Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

THONG KE KINH DOANH_THUY SAN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.29 KB, 27 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN HỌC: THỐNG KÊ KINH DOANH
ĐỂ TÀI: TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN (NÔNG SẢN) NÊU BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NVL
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN.
GVHD : NGUYỄN KHÁNH BÌNH
Nhóm : 9
Lớp: NCQT4F
TP.Hồ Chí Minh,Tháng 6 năm 2011
1
DANH SÁCH NHÓM 2
STT HỌ VÀ ĐỆM TÊN MSSV
GHI
CHÚ
1 LÂM VŨ BẢO
2 TRẦN THANH HẰNG
3 DIỆP THỊ THU HIỀN (Nhóm trưởng)
4 TRẦN THỊ LỆ KHIÊM
5 NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU
6 NGUYỄN THỊ MỪNG
7 ĐỖ THỊ PHƯƠNG NHI
8 MAI THỊ KIM THẢO
9 PHẠM ĐÀO MINH THƯ
10 BÙI THỊ TRANG
2
MỤC LỤC
3
LỜI NÓI ĐẦU
Do xuất phát điểm từ một nền nông nghiệp nhỏ lạc hậu, với 80% dân số và trên


70% lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn, cho thấy Việt Nam vẫn
là một quốc gia nghèo, lạc hậu . vì thế phát triển công nghiệp chế biến nông sản
mà đặc biệt là CNCBNSXK là một nội dung quan trọng của CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Nó trực tiếp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong nông nghiệp và nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng
cao giá trị nông phẩm hàng hóa và do đó thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nông
nghiệp hàng hóa lớn, hiện đại. Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng chỉ rõ: Đặc biệt
coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn
diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản . Tại
Hội nghị của BCH TW Đảng lần thứ 4 - khóa VIII đã nhấn mạnh: “ưu tiên phát
triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thủy
sản, sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng ”
4
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN
Một số đặc trưng của công nghiệp chế biến nông sản
Theo nghị định 75/cp của chính phủ ngày 27-3-1993 về quy định nghành hệ thống
kinh tế quốc dân cấp I và quyết định 143-TCTK/ppch ngày 22-12-1993 của tổng
cục thống kê về việc thi hành hệ thống nghành kinh tế cấp II, III, IV thì các
nghành công nghiệp ở Việt Nam được chia thành bốn nhóm như sau:
• Công nhiệp khai thác mỏ
• Công nghiệp chế biến
• Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt
• Công nghiệp xây dựng
Với cách phân loại này, công nhiệp chế biến là một ngành kinh tế - kỹ thuật độc
lập, thuộc nhóm ngành thứ 2 trong 4 nhóm ngành của công nghiệp, có chức năng
làm biến đổi hình thái tồn tại (tức chế biến) các sản phẩm đầu ra của các ngành
công nghiệp khác.
Như vậy có thể hiểu công nhiệp chế biến là hoạt động làm biến đổi hình dạng của
đối tượng lao động từ nguyên liệu thành các sản phẩm trung gian và sản phẩm
cuối cùng. Với cách hiểu như vậy, công nghiệp chế biến là bước đi sau, kế tiếp của

công nghiệp khai thác.
Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, thì công nghiệp chế biến là bao gồm: công
nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt và may mặc… trong đó
các ngành chế biến sản phẩm của nông nghiệp được gọi là công nghiệp chế biến
nông sản.
Như vậy công nghiệp chế biến nông sản là một phân ngành của công nghiệp chế
biến, nó thực hiện các hoạt động bảo quản gìn giữ, cải biến và nâng cao giá trị sử
dụng và giá trị nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp (gồm cả nông, lâm, thủy sản)
bằng phương pháp công nghiệp. nói cách khác, nếu công nghiệp có 3 vị trí trong
5
cơ cấu kính tế nông thôn là: đứng trước sản xuất nông nghiệp, song song với sản
xuất nông nhiệp, và đứng cuối quy trình sản xuất công nghiệp thì công nghiệp chế
biến nông sản đứng ở vị trí thứ 3. Công nghiệp chế biến nông sản xuất hiện đã
đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và
đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Công nghiệp chế biến nông sản lại cũng rất đa dạng về ngành nghề, sản phẩm,trình
độ kĩ thuật – công nghệ… nếu căn cứ vào công dụng của sản phẩm cũng như
nguyên liệu chế biến thì công nghiệp chế biến nông sản bao gồm các ngành hẹp
như: ngành chế biến lương thực; ngành chế biến trái cây, thức uống, ngành chế
biến các loại cây công nghiệp, ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm; ngành sản
xuất chế biến đường, bánh kẹo, nghành chế biến thịt sữa và các sản phẩm từ thịt,
sữa; nghành chế biến rau quả…
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản quy mô vừa và nhỏ
Quy luật kinh tế chung mà các nước có sản phẩm nông nghiệp phải
chịu là “được mùa rớt giá”. Tăng diện tích cây trồng và các biện
pháp tăng năng suất luôn đẩy sản phẩm nông nghiệp vào thế chống
chọi với áp lực cạnh tranh thị trường và giá cả. Trước sự biến động
về giá nông sản, bài toán cân bằng giá bán - sản lượng luôn là thách
thức đối với các nhà quản lý và người sản xuất.
• Ứng dụng công nghệ chế biến để bình ổn giá nông sản

