. Sang năm bạn rút tiền
ra cùng lãi. Khi đó số tiền mà bạn nhân được không tăng thêm 10% về mặt giá trị
so với thời điểm bạn gởi. Nếu lạm phát là 5% thì thực chất giá trị số tiền bạn nhận
được từ ngân hang chỉ tăng thêm 5% so với thời diểm bạn gởi, đó là do lạm phát
làm đồng tiền của bạn giạm di 5% về mặt giá trị.
IV.2. Hiệu ứng Fischer
i = r + Π
Đây là đẳng thức Fischer. Đẳng thức này cho thấy lãi suất danh nghĩa có thể thay
đổi do ba nguyên nhân: (i) lãi suất thực thay đổi, (ii) tỷ lệ lạm phát thay đổi, hay
(iii) cả hai cùng thay đổi.
Theo lý thuyết định lượng,nếu số cung tiền tệ tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng 1%.
Theo đẳng thức Fischer, 1% tăng lên của lạm phát sẽ tạo ra 1% tăng lên của lãi
suất danh nghĩa. Mối quan hệ một-một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa
được gọi là hiệu ứng Fischer.
IV.3. Hai loại lãi suất thực
Ta phải phân biệt hai loại lãi suất thực: lãi suất thực “trước” và lãi suất thực
“sau”.
Lãi suất thực “trước” là lãi suất thực mà người cho vay và người vay thống nhất
với nhau.
Lãi suất thực “sau” là lãi suất thực thực sự phát sinh.
Nếu ký hiệu Π

là tỷ lệ lạm phát thực tế và Π
e
là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng thì lãi suất
thực trước là i-Π
e
và lãi suất thực sau là i-Π. Hai loại lãi suất thực này khác nhau

khi tỷ lệ lạm phát thực Π khác với tỷ lệ lạm phát kì vọng Π
e
.
Lãi suất danh nghĩa không thể điều chỉnh theo lạm phát thực tế vì lạm phát thực tế
không được biết khi lãi suất danh nghĩa được ấn định. Lãi suất danh nghĩa chỉ có
thể điều chỉnh theo lạm phát kỳ vọng. Vì vậy, hiệu ứng Fischer có thể được viết
chính xác hơn như sau:
i = r – Π
e

V. LÃI SUẤT DANH NGHĨA VÀ NHU CẦU ĐỐI VỚI TIỀN
V.1. Chi phí của việc giữ tiền.
Số tiền mà bạn giữ trong túi sẽ không nhận được lãi. Thay vì giữ tiền, bạn có thể
sử dụng nó để mua trái phiếu chính phủ hay gửi vào ngân hàng nhận được lãi suất
danh nghĩa. Như vậy, lãi suất danh nghĩa i chính là cái mà bạn bị mất đi do cất tiền
thay vì mua trái phhiếu chánh phủ hay gửi tiền vào ngân hàng. Nói cách khác, lãi
suất danh nghĩa chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
Một cách khác chứng minh chi phí của việc giữ tiền bằng với lãi suất dah nghĩa là
so sánh với lợi ích thu được thực của các loại tài sản thay thế khác. Tài sản tài
chính khác với tiền, như trái phiếu chính phủ chẳng hạn, sẽ nhận được lãi suất
thực r. Tiền có lãi suất thực là –π
e
vì giá trị thực của nógiảm đi cùng với tốc độ
lạm phát. Khi giữ tìên, bạn sẽ bỏ qua chênh lệch giữa hai giá trị này. Như vậy, chi
phí của việc giữ tiền là r-(-π
e
) hay r+π
e
. Giá trị này bằng với lãi suất danh nghĩa
theo đẳng thức Fisher.

