Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

172 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.54 KB, 59 trang )

Page 1 of 59
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi nhà nước có cách quản lý kinh tế nói riêng, và ở mỗi thời điểm khác nhau thì
cách quản lý cũng khác nhau. Kinh tế Việt Nam ngày càng hoà nhập và phát triển theo
nhịp với kinh tế thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh thì kinh tế Việt Nam chỉ nhằm mục
đích là cung cấp các mặt hàng cũng như sản phẩm để phục vụ công cuộc đấu tranh giành
lại độc lập. Các cơ quan, doanh nghiệp cùng với nhân dân sản xuất chủ yếu lương thực
thực phẩm phục vụ cho bộ đội chiến đấu ở chiến trường. Sau chiến tranh thì công cuộc
khôi phục kinh tế của Việt Nam lại bắt đầu. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh mới chỉ
bắt đầu vì trong chiến tranh có nhiều nhà xưởng đã bị phá huỷ và cần phải xây dựng lại
từ đầu. Bên cạnh đó mặc dù đã giành được độc lập nhưng Việt Nam vẫn bị cấm vận kinh
tế với một số nước nên việc kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Thời kỳ đó kinh tế
Việt Nam phát triển theo kiểu Nhà nước tự lo đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp nên
không tạo ra được sức sáng tạo cũng như bứt phá trong kinh doanh, nói cách khác nó tạo
ra sức ì trong kinh doanh. Tuy nhiên khi nhận thấy xu hướng phát triển đó không phù
hợp với xu hướng kinh tế thế giới nên Việt Nam đã phát triển kinh tế theo xu hướng kinh
tế thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước.
Kinh tế Việt Nam ngày càng có sự phát triển rõ rệt khi có chính sách phát triển
kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO - Tổ chức
thương mại thế giới thì cùng với những thuận lợi còn có những khó khăn mà các doanh
nghiệp cần phải tận dụng và khắc phục những khó khăn để tự khẳng định mình. Khi kinh
tế ngày càng phát triển thì đời sống con người ngày càng được nâng cao, con người
muốn thể hiện mình ra xung quanh. Con người không còn lo lắng nhiều về cơm áo mà lo
để có được những gì tốt nhất cho mình. Điều đó cũng chứng minh đời sống con người
được nâng cao cũng có nghĩa là kinh tế xã hội của đất nước ngày càng nâng cao.
Mang lại môi trường làm việc thân thiện và tiện ích là mong muốn của các công
ty. Và khi về đến gia đình họ mong muốn ngôi nhà là nơi thật ấm cúng. Đó chính là vấn
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 2 of 59
đề của các kiến trúc sư và thiết kế nội thất. họ sẽ làm cho môi trường công sở không trở
nên tẻ nhạt và ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà nó còn là nơi mà khi mệt mỏi họ lại


nghĩ đến nơi để về. Thật tuyệt vời khi các công ty chuyên về thiết kế, sản xuất và thi
công đã ra đời để tư vấn và giúp họ đạt được điều đó.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong lĩnh vực nội ngoại thất
còn nhiều mới mẻ và cũng có nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
giúp cho ban quản lý trong mỗi doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh hiện tại
ra sao? lãi hay lỗ? Đây không là vấn đề riêng biệt của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì
vậy mà em đã lựa chọn đề tài này khi thực tập tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi
Gia.
Chuyên đề gồm 03 phần ngoài phần mở đầu và kết luận :
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia.
Phần 2: Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.
Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia.
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 3 of 59
Là công ty chuyên về thiết kế và sản xuất nội ngoại thất các công trình. Công ty đã ra
đời trong thời kỳ nhu cầu về cầu lớn nhưng khả năng đáp ứng của cung còn hạn chế.
Được hình thành từ xưởng gỗ của công ty chuyên về sơn mài. Khi nhận thấy
mảng thị trường về sản xuất nội thất còn bỏ ngỏ, giám đốc công ty TNHH Trang trí nội
thất Bùi Gia khi đó đang là quản lý phân xưởng gỗ cho Công ty TNHH thế giới sơn mài
đã đứng ra thành lập công ty riêng với số vốn ban đầu không nhiều. Tuy nhiên công ty
lại có lợi thế về kinh nghiệm và mối quan hệ đã có trước đây với khách hàng về mảng
sơn mài.
Việc đặt tên doanh nghiệp là Bùi Gia cũng mang khá nhiều ý nghĩa. Gia có nghĩa
là gia đình nơi mang lại cho con người sự bình yên và hạnh phúc. Nơi đó là nơi mà mọi
người muốn trở về sau ngày làm việc căng thẳng. Tại nơi công sở công ty cũng muốn
mang đến văn phòng làm việc cho các công ty một môi trường gần gũi giữa sếp và nhân

viên, sự tiện ích và hiệu qủa trong công việc. Làm gia tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp
không chỉ về mặt lợi nhuận mà còn gia tăng về môi trường làm việc mà mọi nhân viên
đều mơ ước được làm ở nơi đó và khẳng định mình. Bùi là một họ trong dòng họ Việt
Nam. Nói theo cách khác bùi còn mang ý nghĩa là sự ngọt bùi. Nơi đâm trồi nảy lộc cho
nhiều thế hệ tài năng chuyên về ngành thiết kế và sản xuất nội thất. Bùi Gia là sự kết tinh
của sự gia tăng giá trị và đi lên của một xã hội thu nhỏ.
Tên đầy đủ : Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia
Tên giao dịch : BUI GIA INTERIOR DECORATION COMPANY LIMITED
Trụ sở chính : 24 Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội
Văn phòng giao dịch: B56,B57 Đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài - Cầu Giấy - Hà Nội
Xưởng sản xuất: Khu công nghiệp An Khánh – Hoài Đức – Hà Tây.
Số ĐKKD : 0102019237 Cấp lần đầu ngày 01/3/2005 Cấp lại lần 1 ngày 07/5/2007.
Vốn điều lệ : 5,000,000,000đ( Năm tỷ đồng chẵn)
Công ty kinh doanh khá đa dạng nghành nghề như : thiết kế và sản xuất thi công
các công trình nội ngoại thất; Mua bán các sản phẩm nội thất từ gỗ và kim loại. Mặc dù
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 4 of 59
thành lập chưa lâu nhưng công ty đã thi công các công trình nhỏ cũng như lớn liên quan
đến văn phòng các công ty như Ngân hàng quân đội và công ty FPT, các công trình nhà
dân ( chung cư và biệt thự).
Ban đầu do kinh nghiệm chưa nhiều cùng với những hạn chế trong việc có mối
quan hệ với khách hàng nên Công ty chỉ thi công các công trình có giá trị nhỏ. Mặc dù
có mối quan hệ từ trước nhưng khách hàng trong lĩnh vực sơn mài cũng cần có thời gian
và bằng chứng để kiểm định hàng hoá có đạt chất lượng hay không? Khi khách hàng đã
có sự tin tưởng với sản phẩm của Công ty thì lượng khách hàng tìm đến Công ty ngày
càng nhiều. Các khách hàng tìm đến với Công ty chủ yếu là do có sự giới thiệu của
người quen(khách hàng đã đặt hàng của Công ty). Khi nhận thấy hiệu quả của việc
quảng cáo này thật tuyệt vời, ban giám đốc đã ngày càng củng cố hơn nữa chất lượng
sản phẩm để khi khách hàng đã tìm đến công ty sẽ có được dịch vụ và sản phẩm tốt nhất.
Năm 2005, khi nhận thấy các sản phẩm trên thị trường về đỗ gỗ phần lớn là hàng

