Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cáo thực tập " tần số vô tuến điện"- trường Đại Học Hàng Hải pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.65 KB, 13 trang )

Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
LỜI NĨI ĐẦU

Phổ tần số vơ tuyến điện là một tài nguyên vô cùng quý giá và hữu hạn trong thông tin
hiện nay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu khác nhau của con
người, các thiết bị thông tin ngày càng hiện đại hơn và có khả năng làm việc ở các dải tần số
cao hơn.
Tuy nhiên việc sử dụng tần số vô tuyến điện khơng phải là tùy tiện được mà nó cần phải có
sự quản lý để tránh sự can nhiễu trong thông tin, phù hợp với quy định quốc tế và tuân thủ
pháp luật Việt Nam.
Cục tần số vô tuyến điện trực thuộc Bộ thông tin và truyền thông là một trong những
cơ quan thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông quản
lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến
điện trên phạm vi cả nước.
Cục tần số vô tuyến điện bao gồm 8 trung tâm :
 Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực I đặt tại Hà Nội, thực hiện quản lý tần số trên các
tỉnh và thành phố Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hồ Bình, Hà Nam và Ninh Bình.
 Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực II đặt tại TP Hồ Chí Minh, có địa bàn quản lý là
các tỉnh và thành phố : Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước,Tây Ninh,
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
 Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực III đặt tại Đà Nẵng, có địa bàn quản lý là các tỉnh
và thành phố : Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Gia Lai và Kon Tum.
 Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực IV đặt tại Cần Thơ, có địa bàn quản lý là các tỉnh
và thành phố : Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp,Sóc Trăng, An
Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
 Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực V đặt tại Hải Phịng, có địa bàn quản lý là các tỉnh
và thành phố : Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định


 Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực VI đặt tại Nghệ An, có địa bàn quản lý là các tỉnh
và thành phố : Nghệ An, Thanh Hố, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

-1-


Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

 Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực VII đặt tại Khánh Hịa, có địa bàn quản lý là các
tỉnh và thành phố : Khánh Hồ, Lâm Đồng, Đắc Nơng, Đắc Lắc, Phú Yên, Ninh Thuận
và Bình Thuận
 Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực VIII đặt tại Phú Thọ, có địa bàn quản lý là các tỉnh
và thành phố : Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và
Tuyên Quang.
Được sự phân công của nhà trường, chúng em được thực tập tại trung tâm tần số vô
tuyến điện khu vực V trong thời gian từ ngày 9.8.2011 đến 30.9.2011.
Bài báo cáo thực tập bao gồm các nội dung chính như sau :
 Giới thiệu về trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực V
 Hệ thống thiết bị kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát tần số
 Các phương pháp kiểm tra, kiểm soát tần số
 Can nhiễu và xử lí can nhiễu
 Quy hoạch phổ tần số

Sinh viên : Lương Trác Đông


Lớp ĐTV48-ĐH

-2-


Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
PHẦN I

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM TẦN SỐ VTĐ KHU VỰC V
 Địa chỉ : 783 Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng.
 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm tần số vô tuyến điện
khu vực V được quy định trong Quyết Định số 164/QĐ-CTSVTĐ của Cục trưởng Cục
tần số vơ tuyến điện.
1. Vị trí và chức năng
Đài kiểm sốt vơ tuyến điện (Đài kiểm sốt) là đơn vị trực thuộc Trung tâm tần số vô
tuyến điện khu vực V có chức năng giúp Giám đốc trung tâm thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt
tần số vơ tuyến điện.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
* Xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm soát trên địa bàn quản lý của trung tâm việc phát
sóng vơ tuyến điện của các đài phát trong nước, các đài nước ngồi phát sóng đến Việt Nam
thuộc các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
* Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện, lập báo cáo phát hiện vi
phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
* Thu, đo các thông số kỹ thuật và khai thác, mức độ chiếm dụng băng tần của các đài phát
sóng thuộc các nghiệp vụ vơ tuyến điện và các nguồn phát sóng vơ tuyến điện khác. Tổng
hợp các số liệu đo, kiểm sốt để phục vụ cho cơng tác quản lý tần số vô tuyến điện.