số cầu thưc đối với tiền phù thuồc vào thu nhập thực Y và lãi suất danh nghĩa i.
Hàm số cầu đối với tiền như sau:
(M/P)
d
= L(i, Y)
Đẳng thức trên cho thấy nhu cầu tiền thưc là hàm số của thu nhập Y và lãi suất
danh nghĩa i thu nhập cao làm tăng nhu cầu tiền thực. Lãi suất danh nghĩa cao thì
số cầu tiền thực sẽ giảm đi vì khi đó chi phí cơ hội của việc giữ tiền sẽ tăng lên.
V.2. Tiền trong tương lai và giá trong hiện tại.
Tiền, giá, lãi suất có mối quan hệ theo nhiều cách. Biểu đồ 5.2 minh họa các mối
quan hệ này. Như lý thuyết định lượng giải thích, số cung và số cầu tiền thực sẽ
cùng nhau quyết định giá cân bằng. sự thay đổi của giá chíng là tỷ lệ lạm phát.
Lạm phát tới lượt nó, lại ảnh hưởng tới lãi súat danh nghĩa thông qua hiệu ứng
Fisher. Nhưng bây giờ ta lại biết rằng lãi suất danh nghĩa chính là chi phí giữ tiền
nên lãi suất danh nghĩa lại có tác động ngược lại đối với nhu cầu tiền thực.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mối quan hệ cuối cùng đến lý thuyết về giá. Đầu tiên,
hãy cho số cung tiền thực M/P bằng với số cầu tiền thực L(i,Y).
M/P = L(i,Y)
Biểu đồ 5.2. Mối quan hệ giữa tiền, giá và lãi suất.
Kế tiếp sử dụnh đẳng thức Fisher để viết lãi suất danh nghĩa là tổng của lãi
suất thực và tỷ lệ lạm phát:
M/P = L(r + π
e
, Y)



Đẳng thức này cho biết số cung tiền phụ thuộc vào lạm phat kỳ vọng, nó đề cập
đến một vấn đề thực tế hơn lý thuyết định lượng về sự định hình của giá. Lý thuyết
định lượng tiền cho rằng số cung tiền hôm nay quyết định giá cả hôm nay. kết luận

này chỉ đúng một phàn: nếu lãi suất danh nghĩa và sản lượng không đổi, giá sẽ
thay đổi theo số cung tiền. Tuy nhiên, lãi suất danh nghĩa không cố định vì nó tùy
thuộc vào lạm phát kỳ vọng và lạm phát kỳ vọng lai phụ thuộc vào tốc độ tăng
trưởng của số cung ti ền. Sự hiện diện của lãi suất danh nghĩa trong hàm càu tiền
thực đề cập đến một cơ chế khác qua đó số cung tiền lại ảnh hưởng đến giá.
Hàm số cầu tiền thực như trên ngụ ý rằng giá không chỉ phụ thuộc vào số cung
tiền tệ hôm nay mà còn phụ thuộc số cung tiền kỳ vọng trong tương lai. Gỉai thích
lý do tại sao như vậy, giả sử ngân hàng trung ương cho biết sẽ tăng số cung tiền
trong thời gian tới nhưng không thay đổi số cung tiền trong hôm nay. Thông tin
này khiến người ta kỳ vọng số cung tiền cao hơn trong tương lai và lạm phát cũng
cao hơn. Thông qua hiệu ứng Fisher, sự tăng lên trong lạm phát kỳ vọng này sẽ
làm tăng lãi suât danh nghĩa. Lãi suât danh nghĩa tăng ngay lập tức làm giảm nhu
cầu tiền thực do chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng lên.Do lượng tiền không thay
đổi, nhu cầu đối với tiền tệ thực giảm đi đồng nghía với giá cao hơn. Vì vậy, tăng
trưởng số cung tiền kỳ vọng sẽ dẫn đến giá cả hiện tại cao hơn. Nói chung, ảnh
hưởng của tiền lên giá tương đối phức tạp nên chính phủ ở các quốc gia trên thế
giới thường rất thận trọng đối với các thông tin có liên quan đến sự thay đổi trong
số cung tiền.
VI. CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA LẠM PHÁT

Nghiên cứu trên về nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát chưa đề cập đến các
vấn đề của xã hội xuất phát từ lạm phát. Hãy thử nghiệm nghiên cứu vấn đề này.