sơn chất lượng bình dân và sử dụng loại gỗ chủ yếu là melamin. Mặc dù mới thành lập
nhưng Công ty đã đầu tư cho việc sơn theo công nghệ mới là PU, sản phẩm này làm ra
đạt chất lượng cao về mẫu mã cũng như chất lượng. Việc lựa chọn sơn theo công nghệ
mới khi mà trong nước còn nhiều người chưa biết đến và các công ty sản xuất được
thành công lại không nhiều là cũng khá mạo hiểm. Để đầu tư cho chất lượng sản phẩm
ngày càng tốt hơn Công ty đã cử cán bộ phụ trách kỹ thuật đi học hỏi kinh nghiệm ở
những công ty đã thành công hay có thâm niên trong lĩnh vực sơn này không chỉ trong
nước mà còn ở nước ngoài như Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên việc sơn các sản
phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng loại sơn đó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào
cách pha sơn. Đây là việc vô cùng quan trọng để sản phẩm khi được sơn lên có đạt yêu
cầu của khách hay không? Bên cạnh đó thì thời tiết ẩm thấp quá cũng bị hạn chế về việc
lên màu sơn. Việc chọn màu sơn còn phụ thuộc vào loại gỗ mà khách hàng chọn nếu là
loại gỗ tối màu thì không thể sơn màu sáng cho khách được.
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 5 of 59
Đến khoảng giữa năm 2006, có thể nói việc Công ty là lựa chọn sản phẩm sơn
theo công nghệ mới khá thành công và thu được những kết quả khả quan. Khách hàng
đón nhận sản phẩm này từ Công ty hết sức nhiệt tình mặc dù giá cả sản phẩm cùng kích
cỡ so với loại gỗ melamin và sơn bệt có giá thấp hơn. Doanh số Công ty tăng cả về số
lượng lẫn chất lượng, năm 2006 doanh thu tăng hơn 03 lần so với năm 2005. Việc tăng
doanh số đó càng kích thích cho doanh nghiệp đầu tư hơn nữa vào sản phẩm mà mình đã
lựa chon. Công ty luôn mang đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất và mang phong cách
độc đáo nhất. Sản phẩm đó khi dựng lên sẽ nói lên tính cách của chủ nhà. Đó là người
năng động hay là người ưa thích sự đơn giản và nhẹ nhàng. Có người thích sự cổ điển
nhưng có người lại thích sự hiện đại và cũng có người lại thích sự pha trộn giữa hai
phong cách ấy.
Năm 2007, khi nhận thấy nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều và yêu cầu
cũng ngày càng cao. Công ty đã tư vấn cho khách hàng nhiều loại kiểu dáng sản phẩm
mang nét đặc trưng riêng của người chủ ngôi nhà cũng như người sử dụng sản phẩm đó.
Bằng việc Công ty quan tâm hơn đến vị trí đặt đồ và màu sắc theo phong thuỷ có phù

hợp với chủ nhà hay không? Theo phong thuỷ có những đồ dùng mang lại cho người sử
dụng sự thịnh vượng nhưng có những đồ dùng lại mang đến điều không may cho người
sử dụng. Sự không may đó do sản phẩm hay đồ dùng đó không được thiết kế đúng kích
thước và màu sắc phù hợp với tuổi của người sử dụng. Điều này càng thể hiện rõ trong
các sản phẩm đồ gỗ và sơn tường.. Công ty luôn để khách hàng nhận thấy rằng lợi ích
của khách hàng chính là lợi nhuận của công ty. Rất nhiều khách hàng đã tới đặt hàng
Công ty không chỉ để tô điểm cho ngôi nhà của mình mà còn giới thiệu công ty tới tư
vấn thiết kế và sản xuất các sản phẩm trong văn phòng công ty của mình. Do đó năm
2007 là năm mà công ty không chỉ ký kết các hợp đồng lớn liên quan đến nội thất gia
đình mà còn cho nhiều văn phòng các công ty với quy mô lớn. Cùng với đó là có thêm
nhiều khách hàng tiềm năng đã biết đến Công ty thông qua sự giới thiệu của bạn bè..
Trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến phong thuỷ, nhưng trong lĩnh vực thiết kế và
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 6 of 59
sản xuất nội thất thì ở Việt Nam chưa nhiều thậm chí là nhiều công ty chưa biết đến.
Công ty đã sưu tầm và tìm tòi cũng như đầu tư cho nhân viên hiểu biết hơn về phong
thuỷ để tư vấn sản phẩm khách hàng một cách tốt nhất.
Năm 2007, cũng là năm Công ty đã tăng thêm phương thức quảng cáo là thành
lập website. Tại đó khách hàng có thể chiêm ngưỡng các sản phẩm công ty đã làm và
đang thực hiện khi mà khách hàng chưa có điều kiện để đến showroom xem các sản
phẩm. Ngoài ra Công ty còn cho in thêm tờ rơi để quảng cáo nhằm vào đối tượng khách
hàng là các chung cư đang hoàn thành và chưa có sản phẩm nội thất bên trong. Năm
2007, là năm mà Công ty có nhiều sự thay đổi về nhân sự cũng như quy mô sản phẩm.
Nhân sự năm 2007 đã tăng lên 145% so với năm 2006 cả về số lượng cũng như bằng
cấp, tay nghề của nhân viên và thợ. Do đơn đặt hàng ngày càng tăng nên số lượng thợ
sản xuất cũng như trình độ quản lý ngày càng tăng hơn. Đế tham gia được những công
trình lớn hơn, đến tháng 05/2007 công ty đã tăng vốn điều lệ từ 300,000đ lên
5,000,000,000đ ( Năm tỷ đồng).
Ngay từ tháng 01 năm 2008 Công ty đã tham gia đấu thầu công trình hơn bốn tỷ
đồng và đã giành chiến thắng. Điều này cũng báo hiệu rằng hoạt động kinh doanh năm