* Tham gia các chương trình kiểm sốt phát sóng vơ tuyến điện quốc tế và các hoạt động
về kỹ thuật, nghiệp vụ của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) và các tổ chức quốc tế liên
quan khác theo quy định của Cục Tần số vô tuyến điện.
* Quản lý, sử dụng các trạm kiểm soát cố định của trung tâm.
* Bảo quản tài sản, hồ sơ, tài liệu của đài kiểm soát.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm Tần số vô
tuyến điện khu vực V.
3. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm V bao gồm các phịng ban như sau:
-

Phịng Hành chính - Tổng hợp

-

Phịng Nghiệp vụ

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

-3-


Báo cáo thực tập
-

Đài Kiểm sốt vơ tuyến điện

-


Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

Phòng Kiểm tra - Xử lý
Đài kiểm sốt gồm có Trưởng đài, Phó trưởng đài và các cán bộ, công chức.

* Trưởng đài chịu trách nhiệm trước Giám đôc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực V
và trước pháp luật vế việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyến hạn được giao.
* Phó trưởng đài giúp Trưởng đài chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của đài và chịu trách
nhiệm trước Trưởng đài và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
* Nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong Đài kiểm sốt do Trưởng đài phân cơng.

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

-4-


Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
PHẦN II

HỆ THỐNG THIẾT BỊ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ
1. Vai trị của kiểm tra, kiểm sốt tần số vơ tuyến điện
a. Vì sao phải kiểm sốt ?
-

Là tai là mắt của hoạt động quản lý tần số.


-

Giúp phát hiện các phát xạ bất hợp pháp.

-

Giúp thu thập các số liệu phục vụ cho các công tác khác.

-

Để đảm bảo chất lượng thơng tin liên lạc.

-

Góp phần giải quyết các can nhiễu.

b. Kiểm sốt để làm gì ?
-

Đảm bảo các đặc tính của phát xạ theo đúng giấy phép đã được cấp.

-

Giám sát việc sử dụng băng tần và độ chiếm dụng kênh thông tin.

-

Phát hiện các đài vô tuyến điện bất hợp pháp.


-

Xác định các nguồn nhiễu ảnh hưởng đến thông tin.

-

Yêu cầu các đơn vị hoạt động sai tạm ngừng sử dụng thiết bị.

c. Kiểm sốt cái gì ?
-

Tần số

-

Cường độ trường

-

Độ chiếm dụng băng tần

-

Điều chế

-

Định hướng

-


Độ chiếm dụng kênh

-

Mật độ công suất

2. Nhiệm vụ của kiểm sốt viên
Kiểm sốt viên có 2 nhiệm vụ chính là nhiệm vụ thu và đo.
-

Nhiệm vụ thu : kiểm soát dải tần, kiểm soát 1 kênh hoặc nhiều kênh, nhận dạng phát xạ.

-

Nhiệm vụ đo : thực hiện đo các thông số như trên, thực hiện nhận dạng, giải mã, phân
tích phổ.

3. Hình thức kiểm tra
-

Định kỳ ; theo q hoặc năm nằm trong kế hoạch.

-

Đột xuất : không nằm trong kế hoạch mà do các sự kiện phát sinh.

-

Lưu động : nhằm bổ trợ cho các khu vực mà trạm cố định khơng kiểm sốt được


Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

-5-


Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

4. Các loại trạm kiểm soát
-

Các trạm kiểm soát tần số bao gồm : + trạm cố định
+ trạm lưu động
+ trạm điều khiển từ xa
+ thiết bị xách tay

-

Số lượng trạm kiểm soát phụ thuộc vào nhiệm vụ kiểm soát, địa hình của khu vực đặt

trạm và nguồn lực tài chính.
a. Trạm kiểm sốt cố định
-

Là thành phần trung tâm của hệ thống kiểm soát tần số, được đặt tại trung tâm của vùng
kiểm sốt nơi có nhiều đài phát vơ tuyến điện.