Nếu hỏi ai đó tại sao lạm phát là vấn đề của xã hội, câu trả lời có thể là vì lạm phát
làm cho anh ta nghèo hơn. “Mỗi năm ông chủ tăng lương cho tôi, nhưng giá cả
tăng làm cho số tăng của tiền lương của tôi bị giảm đi”. Ngụ ý câu trả lời này là
nếu không có lạm phát thì anh ta sẽ nhận được toàn bộ số tiền lương tăng lên và có
thể mua được nhiều hơn.

Phàn nàn về lạm phát là phổ biến. Trong Chương 3 và 4 ta biết rằng sức mua của

lao động tăng lên xuất phát từ sự tích tụ vốn và tiến bộ kỹ thuật. Đặc biệc, tiền
lương thực không phụ thuộc vào số lượng tiền mà chính phủ in ra. Nếu chính phủ
giảm tốc độ tăng của số cung tiền thf giá cả có thể sẽ không tăng nhanh. Nhưng
người lao đọng sẽ không thấy được tiền lương thực của họ tăng lên nhanh hơn.
Thay vào đó giảm phát xuống họ sẽ nhận được số tăng ít hơn hàng năm.

Thế thì lạm phát là một vấn đè của xã hội? Thực tế, chi phí của lạm phát rất phức
tạp. Thạ vậy các nhà kinh tế không thống nhất về quy mô của chi phí xã hội của
lạm phát. Có thể ngạc nhiên đối với nhiều người, mo^.t so^' nhà kinh tế cho rằng
chi phí lạm phát là nhỏ-ít nhất là khi tỷ lệ lạm phát thấp.

VI.1. Lạm phát kỳ vọng

Hãy nghiên cứu lạm phát kỳ vọng. Giả sử mõi tháng tăng lên 1%. Chi phí xã hội
của sự gia tăng đều đặn có thể dự đoán được 12% năm của giá cả là bao nhiêu?

Mỗi loại chi phí của lạm phát là ảnh hưởng của thuế lạm phát lên số tiền mà người
ta muốn cất giữ. Như đã đề cập trước đây, lạm phát cao sẽ dẫn đến lãi xuất danh
nghĩa cao hơn và sao đó sẽ dẫn đến số cầu đối với tiền tệ thực sẽ thấp hơn. Nếu cất
giữ tiền ít hơn thì người ta sẽ phải đi đến ngân hàng thường xuyên hơn để rút tiền.
Chẳng hạn, họ có thể rút hai lần 500.000 trong một tuần thay vì một lần 1 triệu
đồng trong một tuần. Sự bất tiện trong việc giảm số tiền cất giữ được gọi một cách
hình tượng là chi phí giầy dép của lạm phát do đi đến ngân hàng thưòng xuyên
hơn thì giày dép mau hư hơn.

Loại chi phí thứ hai của lạm phát cao hơn là xuất phát việc lạm phát cao hơn sẽ
làm cho các doanh nghiệp thay đỏi giá cả niêm yết của mình một cách thường
xuyên hơn. Thay đổi giá là tốn kém vì cần phải in ấn lại các hồ sơ giấy tờ. Chi phí
này được gọi là chi phí thực đơn, vì nếu giá cả cao hơn thì nhà hàng phải in lại
thực đơn một cách thường xuyên hơn.