nay sẽ gặp thuận lợi và có nhiều bước đột phá. Và kết quả đã thật tuyệt vời hơn cả sự
mong đợi của ban giám đốc công ty. Doanh thu thực hiện tính đến hết tháng 6/2008 đã
cao hơn doanh thu của cả năm 2007. Có được kết quả này là sự cố gắng hết mình của
toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên trong Công ty cũng như sự tin tưởng của khách hàng.
Trong sáu tháng cuối năm 2008, Công ty đang phân đấu vượt doanh thu của sáu tháng
đầu năm 2008. Vì thời điểm cuối năm là thời điểm mà các công trình xây dựng được thi
công nhiều bên cạnh việc sắm sửa và trang hoàng nhà cửa cuối năm. Cuối năm cũng là
dịp các Công ty lên kế hoạch xây dựng hay sửa sang văn phòng cho năm mới, nên sẽ có
nhiều cơ hội tham gia đấu thầu các hạng mục xây dựng cũng như nội thất. Năm 2008
cũng là năm Công ty đầu tư nhiều vào thiết bị máy móc phục vụ sản xuất đồ gỗ. Công ty
đã trang bị rất nhiều máy móc như máy cắt ván, máy trà thùng. Nhờ có máy móc thiết bị
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 7 of 59
mà công việc sản xuất đồ gỗ được hoàn thành nhanh hơn. Mặc dù có những đơn hàng
đòi hỏi tiến độ gấp và chỉ được thi công ban đêm nhưng Công ty vẫn hoàn thành đơn
hàng đúng thời hạn. Ban lãnh đạo trong công ty đã quan tâm tới đời sống cho nhân viên
trong Công ty, chú ý đến việc thưởng phạt khi nhân viên làm tốt hay không tốt. Công ty
đều có chế độ đãi ngộ đối với nhân viên làm việc lâu dài và cống hiến nhiều thành quả
cũng như tâm huyết với công việc. Với nhân viên được Công ty ký hợp đồng lao động
dài hạn thì đều được tham gia bảo hiểm và các chế độ khác của luật lao động. Với
phương châm “ lợi ích của khách hàng là lợi nhuận của công ty” Công ty đang ngày
càng nỗ lực hơn nữa để mang đến cho khách hàng có được dịch vụ tốt nhất. Công ty
đang ngày càng quan tâm không chỉ là dịch vụ trước bán hàng mà còn dịch vụ sau bán
hàng đó là chế độ bảo hành sản phẩm. Trong thời gian bảo hành sản phẩm Công ty sẽ
thay thế và sửa chữa miễn phí cho khách hàng nếu đó là lỗi do phía Công ty, còn ngược
lại nếu do lỗi của người sử dụng thì sẽ có sự thoả thuận giữa khách hàng và Công ty. Để
luôn tạo ra chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như mang tới cho
khách hành những xu hướng nội thất trên thế giới đang được ưa chuộng, Công ty đã đi
tìm hiểu nội thất của các nước trong khu vự như Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan.
Lần đi tìm hiểu gần đây nhất có giám đốc và cán bộ phụ trách kinh doanh và cán bộ phụ

trách thiết kế cùng đi để tìm hiểu về phong cách và mẫu mã các sản phẩm tại đó. Không
chỉ vậy Công ty còn nhận thấy khi trang hoàng nội thất nhà cửa và văn phòng thì cần có
những vật trang trí sẽ làm tô đẹp hơn nơi ta sống và làm việc. Ban lãnh đạo công ty đã
xem xét và nhận thấy những sản phẩm về hoa lụa và tượng thạch cao ở Việt Nam chưa
nhiều và mọi người cũng chưa nhận thấy rõ những giá trị mà đồ trang trí đó mang lại.
Chỉ cần một lọ hoa ở góc phòng khách trong gia đình hay nơi làm việc đã cho người đến
cảm nhận được vẻ đẹp của căn phòng đó. Nó còn giúp cho con người cảm giác thư giãn
khi cảm nhận được cái đẹp tự nhiên. Bởi bản thân hoa lụa là rất mềm mại và đẹp, hoa có
nhiều màu sắc và chủng loại làm cho người nhìn cứ ngỡ đó là hoa thật.
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 8 of 59
Sắp tới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm và mẫu mã đáp ứng hơn nữa nhu cầu
người tiêu dùng. Công ty sẽ tiến tới sản xuất các đơn đặt hàng để phục vụ xuất khẩu.
Trước mắt, Công ty đang đầu tư thiết bị máy móc nhiều hơn để có thể sản xuất các đơn
hàng hàng loạt với số lượng lớn hơn nữa. Sau đó sẽ sản xuất sản phẩm hàng loạt với các
mẫu mã nhằm phục vụ cho văn phòng các công ty. Hiện nay trên thị trường chỉ có hàng
Melamine là sản xuất hàng loạt còn hàng veneer thì chưa có công ty nào sản xuất hàng
loạt vì đặc thù của sản phẩm là gỗ công nghiệp phủ veneer sơn PU nên giá thành cao.
Mà phần lớn các công ty khác sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc trưng bày các sản phẩm
tại showroom.
Uy tín của Công ty ngày càng lớn mạnh trên thị trường trong nước. Trong tương
lai Công ty muốn vươn ra thị trường nước ngoài. Sự lớn mạnh và phát triển của Công ty
đã đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước và đảm bảo được đời sống cho
người lao động. Doanh thu Công ty ngày càng lớn mạnh và lợi nhuận ngày càng tăng,
biểu hiện cụ thể qua bảng sau:
ĐVT: VND
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1.Doanh thu 2,126,265,365 6,892,421,050 11,265,965,078
2.Vốn lưu động 235,365,000 315,650,200 1,253,421,300
3.Tổng tài sản có lưu động 658,698,321 769,235,756 2,053,698,745