Năm 2003, một công ty thương mại của Ấn Độ đã mua 20 container hồ
tiêu của Việt Nam. Tại sao một nước nổi tiếng về gia vị và hồ tiêu như Ấn
Độ lại mua hồ tiêu của nước ta? Đó là do quy luật giá cả thị trường, hàng
hóa từ nơi có giá thấp chảy về nơi có giá cao, chứng tỏ sự thua thiệt về
6
giá của hồ tiêu của nước ta.
Các nước Indonesia, Malaysia và đặc biệt ở Ấn Độ đã ứng dụng công
nghệ sản xuất nhựa dầu hồ tiêu. Từ 10 - 12kg hạt tiêu
khô có thể sản xuất 1kg nhựa dầu hồ tiêu với thời giá
thị trường thế giới tháng 10-2004 từ 35 đến 60
USD/kg nhựa tùy theo chất lượng sản phẩm.
Mặt khác, công nghệ sản xuất nhựa dầu hồ tiêu còn
cho phép tận dụng hồ tiêu có phẩm cấp thấp hơn loại
xuất khẩu để sản xuất thành nhựa dầu, trong khi đó các doanh nghiệp của
ta chỉ có cách bán hạ giá và bán hồ tiêu xay dạng bột với giá bằng 1/3 giá
chính phẩm. So sánh như vậy có thể thấy lợi nhuận thu được từ công
nghệ chế biến nông sản.


Giải pháp ứng dụng công nghệ chế biến thực phẩm để bình ổn giá nông
sản không phải là điều mới, song không phải dễ dàng khi ứng dụng và lựa
chọn công nghệ cho thích hợp. Lâu nay ở nước ta đã có nhiều bài học đắt
giá cho việc xây dựng các dự án chế biến nông sản thực phẩm với quy mô
lớn cả về vốn đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị đắt tiền từ nước ngoài
để rồi nông sản vẫn thừa, nhà máy vẫn thất nghiệp.
• Ưu thế của mô hình chế biến nông sản quy mô vừa và nhỏ
Thực tiễn cho thấy ở nước ta hiện nay, mô hình doanh nghiệp chế biến
nông sản vừa và nhỏ ở các địa phương vẫn tỏ ra có ưu thế hơn khu công
nghiệp tập trung đầu tư lớn bởi mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ phù
7

Chế biến tiêu
xuất khẩu tại Công
ty Tiến Hưng
hợp với trình độ quản lý kinh tế và trình độ công nghệ của người sản xuất;
tính cơ động cao, dễ thích ứng với biến đổi về thị trường, nhất là khi có
nhu cầu thay đổi mẫu mã sản phẩm; năng động trong tiếp thị, vốn đầu tư
thấp với phần lớn thiết bị chế tạo trong nước. Thực hiện mô hình này, có
thể bám sát vùng nguyên liệu với cơ chế thu mua mềm dẻo; có thể kết
hợp hài hòa giữa trồng trọt và chế biến tại chỗ bằng cách chủ động điều
tiết đầu vào nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm.
Để giải quyết mối quan hệ giữa giá cả và sản lượng nông sản ở nước ta,
phát triển các mô hình công nghiệp chế biến thực phẩm nông sản quy mô
vừa và nhỏ là hướng đi thích hợp. Một giải pháp rất quan trọng là phân
cấp công nghệ theo vùng và địa phương. Các địa phương có sản phẩm
nông sản cần xây dựng mô hình chế biến tại chỗ, trong khi đó các thành
phố lớn, như TPHCM, cần đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao, tạo ra
các sản phẩm có giá trị lớn cả về khoa học công nghệ và kinh tế.
Các mô hình chế biến nông sản quy mô vừa và nhỏ ở các địa phương trở
thành các xí nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm sơ chế và nguyên liệu thứ
cấp cho khu công nghệ cao để chế biến sản phẩm cuối cùng. Quy hoạch
phân vùng công nghệ chế biến nông sản theo mô hình vệ tinh như vậy
đảm bảo sự phù hợp về vận trù học, tạo con đường đi ngắn nhất và tiết
kiệm nhất trong quá trình vận chuyển nông sản.
Nếu mọi doanh nghiệp đều chở nông sản về thành phố hoặc khu công
nghiệp để chế biến, chưa tính lãng phí về kinh tế do vận chuyển, hao hụt
8
và giảm chất lượng nguyên liệu, cái giá mà thành phố phải trả là chi phí
giải quyết ô nhiễm môi trường, giá trị sản phẩm thấp, tăng dân số cơ
học… Còn nếu địa phương nào cũng đầu tư chế biến quy mô lớn, trước
hết không thể đủ vốn đầu tư hoàn chỉnh, kết quả chỉ tạo ra những sản