-

Có khả năng thu đo các phát xạ mà không bị hạn chế về không gian, anten thu đo và
nguồn điện.

-

Có thể thu thập số liệu từ các trạm điều khiển từ xa, các xe đo chuyên dụng thơng qua
đường truyền vơ tuyến hay hữu tuyến.

-

Trạm kiểm sốt cố định loại 1: kiểm soát trong dải 9 KHz - 3 GHz và định hướng các
nguồn phát xạ VTĐ trong dải 30 MHz - 3 GHz, sử dụng anten Onmi (anten vô hướng)
và loga chu kỳ. Các trạm này được đặt ở các trung tâm tần số vôt uyến điện khu vực, các
thành phố lớn quan trọng, trung tâm vùng có mật độ máy phát cao, đơng dân cư cần xác
định nhanh nguồn can nhiễu và các phát xạ vơ tuyến bất hợp pháp.

-

Trạm kiểm sốt cố định loại 2 : kiểm soát trong dải 9 KHz - 3 GHz và định hướng các
nguồn phát xạ VTĐ trong dải 30MHz – 1 GHz, sử dụng anten Onmi (anten vô hướng)
và loga chu kỳ . Các trạm này được đặt tại các thị xã, các vùng có mật độ đài phát không
cao, các cửa khẩu, sân bay, hải cảng.

-

Trạm kiểm soát cố định loại 3 : kiểm soát trong dải 9 KHz - 1 GHz do cục tần số tích
hợp. Nó sử dụng máy tính để lưu trữ tín hiệu nhận được từ trạm khác qua mạng internet

và từ máy thu.

Trung tâm kiểm soát tần số khu vưc V hiện có :
+ 1 trạm kiểm sốt trung tâm đặt tại thành phố Hải Phịng
+ 2 trạm kiểm sốt cố định loại 1 đặt tại Đơng Hưng (Thái Bình) và Hải Dương

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

-6-


Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

+ 4 trạm kiểm soát cố định loại 2 đặt tại Móng Cái, Hịn Gai, Cửa Ơng (Quảng Ninh) và
Xn Trường (Nam Định)
b. Trạm lưu động

Thực chất đó là trạm loại 1 đặt trên xe, máy bay, và phương tiện giao thơng đường thủy.
-

Kiểm sốt các phát xạ cơng suất thấp, anten tính hướng cao mà trạm kiểm sốt cố định
khơng kiểm soát được.

-

Một số trường hợp, thiết kế thêm các thiết bị đo xách tay trên xe kiểm soát để kiểm sốt

các phát xạ mà xe khơng kiểm sốt được.

c. Trạm điều khiển từ xa (trạm tự động)
-

Các trạm kiểm soát tự động điều khiển từ xa nhận nhiệm vụ từ các Trung tâm Tấn số
khu vực qua đường liên lạc vô tuyến ( viba, ADSL, VSAT) hoặc hữu tuyến đảm bảo
cơng tác kiểm sốt được liên tục mà khơng có sự có mặt của nhân viên vận hành. Chế độ
hoạt động của trạm có thể được định trước hoặc ở chế độ thoại trực tiếp. Các trung tâm
khu vực có thể dừng hoạt động của trạm bất cứ lúc nào và yêu cầu thực hiện một nhiệm
vụ khác.

-

Phạm vi kiểm sốt của một trạm khoảng trong vịng bán kính là 50 km – 60 km. Thực tế,
người ta thường bố trí 3 trạm tạo thành hình tam giác đều, mỗi cạnh 60 km để kiểm soát.