Loại chí phí thứ ba của lạm phát sinh bởi các doanh nghiệp đối mặt với chi phí
thực đơn sẽ thay đổi giá một cách không thường xuyên. Vì vậy, nếu lạm phát cao
hơn thì sự biến đông trong giá cả tương đối sẽ cao hơn. Giả sử một doanh nghiệp
phát hành catalogue hàng năm vào tháng Giêng. Nếu không có lạm phát thì giá sản
phẩm của doanh nghiệp so với mức giá khác là không đổi trong suốt cả năm. Song
nếu lạm phát là 1%/tháng thì từ khi bắt đầu cho đến cuối năm giá tương đối của
doanh nghiệp sẽ giảm 12%. Vì vậy, lạm phát gây ra sự biến động trong giá cả
tương đối. Do các nền kinh tế theo định hướng thị trường phân phối nguồn tài
nguyên xã hội theo dấu hiệu của giá tương đối nên giá lạm phát có thể dẫn đến
không hiệu quả.

Loại chi phí thứ tư là loại chi phi từ luật thuế. Nhiều điều khoảng trong luật thế
không tính đến lạm phát. Lạm phát có thể làm thay đổi trách nhiệm của các cá
nhân đối với thuế mà những người làm luật không lưu ý.

Loại chi phí thứ năm là loại chi phí từ việc bất tiện của cuộc sống trong môi
trường mà giá thay đổi thường xuyên. Tiền là nền tảng của thực hiện của các gia
dịch kinh tế. Khi có lạm phát nền tảng này bị thay đổi.

VI.2. Lạm phát không kỳ vọng

Lạm phát không kỳ vọng có ảnh hưởng xấu hơn so với lạm phát bất ổn định và kỳ
vọng được vì nó làm phân phối tài sản giữa các cá nhân một cách ngẫu nhiên. Ta
có thể thấy ảnh hưởng nầy phát sinh như thế nào bằng cách xem xét các khoảng
cho vay dài hạn. Các khoảng cho vay dài hạn thường căn cứ vào lãi suất danh
nghĩa dựa trên lạmphát kỳ vọng. Nếu lạm phát thực tế cao hơn so với lạm phát kỳ
vọng thì laĩ suất thực sau (expost) mà người vay phải trả cho người cho vay sẽ
khác với cái mà cả hai phía (người vay và người cho vay) cùng kỳ vọng. Mộy mặt,
nếu lạm phát thực tế cao hơn lạm phát kỳ vọng người vay sẽ được lợi và người

cho vay sẽ bất lợi do người vay hoàn trả khoảng vay có giá trị thấp hơn so với giá
trị thực tế. Cụ thể, trong trường hợp này người cho vay chỉ trả lãi sua^'t danh nghĩa
là i = r + bất chấp việc tỉ lệ lạm phát cao hơn lạm phát kỳ vọng nên người vay có
lợi và người cho vay bất lợi. Mặt khác, nếu lạm phát thực lớn ho+n lạm phát kỳ
vọng thì người cho vay sẽ được lợi và người vay sẽ bất lợi vì giá trị hoàn trả cao
hơn giá trị cả hai cùng mong đợi.

Lạm phát không kỳ vọng cũng không ảnh hưởng xấu đến các cá nhân hưởng tiền
hưu trí. Người lao động và doanh nghiệp thường thống nhất về một khoảng hưu trí
danh nghĩa cố định nào đó khi về hưu (hay sớm hơn). Do tiền hưu trí là các
khoảng nhận sau, người lao động cung cấp cho doanh nghiệp một khoảng cho vay:
người lao động cung cấp lao động cho doanh nghiệp khi còn trẻ nhưng chỉ nhận
được toàn bộ so^' tiền trả công lao động khi đã già. Cũng giống như người cho
vay, người lao đông sẽ bị ảnh hưởng xáu đến khi lạm phát cao hơn dự kiến. Giống
như người đi vay, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng xấu khi lạm phát thấp hơn dự
kiến.

Những thình huống này cung cấp các lập luận rõ ràng hơn về lạm phát biến động
nhiều. Nếu lạm phát biến động càng nhiều, cả người vay và người cho vay đều
không chắc chắn về tương lai. Do một số người sợ rủi ro – người không thích
nhiều điều không chắc chắn – nên việc không dự báo đựơc sẽ ảnh hưởng đến hầu
hết mọi người.