phẩm thấp cấp gây lãng phí nguyên liệu và năng lượng do trình độ quản lý
và trình độ công nghệ, người lao động chưa đáp ứng nhu cầu chất lượng
sản phẩm.
Chiến lược dài hạn phát triển công nghiệp chế biến nông sản đối với nước
ta hiện nay là xác định đúng mức cơ cấu giữa đầu tư tập trung và đầu tư
phát triển công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ tại từng địa phương.
Để xác định hướng đi đúng cho công nghiệp chế biến nông sản đòi hỏi có
quy hoạch tổng thể và xem xét toàn diện tương quan giữa công nghiệp
của địa phương với các vùng kinh tế lân cận và các khu công nghiệp lớn.
Các giải pháp bù giá, trợ giá của Chính phủ cho sản phẩm nông nghiệp chỉ
là giải pháp tạm thời, không thể coi là biện pháp có tính chiến lược đối với
các địa phương trong nhiệm vụ bình ổn giá nông sản và tăng trưởng kinh
tế trong nông nghiệp.
9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT
LIỆU VÀ BIỆN PHÁP
2.1 Thuận Lợi Và Khó Khăn
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để nhanh chóng phát triển các ngành công
nghiệp chế biến nông sản tại Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng khi
mà công nghiệp chế biến nông sản đang quá tụt hậu so với sản xuất nông
sản nguyên liệu, cùng với việc xuất khẩu nông sản thô với khối lượng rất
lớn trong rất nhiều năm.
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, những thành tựu đã đạt
được trong lĩnh vực nông nghiệp và gắn liền với nó là xuất khẩu hàng
nông sản trong 25 năm đổi mới của Việt Nam là hết sức to lớn và rất đáng
tự hào. Tuy nhiên, do rất nhiều nguyên nhân, hiệu quả của nó là không
tương xứng, nếu như không muốn nói là vẫn còn rất thấp. Trong đó,
nguyên nhân quan trọng hàng đầu chắc chắn là vốn đầu tư cho lĩnh vực
này vẫn còn quá khiêm tốn, trong khi tiền đề để bảo đảm đầu tư có hiệu
quả có lẽ là khó có thể thuận lợi hơn. Do vậy, tăng tốc đầu tư cho lĩnh vực

này là hướng phát triển quan trọng, bởi hiệu quả hiệu quả “kép” đặc biệt
của nó trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước hết,
các số liệu thống kê quốc tế trong gần nửa thế kỷ gần đây cho thấy, tuy
cũng thăng trầm, nhưng diện tích đất nông nghiệp của Việt nam vẫn tăng
và đạt kỷ lục 6,649 triệu ha ở thời điểm năm 2001, nhưng trong mấy năm
gần đây chỉ còn dao động xung quanh mức 6,35 triệu ha. Trong khi đó,
10
tổng diện tích các loại cây, bao gồm cây hàng năm và cây lâu năm, hầu
như vẫn tăng, nhưng nhịp tăng càng ngày càng chậm lại và năm 2009 đã
đạt kỷ lục 13,949 triệu ha.
Thực tế đó có nghĩa là, tiềm năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp hầu
như không còn, trong khi diện tích đất nông nghiệp buộc phải chuyển qua
các mục đích sử dụng khác lại tăng lên, còn khả năng quay vòng sử dụng
đất có lẽ cũng đã được khai thác gần như triệt để. Do vậy, phát triển nông
nghiệp theo chiều rộng trong những năm tới là điều hầu như không thể.
Nói đến Đà Lạt-Lâm Đồng là nói đến vùng đất chuyên canh các mặt hàng
rau, quả. Khoảng 7 năm trở lại đây, sự tác động của Chương trình sản
xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, năng suất các mặt hàng rau,
quả ở Lâm Đồng đã được nâng lên rõ rệt. Cũng như nhiều mặt hàng nông
sản khác, đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là vấn đề bức thiết
nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của các mặt hàng rau, quả. Bình
quân mỗi năm, Lâm Đồng canh tác khoảng 43,6 ngàn ha rau quả các loại,
với sản lượng bình quân trên 1,3 triệu tấn/năm. Nhờ năng suất và chất
lượng khá ổn định, thời gian qua, Lâm Đồng đã khuyến khích các thành
phần kinh tế đầu tư vào khâu chế biến nông sản,nhằm nâng cao giá trị sản
xuất của các mặt hàng rau quả. Thông thường, chế biến rau cấp đông, rau
sấy khô đòi hỏi cao về kỹ thuật công nghệ và vệ sinh thực phẩm. Hiện,
một số doanh nghiệp đã đầu tư và phát triển công nghệ BLOC (sản phẩm
dạng đóng gói) và công nghệ IQF (sản phẩm dạng rời). Theo thống kê
chưa đầy đủ, hiện các doanh nghiệp sản xuất chế biến rau đông lạnh và