2. Một số thiết bị kiểm sốt hiện có tại trung tâm V
a. Máy thu ICOM R9000
-

Băng tần làm việc là 100 KHz ~ 2 GHz

-

Có 1000 kênh nhớ để lưu trữ các thơng tin như tần số, mode thu, độ suy giảm RF

-

Có khả năng quan sát được dạng tín hiệu (dạng phổ tín hiệu)


-

Có khả năng định hướng tín hiệu

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

-7-


Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

-

Phân tích được sự điều chế

-

Được sử dụng để thu các tín hiệu có thể giải điều chế được như tín hiệu thoại.

Máy thu này là một thiết bị được trang bị cho trung tâm từ rất lâu, so với điều kiện hiện
nay thì đã trở lên lạc hậu. Nó có thể thao tác bằng tay trực tiếp với các phím bấm trên
mặt máy hoặc điều khiển gián tiếp bằng phầm mềm. Chủ yếu được dùng để thu tín hiệu
phát thanh, phát hình thơng qua việc điều chỉnh tần số nghe trực tiếp.
b. Anten thu
Trung tâm V sử dụng anten thu của Đức là nhiều, ví dụ R&SHF902, R&SHF214…được

chia làm 3 loại chính sau đây :
– Anten vơ hướng :


Khơng cần điều chỉnh để tìm hướng phát xạ lớn nhất



Bị ảnh hưởng nhiều bởi các tín hiệu phản xạ, phát xạ thứ cấp…

– Anten có hướng :


Ít chịu ảnh hướng bởi tín hiệu phản xạ, phát xạ thứ cấp hơn.



Độ lợi cao



Phải điều chỉnh đúng hướng để có thể thu tín hiệu lớn nhất

– Anten tích cực :


Kích thước gọn nhẹ, dải đo rộng




Lưu ý bị quá tải trong trường hợp tín hiệu lớn, do có các phần tử tích cực, gây ra các
tín hiệu khơng mong muốn.

Việc sử dụng anten cần lưu ý đến dải tần và phân cực của anten. Nếu dùng đúng phân
cực thì kết quả thu được tín hiệu sẽ chính xác, cịn nếu khơng đúng phân cực thì vẫn thu
được tín hiệu nhưng khơng đạt được mức cao.

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

-8-


Báo cáo thực tập
c.

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

Máy phân tích phổ

Thực hiện nhiều phép đo liên quan đến tần số : phát hiện và phân tích tất cả các loại tín
hiệu xuất hiện trong lĩnh vực thơng tin vô tuyến, các hài, các sản phẩm xuyên điều chế, đo
đạc các tín hiệu có biên độ thấp bị che lấp bởi nhiễu.
Máy phân tích phổ có các chức năng chính như sau:
- Đo phổ
- Đo băng thơng, đo cơng suất kênh lân cận, đo tín hiệu hài…
- Chức năng hiện giá trị max/ min
- Chức năng đánh dấu cực đại, cực tiểu, các đỉnh kế cận
- Lưu trữ các giá trị đo

Các khả năng trên cho phép máy phân tích phổ thực hiện các phân tích tín hiệu theo tần
số, ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, duy trì các đường thơng tin viba, radar, thiết bị
viễn thơng, thiết bị phát thanh, thông tin di động, kiểm tra các thiết bị, khảo sát tín hiệu.
d. Máy định hướng cầm tay

- Chức năng của máy định hướng cầm tay là xác định hướng của các nguồn phát xạ trong
phạm vi gần để định vị các nguồn phát xạ đó. Hướng của đài phát được quan sát trên màn
hình hiển thị. Sau khi biết được khu vực của các nguồn phát xạ này bằng các thiết bị định