4.Tổng tài sản nợ lưu động 631,986,240 735,102,378 1,984,853,699
5.Lợi nhuận thuần 66,235,785 106,237,387 205,636,883
6.Nộp NSNN 26,150,764 41,314,539 83,206,849
Bảng 01 : Báo cáo tài chính sơ bộ trong 3 năm gần đây
của công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.Đặc điểm tổ chức quản lý
Do đặc thù sản phẩm sản xuất là theo đơn đặt hàng, có những công trình thi công kéo
dài và tại nhiều địa điểm khác nhau nên đặc điểm tổ chức quản lý ở Công ty mang đặc điểm
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 9 of 59
của các công ty xây dựng nhưng cũng có đặc thù riêng của ngành sản xuất nội thất và của
riêng Công ty. Bộ máy Công ty đang ngày càng hoàn thiện hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu
quản lý để phù hợp với tình hình thực tế và chế độ quy định. Bộ máy của Công ty được tổ
chức theo quan điểm ưu tiên tối đa cho sản xuất.
- Đứng đầu công ty là giám đốc, giám đốc là người do hội đồng thành viên bầu ra và là người
chịu trách nhiêm trước pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Sau giám đốc có 02 giám đốc : 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh và 01 phó
giám đốc phụ trách kỹ thuật để hỗ trợ cho giám đốc.
- Sau ban giám đốc là các phòng ban như : phòng kế toán, phòng marketing, phòng
thiết kế, phòng bán hàng và phòng thị trường
- Sau các phòng ban là các tổ như : tổ cắt, tổ dựng, tổ sơn hoàn thiện, tổ giám sát, tổ đóng
gói và KCS, tổ trả hàng. Đứng đầu mỗi tổ là các tổ trưởng.
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
PGĐ Phụ trách
kỹ thuật
PGĐ phụ trách
kinh doanh
GIÁM ĐỐC
Bán hàng

Kho vật tư
Bóc tách bản
vẽ
Phòng
thiết kế
Tổ cắt Tổ dựng
Đóng gói
Trả hàng
Giám sát
trả hàng
Phòng kế toán
Marketing
Thị trường
Tổ sơn
hoàn thiện
Kế toán
sản xuất
Page 10 of 59
Sơ đồ 01 : Bộ máy quản lý của Công ty
Với quy mô và đặc điểm của Công ty thì mô hình tổ chức quản lý như trên là hợp lý
và tạo điều kiện tốt cho việc quản lý. Vừa đảm bảo cho quá trình kinh doanh được
diễn ra liên tục vừa hiệu quả về mặt kinh tế.
2.Hình thức và quy trình sản xuất.
2.1 Hình thức sản xuất : tất cả sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt
hàng. Đơn đặt hàng bao gồm giá trị hàng đặt và số lượng bản vẽ. Sau khi đơn hàng được
ký kết thì bản vẽ được chuyển đến bộ phận liên quan để sản xuất
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 11 of 59
2.2 Quy trình sản xuất :
- Đối với sản phẩm đồ gỗ : Bản vẽ đã được ký kết với khách hàng là

bản vẽ tổng hợp. Còn bản vẽ để sản xuất cần vẽ chi tiết hơn bao gồm bản vẽ mặt đứng, mặt
bằng và mặt bên. Bản vẽ phải có chữ ký của thiết kế, trưởng phòng thiết kế và giám đốc thì
mới được được chuyển xuống xưởng sản xuất. Ở dưới xưởng quy trình sẽ được thực hiên như
sau : Bóc tách ->Cắt -> Dựng - > Sơn hoàn thiện. Sau đó sản phẩm sẽ được kiểm tra và đóng
gói chuyển đi lắp tại công trình.
- Đối với các sản phẩm không phải là đồ gỗ thì tuỳ từng tình hình cụ
thể mà có quy trình khác nhau. Còn nếu một công trình có nhiều hạng mục liên quan đến nhau
thì cần phải ưu tiên hạng mục nào trước theo đúng quy trình xây dựng. Ví dụ hạng mục điên
nước sẽ được thi công trước sau đó sẽ đến hạng mục thạch cao và sơn bả, tiếp đến là hạng
mục kính và lắp ráp đồ gỗ.
3.Thị trường kinh doanh và một số công trình đã thi công trong thời gian gần
đây.
- Thị trường kinh doanh của Công ty khá rộng và đa dạng. Không chỉ
thi công các hạng mục liên quan đến nhà dân mà Công ty còn thi công các công trình văn
phòng các công ty , cơ quan nhà nước. Địa điểm kinh doanh không chỉ dừng lại ở khu
vực Hà nội mà còn đi các tỉnh thành khác như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Hưng Yên, Phú Thọ…
- Các công trình mà Công ty đã thi công như :
+ Hội sở và phòng giao dịch Ngân hàng quan đội.
+ Các công ty,chi nhánh thuộc tập đoàn FPT.
+ Học viện tình báo của Bộ công an.
+ Văn phòng bộ công an - Yết Kiêu – Hà Nội
+ Cục phòng cháy chữa cháy
+ Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính AFC
+ Trung tâm thương mại Dầu khí – Láng Hạ - Hà Nội.
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 12 of 59
+ Biệt thự, chung cu cao cấp ở Linh Đàm, Trung Hoà và Ciputra….
III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá đơn giản nhưng đầy đủ các phần hành
chủ yếu. Mỗi kế toán của mỗi phần hành có chức năng và nhiệm vụ riêng. Đứng đầu là kế
toán trưởng là người trực tiếp chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc, là người phân công và chịu
trách nhiệm về công việc trong phòng kế toán. Là cánh tay đắc lực cho ban giám đốc trong
lĩnh vực tài chính, tham mưu cho ban giám đốc trong tư vấn tài chính và kinh doanh để công
việc kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty
Nhìn trên sơ đồ trên ta thấy, bộ máy kế toán trong Công ty được tổ chức khá hợp lý và
hiệu quả với quy mô vừa và nhỏ như hiện nay.
- Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán, chịu mọi trách nhiệm liên quan đến
công tác kế toán trong công ty. Là người làm báo cáo tài chính và thực hiện các quan hệ
đối ngoại với các cơ quan có liên quan như Chi cục thế. Theo dõi mọi hoạt động thay đổi
trong chính sách của nhà nước liên quan đến doanh nghiệp.
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Kế toán trưởng
Kế toán
ngân hàng
Kế toán
Tài sản
Kế toán
Thanh toán
Kế toán
sản xuất
Thủ quỹ
Thủ kho
Page 13 of 59
- Nhân viên trong phòng kế toán chịu trách nhiệm về phần hành mà mình làm và có trách
nhiệm báo cáo với kế toán trưởng cũng như kế toán các phần hành có liên quan về số
liệu tài chính trong quá trình làm việc.
+ Kế toán sản xuất là người chịu trách nhiệm về tính giá thành sản xuất.