cấp đông trên địa bàn tỉnh có tổng công suất khoảng 27 ngàn tấn thành
phẩm/năm (quy ra nguyên liệu sử dụng khoảng 94,5 ngàn tấn/năm). Như
vậy, so với sản lượng rau thương phẩm bình quân hơn 1,3 triệu tấn/năm,
thì sản lượng rau quả được đưa vào chế biến còn khá “khiêm tốn”.
11
Nguyên nhân chính là do tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp chưa
mạnh, nên việc đầu tư vào lĩnh vực chế biến rau quả hiện vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Mấy năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến nông sản- thực phẩm
(NSTP) trên địa bàn tỉnh ta có bước phát triển khá sôi động cả về quy mô
và cơ cấu ngành hàng. Qua đó góp phần đáng kể vào việc gia tăng giá trị
sản xuất công nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao
động.
Nghề chế biến bánh đa truyền thống làng Me-Xã Tân Hòa- Hưng Hà. Ảnh
Thành Tâm
Nếu so với các tỉnh khác ở khu vực phía Bắc thì Thái Bình có khá nhiều
tiềm năng, thế mạnh cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến
NSTP như: Đất đai màu mỡ; lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm
thâm canh giỏi; sản phẩm nông nghiệp đa dạng gồm cả trồng trọt và chăn
nuôi, cả nuôi trồng và đánh bắt; nằm tiếp giáp với một số thị trường tiêu
thụ nông sản lớn như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội
Bên cạnh đó, thời gian qua các ngành chức năng đã tham mưu giúp
UBND tỉnh xây dựng nhiều đề án sản xuất và ban hành các cơ chế chính
sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp chế biến
NSTP. Điển hình như chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi;
mở rộng diện tích cây vụ đông; đề án phát triển gia trại, trang trại; tạo điều
kiện về mặt bằng để mở rộng sản xuất. Ngoài ra còn có cơ chế hỗ trợ vay
12
vốn tín dụng, đào tạo lao động, miễn giảm thuế, xúc tiến thương mại
Nhờ sự kết hợp giữa tiềm năng sẵn có với các chính sách hỗ trợ kịp thời