Với ảnh hưởng của sự không chắc chắn về lạm phát, có lẽ rất “nhức đầu” khi
nhiều hợp đồng danh nghĩa đang tồn tại. Ai đó có thể nghĩ rằng những người vay
và những người vay sẽ bảo vệ mình bằng cách ký các hợp đồng dựa trên các biến
số thực – đó là bằng cách đề cập đến một chỉ số giá nào đó. Trong các nền kinh tế
với lạm phát cao và biến động nhiều, các chỉ số này được sử dung thường xuyên.
Thỉnh thoảng, việc làm này được thực hiện bằng cách sử dụng các ngoại tệ có giá
trị ổn định. Ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát tha^'p hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, sử

dụng chỉ số giá trong các hợp đồng ít phổ biến hơn. Thí dụ, trợ cấp xã hội sẽ đảm
bảo phần nào cho người già sẽ được điều chỉnh theo sự thay đổi của chỉ số giá tiêu
dùng.

Cuối cng khi nghĩ về chi phí của lạm phát, lưu ý một hiện tượng phổ biến là lạm
phát cao thì cũng thường hay biến động. Đó là, ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát
cao thì lạm phát củng sẽ biến động lớn qua các năm. Điều này cũng có nghĩa là
các quốc gia theo đuổi chính sách tiền tệ lạm phát cao thì củng phải chấp nha^.n
biến động lơn của lạm phát. Như đựơc đề cập trước đây, lạm phát biến động nhiều
sẽ gia tăng sự không chắc chắn cho nhưng người vay và những người cho vay
thông qua việc buộc họ phải tái phân phối lại tài sản một cách không biết trước.
VII. SIÊU LẠM PHÁT
Dựa vào tỷ lệ lạm phát các nhà kinh tế học thường chia lạm phát làm ba loại: Lạm
phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
Lạm phát vừa phải (Moderate inflation) là loại lạm phát một số. Tỷ lệ tăng giá
thấp, dưới 10% một năm. Có thể nói giá cả tương đối ổn định, bởi vì sự thay đổi
của nó hầu như rất khó nhận biết. Dân chúng tin tưởng vào giá trị đồng tiền. Do đó
người ta sẽ không lãng phí thời gian và sức lực trong việc cố gắng bảo tồn của cải
dưới hình thức tài sản khác với tiền.
Lạm phát phi mã (Galloping inflation) là loại lạm phát hai hay ba số, tức hơn 10%,
50%, 200%,…
Trong thập niên 1980, có nhiều nước lâm vào tình trạng lạm phát phi mã đến
700%, chẳng hạn như Argentina, Brazil, Việt Nam,…Đồng tiền bị mất giá một
cách nhanh chống, lãi suất thực thường là âm. Trong điều kiện đó, không ai không
ai cho vay với mức lãi suất bình thường. Phần lớn các hợp đồng kinh tế được chỉ
số hóa theo tỷ lệ lạm phát hoặc được tính theo ngoại tệ mạnh hay theo vàng. Ít có
ai nắm giữ lượng tiền mặc quá mức tối thiểu cần thiết cho việc giao dịch hằng
ngày, ngược lại hàng hóa được ưa chuộng hơn, nhất là các loại hàng lâu bền.
Chính điều đó làm cho lạm phát càng có nguy cơ tăng tốc làm cho thị trường tài
chính có nguy cơ lụn bại.