Trong các công ty sản xuất không phải công ty nào cũng có kế toán sản xuất mà thường là
kế toán trưởng kiêm luôn việc đó. Nên mặc dù công ty có quy mô không lớn nhưng đã có
sự chuyên nghiệp rất cao trong công tác kế toán khi có hẳn kế toán sản xuất. Tuy nhiên khi
công ty mới thành lập thì kế toán sản xuất cũng có nhiều việc cần làm và không tránh khỏi
những vướng mắc cũng như khó khăn. Do đặc thù kế toán sản xuất trong các doanh
nghiệp sản xuất khác nhau và các mặt hàng khác nhau cũng khác nhau. Đặc biệt là trong
lĩnh vực nội thất mà sử dụng sơn công nghệ mới khi mới thành lập thì cần có trình độ
tương xứng cũng như kinh nghiệm hiểu biết mới làm được tốt công việc.
+ Thủ quỹ là người cập nhật mọi thông tin liên quan đến tiền mặt. Theo dõi và
ghi chép mọi hoạt động liên quan đến tiền mặt. Là người có trách nhiệm báo cáo về tình
hình tồn quỹ tiền mặt cho kế toán trưởng. Khi có giấy tờ liên quan đến việc thu, chi tiền
mặt thì thủ quỹ sẽ cho xuất quỹ và nhập quỹ. Giấy tờ liên quan đến việc nhập và xuất quỹ
tiền mặt đều phải đảm bảo đầy đủ và các chữ ký liên quan đến việc nhập và xuất quỹ tiền
mặt. Cuối mỗi ngày kế toán trưởng cùng với thủ quỹ và người khác trong phòng kế toán sẽ
kiểm kê lại quỹ tiền mặt.
+Kế toán ngân hàng là người cập nhật các thông tin liên quan đến tiền gửi ngân
hàng như rút séc, gửi uỷ nhiệm chi, lấy sổ phụ để theo dõi chi tiết từng khoản tiền ra và
vào. Định kỳ hàng tháng hay kế toán sẽ đối chiếu số dư trên sổ cái với số dư tài khoản tiền
gửi của Công ty ở ngân hàng.
+Kế toán tài sản là người theo dõi mọi phát sinh tăng, giảm đến tài sản cố định và
công cụ dụng cụ trong Công ty. Là người theo dõi khấu hao TSCĐ và cuối tháng sẽ cung
cấp số liệu cho kế toán trưởng và kế toán sản xuất các số liệu có liên quan đến việc trích
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 14 of 59
khấu hao. Ghi chép sổ sách đầy đủ đảm bảo việc hạch toán đúng và đủ mọi tài sản trong
Công ty.
+Kế toán thanh toán là người theo dõi, ghi chép mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan
đến công nợ phải thu của khách hàng, phải trả nhà cung cấp, phải trả công nhân viên, các
khoản tạm ứng của nhân viên. Cuối tháng kế toán thanh toán sẽ chốt công nợ với các nhà
cung cấp và nhân viên cũng như khách hàng. Đồng thời báo cáo kịp thời số liệu trên cho

kế toán trưởng để báo cáo cho ban giám đốc.
+Thủ kho là người theo dõi mọi hoạt động liên quan đến vật tư, sản phẩm còn
trong kho của Công ty. Báo cáo kịp thời tình hình tồn kho cho ban giám đốc và kế toán sản
xuất để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục và kịp thời.
Kế toán các phần hành này cũng hỗ trợ kế toán các phần hành khác khi cần hoặc
khi có yêu cầu của kế toán trưởng và cung cấp các số liệu cho kế toán phần hành có liên
quan.
2.Chính sách kế toán
2.1. Chế độ kế toán và hệ thống chứng từ, sổ sách.
Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chế độ kế toán và hệ thống chứng
từ được tổ chức theo quyết đinh số 48/QĐ-BTC từ khi thành lập. Tuy nhiên đến năm 2007 công
ty thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ-BTC để đúng với quy định đã được thay
đổi. Hệ thống chứng từ và sổ sách được ghi theo hình thức sổ nhật ký chung. Bên cạnh đó để
phù hợp với tình hình thực tế nên công ty đã sử dụng một số mẫu biểu riêng và mẫu biểu chung
có sửa chữa để phù hợp hơn.
Hệ thống chứng từ sổ sách mà công ty sử dụng là Sổ cái, sổ chi tiết, sổ nhật ký chung,
phiếu nhập kho xuất kho, hoá đơn GTGT, bảng chấm công, phiếu yêu cầu…

2.2. Hệ thống tài khoản kế toán:
- TK 111 - Tiền mặt
+ TK 1111 : Tiền mặt đồng Việt nam
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 15 of 59
- TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
+ TK 1121 : Tiền gửi đồng Việt nam
* TK 11211 - Tiền gửi đồng Việt nam tại ngân hàng Quân đội
* TK 11212 - Tiền gửi đồng Việt nam tại Ngân hàng Indovina
- TK 131 - Phải thu khách hàng
Được chi tiết cho từng khách hàng
- TK 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Được chi tiết cho từng loại: Hàng hóa mua vào, tài sản cố định
- TK 141: Tạm ứng cho nhân viên : Được chi tiết cho từng đối tượng và mục
đích sử dụng.
- TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang : Được chi tiết cho
từng sản phẩm, công trình cụ thể
- TK 155 : Được chi tiết cho từng sản phẩm, công trình cụ thể
- TK 211: Tài sản cố định
+ TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc
+ TK 2113: Máy móc, thiết bị
+ TK 2114: Phương tiện vận tải
- TK 311,331,333,421,511,621642…: Cũng được chi tiết cho từng nhà cung cấp,
từng khoản mục, sản phẩm,hàng hoá hay đối tượng sử dụng.
* Bên cạnh đó công ty còn sử dụng chi tiết và thêm tài khoản khác như -
TK 334 được chi tiết cho lương của các tổ sản xuất như :
+ 3341 : Lương nhân viên tổ bóc tách
+ 3342 : Lương nhân viên tổ cắt
+ 3343 : Lương nhân viên tổ dựng
+ 3344 : Lương nhân viên tổ sơn hoàn thiện……
- TK 623 : Chi phí vận chuyển đồ gỗ
+ 6231 : Chi phí vận chuyển nội thành
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 16 of 59
+ 6232 : Chi phí vận chuyển ngoại thành
+ 6233 : Chi phí vận chuyển ngoại tỉnh
- TK 515 : Doanh thu tài chính
- TK 635 : Chi phí tài chính
- TK 711 – Doanh thu khác
- TK 811 : Chi phí khác
- TK 911 : Kết quả kinh doanh
2.3 Hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo trong công ty chia làm 02 loại : 01 loại dùng cho nội bộ công
ty sẽ được lập chi tiết hơn, còn 1 loại dùng để nộp cho cơ quan thuế
- Báo cáo dùng để nộp cho cơ quan thuế ( 03bộ) bao gồm :
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Báo cáo dùng cho nội bộ công ty ngoài các báo cáo để nộp cho cơ quan thuế còn
có các báo cáo cụ thể về doanh thu và giá thành của từng hạng mục như nội thất,
xây dựng, hàng hoá..; công nợ phải thu và phải trả của từng đối tượng. Nếu có các
khoản phải thu khó đòi thì cần biết lý do và giải pháp để thu hồi nợ…
Phần 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT BÙI GIA
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 17 of 59
I KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu trong đồ gỗ khá nhiều vật tư phụ ngoài vật tư chính là gỗ. Về vật
liệu chính như gỗ và sơn có rất nhiều chủng loại cũng như quy cách khác nhau.
Riêng về mặt hàng gỗ tại công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia có tới hơn 50
loại mặt hàng với độ dày và kích thước khác nhau như ván MFC có độ dày từ 5 đến
12ly khổ ván 1220x2440mm; Ván dán, ván dăm dày từ 3 đến 25ly khổ ván
1220x2440mm; Ván phủ veneer xoan đào, sồi,dổi 02mặt cốt MDF hay cốt ván dán
dày từ 18 đến 25 ly; Nẹp để dán cạnh cũng có khá nhiều loại phù hợp với màu của
từng loại ván cụ thể. Bên cạnh đó thì vật tư sơn cũng đa dạng về chủng loại như sơn
lót, sơn cứng, sơn mờ, sơn bóng, tinh màu, chất làm cứng, dung dịch pha sơn, sơn bả,
bột đá…Còn phải kể đến các vật tư phụ như đinh vít, chân nhựa, tay co, bản lề, ray
có tới hàng trăm loại.
Còn về các sản phẩm là thạch cao thì về chủng loại và quy cách ở công ty nhập