đã tạo cho ngành chế biến NSTP một sức sống mới, diện mạo mới. Hiện
tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 11.000 cơ sở chế biến NSTP, trong đó
phần lớn là các hộ sản xuất cá thể. Tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành
đạt khoảng 14,13%/ năm.
Các cơ sở và doanh nghiệp chế biến NSTP đang tạo việc làm cho khoảng
23.000 lao động. Cơ cấu ngành hàng chế biến ngày càng phong phú, đa
dạng nhưng tập trung chủ yếu vào 10 chủng loại sản phẩm có quy mô
tương đối lớn, điển hình như: Chế biến gạo, ngô; thịt đông lạnh; thuỷ sản
đông lạnh; nước mắm; rau- củ- quả; bia- nước giải khát Trong đó, một
số nhóm ngành có bước phát triển khá sôi động, bước đầu tạo được
thương hiệu và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
Đáng chú ý là nhóm ngành chế biến cây lương thực, chủ yếu là lúa gạo.
Sản lượng xay xát toàn tỉnh hàng năm đạt khoảng 900.000 tấn, xuất khẩu
đạt khoảng 6.000 tấn. Hiện tại đã hình thành được một số cơ sở xay xát
quy mô khá như: Công ty cổ phần lương thực Thái Đan; Công ty cổ phần
giống cây trồng Thái Bình, Công ty cổ phần SX- KD XNK Lam Sơn, Công
ty Hưng Cúc; Công ty Thuận Khang Cùng với đó là hàng chục các làng
nghề, xã nghề chế biến LT- TP như: Dụ Đại (Đông Hải); Tô Hồ, Tô Đê (An
Mỹ); Đồng Thanh (Vũ Thư); Nguyên Xá (Đông Hưng); An Vũ, An Lễ
13
(Quỳnh Phụ)
Kế đó là nhóm ngành chế biến các sản phẩm chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh
hiện có 3 cơ sở chế biến thịt đông lạnh, chủ yếu là lợn sữa xuất khẩu với
công suất khoảng 10.000 tấn/ năm như: Công ty XNK thực phẩm Thái
Bình công suất 5.000 tấn/ năm; Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu
công suất 3.000 tấn/ năm; Công ty thực phẩm nông sản Thái Bình công
suất 1.200 tấn/ năm. Ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm nằm phân bố rải rác. Giá trị xuất khẩu của nhóm ngành này đạt
khoảng 5,5- 6 triệu USD/ năm
Nhóm ngành chế biến thuỷ- hải sản có năng lực chế biến khoảng 1.200-

1.500 tấn/ năm; giá trị xuất khẩu khoảng 5,3- 5,5 triệu USD/ năm. Sản
phẩm chủ yếu là nước mắm (khoảng 6 triệu lít/ năm), bột cá (7.000 tấn/
năm), tôm và cá đông lạnh (khoảng 2.000 tấn), cá khô (300- 500 tấn)
Một số danh nghiệp chế biến hải sản có quy mô khá, điển hình như Công
ty TNHH Rich Beauty, Công ty cổ phần thuỷ sản Diêm Điền, Công ty CP
hải sản Thái Bình, Công ty chế biến bột cá Thụy Hải Ngoài ra còn phải
kể đến một số nhóm ngành khác như chế biến rau quả, chế biến thức ăn
chăn nuôi, chế biến cây công nghiệp.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí,
vai trò của ngành chế biến NSTP trong quá trình phát triển nông nghiệp,
14
nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Nếu nhìn một cách tổng thể thì ngành công nghiệp chế biến NSTP tỉnh ta
vẫn còn khá nhỏ bé. Số lượng các cơ sở, doanh nghiệp chế biến ít, thiếu
các doanh nghiệp quy mô lớn; sản phẩm phần lớn là sơ chế, dây chuyền
công nghệ lạc hậu; chưa xây dựng được một số thương hiệu sản phẩm
tiêu biểu là thế mạnh của tỉnh.
Bên cạnh đó, việc quy hoạch vùng sản xuất để tạo nguồn nguyên liệu chất
lượng cao, số lượng lớn chưa đáp ứng được yêu cần, còn manh mún, nhỏ
lẻ; việc thu mua sản phẩm thông qua hợp đồng còn ít gây khó khăn cho
doanh nghiệp trong việc chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Hệ
thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là về điện, nước sạch,
giao thông nông thôn
2.2 BIỆN PHÁP
Trước hết, các số liệu thống kê quốc tế trong gần nửa thế kỷ gần đây cho
thấy, tuy cũng thăng trầm, nhưng diện tích đất nông nghiệp của Việt nam
vẫn tăng và đạt kỷ lục 6,649 triệu ha ở thời điểm năm 2001, nhưng trong
mấy năm gần đây chỉ còn dao động xung quanh mức 6,35 triệu ha. Trong
khi đó, tổng diện tích các loại cây, bao gồm cây hàng năm và cây lâu năm,
hầu như vẫn tăng, nhưng nhịp tăng càng ngày càng chậm lại và năm 2009