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

-9-


Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

hướng tầm xa khác ( xe định hướng, trạm cố định ), sử dụng thiết bị định hướng cầm tay để
xác định chính xác vị trí của các đài lạ, nguồn gây nhiễu…Thiết bị này chủ yếu được dùng
khi cần khảo sát trên địa hình phức tạp.
- Thiết bị thu đo xách tay có khối lượng đảm bảo để mang, vác để triển khai thu đo kiểm
sốt tại các địa hình như khu vực nhà cao tầng, mái nhà…mà xe kiểm sốt khơng thực hiện
kiểm sốt được.
- Định hướng 20 MHz đến 30 GHz hoặc cao hơn, với anten thu đo nhỏ gọn.
d. Máy đo tọa độ GPS : xác định vị trí đặt anten thu
e. Máy đo độ cao dùng tia laze : đo độ cao cột anten (trung tâm V là 87 m)


Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

- 10 -


Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
PHẦN III

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ
1. Đo độ chiếm dụng phổ tần
a. Khái niệm
-

Độ chiếm dụng phổ tần là tỷ số giữa phần tín hiệu sử dụng trên phần tín hiệu quan sát
được trong một miền nào đó (miền thời gian hoặc miền tần số). Trong miền thời gian độ
chiếm dụng được tính theo đơn vị ngày, giờ…

b. Phương pháp đo
-

Đo tự động nhờ các phần mềm được cài đặt trong máy tính : phần mềm Argust

-

Đo bằng thiết bị máy móc cầm tay


c. Lưu ý của phương pháp đo chiếm dụng phổ tần
-

Tránh xa các vùng có phát xạ vơ tuyến mạnh, các cơng trình kiến trúc và tịa nhà có thể
gây ra phản xạ, các nguồn nhiễu cơng nghiệp

-

Giới hạn của việc kiểm sốt, là khi kiểm sốt tự động khơng thể phân biệt được các tín
hiệu nhận được từ trạm A hay từ trạm B. Tín hiệu khơng mong muốn có thể được tạo ra
từ các nguồn : các phát xạ không mong muốn, phát xạ kênh kề mạnh, hài và phát xạ
ngoài băng (của 1 đài phát hoặc nhiễu nhân tạo), ảnh hưởng của thời tiết và môi trường,
người sử dụng cùng kênh ở vị trí xa trong khơng gian, tín hiệu được tạo bởi các sản
phẩm xuyên điều chế.

-

Thiết bị chủ yếu được sử dụng ở trung tâm V để đo độ chiếm dụng phổ tần là hệ thống
kiểm soát trạm loại 1, hệ thống kiểm soát R&S hoặc máy thu R9000.

2. Đo cường độ trường
a. Mục đích
-

Xác định cường độ tín hiệu phù hợp và hiệu quả nguồn phát xạ đối với một nghiệp vụ
biết trước.

-

Xác định các tác động gây nhiễu của phát xạ vơ tuyến cố ý (tương thích điện từ trường)


-

Xác định độ lớn tín hiệu và các tác động gây nhiễu của các phát xạ không cố ý của bất
kỳ dạng sóng nào từ các thiết bị bức xạ năng lượng điện từ, và đánh giá hiệu quả các
biện pháp triệt nhiễu

b. Phương pháp đo
Các phương pháp đo được chia thành hai loại chính, phương pháp “thơng thường” và
phương pháp “đo nhanh”

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

- 11 -


Báo cáo thực tập
-

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

Phương pháp thông thường được sử dụng để thu thập dữ liệu, phục vụ mục đích nghiên
cứu khoa học hoặc cưỡng ép theo luật cần có đọ chính xác cao (nghiên cứu mơ hình
truyền sóng, khảo sát cường độ trường, đo giản đồ anten, bức xạ hài, bức xạ giả cũng
như các phép đo trong trường hợp nhiễu biên giới)
• Ghi lại kết quả liên tục trong khoảng thời gian dài (để có thơng tin truyền sóng tương
ứng các mùa và dao động theo chu kỳ)
• Ghi lại kết quả liên tục trong các khoảng thời gian ngắn hơn để xác định các thay đổi

mức tín hiệu ngày-đêm hoặc các thay đổi trong khoảng thời gian ngắn
• Lấy mẫu tai các khoảng thời gian ngắn (lấy kết quả 5 s sau mỗi 2 phút)
• Lấy mẫu tai các khoảng thời gian dài hơn (lấy kết quả 10 phút sau mỗi 90 phút)