không nhiều chỉ duy nhất là tấm thạch cao Thái Lan, khung xương Vĩnh Tường và
một số vật tư phụ khác như băng lưới, bông thuỷ tinh, vít để bắt các tấm cũng như
khung thạch cao.
Đối với các sản phẩm là sơn tường hoàn thiện thì công ty dùng chủ yếu là sơn
Dulux và Maxilite của ICI nên chủng loại cũng ít.
Mặc dù các sản phẩm là sơn tường hoàn thiện và thạch cao không nhiều chủng
loại còn sản phẩm đồ gỗ khá nhiều chủng loại nhưng để đảm bảo tính thống nhất
trong cách tính giá nên công ty áp dụng phương pháp tính giá vật tư xuất kho theo
phương pháp bình quân cuối kỳ. Đối với các vật liệu chính khi xuất dùng cho các đối
tượng có liên quan thì hạch toán trực tiếp còn các vật liệu phụ có một số loại không
thể tính chính xác cụ thể cho từng đối tượng cụ thể sẽ được phân bổ theo doanh thu.
Cụ thể :
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 18 of 59
Chi phí vật liệu phụ
phân bổ
=
Doanh thu đối tượng cần phân bổ
X Tổng chi phí
vật liệu phụ cần
phân bổ
cho từng đối tượng Tổng doanh thu trong kỳ(tháng, năm)
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản
621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này không có số dư và được mở
chi tiết cho từng đối tượng hạch toán cụ thể.
Ví dụ 1 : Căn cứ vào đề nghị xuất kho đã được duyệt thủ kho sẽ xuất vật tư
PHIẾU XUẤT KHO
Số : 12.03/08
Tên ĐV: Cty Bùi Gia
Địa chỉ : 24 LTTấn - HNội

Nợ TK: 621
Có TK: 152
Hà nội, ngày 05 tháng 03 năm 2008
Họ và tên người nhận hàng: Vũ Ngọc Tiệm …Địa chỉ : Tổ trưởng tổ mộc 1…
Lý do xuất kho: Xuất kho làm công trình FPTB tầng 1+2 - Phạm Hùng
Xuất tại kho : Nhà A - Xưởng An Khánh - Hoài Đức – Hà Tây.
STT Tên, quy cách vật tư, hàng hoá Mã số
ĐV
T
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
1. Ván dán 18ly khổ 1220x2440mm VDAN-18 Tấm 15 185,048 2,775,720
2. Ván veneer sồi 3ly VVES-3 Tấm 30 120,000 3,600,000
3. Ván lạng sồi VL-S Lá 15 16,000 240,000
Cộng 6,615,720
Ngày 05 tháng 03 năm 2008
Giám đốc Kế toán trưởng Trưởng bộ phận Thủ kho Người nhận hàng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu 01 : Phiếu xuất kho
Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào số đầu kỳ, số nhập trong kỳ và số còn tồn cuối kỳ để
tính giá thực tế xuất kho.
Đơn giá bình quân
cả kỳ dự trữ
= Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + SL nhập trong kỳ
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 19 of 59

Giá trị thực tế
xuất kho
=
Số lượng
xuất kho
X
Đơn giá
bình quân
Ví dụ 2 : Trong tháng 03/2008 có 1số nghiệp vụ nhập xuất ván dán 18ly khổ
1220x2440mm như sau: Tồn đầu kỳ 15 tấm giá 182,000đ/tấm
- Ngày 03/3/2008 : Nhập kho 180 tấm ván với số tiền 32,760,000đ ván dán 18ly
khổ 1220x2440mm của công ty Chương Dương Độ.
- Ngày 10/3/2008: Nhập kho ván dán 18ly khổ 1220x2440mm của công ty SGM
với số lượng 120 tấm tổng tiền 22,800,000 đ.
Kế toán sản xuất đã tính giá thực tế của ván dán 18ly xuất kho trong tháng 3 là:
Đơn giá thực tế của = 2,730,000 + 32,760,000+22,800,000
ván dán 18 xuất TK 15+180+120
Đối với các vật tư hàng hoá mua về sử dụng trực tiếp cho công trình thì căn cứ
vào chứng từ giám sát công trình đưa về cũng như bảng bóc tách vật tư của bộ phận bóc
tách thì kế toán sản xuất sẽ tính được giá trị vật liệu dùng cho công trình đó. Đối với các
vật tư chính khác và một số vật tư phụ khác kế toán sản xuất sẽ tính tương tự. Đơn giá
bình quân cả kỳ dự trữ là cơ sở để tính giá vật tư xuất kho trong kỳ và vật liệu tồn, cuối
kỳ sẽ được ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu của công trình, đơn
hàng trong tháng.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ mà thủ kho chuyển lên cũng như của giám sát công
trình chuyển về, kế toán sản xuất sẽ tập hợp và ghi vào sổ chi tiết của các tài khoản có liên
quan. Cuối tháng kế toán sản xuất sẽ lấy số liệu từ sổ chi tiết để ghi tổng hợp và vào bảng
tổng hợp xuất cho từng công trình, đơn hàng. Vật tư trong công ty rất nhiều nên khi cuối
tháng kế toán sản xuất cần nhiều thời gian để tổng hợp lại số liệu và yêu cầu các bộ phận có
liên quan cung cấp số liệu đầy đủ và ngày cuối cùng của tháng. Trong quá trình ghi chép cần