đã đạt kỷ lục 13,949 triệu ha.
Để ngành công nghiệp chế biến NSTP tiếp tục phát triển nhanh, tương
15
xứng với tiềm năng, thời gian tới các ngành chức năng cần nghiên cứu và
xác định rõ một số nhóm sản phẩm vừa là thế mạnh vừa đáp ứng nhu cầu
thị trường để khuyến khích, tập trung đầu tư phát triển.
Trước mắt cần ưu tiên vào một số mặt hàng như lương thực - thực phẩm,
thịt lợn sữa, thuỷ sản, đồ uống, rau quả (hoa hèo, dưa chuột bao tử, ớt,
khoai tây) Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng đa dạng hoá các
thành phần kinh tế tham gia, trong đó chú trọng thành phần kinh tế tư nhân
và hợp tác đầu tư nước ngoài, ưu tiên phát triển các sản phẩm xuất khẩu.
Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới nhằm đa dạng
hoá sản phẩm và từng bước xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông
sản tiêu biểu. Chú trọng việc quy hoạch để hình thành một số vùng sản
xuất nguyên liệu tập trung, quy mô lớn và mở rộng hình thức mua- bán
thông qua hợp đồng nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất.
Đi liền với đó cần tích cực đầu tư xây dựng hạ tầng cho các vùng chuyển
đổi, nhất là về thuỷ lợi. Tăng cường hỗ trợ nông dân về giống, vốn, vật tư,
kỹ thuật nhằm tạo sản phẩm chất lượng cao đủ tiêu chuẩn làm hàng hoá.
Ngoài ra, tỉnh tiếp tục bổ sung các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư
mới và hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Đặc biệt là cơ chế hỗ trợ
16
về vốn, mặt bằng, lao động, tìm kiếm thị trường
• Giải pháp đảm bảo an định nguồn nguyên liệu:
- Hình thành và phát triển tại Đà Nẵng mặt số vùng nguyên liệu phù hợp
với định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản
thành phố.
- Tăng cường liên kết với các địa phương khác, nhất là khu vực Miền
Trung-Tây Nguyên, trong việc khai thác và phát triền các vùng nguyên liệu
tập trường đề đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

• Giải pháp về thị trường tiêu thụ:
- Tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm trong đó chú trọng tăng năng
suất lao động, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mặt hàng sản xuất,
đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn-vệ sinh thực phẩm.
- Tăng cường công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, trong đó
chú trọng xây dựng chiến lược dài hạn đối với thị trường cả trong nước và
xuất khẩu
17
- Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn
trong cung cấp nguyên liệu, vật tư, gia công, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp
phụ tùng, máy móc-thiết bị cho ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-
thủy sản.
• Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư:
- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút mạnh vốn đầu tư thuộc
mọi thành phần kinh tế, trong đó chú ý kêu gọi đầu tư của các doanh
nghiệp lớn trong nước có năng lực cạnh tranh cao và thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Chú trọng tích lũy vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất và khai
thác tốt các nguồn vốn vay ưu đãi.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, trong đớ chú trọng đầu tư có trọng
điểm, đảm bảo hiệu quả kinh tế; đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới, nghiên cứu-xây dựng chiến lược phát triển doanh
nghiệp phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
• Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:
- Tiến hành khảo sát nhu cầu lao động hàng năm đối với các ngành nghề
18
nói chung và ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản nói riêng để
có kế hoạch tổ chức đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Thành lập Website về nhân lực của thành phố; Tổ chức thường xuyên
các Hội chợ việc làm; Thúc đẩy việc chuẩn hóa các cơ sở đào tạo nghề
hiện có; Thành lập Trung tâm đánh giá chất lượng đào tạo nghề; Tăng

cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong
đào tạo và tuyển dụng nhân lực; Trích lập Quỹ đào tạo tại doanh nghiệp
• Giải pháp về công nghệ và chất lượng:
- Triển khai thực hiện tốt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học-công
nghệ thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2004-2010, trong đó chú trọng cho
phép doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ; khấu hao
nhanh tài sản; thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học-công nghệ của
thành phố đồng thời khuyến khích việc thành lập quỹ này tại các doanh
nghiệp; khuyến khích thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới và dịch vụ khoa
học-công nghệ trên địa bàn thành phố.
- Chú trọng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm như tăng cường
liên kết, hợp tác với ngành Nông nghiệp trọng việc đảm bảo chất lượng
nông phẩm cung cấp cho công nghiệp chế biến; tăng cường khâu kiểm tra
chất lượng sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp và các cơ quan nhà
19
nước đối với các tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm
• Các chính sách và hỗ trợ:
Thực hiện các chính sách của Trung ương và Thành phố về tài chính, tín
dụng; hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học- công nghệ mới, phát triển thị
trường, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp.
Trong đó chú ý một số giải pháp như: Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; Thúc đẩy việc thành
lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thực hiện
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
việc khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; Quyết
định 106/2004/QĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về việc cho các hộ
nông dân và các doanh nghiệp ngành chế biến nông-lâm-thủy sản được
vay vốn từ các Chương trình hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi, gây rừng
và trồng rừng; Xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm công nghiệp thành
phố Đà Nẵng; Hỗ trợ kinh phí thuê chuyên gia quản lý doanh nghiệp, xúc