-

Nếu chấp nhận được độ chính xác thấp hơn (do mục đích sử dụng kết quả đo và do thủ
tục/ cơng cụ đo thực hiện nhanh hoặc vì sự thuận tiện khi thực hiện phép đo), phương
pháp đo nhanh được sử dụng chủ yếu kết hợp với các thao tác khác tại các trạm kiểm
sốt cố định.
• Phương pháp này được dùng chủ yếu trong băng VHF, HF và các dải tần thấp hơn.
Với cùng một cường độ trường sẽ cho các mức tín hiệu khác nhau tại đầu ra của máy
thu tuỳ thuộc vào đặc tính của anten và của máy thu.
• Vì vậy, cũng phải áp dụng các biện pháp hiệu chỉnh cho phương pháp đo này. Mục
đích của các phép đo nhanh khơng u cầu độ chính xác cao, và có thể chấp nhận
được ở một mức độ nào đó giữa tiêu chí hiệu chuẩn và vị trí anten thu.

c. Thiết bị đo

-

Các thiết bị cơ bản được sử dụng tại trung tâm V bao gồm : trạm cố định tại trung tâm,
trạm điều khiển từ xa, trạm lưu động, cáp nối và anten thu đo.

-

Căn cứ vào mối liên quan giữa kích thước anten và bước sóng tín hiệu cần đo, ảnh
hưởng địa hình xung quanh tới kết quả đo người ta chia ra làm 3 dải tần :
• Dưới 30 MHz : sử dụng anten vịng (1 hoặc nhiều vịng cách điện) đường kính là số
nguyên lần 0.6 m hoặc anten cần đứng chiều dài nhỏ hơn ¼ bước sóng. Anten cần có

ưu điểm là vơ hướng (khơng cần chỉnh) nhung chính xác thấp hơn anten vịng.
• Từ 30 MHz đến 1 GHz : sử dụng anten chấn tử nửa bước sóng do kích thước anten
có thể so sánh được với bước sóng.

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

- 12 -


Báo cáo thực tập

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

• Trên 1 GHz : sử dụng anten hướng tính cao, hiệu suất trên 50 %, ví dụ anten parabol.
• Hiện nay chưa xác định được giới hạn trên của tần số đo cường độ trường, nhưng có
thể dung kỹ thuật đo trên 1 GHz để đo các tần số cao hơn nếu máy thu được hiệu
chuẩn và có bộ suy hao.
d. Đơn vị đo và chuyển đổi
Đơn vị đo dB : dB = 10 log (P2/P1)
P2 --- Giá trị công suất đo ,(watt, milliwatt or microwatt),
P1 --- Công suất tham chiếu, (watt, milliwatt or microwatt).
Đơn vị đo dBx : dBx = 10 log (P2/P1)
P2 --- Công suất đo ,(watt, milliwatt or microwatt),
P1 --- Công suất tham chiếu ,thường lấy là 1, (watt, milliwatt or microwatt).
X --- biến đơn vị
Các đơn vị dB và các mức tham chiếu tương ứng :
Đơn vị
dBw

dBm
dBkW
dbV
dBmV
dBµV
dBµV/m
Chuyển đổi đơn vị đo : dBm

Mức tham chiếu
1 watt
1 milliwatt
1 kilowatt
1 volt
1 millivolt
1 microvolt
1 microvolt/meter
= dBW + 30

dBµV =

dBV + 120

dBmV = dB + 60

dBV/m =

dBV + k/dB(m-1)

dBkW = dBW – 30


dBm

= dBµV - 107

(k là hệ số phụ thuộc loại anten thu đo cường độ trường)
3. Định hướng xác định nguồn bức xạ

Sinh viên : Lương Trác Đông

Lớp ĐTV48-ĐH

- 13 -



×