đảm bảo chính xác để tránh nhầm lẫn giữa các loại vật tư, hàng hoá.
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 20 of 59
Do có những công trình công ty làm cả các hạng mục xây dựng nên hàng hoá khi
xuất ra dùng cho công trình đó được tính là vật liệu dùng trong xây lắp. Còn hàng hoá
khi mua về để xuất bán đơn thuần là chuyển đến đến công trình mà không có hạng mục
xây dựng và lắp ráp thì được tính là giá vốn bình thường.
ĐVT: VNĐ
Ngày
/tháng
Diễn giải Tài khoản
Nợ Có
30/3/08 Xuất kho vật tư chính 621 1521 285,856,080
30/3/08 Xuất kho vật tư phụ 621 1522 165,124,056
30/3/08 Xuất kho hàng hoá lắp tại công trình 621 156 109,285,277
Cộng 560,265,413
Bảng 02 : Bảng tổng hợp xuất vật tư làm công trình FPTB – HĐ 04.01/08
trong tháng 03/2008
ĐVT: VNĐ
Ngày
/tháng
Số hiệu CT Diễn giải Tài khoản
Nợ Có
05/3
PX12.03/08 Xuất kho vật tư chính làm HĐ 04.01/08 621 1521 6,615,720
12/3
PX…..05/08 Xuất kho vật tư chính làm HĐ 04.01/08 621 1521 35,365,250
…………………….
Cộng 285,856,080
Bảng 03: Bảng tổng hợp xuất vật tư chính làm HĐ 04.01/08 tháng 03/2008

ĐVT: VNĐ
Ngày
/tháng
Số hiệu CT Diễn giải Tài khoản
Nợ Có
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 21 of 59
05/3
PX…..05/08 Xuất kho vật tư phụ làm HĐ 04.01/08 621 1522 1,860,389
12/3
PX ….05/08 Xuất kho vật tư phụ làm HĐ 04.01/08 621 1522 55,365,077
…………………….
Cộng 165,124,056
Bảng 04: Bảng tổng hợp xuất vật tư phụ làm HĐ 04.01/08 tháng 03/2008
Hợp đồng DT theo HĐ
%
Hoàn
thành
DT thực hiện
trong tháng
Tỷ lệ
phân bổ
Tài khoản
1522
1 2 3 4 = 3*2 5 = Tổng 4/ HĐ 6
HĐ 04.01/08 3,836,561,793 50% 1,918,280,896 86.12% 3,675,927
HĐ 02.02/08 860,763,200 25% 215,190,800 9.66% 412,325
HĐ 03.02/08 125,389,731 75% 94,042,298 4.22% 180,126
Cộng 4,822,714,724 2,227,513,994 100% 4,268,378
Bảng 05: Bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình trong tháng 03/2008

Ghi chú : Bảng này dùng để phân bổ những vật liệu mà khi xuất ra khó tách cho một
công trình cụ thể nào đó.
Tên sản phẩm
Ký hiệu

DT sản
phẩm
%
Hoàn
DT thực
hiện TK
Tỷ lệ phân
bổ
Loại vật tư phụ
Đinh Vít
1 2 3 4 5 = 3*4
6 = HĐ(5)/
Tổng 5 7 8
Tủ áo 1800x500x2100
03.02/08
4,800,000 100% 4,800,000 31.71% 360,075 189,850
Bàn làm việc 1800x1200x750
02.03/08
3,350,000 50% 1,675,000 11.07% 125,651 66,250
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 22 of 59
Bàn họp 3600x2000x750
03.03/08
11,550,000 75% 8,662,500 57.23% 649,823 342,620
………………………… ……….. ………..

Cộng 19,700,000 15,137,500 100% 2,739,658 1,528,720
Bảng 06 : Bảng phân bổ vật tư phụ cho từng sản phẩm trong tháng 3/2008
Còn đối với một số vật tư, hàng hoá khi xuất dùng đúng theo yêu cầu nhưng không
dùng hết thì sẽ được nhập lại kho số liệu sẽ được kế toán sản xuất cập nhật ngay đến đối
tượng có liên quan. Khi đó kế toán sản xuất sẽ phản ánh
Nợ TK 152
Có TK 621 : Chi tiết cho đối tượng sử dụng
Cuối tháng kế toán sản xuất sẽ tập hợp tất cả những vật tư đã nhập lại kho khi
xuất kho không dùng hết vào bảng tổng hợp đồng thời ghi giảm vào bảng tổng hợp chi
phí nguyên vật liệu của công trình, sản phẩm đó. Mọi chi phí nguyên vật liệu khi phát
sinh sẽ được phản ánh vào sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 621
Căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết của TK621 để lấy số liệu kết chuyển sang
TK154 để tính giá thành sản phẩm hay sản phẩm dở dang cuối kỳ và được phản ánh đầy
đủ trên sổ nhật ký chung. Cuối kỳ kế toán sẽ đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết TK 621 có
trùng với số liệu trên bảng tổng hợp nhâp, xuất tồn cho từng công trình, sản phẩm hay
đơn hàng hay không?
SỔ CHI TIẾT 621 – CÔNG TRÌNH FPTB – HĐ 04.01/08
ĐVT : 1000đ
NT
Chứng từ
Diễn giải TK
Số phát sinh
SH NT Nợ Có
……………………. ……
Cộng tháng 01/2008 150,250
12/2/08 PX05 12/2 Xuất kho ván dán 12ly làm HĐ 04.01/08 1521 15,000
20/2/08 PX08 20/2 Xuất kho keo Bugjo, xăng, sơn lót 1521 6,750
25/2/08 PX09 25/2 Xuất kho đinh, vít 1522 236
…………………. ……..
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Page 23 of 59
Cộng tháng 02/2008 656,035
05/3/08 PX12 05/3 Xuất kho ván dán, veneer sồi, ván lạng 1521 6,615
05/3/08 PX16 05/3 Xuất kho ván veneer sồi 2 mặt cốt ván dán 25ly 1521 35,562
12/3/08 PX21 12/3 Xuất kho keo bột, sơn cứng PU 1521 15,350
20/3/08 PX30 20/3 Xuất kho tay co, bản lề, ray, khoá 1522 7,650
30/3/08 PN23 30/3 Nhập kho ván dán 12 xuất thừa chưa dùng đến 1521 650
……………………. ………….
Cộng tháng 03/2008 560,265 650
………………………… ……….
Cộng tháng 04/2008 760,385
Cộng tháng 05/2008 285,068
Cộng tổng 2,412,003
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người lập
( Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu 02: Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
SỔ CÁI TK 621 – CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tháng 05/2008
ĐVT: 1000đ
NT
Chứng từ
Diễn giải
Trang
sổ
TK
Số phát sinh
SH NT Nợ Có
Số dư đầu tháng 5