tiến thương mại, đổi mới thiết bị công nghệ; Triển khai Chương trình đào
tạo công nhân lành nghề theo Quyết định 121/2004/QĐ-UB ngày
15/7/2004 của UBND thành phố Đà Nẵng, khẩn trương xây dựng và hoàn
thành Website ngành Công nghiệp Đà Nẵng làm cơ sở trao đổi thông tin
trong ngành.
20
• Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế phục vụ
sản xuất Hòan thiện cơ sở hạ tầng và ổn định mặt bằng sản xuất
cho doanh nghiệp, trong đó chú trọng quy hoạch, đầu tư và hoàn
thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp chuyên
ngành như KCN Chế biến và Dịch vụ thủy sản Thọ Quang, KCN
chế biến lâm sản Hòa Cầm ; Quy hoạch và hỗ trợ phát triển các
làng nghề truyền thống; Xây dựng Cụm Công Nghiệp-TTCN và làng
nghề mới có chức năng sơ chế các loại nông phẩm là nguyên liệu
cung cấp cho các nhà máy chế biến sâu.
• Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành chế biến
nông-lâm-thủy sản: Giao Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với Sở
Thủy sản-Nông Lâm và các ngành liên quan tăng cường quản lý
các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản. Đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp các loại giấy phép,
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp; Hình
thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội ngành
hàng chế biến Thủy sản, gỗ của thành phố; Sớm đưa Trung tâm
khuyến Công vào hoạt động.
Biện pháp sử dung có hiệu quả:
Mặc dù có lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu song công nghiệp chế
biến nông sản trong tỉnh vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn và thách
thức. Nhằm tạo bước “đột phá, tăng tốc” cho ngành công nghiệp, trong
giai đoạn 2011-2015, một trong những mục tiêu được tỉnh Lâm Đồng ưu
21

tiên triển khai, đó là phát triển công nghiệp chế biến nông sản có lợi thế
cạnh tranh và sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Ông Huỳnh Ngọc Hải - Phó
Giám đốc Sở Công thương lâm Đồng cho biết: “Để lĩnh vực công nghiệp
chế biến phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương,
thì ngoài những chủ trương, chính sách của Nhà nước, Lâm Đồng, cần
tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự đồng thuận cạnh
tranh như cà phê, chè, rau quả… Ngoài ra, cần quyết tâm cao trong công
tác chỉ đạo, quyết liệt trong công tác thực hiện, giải pháp linh hoạt và phù
hợp với thực tế; thường xuyên kiểm tra và có giải pháp hộ trợ thực hiện.
Muốn làm được điều đó, giải pháp mà ngành công nghiệp đưa ra là tăng
cường kêu gọi đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào
lĩnh vực chế biến nông sản, trong đó có chế biến các mặt hàng rau quả;
đồng thời thông qua các chương trình, dự án được triển khai hàng năm,
hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư trang thiết bị chế
biến rau cấp đông, rau đông lạnh, chế biến cà phê theo công nghệ ướt, cà
phê hòa tan…”.
Có thể nói, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến được xem là “chìa
khóa” tạo động lực cho ngành công nghiệp tạo bước bứt phá mới. Vì vậy,
thời gian tới các ban ngành, địa phương liên quan cần tập trung tối đa các
nguồn lực thực hiện tốt các dự án phát triển công nghiệp chế biến trên cơ
sở quy hoạch chung của tỉnh và khu vực; chú trọng đổi mới công nghệ,
tính toán cân đối phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên
liệu. Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp chế biến phải mang tính bền
vững theo hướng hiện đại kết hợp với công nghệ truyền thống, đảm bảo
môi trường, môi sinh, coi trọng hiệu quả kinh tế, phù hợp với xu thế hội
nhập; đặc biệt, cần phát huy tổng hợp mọi nguồn lực trong và ngoài nước,
khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và con
22
người, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn.


VÍ DỤ
Khởi sắc công nghiệp chế biến nông sản
Vùng đất cằn cỗi vùng tây huyện Thăng Bình gần một năm nay xuất
hiện 2 mô hình chế biến nông sản bước đầu đem lại hiệu quả được
nhiều người dân ở khu tái định cư lòng hồ Đông Tiển trầm trồ thán
phục.
Vùng đất cằn cỗi vùng tây huyện Thăng Bình gần một năm nay xuất
hiện 2 mô hình chế biến nông sản bước đầu đem lại hiệu quả được
nhiều người dân ở khu tái định cư lòng hồ Đông Tiển trầm trồ thán
phục.

Sản xuất tại cơ sở bún, phở khô Phước Liên.