Mặc dù vậy các nước có lạm phát phi mã vẫn có khả năng cứu vãng được mà
không dùng các biện pháp cực đoan. Hơn nữa một số nước vẫn tăng trưởng tốt
với tỷ lệ lạm phát 100 -200% điển hình là Brazil và Ixraen vào thập niên 1970.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đã bị biến dạng, bởi phần lớn vốn đầu tư được đưa
ra nước ngoài, làm giảm đầu tư trong nước.
Siêu lạm phát (Hyperinflation) với tỷ lệ trên 1000%. Các cuộc siêu lạm phát điển
hình ở Bolivia vào năm 1985 với tỷ lệ 50.000%, ở Đức xảy ra vào tháng 11 năm
1923 với tỷ lệ 10.000.000.000 so với tháng 1 năm 1922! Quả thật không thể nói
bất cứ điều tốt lành nào trong cuộc siêu lạm phát cả. Người ta bị chìm ngập trong
khối tiền tệ trong khi mọi thứ hàng hóa bị khan hiếm. Chức năng sơ đẳng nhất của
tiền là làm phương tiện trao đổi cũng có thể bị mất đi. Có tiền chưa chắc mua được
hàng bởi vì không ai muốn bán hàng để lấy những đồng tiền vô giá trị. Vậy mà giá
trị còn tăng nhanh hơn cả tỷ lệ tăng của khối tiền tệ! Nền tài chính hoàn toàn bị lụn
bai, nhiều giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng. Thông thường, siêu lạm phát
chỉ có thể được cứu chữa bằng chính sách tiền tệ, là biện pháp cực đoan mà chính
phủ các nước phải sử dụng khi lạm phát cao đến mức không thể cứu vãn nổi.
1. Chi phí của siêu lạm phát
Chi phí của siêu lạm phát cũng giống như chi phí của lạm phát. Khi lạm phát đạt
đến mức cực cao thì chi phí của nó sẽ rất rõ vì nó ảnh rất xấu đến nền kinh tế.
Chi phí của siêu lạm phát bao gồm: chi phí giầy dép và chi phí thực đơn.
+ Chi phí thực đơn xuất hiện từ việc cất giữ tiền ít đi là rất lớn. Các nhà quản lý
doanh nghiệp bỏ ra thời gian và công sức để quản lí tiền mặt, khi tiền mặt bị giảm
giá quá nhanh làm giảm thời cho các hoạt động khác có giá trị lớn hơn như sán
xuất và đầu tư, siêu lạm phát làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiểu quả đi
+ Siêu lạm phát cũng làm cho chi phí thực đơn lớn hơn. Các doanh nghiệp thay
đối giá liên tục làm cho các động khác bình thường khác như in ấn và phân phát
các catalogue trở nên không thể thực hiện được.vào những năm 1920 một người
phục vụ trong nhà hang ở Đức phải đứng cạnh bàn 30 phút để nhận được thông tin
về giá mới. Khi giá thay đổi một cách thường xuyên thì rất khó cho người tiêu
dung với giá hợp lý. Giá cả tăng cao và biến động có thể làm thay đổi người tiêu

dung qua nhiều cách. Một nghiên cứu cho thấy khi vào một quán Bar ở Đức trong
thời kỳ siêu lạm phát thì người ta thường mua hai ly bia cùng một lúc. Mặt dù ly
bia thứ hai giảm giá trị đi nhưng giá trị bị mất đi này có thể nhỏ hơn giá trị mất đi
do tiền còn nằm trong túi.
Và trong thời kỳ siêu lạm phát số thuế mà Chánh phủ nhận được sẽ bị giảm giá trị
rất nhiều làm cho Ngân sách chánh phủ giảm trầm trọng.
2. Nguyên nhân của siêu lạm phát.
Ở vấn đề này ta cần hiểu tại sao siêu lạm phát lại xuất hiện? Và làm như thế nào
để chấm dứt nó?
Câu trả lời rõ ràng nhất là: siêu lạm phát là do sự tănng trưởng quá nhanh số cung
tiền và do mức lổ vốn quá lớn khi sử dụng số cùng tiền đó vào đầu tư sản xuất.
Khi NHTW in tiền quá nhiều hoặc khi sử dụng vốn không hiểu quả thì giá sẽ tăng
lên, mà % tảng lên của giá chính là tỉ lệ lạm phát.
Tuy nhiên câu trả lời này là chưa hoàn chỉnh. Để phân tích vấn đề một cách sâu
sắc hơn. Chúng ta sẽ nghiên cứu về chánh sách tài chánh.

×