12/5/08 PX05 12/5 Xuất kho ván dán 12ly làm HĐ 04.01/08 5 1521 21,000
15/5/08 PX06 15/5 Xuất kho ván veneer XĐ 2 mặt 18ly làm HĐ
02.02/05
6 1521 10,000
18/5/08 PX07 18/5 Xuất kho keo bugjo, sơn lót làm HĐ 02.02/08 7 1522 4,500
20/5/08 PX08 20/5 Xuất kho keo Bugjo, xăng, sơn lót làm HĐ
04.01/08
8 1522 8,680
……………………………. ………
Kết chuyển sang TK 154 – 04.01/08 285,068
Kết chuyển sang TK 154 - 02.02/08 13,180
Cộng tháng 05/2008 298,248 298,248
Dư cuối kỳ 0
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 24 of 59
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu 03: Sổ cái chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực
tiếp” Tài khoản này cũng không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng như
tài khoản 621.
Đây là khoản chi phí chiếm không nhỏ trong giá thành sản phẩm, nhất là đối với các sản
phẩm đồ gỗ đòi hỏi sự tinh sảo và cầu kỳ về hình dáng cũng như 1 vài hoạ tiết thì nhân công lại
chiếm tỷ trọng rất lớn. Khoản chi phí này bao gồm lương chính phải trả cho công nhân sản xuất
và các khoản có tính chất lương như phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ. Ngoài ra thì

các khoản chi phí mà công ty đóng BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động dựa trên mức
lương chính cũng được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ lần lượt là 15%,3% và 1% trên
tổng tiền lương chính của công nhân sản xuất.
Tuỳ từng hạng mục hay sản phẩm hàng hoá mà tỷ lệ chi phí nhân công chiếm trong đó
là nhiều hay ít. Đối với các sản phẩm đồ gỗ thì nhìn chung chi phí nhân công chiếm khoảng từ
25 đến 50% tổng chi phí giá thành. Và cũng tuỳ từng sản phẩm trong hợp đồng hay công trình
mà tỷ lệ chi phí nhân công cũng khác nhau. Còn đối với các sản phẩm là thạch cao và sơn bả thì
tỷ lệ nhân công ổn định hơn chiếm khoảng 30 đến 40% chi phí giá thành.
Việc tính chi phí nhân công trong công ty trong việc chi tiết cho từng sản phẩm công trình khá
phức tạp. Công ty cũng đã thử nghiệm tính nhân công cho từng sản phẩm đặc trưng cụ thể như tủ áo,
bàn làm việc, tủ tài liệu với các kích thước khác nhau ở một loại gỗ, ván nhât định. Tuy nhiên cũng
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Page 25 of 59
gặp khó khăn nếu sử dụng loại gỗ, ván khác vì thời gian và nhân công khi đó có thể là nhiều hơn hay
ít hơn so với sản phẩm đã làm thử. Do vậy trong quá trình sản xuất công ty luôn vừa cho sản xuất vừa
đầu tư vào việc làm mẫu các sản phẩm để việc tính chi phí nhân công có được kết quả tốt nhất.
VD : Để làm tủ áo có kích thước 1800x450x2000mm với chất liệu là veneer sồi sẽ hết
khoảng 4,000,000đ tiền chi phí bao gồm chi phí nhân công, NVL, SXC. Trong đó chi phí
nguyên vật liệu chiếm khoảng 2,200,000đ ; chi phí nhân công sẽ chiếm khoảng 1,500,000đ còn
lại là chi phí SXC. Tuy nhiên nếu tủ áo trên được làm bằng chất liệu gỗ tự nhiên thì chi phí về
nhân công và NVL cũng sẽ cao hơn chất liệu gỗ sồi(gỗ công nghiệp) từ 80% đến 120% tuỳ
từng loại gỗ tự nhiên.
Do công việc trong công ty khá nhiều và ổn định nên số lao động trong biên chế của
công ty chiếm tỷ trọng khá nhiều và là lực lượng nòng cốt trong công ty. Bên cạnh đó thì công
ty cũng thuê ngoài số không nhiều lao động thời vụ. Tuỳ từng hợp đồng hay công trình mà công
ty sẽ thuê lao động thời vụ nhiều hay ít. Việc có nhiều lao động nòng cốt và biên chế giúp công
ty ổn định hơn về mặt nhân sự trong việc sắp xếp vị trí của từng người hiệu quả và hợp lý hơn.
Việc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí nhân công sẽ giúp kế toán trong việc tính giá
thành sản phẩm, công trình hợp lý và hiệu quả. Công ty đang áp dụng 02 hình thức tiền lương là
lương thời gian và lương khoán( theo sản phẩm).

- Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất, thi công
như : tổ trưởng và một số công nhân có tay nghề cao chuyên về các dòng sản
phẩm đặc trưng và cơ bản.
- Lương sản phẩm chủ yếu được áp dụng cho tổ sơn hoàn thiện, và lao động thời
vụ.
Vì hình thức tiền lương công ty áp dụng như trên nên chi phí nhân công trực tiếp cũng sẽ
bao gồm 02 loại là chi phí tiền lương của công nhân, quản lý trực tiếp sản xuất trong công ty và
lương sản phẩm. Tuy nhiên lương sản phẩm sẽ được chi tiết cho bộ phận tổ sơn hoàn thiện và
bộ phân lao động thuê ngoài riêng.
• Lao động trong biên chế áp dụng lương thời gian
Lê Thị Loan - Kế toán 3 - K36 – KTQD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

×