Chủ mô hình sản xuất bánh đa nem Hương Huệ (chị Đặng Thị
Hương) và bún phở khô Phước Liên (anh Đàm Văn Phước) là 2 trong
số 14 hộ nông dân được UBND huyện và Phòng Công Thương huyện
23
Thăng Bình đưa đi học nghề chế biến nông sản ở tỉnh Hà Tây (cũ)
năm 2008. Sau khi trở về, họ áp dụng thành công tại hộ gia đình và
ngày càng tạo “tiếng vang” ở tổ 9 thôn Vinh Đông, xã Bình Trị.
Gia đình chị Hương có 5 nhân khẩu, mỗi năm sản xuất 6 sào lúa và
màu, nhưng do phụ thuộc nước trời nên năng suất thường bấp bênh.
Để có cái ăn cho cả nhà, chị Hương tìm tòi học thêm và mở dịch vụ
nấu ăn nhưng rồi cũng không ổn định. Sau khi được học nghề sản
xuất bánh đa nem, chị suy nghĩ: “Đây là nghề phù hợp với vùng quê
mình, bởi nguồn nguyên liệu rất dồi dào, vốn đầu tư cũng vừa sức
nên mạnh dạn đầu tư cơ sở máy móc để đi vào hoạt động”. Chị
Hương bàn bạc với chồng vay vốn ngân hàng, mượn của bạn bè,
người thân trên 70 triệu đồng để mua sắm máy xay bột, nồi hơi hấp,

vỉ phơi, nguyên liệu… Từ tháng 6-2008, mô hình của chị đi vào sản
xuất. Theo chị Hương, việc sản xuất bánh đa nem cũng đơn giản, gạo
đem ngâm rồi xay bột nước, bột nước được tráng trên băng vải
phẳng rộng 40cm cho chạy qua nồi nước sôi đã đun trước và đưa
vào để bánh trải trên vỉ và đem phơi. Sau khi bánh khô, lột bánh đem
cắt và đóng gói đưa ra thị trường tiêu thụ.

Cơ sở bánh đa nem Hương Huệ.

Hiện tại cơ sở của chị Hương có 6 lao động thường xuyên sản xuất,
đóng gói và giao hàng, chủ yếu là lao động nữ, công việc cũng không
vất vả nhưng thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng/tháng/người. Mỗi
24
ngày, cơ sở của chị Hương sản xuất 100kg gạo, sau khi trừ chi phí
mỗi tháng gia đình chị có thu nhập 4,8 - 5 triệu đồng. Thời gian đến,
chị dự tính sẽ mua sắm thêm vỉ phơi để sử dụng hết năng suất thiết
bị, mở rộng diện tích sân phơi, xây lò sấy và nhà phơi để sản xuất
bánh trong mùa mưa, tìm kiếm thị trường tiêu thụ… nhằm nâng cao
thu nhập. Ưu điểm của bánh đa nem Hương Huệ là hợp với khẩu vị
người tiêu dùng, nhờ bánh mềm, mỏng lại dẻo, không rách, không
giòn và không có vị mặn như các loại bánh trên thị trường nên được
nhiều người ưa chuộng.
Với anh Đàm Văn Phước cũng tương tự: sau khi được đi học nghề,
anh đã chọn cho mình nghề sản xuất bún, phở khô. Anh mạnh dạn
đầu tư 47 triệu đồng để mua máy móc thiết bị sản xuất và mỗi ngày
có thu nhập gần 100 nghìn đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ so với
nghề nông.
Những mô hình được nông dân huyện Thăng Bình học tập từ tỉnh Hà
Tây là những mô hình chế biến nông sản có qui mô sản xuất nhỏ tại
hộ gia đình. Sản phẩm được chế biến từ gạo nguyên chất, kỹ thuật

chế biến đơn giản dễ học và dễ áp dụng, nguồn vốn đầu tư ít, từ 5 - 7
triệu đồng/cơ sở, các thao tác điều khiển bằng thủ công, lao động
trong gia đình đều có thể làm được; nguyên liệu khai thác tại chỗ rất
thuận lợi, sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ rộng, giá cả sản
phẩm hợp lý. Qui mô của mô hình phát triển phù hợp với điều kiện hộ
gia đình nông thôn. Trong 14 hộ học nghề đã có 4 hộ sản xuất bún
tươi, 5 hộ sản xuất bún khô, 2 hộ sản xuất bánh đa nem và 3 hộ sản
xuất bánh tráng. Có 5 cơ sở mạnh dạn bỏ vốn đầu tư mua sắm dây
chuyền sản xuất từ 50 - 70 triệu đồng/máy và sản xuất những sản
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×